Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Chuyên gia: Vỡ đập Tam Hiệp sẽ gây sóng thần cực lớn, kinh tế Trung Quốc suy sụp

THỜI SỰ QUỐC TẾ Chủ Nhật, 28/06/2020 08:05:00 +07:00 21

(VTC News) - Chuyên gia cho rằng, nếu đập Tam Hiệp vỡ sẽ là thảm hoạ cực lớn, khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng thiếu điện, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành.

Mưa lũ liên tục làm mực nước ở hồ thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc vượt mức báo động, khiến nhiều người lo ngại con đập lớn nhất thế giới bị vỡ ngay trong năm nay.
Trả lời VTC News, GS-TSKH Phạm Hoàng Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó Chủ tịch Hội đập lớn thế giới, nguyên Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết, sự cố vỡ đập đã từng xảy ra trên thế giới và nguy cơ từ đập Tam Hiệp là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chuyên gia: Vỡ đập Tam Hiệp sẽ gây sóng thần cực lớn, kinh tế Trung Quốc suy sụp - 1
Đập Tam Hiệp xả nước trong mùa mưa lũ. (Ảnh: Shanghaiist)
- Mưa lũ đang hoành hành tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc, có thể gây ra nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp?
Theo tôi được biết, hiện sông Dương Tử (Trường Giang) có lũ lớn, gây ra thiệt hại đối với nhiều thành phố, đe dọa nguy cơ mất an toàn cho một số đập nhỏ ở thượng nguồn của các sông nhánh cũng như phụ lưu sông Dương Tử. Thành phố Trùng Khánh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các trận mưa xối xả trong những ngày qua.

Trung Hiếu - TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông

Các trạm E nổi và cố định, một phần trong mạng lưới thông tin đại dương xanh của Trung Quốc, ngoài mặt để giám sát thông tin môi trường nhưng thực chất là để kiểm soát Biển Đông.


Trung Hiếu - TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông


Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cảm biến và khả năng liên lạc giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Cố vấn Nhà Trắng: Trung Quốc cử ‘hàng trăm ngàn’ công dân ra nước ngoài để truyền bệnh COVID-19

Minh Hòa | ĐKN 22/06/2020 26,282 lượt xem
Tiến sĩ Peter Navarro, Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất của Nhà Trắng (ảnh: U.S. Mission Photo/Eric Bridiers/Flickr: https://www.flickr.com/photos/us-mission/48797574866).
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm Chủ nhật (21/6) bình luận rằng chính quyền Trung Quốc đã “tạo ra” dịch bệnh COVID-19 và cử “hàng trăm ngàn” công dân Trung Quốc ra nước ngoài để lây lan virus ra toàn thế giới.
Tiến sỹ Navarro, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn với Trung Quốc, đưa ra những cáo buộc này trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN vào sáng Chủ nhật, giờ địa phương.

Mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, vượt quá giới hạn kiểm soát lũ 2 mét

Vũ Dương | ĐKN 21 giờ trước 69,121 lượt xem
Đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (ảnh: wikimedia).
Trung Quốc gần đây mưa bão không ngừng, 24 tỉnh thành bị lũ lụt tàn phá nặng nề, những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp lần nữa được lan truyền rộng rãi. Ngày 21/6, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đã thừa nhận rằng, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, hiện đã vượt quá giới hạn phòng lũ.

Sự thật về Giang Trạch Dân (P.1): Lai lịch của kẻ vô đạo

  Giang Trạch Dân  1,187

Giang Trạch Dân, giới tính nam, năm nay (2012) đã ngoài 80, người thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổ súng đàn áp phong trào sinh viên ở Bắc Kinh vào ngày 04/06/1989, Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư Trung ương Trung Cộng và trở thành người hưởng lợi chính trị nhiều nhất sau vụ thảm sát. Sau đó, ông ta giữ thêm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng. Từ năm 2005, ông ta buộc phải hạ đài, lui về hậu trường.
Giang Trạch Dân – người hưởng lợi chính trị nhiều nhất sau vụ nổ súng đàn áp phong trào sinh viên ở Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 04/06/1989. (Ảnh qua Pinterest)
Bất cứ ai từng giao tiếp với Giang Trạch Dân đều biết rất rõ một số đặc điểm tính cách cực kỳ thấp hèn của ông ta, chúng vừa mâu thuẫn lại vừa bổ sung cho nhau làm lộ rõ ra con người Giang Trạch Dân:
  1. Tham lam: Dục vọng luôn bành trướng, không gì có thể lấp đầy lòng tham của ông ta. “Im lặng phát tài lớn” là khẩu hiệu nổi tiếng của ông ta về phương diện tiền bạc và quyền lực
  2. Bất tài: Dốt đặc cán mai về việc điều hành đất nước, năng lực làm chính sự còn không bằng trưởng ban của một đơn vị nhỏ ở địa phương.
  3. Tật đố: Đầu óc cực kỳ nhỏ, mà tính tật đố cực kỳ to. Tính đố kị khiến ông ta không thể chịu đựng được bất cứ điều gì, lo lắng sốt ruột một cách thái quá để rồi thường làm ra những việc điên rồ. Tóm lại ông ta là kẻ tiểu nhân luôn muốn trị người khác, là kẻ a dua nịnh hót, gió chiều nào theo chiều đó, luôn dùng thủ đoạn để đạt được mục đích cho bằng được.
  4. Điên cuồng: Trong những lần ‘diễn xuất chính trị’, ông ta chẳng ngại ngần mà vui vẻ hát hò. Khi ông ta mất lý trí thì chẳng khác gì ma quỷ
  5. Nhát gan: Lá gan rất bé, luôn sợ bị thanh toán trả thù, bao nhiêu năm vẫn ôm cứng chức vụ không dám hạ đài, đến nay vẫn không dám buông bỏ quyền lực.

Trước khi “thiêu sống” người bệnh trong đại dịch Vũ Hán, quan chức Trung Quốc từng thiêu sống tù nhân

  Trung Quốc  5,042

Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh tại Vũ Hán, nhà hỏa táng và bệnh viện đều quá tải, có người từng kể lại câu chuyện rằng nhân viên lò hỏa thiêu buộc phải thiêu người còn sống thoi thóp và nghe rõ cả tiếng hét của họ. Nhiều người nghi ngại về tính xác thực của nó. Nhưng nếu được nghe lời kể từ chính người thân của một nạn nhân bị thiêu sống, bạn sẽ hiểu rằng ở Trung Quốc, những chuyện vốn không tưởng đều có thể xảy ra.
Các nhân viên y tế được gọi tới để đưa xác một người đàn ông chết trên đường phố Vũ Hán. (Ảnh: AFP)
Đây là một câu chuyện có thật được kể lại bằng nước mắt của người trong cuộc, câu chuyện khiến người nghe cũng phải kinh hãi, nó hé lộ nhiều hơn những góc khuất mà rất nhiều người chúng ta chưa biết.

5 nghi vấn xung quanh nguồn gốc của đợt bùng phát dịch thứ 2 ở Bắc Kinh

  Trung Quốc  202

Có 40 mẫu môi trường được thu thập từ chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh cho kết quả dương tính, nhưng phía chính quyền chỉ công bố một mẫu duy nhất từ thớt thái cá hồi. Người ta nghi ngờ rằng, chính quyền cố tình chỉ công bố một mẫu từ thớt thái cá hồi là có ý muốn đổ nguồn gốc của virus cho nước ngoài.
Một cuộc họp báo được tổ chức bởi Văn phòng Thông tin của Thành phố Bắc Kinh về công tác phòng chống dịch bệnh coronavirus tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 10/2/2020. (Ảnh: Getty Images)
Trong “tình thế tuyệt vời” khi không có ca bệnh mới nào trong hơn 50 ngày qua, dịch bệnh tại Bắc Kinh bất ngờ quay trở lại.

Bắc Kinh vắng vẻ như “thành phố chết” sau khi dịch bệnh bùng phát trở lại

  Trung Quốc  401

Tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh hiện đang rất khốc liệt, số người nhiễm bệnh tăng lên hàng ngày, bắt đầu xuất hiện cảnh tượng khủng khiếp giống như khi phong tỏa Vũ Hán. Quảng trường Thiên An Môn, ga đường sắt Bắc Kinh, phố Vương Phủ Tỉnh vắng vẻ, giống như một thành phố chết.
Ga tàu điện ngầm Bắc Kinh vắng tanh, tình cảnh Bắc Kinh hiện đang rất giống với tình cảnh của Vũ Hán khi bị phong thành. (Ảnh: NTDVN)
Vài ngày trước, một số cư dân mạng đã đăng một video lên Twitter, hình ảnh cho thấy quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vắng tanh, phố Vương Phủ Tỉnh nhộn nhịp ngày xưa giờ đây cũng trống vắng, không thấy bóng người nào; trong tàu điện ngầm lạnh lẽo và vắng vẻ, chỉ có nhân viên làm việc đứng một mình ở lối vào.

Đại sứ Mỹ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM

Đại sứ Daniel Kritenbrink đã ghé thăm Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM giữa lúc hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, cùng Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Marie Damour và Tùy viên quân sự, Đại tá Thomas Stevenson, đã ghé thăm và dâng hương tại nghĩa trang ở Quận 9, TP.HCM, vào sáng 21/6.
Chuyến thăm diễn ra giữa lúc Việt Nam và Mỹ đang tiến đến cột mốc đánh dấu 25 năm bình thường hóa và chính thức thiết lập bang giao, chứng kiến quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực.
Đại sứ Mỹ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM - 1
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink (ngoài cùng bên phải), cùng Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Marie Damour (giữa) và Tùy viên quân sự Thomas Stevenson, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM. Ảnh: ĐP.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

LÝ QUANG DIỆU: VIỆT NAM BỊ MẮC KẸT TRONG TƯ DUY XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM: Mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa
Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.

Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước


Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.
Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Đến giờ phút này, tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không một thế lực trong và ngoài nước nào có thể tiêu diệt được Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có Đảng tự làm suy yếu chính mình khi không chịu thích nghi với tình hình mới.                                                                                                                                                                                        – Tướng Trần Độ
Đầy tớ thì đi Volga
Bố con Ông chủ ra ga đón tàu
Đầy tớ thì ở nhà lầu
Bố con Ông chủ giấy dầu che mưa
Đầy tớ nhậu nhẹt sớm trưa
Bố con Ông chủ rau dưa qua ngày.
                                                                                                                – Một bài thơ
Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các lực lượng bên ngoài luôn tìm cách thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và cải cách chính trị tại Việt Nam. Lấy ví dụ, trong bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, ông công khai động cơ chủ yếu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , từ đó sẽ dẫn tới những đòi hỏi lớn hơn về quyền tự do và chính trị trong dân chúng Việt Nam. Rõ ràng là áp lực từ bên ngoài đã có ảnh hưởng nhất định đến việc đối xử với một số người bất đồng chính kiến như Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, và Nguyễn Thanh Giang. Mặc dù chính quyền luôn bác bỏ việc phóng thích họ là do sức ép bên ngoài,[1] Việt Nam rõ ràng trông chờ động thái này sẽ giúp giành được một số nhượng bộ kinh tế từ Mỹ. Nhân quyền, dù Việt Nam có đồng ý hay không với cách hiểu của Phương Tây, phải nằm trong chương trình nghị sự của các nhà hoạch định chính sách. Có một số dấu hiệu cho thấy điều này đang diễn ra.

“VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT TRUNG”, GIẢI MÃ CUỘC CHIẾN TRANH CÓ NGUY CƠ BỊ BỎ QUÊN


Đặng Văn Sinh
 BIÊN KHẢO:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979 - 1989) kéo dài 10 năm, trọng tâm là Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang; Cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương vùng tây bắc của Tổ quốc đã khiến 5000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, (con số được báo chí công bố gần đây), đã có thời điểm bị lãng quên. Chính sử chỉ ghi được vài dòng, còn các nhà lãnh đạo quốc gia, lấy lý do “vì đại cục” luôn tìm cách né tránh để duy trì “tình hữu nghị” qua phương châm “mười sáu chữ vàng”.
Nơi biên ải tận cùng Tổ Quốc, những chiến sĩ trận vong, thân xác nát tan bởi đạn pháo cày xéo, hồn phách vất vưởng giữa ngàn lau hay vách đá cheo leo, đó là nơi mà một thời tại những nơi từng được lính mệnh danh là: “lò vôi thế kỷ”, “ đồi thịt băm”, “suối oan hồn”, “cửa tử”… 
Cảnh tượng của trận chiến thư hùng giữa “hai quốc gia” một thời từng coi nhau là “anh em cùng chung ý thức hệ” vào nửa cuối thế kỷ XX; cuộc chiến đó xem ra còn khủng khiếp hơn nhiều những gì mà Đặng Trần Côn đã viết trong “Chinh phụ ngâm khúc”:
“Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?”*

Có thể nói, những năm tám mươi của thế kỷ trước, vì sự phong tỏa thông tin có chủ ý ở vào thời kỳ chưa có internet, chẳng những thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, mà ngay cả tầng lớp cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước hầu như cũng rất mù mờ về cuộc chiến này. Trí nhớ con người có hạn; thời gian đã lùi về dĩ vãng đến ba bốn mươi năm ; Bởi những gian truân vất vả của cuộc mưu sinh, các nhân chứng tham gia chống giặc bành trướng dần dần về với tổ tiên để lại một khoảng trống lịch sử. Rất có thể, rồi đây, cuộc chiến tranh bi tráng đầy máu và nước mắt của một thời bị xóa nhòa trong ký ức dân tộc.

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?

Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.
Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?


Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.

Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông," theo bình luận trên trang Archyde.

Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetrolVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.

BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.

BBC: Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận?

GS Carl Thayer: Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.

Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.

Quảng Bình: Làng nghèo rớt mồng tơi bỗng đổi đời nhờ nuôi toàn cá đặc sản to bự

 Thứ bảy, ngày 20/06/2020 14:05 PM (GMT+7)

Từ một lồng cá của hộ nuôi cá lồng ban đầu, đến nay, thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đã có gần 400 lồng cá, mang lại thu nhập cao cho bà con trong thôn…
 Bình luận 0
Buổi trưa, trời gắt nắng, ông Nguyễn Xuân Hoàn, Trưởng thôn Cồn Sẻ chèo đò đưa chúng tôi ra nhánh sông Gianh để thăm trang trại cá lồng. Ông Hoàn bảo: “Mỗi năm, nuôi cá lồng mang lại cho bà con trong thôn thu nhập trên 30 tỷ đồng…”.
 
Cho thu nhập cao
 
Chỉ cách đây dăm năm, thôn Cồn Sẻ có tiếng về… nghèo. Thôn nằm trọn vẹn giữacồn nổi của dòng sông Gianh. “Thời điểm đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong thôn chiếm trên 60% tổng số hộ”-ông Nguyễn Xuân Hoàn cho hay.
Quảng Bình: Làng nghèo rớt mồng tơi bỗng đổi đời nhờ nuôi toàn cá đặc sản to bự - Ảnh 2.
Nuôi cá lồng mang lại thu nhập cao cho người dân thôn Cồn Sẻ.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Trường Giang liên tiếp lũ lụt, đập Tam Hiệp có vỡ hay không?

Đầu tháng Sáu đến nay, nhiều tỉnh miền nam Trung Quốc liên tiếp mưa lớn. Sáng sớm ngày 17/6, khu vực thượng nguồn đập Tam Hiệp, trạm phát điện huyện Đan Ba thuộc châu tự trị Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên bị nước lũ phá hủy, đập Tam Hiệp tiếp tục đối diện với thách thức nghiêm trọng là liệu có bị vỡ hay không. 
Đập Tam Hiệp
Ngày 2/6, lũ định kỳ tiếp tục xuất hiện trên sông Trường Giang, quan chức ĐCSTQ nói nước lũ năm nay có thể lớn nhất kể từ năm 1949 tới nay, liệu đập Tam Hiệp có thể chống chọi lại được hay không, cũng khiến nhiều người quan tâm. (Ảnh: Epoch Times).

Lũ lụt tràn lan ở lưu vực Trường Giang 

Bắt đầu từ ngày 16/6, vùng Hoa Nam, Hoa Trung và bộ phận Tây Nam Trung Quốc bắt đầu có mưa lớn liên tiếp 24 tiếng đồng hồ. Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa (tỉnh Tứ Xuyên) có lượng mưa đo được lớn nhất lên đến 50mm, một số khu vực còn có mưa đá có đường kính lớn nhất đến đến 10mm; Mai Long Câu ở huyện Đan Ba của Châu tự trị dân tộc Tạng – Cam Tư, còn xảy ra lũ quét gây sạt lở đất đá, chặn dòng chảy sông Tiểu Kim Xuyên gây ra ngập úng, lượng nước có thời điểm đạt đến 1 triệu mét khối. 
Bắt đầu từ ngày 17, trạm thủy điện Mai Long bị nước lũ cuốn trôi. Từ video được chia sẻ trên mạng có thể thấy dòng nước lũ khổng lồ từ thượng nguồn đổ ập xuống dưới, nơi nó chảy đến, một số thôn làng liền biến mất. 

Reuters: Samsung bác tin chuyển dây chuyền sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam

20-06-2020 10:58:26+07:00

20/06/2020 10:58  
Trong ngày thứ Sáu (19/06), giới truyền thông Việt Nam đưa tin Samsung Electronics đang lên kế hoạch chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc sang Tp.HCM. Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cho biết những thông tin này không đúng sự thật.
Truyền thông đã dẫn lại một thông cáo báo chí trên trang web của Samsung Việt Nam và đưa tin ông lớn công nghệ Hàn Quốc này sắp chuyển nhà máy sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc về nhà máy Samsung HCMC CE Complex (SEHC) tại Khu Công nghệ cao (quận 9, TP.HCM) trong năm 2020.
Tuy nhiên, Samsung Electronics cho biết thông tin này không có căn cứ và không nói thêm. Trên trang web của Samsung Việt Nam, thông tin đó đã không còn.
Theo Reuters, một số trang tin trực tuyến khác của Việt Nam cũng đã đưa tin về kế hoạch Samsung chuyển dây chuyền sản xuất màn hình máy tính này nhưng đến nay đa phần bài viết đều không thể xem được.
Trước đó, thông tin Samsung chuyển dời dây chuyền sản xuất màn hình máy tính về Việt Nam được đưa ra giữa lúc xuất hiện làn sóng rút khỏi Trung Quốc và các công ty trên thế giới bàn tính tới chuyện đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19.
Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 17 tỷ USD. Samsung hiện đang sản xuất màn hình tại 6 nhà máy và hai trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Việt Nam.
Vũ Hạo (Theo Reuters