Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Chuyện ly kỳ về rừng lim cổ thụ, dân không dám nhặt củi khô, lỡ lấy gỗ làm nhà không ở được

 Thứ năm, ngày 11/06/2020 19:10 PM (GMT+7)

Theo lời giới thiệu của những người dân tộc bản địa, chúng tôi tìm đến rừng lim Pò Chùa thuộc thôn Sản, xã Hữu Sản, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Có lẽ tại Sơn Động ngày càng ít dần những khu “rừng thiêng”, “rừng cấm” tự nhiên như thế.
 Bình luận 0
Những ngày đầu tháng Năm, nắng đầu Hạ trải vàng khắp các cánh rừng già thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang), bỏ lại sau lưng bao ồn ào, rừng xanh đón chúng tôi bằng những vạt hoa dại đang đua hương, khoe sắc.
Khu rừng nguyên sinh rộng hơn 5ha được bao bọc bởi các khu rừng kinh tế và bản, làng dân tộc Tày, Nùng.
Hàng trăm năm qua, rừng Pò Chùa được chính quyền và cộng đồng trên địa bàn xem như “báu vật”. Nơi đây có những cây gỗ quý, to lớn như lim, dẻ, trám hồng, đa và nhiều măng trúc, mai... 
Chuyện ly kỳ về rừng lim cổ thụ, dân không dám nhặt củi khô, lỡ lấy gỗ làm nhà không ở được - Ảnh 1.
Anh Vi Văn Tiến, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã Hữu Sản giới thiệu về những cây gỗ lim lớn tại rừng Pò Chùa, xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới - NATO bắt đầu ra tay với Trung Quốc?

Kiệt Linh | 

Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới - NATO bắt đầu ra tay với Trung Quốc?
NATO bắt đầu lo ngại về sự nổi lên của Trung Quốc

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã cảnh báo rằng phương Tây “không thể phớt lờ” sự nổi lên cả về quân sự lẫn kinh tế của Trung Quốc đồng thời thừa nhận thế giới “đang đối mặt với sự thay đổi trong cán cân sức mạnh toàn cầu.”

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

GS THƯỢNG HẢI ĐỀ XUẤT MỘT VỢ ĐƯỢC LẤY NHIỀU CHỒNG VÌ THIẾU ĐÀN BÀ

Trung Quốc "khốn đốn" vì vấn đề dân số, giáo sư Thượng Hải đề xuất chính sách "một vợ nhiều chồng"

Tất Đạt | 
Trung Quốc "khốn đốn" vì vấn đề dân số, giáo sư Thượng Hải đề xuất chính sách "một vợ nhiều chồng"
Ảnh: Shutterstock

Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực đảo ngược sự thiếu cân bằng giới tính nghiêm trọng gây ra bởi chính sách một con và đang khuyến khích các cặp đôi sinh nhiều con hơn.

Đề xuất lạ
Chính quyền Trung Quốc nói sinh 2 con là "nghĩa vụ yêu nước" của các đôi vợ chồng. Nếu sinh thêm con, người dân sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, chi phí nhà ở, con cái được hưởng học phí rẻ hơn và cha mẹ được nghỉ sinh lâu hơn. Ngoài ra, việc ly hôn và phá thai cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, những biện pháp này không đem lại hiệu quả như ý. Tỉ lệ sinh ở Trung Quốc vẫn ở mức rất thấp, tiềm ẩn một sự khủng hoảng nhân khẩu học có thể làm trì trệ sự phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ tới.

Ba tàu sân bay Mỹ đồng loạt đến Thái Bình Dương, "chế ngự Trung Quốc"

11-06-2020 - 11:27 AM

(NLĐO) – Hải quân Mỹ bắt đầu trở lại Thái Bình Dương với số lượng lớn tàu sau thời gian phong tỏa kéo dài vì dịch Covid-19.

Theo trang Sputnik, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ngày 8-6 xuất phát tới vùng biển Thái Bình Dương là tàu USS Nimitz (rời San Diego, bang California - Mỹ) và tàu USS Ronald Reagan (xuất phát từ Yokosuka - Nhật Bản).
Tàu USS Ronald Reagan đã neo đậu ở cảng nhiều tháng để sửa chữa, trong khi đó, tàu Nimitz vừa kết thúc các cuộc diễn tập sau khi hoàn tất đợt bảo trì định kỳ vào cuối tháng 4. Các thủy thủ của 2 nhóm tác chiến tài sân bay này đều đã trải qua quá trình cách ly 14 ngày để ngăn ngừa khả năng bùng phát dịch Covid-19 trên các tàu chiến trong thời gian làm nhiệm vụ.
Con tàu thứ 3 là USS Theodore Roosevelt, rời Guam tuần trước sau khi tạm nghỉ 2 tháng vì có nhiều thủy thủ mắc Covid-19.
Tại sao Mỹ điều tàu sân bay đến Thái Bình Dương? - Ảnh 1.
Việc phái tàu sân bay USS Ronald Reagan được coi là nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ

Gia Lai: Lão nông có biệt tài “ép” 1.000 cây nhãn ra trái quanh năm, có chùm nặng 8kg: ST 24-Gạo ngon nhất của Việt Nam

 Thứ tư, ngày 10/06/2020 12:26 PM (GMT+7)

Ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) có thu nhập khủng từ 500 - 700 triệu đồng từ 1.000 gốc nhãn cho trái quanh năm.
 Bình luận 0
Ông Lãm cho biết, cách đây gần 10 năm, gia đình ông liều đi vay 1 tỷ đồng trồng hồ tiêu và cũng lâm cảnh khốn khó từ đó. Hồ tiêu dịch bệnh và rớt giá không phanh khiến nợ nần chồng chất, ông phải bán mấy vườn cà phê để trả nợ ngân hàng. 
"Sau thất bại, tôi mới nghiền ngẫm và quyết chọn cây nhãn để làm lại từ đầu. Tôi quê gốc ở Hải Dương, cách đây 20 năm đã trồng nhãn rồi nên rất tự tin. Đặc biệt cây nhãn trồng trên đất bazan nơi đây rất hợp, ra trái trĩu cành, vừa ngọt, vừa thơm. Tôi ép cây nhãn ra trái quanh năm, thu hoạch được đều bán tươi ngay tại vườn" - ông Lãm nói.

“Ép” 1.000 cây nhãn ra trái quanh năm - Ảnh 1.
Vườn nhãn trái vụ trên đất bazan của ông Lãm. L.K

Bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới trời nắng ‘thiêu đốt’ vẫn sống sót thần kỳ; Vụ bé trai tử vong trong rừng

Hoàng Kỳ | ĐKN 9 giờ trước 107 lượt xem

Hành trình giành giật sự sống cho bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố gas 3 ngày giữa nắng nóng. (Ảnh: Sao Star, Lao Động)


Khi xuống trạm y tế nhìn thấy bé tôi xót xa lắm. Là người mẹ sinh con ra mà làm như vậy thì ác quá. Nhiều trường hợp trót dại, khi sinh con ra ít nhất họ cũng cho con được cái tã, manh áo…
Mấy ngày nay liên tiếp có những trường hợp sinh tử của trẻ nhỏ khiến dư luận xôn xao: Bé 5 tuổi chết ở nhà hoang; Bé 19 tháng tuổi nguy kịch vì bị bỏ quên trên xe ô tô suốt 2 tiếng… Nhất là trường hợp bé trai sơ sinh bị mẹ bỏ rơi không mảnh vải che thân trong hố gas suốt 3 ngày giữa trời nắng hè như thiêu như đốt khiến ai cũng cảm thương và thán phục trước sức sống kỳ diệu của cậu bé.

Sức sống mãnh liệt của cậu bé Nguyễn Văn An

Từ ngày 6/3, người dân ở gần ngôi miếu nhỏ xã Thanh Mỹ, huyện Sơn Tây, Hà Nội nghe tiếng giống trẻ con khóc nhưng nghĩ là tiếng trẻ nhà ai đó trong làng. Đến 2 hôm sau vẫn nghe tiếng khóc thì họ lại nghĩ là tiếng mèo kêu, vì lúc này tiếng khóc lạ hơn, yếu ớt hơn. Sau đó, sáng 8/6, không ai còn nghe thấy khóc nữa. Nhưng đến chiều 8/6, người dân tiếp tục nghe tiếng rên thì mới tỏa ra đi tìm. Nhìn xuống hố ga thấy cháu bé, người dân vội vàng đưa đến trạm xá.
Ảnh chụp màn hình báo Lao Động

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Tưởng Giới Thạch: ĐCSTQ là vấn đề chính của tai họa ở châu Á

Từ năm 1956, ông Tưởng Giới Thạch đã nói “Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc là vấn đề trọng tâm của tai họa tại châu Á”.
Tưởng Giới Thạch

Khôi phục hòa bình ở châu Á trước tiên cần phải cắt đứt gốc rễ cộng phỉ Đại Lục trước

Nội dung từ cuốn: Đàm Thoại – Cuốn 39Đàm Thoại \ Năm thứ 45 Trung Hoa Dân QuốcNgày 27 tháng 10 năm thứ 45 Trung Hoa Dân Quốc (năm 1956), trả lời câu hỏi của tác gia Mỹ Jia Weide.
Phóng viên hỏi: Ngài cho rằng nếu một khi Cộng phỉ vào Liên Hợp Quốc, hậu quả đối với Đông Nam Á như thế nào?

Trung Quốc: Mâu thuẫn Tập – Lý thực sự đang diễn ra?

“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” ra đời, tương đương với khai tử “Một quốc gia, hai chế độ” ở đặc khu hành chính này. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phản bội lại cam kết “50 năm không thay đổi” trước đó của chính mình và đẩy người dân Hồng Kông rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Biểu tình phản đối xảy ra nhiều nơi ở Hồng Kông, người dân bất mãn, thế giới lên án, và ngay chính trong nội bộ ĐCSTQ cũng không hẳn cùng chung tiếng nói, thậm chí là ngấm ngầm phản đối. Gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy có sự tồn tại mâu thuẫn giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường.

Tập muốn “bóp” Hồng Kông, Lý biểu quyết bằng ngón giữa

Ngày 28/5, Đại hội Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ đã phê chuẩn Dự luật An ninh phiên bản Hồng Kông. Thời điểm biểu quyết thông qua dự luật, ông Lý Khắc Cường đã nhấn nút đồng ý màu xanh bằng ngón tay giữa. Đây chỉ là một thói quen hay chính là hàm ý bất mãn? Hành động này của ông Lý Khắc Cường đã dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng.
Một số cư dân mạng đã đăng tải hình ảnh và bình luận: “Lý Khắc Cường biểu quyết bằng ngón giữa là để phát tín hiệu. Trung Nam Hải, liệu ai biết trước được rằng ĐCSTQ sẽ làm gì trong hai hoặc ba tháng tới, không ai muốn trở thành tội đồ của lịch sử. Căn cứ vào những điều này cũng không khó phán đoán hàm ý của Lý Khắc Cường”. “Đây là thế tay mà thế giới muốn chĩa vào ĐCSTQ”.

Tập Cận Bình nhấn đèn xanh (biểu quyết ủng hộ) bằng ngón trỏ, bên cạnh là Lý Khắc Cường đang nhấn nút bằng ngón giữa. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Hình ảnh vệ tinh tiết lộ virus Corona đã bùng phát ở Vũ Hán nhiều tháng trước khi Trung Quốc báo cáo WHO

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard nói rằng dữ liệu vệ tinh và lưu lượng tìm kiếm trên Internet cho thấy đại dịch virus Corona đã bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, nhiều tháng trước khi chính quyền cảnh báo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus này.
Hình ảnh vệ tinh tiết lộ virus Corona đã bùng phát ở Vũ Hán nhiều tháng trước khi Trung Quốc báo cáo WHO


Các tác giả nghiên cứu nói với ABC News rằng phân tích dữ liệu từ tháng 10 năm ngoái cho thấy lưu lượng xe cộ quanh các bệnh viện trong thành phố Vũ Hán tăng đột biến. Điều này trùng hợp với sự gia tăng lưu lượng tìm kiếm trên Internet của cư dân của thành phố về "một số triệu chứng mà sau đó được xác định là có liên quan chặt chẽ với virus Corona mới”.

Tiến sĩ John Brownstein, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với ABC: “Có chuyện gì đó đã xảy ra vào tháng 10. Rõ ràng có một số mức độ gián đoạn xã hội diễn ra trước thời điểm được cho là đại dịch virus Corona mới khởi phát”.

Sự bận rộn bất thường của các bệnh viện tại Vũ Hán

Ông Brownstein nói: “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là nhìn vào hoạt động của bệnh viện để xem họ bận rộn như thế nào. Và cách chúng tôi làm là đếm những chiếc xe đang ở bệnh viện đó. Bãi đậu xe sẽ đầy ắp khi bệnh viện bận rộn. Vì vậy, nhiều xe hơi trong bệnh viện có nghĩa bệnh viện bận rộn hơn, có thể là do có gì đó xảy ra trong cộng đồng - dịch bệnh đang gia tăng và mọi người phải đi khám bác sĩ”.

Thủ tướng Phúc phá rào thúc giục hợp tác với nước ngoài để phát triển vũ khí quân sự

BÌNH LUẬN CỦA BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO:
THỦ TƯỚNG CÓ KHUYNH HƯỚNG NGẢ SANG PHÍA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY HƠN CÁC "ĐẦU LĨNH "...KHÁC?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các lực lượng quốc phòng đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất và bán vũ khí quân sự cũng như hợp tác với nước ngoài trong các hoạt động này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để “cùng nghiên cứu phát triển và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp quốc phòng, anh ninh."
Yêu cầu của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch hồi đầu tháng này lên tiếng cảnh báo về những “diễn biến phức tạp trên Biển Đông” và yêu cầu quân đội “đề cao cảnh giác” để “sẵn sàng chiến đấu” giữa lúc xung khắc giữa Hà Nội và Bắc Kinh trên vùng biển đầy tranh chấp tăng cao trong những tháng gần đây.

Tại hội nghị ban chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh hôm 3/6 với sự có mặt của ông Lịch và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thủ tướng Phúc cho biết Bộ Công an đã bước đầu nghiên cứu, sản xuất được một số chủng loại trang bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chiến đấu cho lực lượng công an nhân dân, theo cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Bắc Giang: Đón hơn 300 thương nhân Trung Quốc sang mua vải Lục Ngạn

DNVN - Đến Lục Ngạn, Bắc Giang những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, lúc thời tiết miền Bắc đang nóng đỉnh điểm cũng là thời điểm vùng vải thiều lớn nhất Bắc Bộ nhộn nhịp không khí thu hoạch vải vụ sớm. Tỉnh Bắc Giang đã làm thủ tục đón hơn 300 thương nhân Trung Quốc sang Lục Ngạn mua vải, đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid-19.

85.000 tấn vải Lục Ngạn cần thị trường tiêu thụ trong 2 tháng
Dọc theo con đường vào Lục Ngạn, từ sáng sớm, hai bên đường là những chiếc xe máy chở những thùng vải thiều chín đỏ rực tới các điểm cân thu mua vải dọc hai bên đường. Tại mỗi điểm cân, không khí làm việc cũng vô cùng tất bật. Hàng chục công nhân hối hả xếp đá, xếp vải vào các thùng xốp, đóng kín rồi chất ra hai bên đường để xe đến chở đi. Con đường tỉnh lộ vào Lục Ngạn những ngày này mật độ xe khá dày đặc, vào buổi sáng hoặc chiều thường bị tắc xe cục bộ do lượng xe tải trọng lớn vào chở vải đi các nơi.
Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Quyên (thôn Kép 1, xã Hồng Giang, Lục Ngạn), hiện gia đình anh đang có 300 gốc vải trồng theo chuẩn GlobalGap trên diện tích đất 1ha, với khoảng 90% sản lượng cây ra quả, dự kiến năm nay thu hoạch được khoảng 15 tấn vải, được trồng trong khu vực an toàn. Hiện giá bán vụ vải sớm (vải u trứng) dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
“Mọi năm vụ vải sớm giá rất cao, khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, năm nay giá giảm chỉ bằng 50%, nhưng mức giá này vẫn đảm bảo nông dân có lãi, không bị lỗ. Năm nay thương lái Trung Quốc vẫn được tạo điều kiện sang mua vải, và những khách hàng cũ ở trong nước đến mua, nên việc tiêu thụ vải khá thuận lợi, nông dân chưa gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19”, anh Nguyễn Văn Quyên cho biết.
Anh Nguyễn Văn Quyên, thôn Kép 1, xã Hồng Giang chia sẻ với phóng viên.
Anh Nguyễn Văn Quyên, thôn Kép 1, xã Hồng Giang chia sẻ với phóng viên.

Tiết lộ: Cục Cảnh vệ Trung Nam Hải sắp xếp mỹ nữ “tiến cung” cho các lãnh đạo cấp cao

  Trung Quốc  478

Gần đây, một cựu cảnh vệ ở Trung Nam Hải đã tiết lộ về nội tình của Cục Cảnh vệ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên Internet, giúp thế giới bên ngoài có thể nhìn thấy phần nào diện mạo thực sự của khu vực quyền lực nhất Trung Quốc này.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đều sống ở Trung Nam Hải và được Cục Cảnh vệ Trung ương bảo vệ nghiêm ngặt.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đều sống ở Trung Nam Hải và được Cục Cảnh vệ Trung ương bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh qua Getty Image)
Cục Cảnh vệ Trung ương đóng một vai trò hỗ trợ quan trọng đối với các thay đổi của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời hiện đại. Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, cũng như Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được bầu bởi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 18 và 19 đều sống ở Trung Nam Hải và được Cục Cảnh vệ Trung ương bảo vệ nghiêm ngặt.
Một cựu cảnh vệ (vệ sĩ) của Trung Nam Hải có nickname “Tiểu Ca Henry” (@henglixiaoge), đã kể câu chuyện bên trong của Trung Nam Hải trong chương trình phát sóng trực tuyến của “Luther Media”, bao gồm cả việc Cục Cảnh vệ Trung ương sắp xếp phụ nữ để “tiến cung”.