Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Nhật Bản: Thay đổi hiện trạng biển Đông, Trung Quốc trả giá đắt

07-08-2020 - 07:25 PM

(NLĐO) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono hôm 7-8 cảnh báo tham vọng thay đổi hiện trạng ở biển Đông của Trung Quốc có thể vấp phải phản ứng cứng rắn từ cộng đồng quốc tế.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài CNN, ông Kono nói: "Bất cứ ai đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều phải trả một cái giá đắt. Nỗ lực biến bãi cát và rạn san hô thành đảo nhân tạo kéo dài hàng trăm km ở biển Đông không giúp thúc đẩy hoặc duy trì trật tự quốc tế".
Bắc Kinh trước đó triển khai các khẩu đội tên lửa, chiến đấu cơ và máy bay ném bom trên một số đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở vùng biển quan trọng này. Theo ông Kono, điều đó gây mất ổn định và trật tự hàng hải tự do, rộng mở ở biển Đông cũng quan trọng như bất kỳ nơi nào khác, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Nhật Bản: Thay đổi hiện trạng biển Đông, Trung Quốc trả giá đắt - Ảnh 1.
Ông Taro Kono. Ảnh: AP

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và nhà đất 69 Nguyễn Du

Cập nhật lúc 19:03, Thứ năm, 06/08/2020

print  

(Thanh tra) - Chiều ngày 6/8, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra một số nội dung đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện (D.A NMNĐ) Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Dự án NMNĐ Thái Bình 2. Ảnh: Internet
Hàng loạt sai phạm tại D.A
Theo TTCP, D.A NMNĐ Thái Bình 2 được Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm đầu mối đầu tư theo Văn bản số 913/VPCP-CN ngày 14/02/2008 của Văn phòng Chính phủ.
Sau khi PVN là chủ đầu tư D.A, ngày 11/10/2011, PVN và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ký hợp đồng tồng thầu EPC D.A, giá trọn gói là 1.200 triệu USD.
Ngày 26/5/2011, Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN có Quyết định số 4626/QĐ-DKVN phê duyệt điều chỉnh D.A, tổng mức đầu tư (TMĐT) theo phê duyệt D.A điều chỉnh là 34.295,1 tỷ đồng. Sau khi D.A được bổ sung vào danh mục các D.A nguồn điện cấp bách giai đoạn 2013 - 2020, ngày 04/10/2016, HĐTV PVN có Quyết định số 6175/QĐ-DKVN phê duyệt TMĐT điều chỉnh (lần 2) với giá trị là 41.799,1 tỷ đồng; ngày 16/7/2017, PVN và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ký Phụ lục hợp đồng số 26 điều chỉnh giá trị hợp đồng là 948,6 triệu USD và 10.709.879 triệu đồng.

Hóa ra đây mới là bí mật đằng sau việc tại sao Microsoft muốn mua TikTok: 'Rễ' đã cắm ở Trung Quốc từ hơn 20 năm trước

Bảo Nam | 

Hóa ra đây mới là bí mật đằng sau việc tại sao Microsoft muốn mua TikTok: 'Rễ' đã cắm ở Trung Quốc từ hơn 20 năm trước

Cựu sinh viên đi ra từ trung tâm nghiên cứu tại Bắc Kinh của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft hiện đang là giám đốc điều hành tại Alibaba, Tencent, SenseTime và cả ByteDance - cha mẹ ruột của TikTok.

Trung Quốc tiếp tục leo thang thực hiện mưu đồ kiểm soát Biển Đông

 0  HOÀNG HÀ

ANTD.VN - Bất chấp những lo ngại và phản đối của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là tại khu vực, Trung Quốc đang vẫn tiếp tục có những hành vi leo thang nhằm thực hiện bằng được tham vọng kiểm soát, biến Biển Đông thành “ao nhà”, “đế chế hàng hải của mình”.
ảnh 1Trung Quốc đã triển khai 4 máy bay tiêm kích Su-30MKK tới Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép 
Lật tẩy mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông
Trang web của Tạp chí Forbes (Mỹ) ngày 5-8 đã đăng bài viết trong đó cho biết, Trung Quốc đã thiết lập một loạt các thiết bị của hệ thống giám sát hiện đại tại các vùng của Biển Đông có thể được sử dụng để phục vụ mưu đồ kiểm soát vùng biển chiến lược quan trọng. Trung Quốc gọi hệ thống này là dự án “Mạng lưới Thông tin Đại dương Xanh” (BOIN) do Công ty Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC) thuộc sở hữu nhà nước phát triển.

'Số bệnh nhân COVID-19 tiên lượng không qua khỏi ở Đà Nẵng khá nhiều'

TIN TỨC Thứ Sáu, 07/08/2020 17:04:00 +07:00

(VTC News) - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, hiện số lượng bệnh nhân tiên lượng không qua khỏi tại Đà Nẵng khá nhiều.

Đội Điều trị do Bộ Y tế cử tới với 30 thành viên do Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa (Bộ Y tế) làm đội trưởng liên tục làm việc để duy trì sự sống cho các bệnh nhân mắc COVID-19. 
Ông Khoa cho rằng Đà Nẵng có năng lực y tế tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu chung trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất chính là ổ dịch xuất hiện đầu tiên ở các khoa có bệnh nhân nặng, bệnh nhân nhiều bệnh nền như Hồi sức cấp cứu, Nội thận tiết liệu, Nội tổng hợp.
Đây là khoa từ trước đã điều trị cho bệnh nhân nặng. "Có người suy thận mạn, người có nhiều bệnh nền đang hồi sức, cấp cứu và tiên lượng tử vong cao nên số bệnh nhân COVID-19 nặng gia tăng rất nhanh. Hiện số ca tiên lượng không qua khỏi tại Đà Nẵng khá nhiều”, ông Khoa nói. 
'Số bệnh nhân COVID-19 tiên lượng không qua khỏi ở Đà Nẵng khá nhiều' - 1
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa (Bộ Y tế). (Ảnh: Bộ Y tế)

1.273. (1)Giáp lá cà - Trận chiến đấu không cân sức trên điểm cao 1.100

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ Công thương và PVN ‘giỡn mặt’ Quốc Hội trong dự án tỷ đô

  Việt Nam  455

Bằng cách ‘giảm’ trên giấy tờ hàng chục ngàn tỷ đồng tổng mức đầu tư tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, rồi sau đó tự ý điều tăng lên gấp đôi, Bộ Công thương và Tập đoàn dầu khí Việt Nam với sự góp sức của nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tránh phải trình dự án ra Quốc hội để tự mình quyết định đầu tư.
Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ Công thương và PVN ‘giỡn mặt’ Quốc Hội trong dự án tỷ đô
Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 còn dang dở. (Ảnh: Chí Hiếu/ thanhnien.vn)

Ông Trump nói hành động của Bắc Kinh trong đại dịch ‘thật khủng khiếp’

Hải Lam | DKN 2 giờ trước 606 lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Ohio ngày 6/8 (ảnh: Reuters).
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/8 tiếp tục chỉ trích cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19, theo Reuters.
“Những gì Trung Quốc làm thật là khủng khiếp, dù đó là sự kém cỏi hay cố ý”, Tổng thống Trump phát biểu. Ông chủ tòa Bạch Ốc cho rằng Bắc Kinh có thể đã cố tình để virus corona lây lan ra toàn cầu song không đưa ra bằng chứng.

Trung Quốc điều tàu chiến và tiêm kích ra Trường Sa: Lập trường của Việt Nam

Tâm Tuệ | DKN 2 giờ trước 811 lượt xem

Ảnh: Reuters.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc điều tiêm kích, tàu chiến ra đá Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam diễn tập trái phép.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra hôm 6/8 tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc điều máy bay chiến đấu và tàu chiến đến các thực thể ở Trường Sa của Việt Nam, thậm chí có video về việc máy bay đã được điều đến đá Subi để tiến hành diễn tập trái phép.
“Trước tiên xin khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”, bà Hằng nhấn mạnh.
Bà Hằng nhấn mạnh thêm:
“Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối.”

COVID-19 ngày 7/8: Vượt 19 triệu ca, thế giới tiếp tục vật lộn với “kẻ thù vô hình”

Trong khi cuộc đua tìm kiếm vắc-xin cho COVID-19 vẫn chưa có hồi kết, thế giới vẫn đang phải vật lộn với một loại “kẻ thù vô hình” có tốc độ lây lan nhanh và liên tục biến chủng.

Sáng 7/8 giờ Việt Nam, thế giới đã có hơn 19,2 triệu ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), tăng tới gần 270.000 ca mới so với ngày trước đó, theo dữ liệu từ trang tổng hợp dữ liệu COVID-19 trực tuyến worldometers.
Mức tăng trong ngày tương tự như vậy đã được lặp lại liên tiếp trong nhiều tuần qua, khiến thế giới trung bình từ 3 đến 4 ngày lại tăng thêm 1 triệu ca nhiễm mới, báo hiệu cuộc chiến dai dẳng và khó đoán định trước một “kẻ thù vô hình.”

Biển Đông căng thẳng sau khi máy bay chiến đấu Trung Quốc sà xuống khu vực tranh chấp

  Thế giới  3,897

Máy bay quân sự Trung Quốc mới đây đã bay tuần tra tầm xa trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực tranh chấp này.
Máy bay quân sự Trung Quốc bay tuần tra trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực tranh chấp này. (Ảnh qua Twitter)
Các máy bay chiến đấu đã sà xuống các khu vực tranh chấp bằng cách tiếp nhiên liệu bằng máy bay Su-30MKK Flanker. Máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay qua quần đảo Trường Sa trong vùng biển tranh chấp. Các máy bay Trung Quốc được nạp tên lửa không đối không và thực hiện nhiệm vụ kéo dài 10 giờ trên khu vực tranh chấp.

1.135. Trung quốc hoãn chiếu phim liên quan đến chiến tranh biên giới Vi...

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Quốc hội bị 'qua mặt'

Thứ Năm, ngày 6/8/2020 - 17:57

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Quốc hội bị 'qua mặt'
(PLO)- Quy mô đầu tư của dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 phải trình Quốc hội quyết định nhưng thực tế đã không như vậy.
Chiều 6-8, Thanh tra Chính phủ phát thông báo kết luận thanh tra một số nội dung đối với dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

354. Ký ức người lính VỊ Xuyên. (P2). Trạm gác tiền tiêu 1100: Tổ phục G...