Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Gia Lai: Lão nông có biệt tài “ép” 1.000 cây nhãn ra trái quanh năm, có chùm nặng 8kg: ST 24-Gạo ngon nhất của Việt Nam

 Thứ tư, ngày 10/06/2020 12:26 PM (GMT+7)

Ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) có thu nhập khủng từ 500 - 700 triệu đồng từ 1.000 gốc nhãn cho trái quanh năm.
 Bình luận 0
Ông Lãm cho biết, cách đây gần 10 năm, gia đình ông liều đi vay 1 tỷ đồng trồng hồ tiêu và cũng lâm cảnh khốn khó từ đó. Hồ tiêu dịch bệnh và rớt giá không phanh khiến nợ nần chồng chất, ông phải bán mấy vườn cà phê để trả nợ ngân hàng. 
"Sau thất bại, tôi mới nghiền ngẫm và quyết chọn cây nhãn để làm lại từ đầu. Tôi quê gốc ở Hải Dương, cách đây 20 năm đã trồng nhãn rồi nên rất tự tin. Đặc biệt cây nhãn trồng trên đất bazan nơi đây rất hợp, ra trái trĩu cành, vừa ngọt, vừa thơm. Tôi ép cây nhãn ra trái quanh năm, thu hoạch được đều bán tươi ngay tại vườn" - ông Lãm nói.

“Ép” 1.000 cây nhãn ra trái quanh năm - Ảnh 1.
Vườn nhãn trái vụ trên đất bazan của ông Lãm. L.K

Đưa chúng tôi tham quan vườn, ông Lãm chia sẻ: "Đây vốn là vườn hồ tiêu 1ha của tôi, thời gian qua giá hồ tiêu liên tục giảm thấp, lại nghe nhiều chuyên gia nhận định giá hồ tiêu sẽ rớt xuống còn 2 USD/kg thôi, do vậy tôi định phá tiêu để trồng nhãn. Mỗi trụ tiêu đã nhổ, tôi trồng một cây nhãn để tận dụng tối đa diện tích, khi nhãn giao tán với nhau thì tỉa bớt những cây yếu, không gây ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được lắp đến tận nơi".
Điều đặc biệt, cả vườn nhãn của ông Lãm ra trái quanh năm chứ không theo mùa vụ. Ông Lãm tiết lộ, trước đây người ta dùng phương pháp tiện (gọt quanh thân cây) để ép ra hoa trái vụ, bây giờ không cần nữa. Trung bình, mỗi cây đạt 40kg quả, cây nhiều lên 80kg... Nhãn tạo chùm lớn, có chùm nặng tới 8kg.
Ông Lãm cho biết, trung bình mỗi ngày ông thu nhập từ bán nhãn khoảng 1 - 2 triệu đồng, ngày cao điểm 14 - 15 triệu đồng. Ngoài ra ông còn trồng xen cây đinh lăng cũng cho thu nhập khá, năm 2019 bán gốc đinh lăng được 200 triệu đồng. 
"Thời gian qua, có rất nhiều nông dân đến tham quan mô hình trồng nhãn trái vụ của gia đình, tôi đều tận tình hướng dẫn, không giấu giếm gì. Chỗ đơn giản thì nói qua điện thoại, những ca khó tôi phải đến tận vườn của bà con để hướng dẫn" - ông Lãm chia sẻ.

Lê Kiến

Nhân rộng thành công gạo ST24


Cán bộ Phòng NNPTNT huyện Ea Súp cùng HTX Giảm nghèo Ea Súp kiểm tra chất lượng lúa ST24 trồng thử nghiệm theo phương pháp hữu cơ. Ảnh: Nông nghiệp


00:13
02:07
Từ giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11 (tổ chức tại Phillippines), gạo ST24, ST25 của Việt Nam đang có sức hút mạnh trên thị trường.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), ngoài được đầu tư và nhân rộng diện tích tại Sóc Trăng - “chiếc nôi” sản sinh ra "gạo ngon nhất thế giới" ST25 của kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua - mà các vùng khác cũng đang thử nghiệm trồng loại lúa quý này.
Cụ thể, tại Đắk Lắk, nhiều hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay sản xuất giống ST24 và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trồng thử nghiệm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đã dần mở rộng diện tích canh tác lúa ST24.
Ông Nguyễn Văn Tưởng - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh nhấn mạnh: Giống lúa này có đặc điểm hạt thuôn dài, chất lượng gạo thơm ngon, năng suất canh tác tại vùng chuyên canh lúa nước cao hơn hẳn, lên đến 11 tấn lúa tươi/ha, trong khi loại lúa RVT đạt bình quân 9,5 tấn lúa tươi/ha.

"So với các giống lúa mà đơn vị từng canh tác trước đây, giống ST24 thích ứng tốt, không phát sinh sâu bệnh đáng kể và lúa ST24 hữu cơ được thu mua cao hơn 1.000 đồng/kg, giúp thành viên hợp tác xã được hưởng lợi trực tiếp" - ông Nguyễn Văn Tưởng cho biết.
Theo Bộ NNPTNT, hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp cũng trồng lúa ST24 tại xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) thành công theo hướng sản xuất hữu cơ. Năng suất thử nghiệm lúa ST24 trồng theo quy trình thông thường tại cánh đồng xã Ya Tờ Mốt không thua kém các giống lúa lai khác, đạt trên 7,5 tấn lúa khô/ha.
Ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc HTX Giảm nghèo Ea Súp cho biết, kết quả này là tiền đề quan trọng để hợp tác xã xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo chất lượng cao, tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lúa ST24, đặc biệt là lúa canh tác theo quy trình hữu cơ trên địa bàn Ea Súp.
Theo Bộ NNPTNT, với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng gạo, tính thích ứng cùng khả năng chống chịu sâu bệnh cao, lúa ST24 đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt tại những vùng chuyên canh lúa nước, có thể nhân rộng tại nhiều tỉnh, nhân rộng loại gạo quý ST24, ST25 để phục vụ người tiêu dùng và cho xuất khẩu. 
VŨ LONG

Không có nhận xét nào: