Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Gần 70 trận dịch bệnh ở Việt Nam thế kỷ 19, thi hào Nguyễn Du qua đời vì dịch

29/02/2020 17:13 GMT+7

TTO - Chỉ riêng trong Đại Nam thực lục thấy chép gần 70 trận dịch lớn nhỏ trong thời gian 75 năm (từ năm 1820 đến 1895, trung bình hơn 1 năm xảy ra 1 trận).

Gần 70 trận dịch bệnh ở Việt Nam thế kỷ 19, thi hào Nguyễn Du qua đời vì dịch - Ảnh 1.
Những nhân viên kiểm tra trên đường phố Hong Kong trong đợt dịch hạch những năm 1890. Dịch hạch toàn cầu lần thứ ba bắt đầu năm 1855 ở Vân Nam, Trung Quốc, được cho là đã khiến hơn 12 triệu người thiệt mạng - Ảnh: CNN
Sử nước ta, do giới hạn về kiến thức khoa học cộng với quan niệm dịch bệnh do trời, nên hạn chế ở phần miêu thuật tình trạng cá nhân người bệnh cũng như những diễn biến dịch bệnh trong cộng đồng. Nhưng ở góc độ khác, công tác hành chánh khá tiến bộ qua việc thống kê tử vong rất sát sao, việc chẩn cấp ủy lạo trong những trận dịch, cho quân dân nghỉ ngơi hoặc miễn thuế sau dịch... có thể cho người thời nay phần nào thấy được sự quý trọng sinh mạng dân đen.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Nguyên soái Dmitry Yazov nói thật, yêu cầu đăng khi qua đời

Nguyên soái Dmitry Yazov nói thật, yêu cầu đăng khi qua đời

(Hồ sơ) - Vị Nguyên soái cuối cùng của Liên Xô trả lời phỏng vấn báo “Sự thật Komsomol”- và yêu cầu chỉ đăng sau khi ông qua đời.


Nguyen soai Dmitry Yazov noi that, yeu cau dang khi qua doi
Vị Nguyên soái cuối cùng của Liên Xô, Dmitry Yazov, vừa qua đời.               Ảnh: Alexey Druzhinin / TASS
Vị Nguyên soái cuối cùng của Liên Xô, Dmitry Timofeevich Yazov, đã qua đời ngày 25 tháng 2 tại Moscow sau một thời gian dài bị bệnh.
Dmitry Timofeevich Yazov cũng là Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên Xô. Ông giữ chức vụ này từ 1987 cho đến 1991, khi Liên Xô sụp đổ.
Trước ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95 của Nguyên soái Yazov, phóng viên báo “Sự thật Komsomol” Victor Bôronets đã có cuộc phỏng vấn ông. Khi tác giả mang bài báo đến để xin ý kiến, ông nói: "Vài hôm nữa anh hẵng tới nhé".

Nguyên soái cuối cùng của Liên Xô Dmitry Yazov qua đời ở tuổi 96




Yazov sinh ngày 8/11/1924 tại làng Yazovo của Vùng Omsk. Năm 1942, ông tốt nghiệp Trường Huấn luyện Quân sự Bộ binh Matxcơva, và năm 1956, ông rời Học viện Quân sự Frunze. Năm 1967, ông hoàn thành chương trình tại Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu.
Sau khi tốt nghiệp trường quân sự, Yazov chiến đấu trong Chiến tranh Vệ Quốc. Từ năm 1942 đến năm 1945, ông lãnh đạo một đơn vị bộ binh, sau đó là một đơn vị tại mặt trận Volkhov và Leningrad.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

MỘT BÀI VIẾT HAY!


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn bè Facebook bài viết của tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng. Ông trước đây từng là đại sứ của CH XHCNVN ở Hà Lan.
“Những cái nhất” của ngày 17/2/1979.
Đinh Hoàng Thắng
Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc vốn bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh nhất.
Con số 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”.

Ông trời đã cho người dân Trung Quốc rất nhiều cơ hội

  Trung Quốc 46,451

Trung Quốc từ năm ngoái đến nay liên tiếp gặp phải những “đại họa”, từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, biểu tình Hồng Kông, mới đây lại là dịch viêm phổi, khiến xứ Thần Châu bao phủ một màu tang tóc. Là Thần Phật không từ bi với người Trung Quốc, hay trời cao đang thiên vị?
Ông trời đã cho người Trung Quốc rất nhiều cơ hội. (Ảnh: TH)
Ông trời đã cho người Trung Quốc rất nhiều cơ hội. (Ảnh: TH)
Khi nhìn thấy thảm cảnh mà người Trung Quốc đang phải đối mặt, bất kỳ ai còn chút lòng trắc ẩn cũng động lòng thương xót. Hoàn cảnh của họ nói chính xác là đang đứng bên cạnh bờ vực thẳm: người chết không ai dám chôn, thi thể nhiều đến mức hỏa thiêu không kịp, người sống như ở trong địa ngục chịu biết bao khổ sở và lo sợ. Đối với họ, tai họa dường như ập đến bất ngờ khiến cho người ta không kịp hiểu ra chuyện gì thì đã thấy rất nhiều thương vong. Nhưng nhìn lại quá khứ, chỉ cần trầm tĩnh dùng lý trí mà nhìn, có thể thấy rõ ông trời đã nhiều lần cho người Trung Quốc cơ hội để nhìn ra vấn đề và sửa sai. Chỉ cần họ thẳng thắng đối mặt sự thật và dám sửa sai, ắt hẳn họ sẽ có một tương lai tươi sáng.

Bác sĩ thỉnh cầu hòa thượng, đạo sĩ giúp đỡ Vũ Hán: Oan hồn và ma quỷ quá nhiều

  Trung Quốc 16,971

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã mất kiểm soát, số người chết ngày càng gia tăng. Một bác sĩ tại điểm cách ly nói, quá nhiều oan hồn ở Vũ Hán, bầu trời đêm ngập tràn tiếng khóc than của họ. Quân tiếp viện hỗ trợ làm tang lễ ở bên ngoài vẫn không đủ, cần huy động tất cả các hòa thượng, đạo sĩ, Lạt-ma có thể niệm kinh hành lễ đến để giúp đỡ Vũ Hán.
Bác sĩ cầu xin hòa thượng, đạo sĩ giúp đỡ Vũ Hán: Oan hồn dã quỷ quá nhiều! (ảnh 1)
Một bác sĩ tại điểm cách ly nói, quá nhiều oan hồn ở Vũ Hán, bầu trời đêm ngập tràn tiếng khóc than. (Ảnh: Getty Images)
Mới đây, trên Twitter đăng tải ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện của một y tá ở điểm cách ly Vũ Hán cùng một người bạn. Nội dung là anh ta đã trực suốt 24 giờ ở điểm cách ly. Thân mình ướt đẫm mồ hôi và rất khó chịu, nhưng quần áo phòng hộ vẫn chỉ có một bộ. Cả ngày có thể phun hơn nửa kg cồn lên người.
Anh nói trong đơn vị mình chỉ có một người bị chẩn đoán nhiễm viêm phổi virus Corona mới, nhưng theo các tiêu chuẩn lâm sàng mới nhất, một phần ba đồng nghiệp có thể đã nhiễm bệnh. Bọn họ có cả người già và người trẻ.

Nhật ký Vũ Hán: Không bắn đám ‘yêu tinh’ hại người, không nguôi cơn phẫn nộ của dân

  Trung Quốc 8,651

Kể từ khi tỉnh Hồ Bắc đóng cửa do sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán đến nay, nhà văn Phương Phương đã bắt đầu viết ra những gì cô thấy và nghe được ở Vũ Hán dưới dạng nhật ký. Những bài nhật ký ngắn này đã trở thành nhiều ô cửa sổ để cư dân mạng có thể nhìn thấy tình hình hiện tại ở Vũ Hán.
Nhà văn Vũ Hán: Những bạn học từng hát vang bài ca hoàng kim, bây giờ lại hô bắn chết đám yêu tinh hại người (ảnh 1)
Nhà văn Phương Phương, cựu chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh Hồ Bắc. (Ảnh: Secretchina)
Các bài viết của cô đã được cư dân mạng lan truyền rộng rãi trên nhiều nền tảng xã hội trực tuyến, nhưng những dòng ghi chép rung động lòng người này đã động chạm đến những điều cấm kị của nhà cầm quyền, vì vậy cô đã bị cấm phát ngôn trên Weibo vào đầu tháng 2.

Virus corona : Trung Quốc từ Đại Nhảy Vọt đến Đại Thụt Lùi

Đăng ngày: 

hủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên trang bìa tạp chí L'Express tuần lễ từ 14 đến 21/02/2020. Capture d'écran

Covid-19 đẩy cuộc bầu cử Quốc Hội Iran, chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ, phiên tòa tại Luân Đôn xử Julian Assange sáng lập viên WikiLeaks... xuống hàng thứ yếu. Từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên virus corona phủ kín các mặt báo Paris ngày 24/02/2020.
QUẢNG CÁO
Như vết dầu loang, Covid-19 từ Trung Quốc đã tràn sang tới Hàn Quốc, Ý và cả Iran. Nhưng trước hết xin điểm bài xã luận trên Le Figaro.
Hoàng đế họ Tập mất mặt vì Covid-19
Tờ báo này đặc biệt xoáy vào Trung Quốc. Tác giả bài xã luận mang tựa đề "Bước Đại Thụt Lùi", Patrick Saint-Paul, không chút khoan nhượng với "hoàng đế họ Tập".
  1. Vì virus corona, từ ngày nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, chưa bao giờ Trung Quốc lại bị cô lập như ngày hôm nay. Tại Bắc Kinh, "hoàng đế họ Tập đang bị mất mặt". Từ khi "lên ngôi" năm 2012, Tập Cận Bình đã thâu tóm tất cả quyền lực, tặng cho mình khả năng lãnh đạo đất nước mãn đời. Ông Tập chủ trương đưa Trung Quốc trở thành "trung tâm" của thế giới, ngang hàng với Mỹ và đã hứa hẹn một "giấc mộng Trung Hoa" tươi sáng. Nhưng Covid-19 nằm ngoài kế hoạch của Bắc Kinh. Thế giới đang xa lánh Trung Quốc.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

“Những cái nhất” của ngày 17/2/1979.

Nguyễn Hữu Thao cùng với Thao Hữu Nguyễn.
MỘT BÀI VIẾT HAY!
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn bè Facebook bài viết của tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng. Ông trước đây từng là đại sứ của CH XHCNVN ở Hà Lan.
Đinh Hoàng Thắng
Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc vốn bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh nhất.
Con số 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”.
Vâng, con số nói trên rõ ràng chưa được thẩm định. Ở một đất nước mà phải sau 3 Nghị quyết của Bộ Chính trị, doanh nghiệp, người dân và xã hội mới được phép “hội nhập toàn diện” với thế giới, thì việc trích con số mất mát trong trận mạc chưa qua thẩm định rất có thể bị xử lý. Vẫn biết chẳng hy vọng gì nhiều vào câu chữ trong EVFTA, tự do báo chí sẽ được bảo đảm ở Việt Nam, để tính chuyện “chạy tội”. Đơn giản, phải chờ đến năm 2023, cam kết trong Hiệp định ấy mới có hiệu lực pháp lý. Còn trên thực tế thì chưa biết đến “Tết Công gô” nào mới có!
Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà những nhà báo trung thực dịp này vẫn “mũ ni che tai”? Tác giả bài này còn nhớ, dạo nọ, nhân tưởng niệm ngày 17/2, một trang mạng hàng đầu ở Việt Nam có đặt bài về cuộc chiến tranh biên giới, nhưng lại đưa ra yêu cầu là không được đề cập đến hai từ “Trung Quốc” trong bài viết. Thật là tột cùng của mọi sự phi lý! Đỉnh cao của mọi sự vô liêm sỉ! Ngay như 17/2 năm nay, các báo hầu như “không giám chấp” hay là do “huý kỵ” đặc biệt, vẫn tránh hai chữ “Trung Quốc” trong bài viết như tránh dịch Covid-19. Lần này, cùng với GS. Trần Ngọc Vương, tác giả muốn đề xuất với các “sử gia” đáng kính 5 “cái nhất” mà những người viết bộ sử “chính thống” ấy không rõ vì lý do gì đã bị ép quên hay tự lãng quên.
Thứ nhất, đợt tấn công phủ đầu trên toàn tuyến biên giới bắt đầu ngày 17/2/1979 thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn nhất nhưng lại diễn ra trong một thời gian ngắn nhất, tính đến thời điểm kẻ địch phải tuyên bố rút quân (ngày 5/3/1979). Theo nhà nghiên cứu Lịch sử Lê Mã Lương, đấy thực sự là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Chưa bao giờ chúng ta phải đối phó với một đội quân xâm lược nhung nhúc như thế! Địch tung ra một lực lượng quân sự 600.000 lính, cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại, tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc trong gần một tháng. Tuy nhiên, chúng chỉ tiến sâu vào được đất ta không quá 50km. Khác với các triều đại trước đây, mỗi lần đánh ta, đa phần quân Tàu vào tận kinh đô. Ấy vậy mà, các sử gia chính thống chỉ chép về chiến công hiển hách ấy có 290 dòng trên tổng số 103.000 dòng về các sự kiện qua 70 năm của bộ sử chính. Số chữ về cuộc chiến chiếm chưa đầy 0,003% toàn bộ số chữ về các sự kiện từ 1930 đến 2000. Mỉa mai thay, các “sử nô” đã viết về cuộc chiến tranh bi thảm ấy bằng những con chữ vô hồn nhất, với nguỵ biện để bảo đảm trung tính và khách quan, vì chưa “thương lượng” xong với các “sử gia bạn”.

Phong vân mạn đàm (Kỳ 35): Vì sao Thương Ưởng muốn bách tính đều trở thành ‘gian dân’?

 20/02/20, 08:00 1,223 lượt xem

Phong vân mạn đàm (Kỳ 35): Thương Ưởng khuyến khích người tố giác, hoàn cảnh bách tính rất đáng thương
Tạo hình Thương Ưởng trên màn ảnh (ảnh chụp màn hình youtube).
Lời tòa soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và ngụy tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Thương Ưởng muốn dùng hết cách để biến bách tính nước Tần thành “gian dân”, nhược dân (dân yếu nhược về suy nghĩ), bần dân, ngu dân.
ADVERTISING

Cơ sở triết học của Pháp gia là “Tính ác luận”

Pháp gia có một cơ sở triết học, khái quát lên chỉ có ba chữ, chính là “Tính ác luận” (bàn luận về tính ác của con người). Bản tính con người là thiện hay là ác thì có rất nhiều tranh luận giữa các gia phái trong thời kỳ Chiến Quốc. Đối với chúng ta mà nói, nhân tính thiện hay nhân tính ác, nó thuộc về vấn đề triết học; nhưng thời đó, đây là một vấn đề chính trị hết sức rõ ràng bởi vì nó liên quan đến việc cai trị dân chúng trong quốc gia đó như thế nào. Nếu nhân tính thiện thì có một bộ phương pháp tương ứng, nếu nhân tính ác thì có một bộ cách thức cai trị khác.

Ngoại trưởng Vương Nghị: “Trung Quốc đang bảo vệ thế giới” trước dịch corona

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát dịch corona “đang phát huy hiệu quả” và “Trung Quốc không chỉ bảo vệ người dân nước mình mà còn bảo vệ cả thế giới”.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Shutterstock)

Phát biểu trong Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tại Vientiane, Lào, hôm 20/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói dịch bệnh “có thể kiểm soát và có thể chữa trị” bất chấp những mối lo mà nó gây ra trên toàn cầu, theo AFP.

Chuyện về một cuộc “mà cả”!?

Nguyễn Nguyên Bình
20-2-2020

Cái bắt tay của Ngoại trưởng TQ Vương Nghị với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 19-2, bị cư dân mạng bình luận “cha con bắt tay nhau”. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Báo chí trong nước đưa tin, ngày 19/2, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tổ chức ở Viêng Chăn, Lào.

Lê Duẩn và chiến tranh biên giới 1979


21-2-2020
Lê Duẩn (trái) và Mao Trạch Đông. Ảnh: internet
Lê Duẩn sinh ngày 7 tháng 4, 1907 tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Học lực tiểu học. Họ Lê tham gia một số tổ chức chống Thực Dân Pháp trước khi tham gia đảng CS 1930. Chỉ trong một năm sau, 1931, Lê Duẩn trở thành ủy viên Tuyên Huấn, xứ ủy Bắc Kỳ. Bị bắt đày ra Côn Đảo. Ra tù, Lê Duẩn làm Bí Thư Xứ Ủy Trung Kỳ.

ĐCSTQ trì hoãn họp Quốc Hội: Không chỉ phòng dịch mà còn phòng chính biến

Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố, ngày 17/2, Bắc Kinh quyết định trì hoãn “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc) vốn dự định tổ chức vào đầu tháng Ba. Một bài viết phân tích trên Epoch Times cho rằng thực tế, lần này ĐCSTQ trì hoãn tổ chức lưỡng hội, nguyên nhân chủ yếu là phòng chính biến hơn là phòng dịch bệnh.

Tập Cận Bình và nguy cơ chính biến (Ảnh: Epoch Times)
Từ khi dịch viêm phổi COVID-19 bùng phát đến nay, dư luận cả trong và ngoài nước đều theo dõi 2 vấn đề: (1) Nguồn gốc virus là từ đâu? (2) Trung ương ĐCSTQ chỉ đạo kéo dài, làm lỡ thời cơ tốt nhất để phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh, từ đó dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát toàn diện. Ngoài truy trách nhiệm cho người liên quan ở Hồ Bắc, ông Tập Cận Bình sao lại không bị truy trách nhiệm? Điều càng làm chính quyền sợ hãi là gần đây, liên tiếp lan truyền trên mạng các bài viết khuyên ông Tập Cận Bình hạ đài.

Trần Trung Đạo – Đặng Tiểu Bình và trận Laõ Sơn trong chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 198

Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020 | 21.2.20


Ngày 1 tháng 9 năm 1987, Đặng Tiểu Bình (đầu tiên từ bên trái) đã gặp gỡ với người đứng đầu phái đoàn Campuchia, Hoàng thân Sihanouk (thứ hai từ trái sang) và vợ Monique Sihanouk. Ảnh: Chinanews.com
Trần Trung Đạo – Đặng Tiểu Bình và trận Laõ Sơn trong chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 198


Đặng Tiểu Bình, sau thất bại trong cuộc chiến biên giới lần thứ nhất tháng 2, 1979, đã tiến hành hàng loạt thay đổi nhân sự bằng cách trẻ trung hóa cấp chỉ huy và nâng cấp kỹ thuật chiến tranh trong Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Hơn một triệu lính và sĩ quan già các cấp bị cho giải ngũ. Yếu tố phẩm chất được nhấn mạnh thay vì số lượng. Đặng Tiểu Bình có quan hệ gần gũi với quân đội và am hiểu các vấn đề quân sự. Bản thân ông ta đã từng là Chính Ủy Đệ Nhị Lộ Quân Trung Cộng và sau 1949 từng là Chính Ủy Quân Khu Tây Nam Trung Quốc. Sau 1975, Đặng là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội và ủy viên của Quân Ủy Trung Ương. Sau 5 năm cải tiến, Đặng Tiểu Bình muốn thử nghiệm chính sách “hiện đại hóa quốc phòng”.

Cuối năm 1983, Đặng tiếp Norodom Sihanouk, lúc đó đang là chủ tịch của Chính phủ Liên Hiệp Ba Thành Phần gồm Khmer Đỏ, Campuchia Dân Chủ và Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Khmer, tại Bắc Kinh. Trong buổi tiếp xúc này, Norodom Sihanouk yêu cầu Đặng can thiệp bằng quân sự vì phía CSVN đang thắng thế trong nhiều mặt trận trên khắp lãnh thổ Cambode.