Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư.

Trích sách “Kinh Dịch – Đạo của Người Quân Tử” của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH

NGUỒN GỐC
Một sách bói mà thành sách triết
Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó – tức bát quái – thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch. Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ DỊCH VŨ HÁN XUẤT BẢN CÁCH ĐÂY 10 NĂM

Một tiểu thuyết bán chạy của Dean Koontz có tên "The Eyes of Darkness" xuất bản năm 1981 kể về một phòng thí nghiệm Trung Quốc tạo ra một loại virus để phục vụ cho chương trình vũ khí sinh học của quân đội. Phòng thí nghiệm này đặt ở Vũ Hán và loại virus đó tên là Vũ Hán-400.
Chương 39 của The Eyes of Darkness có đoạn như sau: "Một nhà khoa học Trung Quốc tên Li Chen đã đến Mỹ mang theo một đĩa mềm chứa thông tin về loại vũ khí sinh học mới và nguy hiểm nhất của Trung Quốc. Họ gọi nó là Vũ Hán-400 bởi vì nó được phát triển ở một phòng thí nghiệm bên ngoài thành phố Vũ Hán".
Vũ Hán-400 được coi là vũ khí hoàn hảo vì nó chỉ ảnh hưởng đến con người, không tồn tại ngoài cơ thể người lâu hơn một phút, nên không phải tốn tiền khử trùng sau khi người của đối thủ bị xóa sổ, virus này gây tử vong 100%.
Dean Koontz, hiện nay 74 tuổi sống ở bang California, là một người sùng đạo Thiên Chúa, tác giả của 80 tiểu thuyết và 74 truyện ngắn.

Chiến dịch diệt chim sẻ ở Trung Quốc và câu chuyện nhân quả

Hàng triệu con chim sẻ bị dân chúng Trung Quốc tiêu diệt do nghi ngờ nó phá hoại mùa màng. Và hậu quả thật thảm khốc: Sau đó một thời gian, đất nước này có 30 triệu người chết đói!

Diệt chủng chim, thiên nhiên đã trả thù Trung Quốc thế nào?

Ngày 12/2/1958, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã ký một sắc lệnh lịch sử về việc diệt tất cả chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ trong cả nước Trung Quốc.
Nhân dịp này, báo “Argumenty I Fakty” (Luận chứng và Sự kiện-Nga) đã cho đăng bài báo với tiêu đề như trên, xin giới thiệu lại với bạn đọc.
“Ý tưởng khởi động chiến dịch diệt chim sẻ quy mô lớn- một chiến dịch về sau này trở thành một phần của chương trình chính trị “Đại nhảy vọt” được trình bày lần đầu tiên vào ngày 18/2/1957 tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Thời gian đầu, người ta thử đầu độc và đặt bẫy lũ chim. Nhưng các phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Khi đó, nảy sinh sáng kiến “trừng trị” chúng bằng cách làm cho chúng kiệt sức.

Thời gian đầu, người ta thử đầu độc và đặt bẫy lũ chim. Nhưng các phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Khi đó, nảy sinh sáng kiến “trừng trị” chúng bằng cách làm cho chúng kiệt sức.

Người đưa ra ý tưởng này không hiểu sao lại là nhà sinh vật học Zhou Jian, khi đó đang giữ chức thứ trưởng Bộ giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông này khẳng định rằng việc diệt hàng loạt chim sẻ và chuột sẽ làm cho nền nông nghiệp nước này phát triển chưa từng thấy.

Bí ẩn dưới lòng đất Quảng Ninh


 08:39 | 17/02/2020


(Xây dựng) - Mới đây, tờ Daily Mail - một tạp chí có uy tín trong báo giới quốc tế, công bố dưới đáy nước Biển Đông, gần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở độ sâu 300,89m có hố “tử thần” sâu nhất thế giới, khiến nhiều người quan tâm, cách giải thích địa mạo dưới lòng đất có khác nhau.
bi an duoi long dat quang ninh
Hố xanh khổng lồ gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Với độ sâu lên tới 300,89m được cho là hang ngầm (hố xanh) sâu nhất thế giới – độ sâu tương đương chiều cao của tòa nhà chọc trời Shard ở London.
Đầu xuân Canh Tý, phóng viên Báo điện tử Xây dựng để tâm, sưu tầm những điều chưa biết dưới lòng đất ở Quảng Ninh, nơi có biển đảo giống Hoàng Sa. Một người bạn vong niên nguyên là cán bộ lão thành của Liên đoàn địa chất 9, lớp kỹ sư địa chất đầu tiên đào tạo bài bản ở Liên Xô cũ về công tác ở vùng than bảo, dưới đáy biển có hố “tử thần” là chuyện bình thường. Địa mạo trên đất liền thế nào dưới đáy nước cũng vậy.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Quách Văn Quý tiết lộ: Dịch viêm phổi Vũ Hán là kết quả cuộc đấu tranh nội bộ ĐCSTQ

  Trung Quốc  19,087

Trong 2 chương trình phát sóng trực tiếp vào thứ Bảy (8/2), Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc hiện đang sống lưu vong ở Mỹ đã tiết lộ nguyên nhân của sự bùng phát virus Corona mới ở Vũ Hán. Theo đó, ông nói rằng, dịch bệnh Vũ Hán là kết quả của cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuyệt nhiên không phải là hành vi có tổ chức.
Quách Văn Quý tiết lộ: Dịch viêm phổi Vũ Hán là kết quả của cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ (ảnh 1)
Quách Văn Quý tiết lộ: Dịch viêm phổi Vũ Hán là kết quả của cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ. (Ảnh chụp video)
Ông Quách nói rằng, nguồn gây ra dịch bệnh ở Vũ Hán là từ phòng thí nghiệm của ĐCSTQ. Virus Corona mới là một loại vũ khí sinh học do ĐCSTQ tạo ra. Virus đã cố tình được dùng để nhắm vào các đối thủ chính trị nhất định ở Hồng Kông và trong nội bộ ĐCSTQ.

Kinh tế Trung Quốc thực sự bi đát, khủng hoảng trong mùa đại dịch

 


Đã qua chừng 2 tháng dịch bệnh Corona virus (Covid – 19) tại Trung Quốc mà chưa có dấu hiệu dừng lại. Số người nhiễm và chết vẫn tăng đều từng ngày và ngày càng lan rộng ra khắp Trung Quốc. Đến nay bệnh dịch này vẫn chưa có thuốc chữa trị do Corona virus liên tục đột biến và biến đổi gene. Một không khí sợ hãi và hoảng loạn đang bao trùm khắp nơi trên đất Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 05/02, cho biết các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát sự bùng phát chủng mới của virus corona (Covid – 19) đang ở giai đoạn quan trọng và chính quyền phải nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Cùng với dịch bệnh thì mọi lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, giao thông, thương mại… đều bị đình trệ, tê liệt. Một số biểu hiện rất nguy hiểm cho nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã bắt đầu hiển hiện rõ rệt:
1/ Các nhà giàu Trung Quốc bắt đầu ồ ạt rút tiền nội tệ, vơ vét ngoại tệ, vàng, bạc trong nước để tẩu tán ra nước ngoài. Cùng với việc nhà nước Trung Quốc in thêm tiền đã làm mất giá đồng nhân dân tệ.
2/ Các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu rút vốn khỏi Trung Quốc do chiến tranh thương mại với Mỹ nay lại ồ ạt rút vốn, bỏ chạy khỏi Trung Quốc mạnh hơn trước tình hình bất ổn của bệnh dịch và nền kinh tế không biết đến bao giờ mới trở lại bình thường của Trung Quốc.
3/ Thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục mất điểm, đang có dấu hiệu lao dốc mạnh do nhà đầu tư mất niềm tin vào viễn cảnh của nền kinh tế Trung Quốc đang thê thảm.

Trung Quốc tuyên truyền: "Nữ binh Việt Nam cởi truồng xung trận"

                  HOÀNG TUẤN CÔNG
                          (Dịch)

Trong khi ở Việt Nam, chuyện chống xâm lược Trung Quốc ít được báo chí nhắc đến, thì bên kia, Trung Quốc lại tìm mọi cách tuyên truyền, ca ngợi cuộc chiến "phản vệ" của họ, kể cả bịa ra những câu chuyện như thật, che đậy tội ác, đổ lỗi cho phía Việt Nam. Truyện tranh Trung Quốc (nét vẽ rất chuyên nghiệp, sinh động) tiêu đề "越戰軼事-Việt chiến dật sự" (Những điều chưa ghi chép về chiến tranh Việt Nam) được nhiều trang mạng Trung Quốc đăng tải là một ví dụ.


          Xin lược dịch:

          "Năm 1979 Trung Quốc tiến hành chiến tranh tự vệ chống Việt Nam. Chỉ huy Quan Vân Tài và Đại đội ở thế tiến công mạnh như phá trúc, hạ hết cao điểm này đến cao điểm khác.

          Một ngày, họ nhận nhiệm vụ hạ cao điểm  mang tầm chiến lược trọng yếu 508. Đúng lúc Quan Vân Tài cùng đồng đội chuẩn bị tấn công, thì đột nhiên trong đám cỏ lá rậm rạp trước mặt xuất hiện 4 người con gái thân thể trần truồng, nhằm hướng các anh điên cuồng nhả đạn.


          Phần lớn các các chiến lần đầu tiên trong đời nhìn thấy thân hình nóng bỏng, lồ lộ thịt da của nữ giới, nên hiếu kỳ, bối rối ngây người ra, không biết nên xử trí thế nào, có người còn bịt mắt lại. Kết quả rất nhiều chiến sĩ thương vong.


          Trong tình huống đặc biệt này, nếu tiêu diệt họ, phía Việt Nam sẽ vu khống quân Trung Quốc giết hại phụ nữ. Bởi vậy, Đại đội trưởng Quan Vân Tài liền hạ lệnh tạm dừng tấn công và tìm chiến thuật đối phó.

Nhân viên nhà tang lễ trên khắp Trung Quốc được gửi đến Vũ Hán để xử lý các thi thể chồng chất

17/02/20, 11:30 2,090 lượt xem

(Ảnh chụp màn hình video: https://youtu.be/yWhYloc7164).
Các nhân viên nhà tang lễ trên khắp Trung Quốc đang hướng đến Vũ Hán, tâm điểm của sự bùng phát virus COVID-19, để hỗ trợ thành phố đối phó với sự gia tăng số người tử vong liên quan đến dịch bệnh.Trong khi đó, cư dân mạng chia sẻ các thông báo tuyển dụng việc làm trên mạng xã hội với mức lương cao cho công nhân làm việc tại nhà tang lễ Vũ Hán. Điều này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy các trường hợp tử vong do virus đang chồng chất, với quy mô lớn hơn những gì chính quyền báo cáo.

Phát hiện một "loài người ma" ở Tây Phi, từng hôn phối với chúng ta

18-02-2020 - 08:25 AM

(NLĐO)- Xét nghiệm di truyền trên bốn quần thể người Tây Phi đã hé lộ họ mang từ 2-19% yếu tố di truyền từ một vị tổ tiên chưa từng biết, không phải loài người hiện đại Homo sapiens.

Dấu vết của một loài khác trong dòng máu của của những người này cho thấy tổ tiên của họ từng có sự hôn phối khác loài với những sinh vật khác cùng thuộc chi Người, nhưng đã tuyệt chủng từ lâu. Đáng chú ý, đó không phải người Neanderthals, người Denisovans hay bất kỳ loài người nào từng được xác định trong hồ sơ khảo cổ.
Kết quả này rút ra từ nghiên cứu của Đại học California ở Los Angeles (UCLA, Mỹ), dựa trên 4 quần thể người Tây Phi là các nhóm dân tộc Yoruba, Esan, Mende và Gambian. Bộ gene của họ mang đến 2-19% yếu tố khác loài, cho thấy các cuộc hôn phối giữa người Homo sapiens và loài người chưa từng biết này đã từng rất phổ biến.

“Các cựu binh Trung Quốc bên kia chiến tuyến có lời mời chúng tôi”


authorLương Kết Thứ Hai, ngày 17/02/2020 06:15 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Năm trước (2019), nhân dịp 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở phía Bắc, Báo Dân Việt đã kể về câu chuyện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa người cựu chiến binh năm 1979 Hồ Tuấn với những cựu binh Trung Quốc. Sau đó, ông Hồ Tuấn và đồng đội còn có thêm 2 cuộc gặp các cựu binh Trung Quốc khác khi họ sang thăm Cao Bằng.

   
 “cac cuu binh trung quoc ben kia chien tuyen co loi moi chung toi” hinh anh 1
Xe tăng quân Trung Quốc bị tiêu diệt tại Cao Bằng tháng 2/1979 (đồ họa Việt Anh).
Nhấp chén trà nóng, nhìn ra phía cầu Bằng Giang, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), cựu chiến binh tháng 2/1979 Hồ Tuấn (ông nguyên là chiến sĩ của Trung đoàn bộ binh 567, lúc đó thuộc Tỉnh đội Cao Bằng. Đơn vị đã từng chiến đấu anh dũng chặn bước tiến của quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 ở đèo Khau Chỉa, Phục Hòa, Cao Bằng) kể: Trong năm 2019, tôi đã có 3 cuộc gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với các cựu binh Trung Quốc – những người phía bên kia chiến tuyến năm 1979, khi họ đi du lịch sang thăm Cao Bằng. Các cuộc gặp gỡ này bắt nguồn từ mong muốn của những cựu binh Trung Quốc, có sự kết nối của ông Cường (bạn ông Hồ Tuấn – ông Cường từng làm công tác phiên dịch tiếng Trung trong quân đội, hiện đang là hướng dẫn viên du lịch đưa khách từ Cao Bằng sang Trung Quốc và ngược lại).

Chiến tranh biên giới 1979 qua lời kể Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm


authorThành An Thứ Hai, ngày 17/02/2020 07:36 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Những ngày giữa tháng 2, mặc dù rất bận rộn nhưng Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316, người lính dày dạn kinh nghiệm, người có 10 năm chiến đấu tại biên giới phía Bắc (1979-1989) vẫn dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện ngắn để kể về những ký ức năm xưa ở chiến trận biên giới phía Bắc.

   
Cách đây 41 năm, sau một thời gian dài tiến hành nhiều hoạt động gây hấn, rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ xua hơn nửa triệu quân xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam. 
Theo các tài liệu phía ta tổng kết sau này, Trung Quốc huy động tới 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không với tổng số binh sĩ lên tới 600.000 người. Đây được xem là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên…
 chien tranh bien gioi 1979 qua loi ke trung tuong nguyen huu kham hinh anh 1
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316.
Thời điểm đó, Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang là Phó chính ủy Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lai Châu). “Ngày đó, thông tin liên lạc còn khó khăn nên chiều ngày 18/2 chúng tôi mới nhận được thông báo Trung Quốc đã đánh vào thị xã Lào Cai. Vậy là ngay chiều hôm ấy, Trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích” – tướng Khảm mở đầu câu chuyện.

Chiến tranh biên giới 1979: Bộ chỉ huy TQ sững sờ trước chiến thuật của Việt Nam, tổn thất chấn động cả Quân ủy trung ương TQ

Hải Võ - An An | 

Chiến tranh biên giới 1979: Bộ chỉ huy TQ sững sờ trước chiến thuật của Việt Nam, tổn thất chấn động cả Quân ủy trung ương TQ
Ảnh: Thomas Billhardt. Đồ họa: Đỗ Linh

Trang quân sự Xilu (TQ) dẫn nhiều báo cáo, nói chỉ trong hai ngày đầu cuộc chiến, PLA đã bị tổn thất khoảng 4.000 lính, làm chấn động cả Quân ủy trung ương Trung Quốc.

Hàng loạt vấn đề tồn đọng của PLA bị bộc lộ
Phân tích của Global Security chỉ ra, cuộc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thể hiện hàng loạt sai lầm trong chiến thuật quân sự - từ quá trình huấn luyện, chuẩn bị nguồn lực và cả kinh nghiệm của binh sĩ.

HÀ NỘI PHỐ

Phạm Minh
Gửi tặng những người con Hà Nội.
Mấy năm trước, tôi được người bạn gửi cho bản đầy đủ của “Hà Nội phố”.
Thật bất ngờ, theo lời kể của bạn, bản đầy đủ của trường ca Hà Nội phố được vô tình tìm thấy trong một cuốn album cũ. Điều thú vị là bài thơ hay nhất viết về Hà Nội lại không tìm được ở Hà Nội.
Mặc dù “Hà Nội phố” từng tồn tại nhiều dị bản, nhưng câu trả lời của người đi tìm vẫn chỉ là: chẳng ở đâu có bản đầy đủ của bài thơ này, thậm chí còn không tìm được một xuất bản phẩm nào từng nhắc đến tên. Tất cả những gì tìm thấy chỉ là một vài tác phẩm kịch của Phan Vũ từ những năm 50.
Thế rồi, Hà Nội phố lại vô tình được tìm thấy ở Paris, cách Hà Nội của Phan Vũ tới nửa vòng trái đất.
HÀ NỘI PHỐ
(Phan Vu; 1972)
Chương I
1.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em mùi hoàng lan,
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya,
Thang gác cọt kẹt thời gian,
Thân gỗ...
Ta còn em màu xanh thật đêm,
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió.
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ,
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về...