Ngày 29 Tháng Mười Một, 2016, trong phiên họp Chính Phủ CSVN, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc lại yêu cầu toàn thể Nội Các phải rút khinh nghiệm để khắc phục các bất cập trong tương lai. Ông Phúc đã ra lịnh cho các Bộ, các Ngành khẩn trương tiến hành thanh tra công vụ, không để xảy ra tình trạng một Sở 46 người thì 44 lãnh đạo.
Mặc dù Vụ Trưởng Vụ III – Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn chối phăng là ông ta không có những phát biểu như cuốn băng ghi âm tung lên mạng trong mấy ngày qua. Theo ông Mẫn thì ai đó bịa đặt thông tin này để bêu xấu cá nhân tôi.
Ông Mẫn còn khoe rằng ông ta là cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai.
Thế nhưng, trong phiên họp Chính Phủ ngày hôm qua, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo:“Rút kinh nghiệm vụ việc tại Thanh tra Chính phủ, không thể có cán bộ phát ngôn như vậy’’.
Chỉ đạo như thế là xác nhận việc Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn đã có những phát biểu về cách bưng bít thông tin.
Vụ Trưởng Vụ III - Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn (đứng)
Dưới đây là lời phát biểu cũa Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn khi đi thanh tra Đại học Quốc Gia TP.HCM hôm 28 Tháng Mười Một, 2016: Tôi nói rõ là sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật…
Tôi nói rõ bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật…
Đây toàn là các thầy, các cô đại diện cho các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM… xấu xa thì ta phải đậy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng…”
(CTM)
Sẽ kiểm điểm sâu sắc vụ ông Nguyễn Minh Mẫn
29/11/2016 20:19 GMT+7
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết sẽ tiếp nhận ý kiến, chuyển đến Tổng Thanh tra CP việc ông Nguyễn Minh Mẫn có những phát ngôn không đúng để rút kinh nghiệm và kiểm điểm sâu sắc.
Tại cuộc họp báo thường kỳ CP hôm nay, báo chí đặt câu hỏi xung quanh việc ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra CP có những phát ngôn gây dư luận không tốt, “dạy” cách bưng bít thông tin, đối phó báo chí trong quá trình thanh tra.
“Đáng lưu ý, năm 2012, khi lấy phiếu thăm dò bổ nhiệm tại Thanh tra CP thì 9/10 phiếu không đồng ý, nhưng sau đó ông Mẫn vẫn được bổ nhiệm. Thanh tra CP có báo cáo việc này với Thủ tướng?”, báo Người lao động đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng việc ông Mẫn có những phát ngôn vừa qua là không đúng, cần lên án
Báo Nông nghiệp VN hỏi: “Tại sao ông Mẫn được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, không được tín nhiệm vẫn được bổ nhiệm?”.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong phiên họp hôm nay, Thủ tướng nêu một trong những giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội là truyền thông.
“Tinh thần của Thủ tướng là thông tin minh bạch, chủ động cung cấp thông tin. Trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng còn tất cả những gì không thuộc bí mật nhà nước thì đều phải minh bạch, công khai”, Bộ trưởng nói.
Ông Dũng nhấn mạnh, những kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra là thông tin được công bố rộng rãi, không có gì giấu giếm.
“Đây là cách ứng xử, lời nói không đúng, cần lên án. Trừ khi đang thực hiện thanh tra thì không được công bố, đã kết luận thì được công khai”, Bộ trưởng nói rõ. Ông cho biết sẽ tiếp nhận ý kiến báo chí và sẽ chuyển tải đến Tổng Thanh tra CP để rút kinh nghiệm và kiểm điểm sâu sắc việc này chứ không để cán bộ như vậy.
Thông tin thêm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết, Bộ sẽ liên hệ làm việc với Thanh tra CP để làm rõ thông tin ông Mẫn từng không hoàn thành nhiệm vụ và không được tín nhiệm, sau đó sẽ có thông tin chính thức với báo chí.
Thứ trưởng Nội vụ Triệu Văn Cường
Trước đó, trong buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM, ông Nguyễn Minh Mẫn “khuyên" các thầy cô: “Kể cả trong quá trình thanh tra, không tiếp khách, không tiếp báo chí. Trừ báo Đảng vào tuyên truyền giúp..., còn lại thì không có làm gì hết, không tiếp... Tôi nói rõ bất kỳ nhà báo nào vào quấy nhiễu, các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi...".
3 nhóm giải pháp chấn chỉnh cán bộ
Quán triệt thực hiện nghị quyết TƯ 4 về chấn chỉnh công tác cán bộ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đang bàn 3 nhóm giải pháp.
Đầu tiên là công tác chính trị, tư tưởng. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trong đó có vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị, lối sống, nhận thức của đảng viên, công chức, viên chức.
“Tất cả các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành địa phương, những người đứng đầu phải làm gương, mẫu mực”, Bộ trưởng nói.
Song song đó, Thủ tướng yêu cầu quan tâm xây dựng thể chế, tránh lợi ích nhóm trong xây dựng thể thế, hoàn thiện chính sách, chức năng nhiệm vụ các bộ ngành, các địa phương, tránh giao một việc cho nhiều cơ quan để tránh chồng chéo, đan xen, gắn với trách nhiệm người đứng đầu
Thứ hai, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực.
“Báo chí đặt vấn đề khi hỏi các địa phương đều nói thực hiện đúng quy trình, vậy quy trình như thế nào phải công khai, minh bạch để người dân, báo chí giám sát”, ông Dũng nhấn mạnh lại quan điểm của Thủ tướng là “thi tuyển để tìm người tài chứ không phải người nhà”.
Thứ 3, nhóm giải pháp kỷ luật kỷ cương. Liên quan đến việc một số cán đánh người, cần phải lên án.
“Đây là điều không thể chấp nhận được. Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ, Bộ VH-TT&DL ngoài việc xây dựng văn hoá từ chức còn phải xây dựng văn hoá ứng xử. Thủ tướng liên tục nhắc không được bắn chỉ thiên, hứa với QH thế nào phải thực hiện lời hứa”, người phát ngôn CP lưu ý.
Ông cho biết, Thủ tướng đã giao Bộ Nội chủ trì sớm hoàn thành đề án để triển khai từ 2017.
Thúy Hạnh - Thu Hằng
Hàng loạt vụ cán bộ đánh dân: Người phát ngôn Chính phủ nói 'không thể chấp nhận được'
(VTC News) - Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định không thể chấp nhận và cần lên án các hành vi cán bộ công chức, viên chức cư xử thiếu văn hóa khiến dư luận bức xúc.
Thời gian qua, nhiều vụ việc cán bộ, công chức có hành vi xấu ở nơi công cộng khiến dư luận bức xúc, như vụ cán bộ kiểm lâm ở Hoà Bình đánh nhân viên trạm thu phí, cán bộ thanh tra giao thông Hà Nội đánh nhân viên hàng không hay vụ cán bộ Sở Ngoại vụ đánh cụ già 76 tuổi...
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng, người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ có bàn về triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn xây dựng Đảng, về đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là vấn đề tự chuyển biến, tự chuyển hoá trong nội bộ.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có ban hành Chỉ thị về tăng cường kỷ luật, kỷ cương của cán bộ.
"Các vụ việc cán bộ Sở GTVT Hà Nội đánh phụ nữ ở sân bay Nội Bài, vụ cán bộ kiểm lâm đánh nhân viên trạm thu phí, vụ cán bộ đánh tiến sĩ 76 tuổi… là những việc đáng lên án. Đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, không thể chấp nhận có hành vi thiếu văn hoá, thiếu gương mẫu như thế. Chúng ta phải lên án", người phát ngôn Chính phủ khẳng định.
Trong phiên họp hôm nay, Thủ tướng giao cho Bộ VHTT&DL, Bộ Nội vụ ngoài việc xây dựng Nghị định về văn hoá từ chức, thì còn xây dựng văn hoá ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành nhiệm vụ, tránh tình trạng “bắn chỉ thiên”.
"Thủ tướng luôn nhắc không được bắn chỉ thiên và hứa với Quốc hội như thế nào thì phải thực hiện đúng lời hứa của mình, nhất là các thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng đã trả lời chất vấn Quốc hội. Thủ tướng nhắc đi nhắc lại là đã hứa trước đồng bào, cử tri thì phải thực hiện đúng lời hứa của mình", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết Thủ tướng giao cho Bộ Nội vụ chủ trì ban hành đề án hoàn thiện để sớm triển khai từ ngay đầu năm 2017.
Video: Người giải cứu nữ nhân viên ở sân bay liệu có bị phạt?
Người phát ngôn Chính phủ cho biết thêm Nghị quyết Trung ương 4 được triển khai rộng rãi cho toàn Đảng, toàn dân, chứ không phải riêng cán bộ, công chức, viên chức, nhưng cán bộ, công chức, viên chức là người làm gương, làm mẫu mực.
Lê Nam Trà, chủ tịch Mobifone, người đang bị chỉ mặt đích danh cho vụ "tham nhũng 9.000 tỷ" Mobifone mua AVG, vừa được Đại sứ quán Mỹ cấp Visa B-1 theo diện công tác. Nếu đi Mỹ thành công, Trà có thể dễ dàng trốn sang Canada rồi từ đó "bốc hơi" khỏi tầm mắt của Cộng sản Việt. Manh mối chính của vụ án biến mất, phe Tổng Trọng liệu có thêm lần bị đem làm trò cười trước toàn dân thiên hạ?
Ông Lê Nam Trà.
Điểm lại một chút về vụ Mobifone mua AVG. Ban đầu khi những cáo buộc đầu tiên phát đi từ các báo lề trái nhắm thẳng vào Lê Nam Trà và Nguyễn Thanh Phượng, người ta còn bán tín bán nghi. Rất nhiều người còn đặt câu hỏi liệu đây có phải là một vụ vu khống nhằm hạ thấp uy tín của cá nhân Trà hay không? Bây giờ, khi thông tin cụ thể bắt đầu được các báo lề phải công bố, người ta mới ngã ngửa ra, hóa ra lề trái nói gì cũng đúng cả, số má chả lệch đồng nào, mà còn nói trước lề phải đến cả năm chứ không ít. Một nhóm tác giả lấy bút danh là Nguyễn Văn Tung đều đặn viết ra đến nay 11 kỳ báo tung hê hết thâm cung bí sử của Mobifone, nhóm này chắc chắn được hậu thuẫn lớn nên có nguồn thông tin rất cụ thể và chính xác.
Tại sao gọi vụ Mobifone mua AVG là tham nhũng thì nhóm tác giả Nguyễn Văn Tung đã phân tích rất kỹ. AVG thực chất chỉ là đống sắt vụn, cho không ai lấy. Tổng tài sản trên số sách của AVG là 3.000 tỷ, trong đó tài sản cố định là 800 tỷ và 2.200 tỷ còn lại đầu tư mua cổ phần của 2 công ty con: một công ty khai thác khoáng sản và một công ty kinh doanh resort. 2.200 tỷ cổ phiếu chỉ là giấy lộn vì 2 công ty này đều đang thua lỗ nặng trước khi bán mình cho AVG với giá cao hơn nhiều lần giá trị thật. 800 tỷ tài sản cố định thì toàn là hạ tầng công nghệ truyền hình đã lạc hậu nhiều so với thế giới. Nếu tính cả lỗ lũy kế 1.000 tỷ thì chính xác AVG chỉ là đống sắt vụn giá 0đ. Phạm Nhật Vũ chơi bài thật cao tay, vừa chuyển được 2.200 tỷ vốn AVG ra ngoài (số tiền này chắc chắn đã bị Vũ rút ra tiêu), vừa tăng được tổng tài sản của AVG lên để sau này Mobifone mua AVG với giá 8.900 cũng dễ giải trình.
8.900 tỷ thì Lê Nam Trà cũng không ăn được một mình. Nghe đâu Trà cũng chỉ được 890 tỷ, 3 Bộ liên quan, mỗi Bộ được 1.000 tỷ, trừ đi phí xử lý 20% là mỗi vị lãnh đạo ngành cầm về đút túi 800 tỷ. Người cầm cân nảy mực cả dàn, người có đủ quyền để chi phối cả Mobifone lẫn 3 Bộ, thì đương nhiên cầm phần nhiều nhất rồi. Trong 3 vị Lãnh đạo ngành, 1 vị đã về hưu, khi đương chức lại gây thù oán nhiều nên khi bị Tổng Trọng hỏi đến thì đã ngoan ngoãn nộp lại 800 tỷ phần của mình.
Cái khó của Tổng Trọng bây giờ là xử lý thế nào? 2 thằng đương chức thì không xử lý được, không bắt nó nôn tiền ra được. Thằng về hưu thì vừa đi mổ tim ở Sing về, tiền đã nộp lại rồi, giờ mà bêu rếu nó như Vũ Huy Hoàng thì có mạnh tay quá không? Bản thân việc xử lỷ Vũ Huy Hoàng loay hoay mãi cũng đã ra được phương án cụ thể đâu. Tổng Trọng có thể cũng sợ làm căng quá, dày quá thì sẽ sinh ra một lực lượng phản kháng, chống đối (vì thằng nào chả có vết). Trong khi đó, việc Mobifone mua AVG đã nêu ra rồi thì không thể không xử lý được.
Có thể Tổng Trọng lại mắt nhắm mắt mở cho Trà chạy trốn, rồi trách nhiệm, tội vạ đâu lại quy hết cho cái thằng đã mất tích. Thế là hòa cả làng!
Công Lý
Thanh tra Mobifone mua AVG: Làm rõ những băn khoăn về lợi ích nhóm
VOV.VN - Việc làm rõ những băn khoăn về lợi ích nhóm cũng như thất thoát cần có thời gian và phải làm rất chắc chắn.
“Hiện nay, việc làm rõ thương vụ Mobifone mua AVG chưa có kết quả cuối cùng, bởi vì cần làm rõ những băn khoăn như có lợi ích nhóm, có thất thoát hay không? Khẳng định được việc đó cần thời gian, phải làm rất chắc chắn”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - ông Hoàng Vĩnh Bảo trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/11.
Trước đó, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone công bố đã chi gần 9.000 tỷ đồng để mua cổ phần của Công ty AVG khiến dư luận cho rằng, đã có sự thiếu minh bạch trong công khai quá trình mua bán thương vụ này.
Việc làm rõ thương vụ Mobifone mua AVG chưa có kết quả cuối cùng. (Ảnh minh họa: KT)
Mặc dù Thủ tướng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ làm rõ thương vụ và hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên theo ông Bảo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone phải phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tối đa để thanh tra làm rõ. Khi có kết luận chính thức, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sớm công bố thông tin.
Từ ngày 6/9/2016, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố Quyết định thanh tra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Theo Quyết định số số 2220/QĐ-TTCP ngày 26/8/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra toàn diện Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định (không kể ngày nghỉ, ngày lễ).
Đoàn thanh tra do ông Lê Quang Tiệp, Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn. Cũng theo Quyết định số 2297/QĐ-TTCP ngày 6/9/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổ giám sát hoạt động Đoàn thanh tra do ông Lê Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm Tổ trưởng./.
Cả thế giới những ngày này không ngớt xôn xao về nước Mỹ từ thời
kỳ của Donald Trump và tác động đến thế giới, đến khu vực và chính nước mình sẽ
ra sao. Trong khi nhiều chính sách khác của Mỹ chưa biết sẽ hình thành như thế
nào, thì hôm 21/11 Tổng thống sắp nhậm chức của Mỹ đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp
định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cho tới gần đây, Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào hiệp định TPP sẽ
được thực hiện để tạo những cú hích trong cải cách và phát triển kinh tế của
mình, cũng như trong phát triển quan hệ các mặt, đặc biệt về kinh tế, thương
mại với Mỹ.
Trước tình hình mới này, Việt Nam cần suy nghĩ nghiêm túc về các
khả năng trong tương lai, và đặc biệt là về việc mình phải làm gì để thích ứng
với bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới chắc chắn sẽ khác trước.
Thứ nhất,về cải cách kinh tế. TPP với những chuẩn mực cao được kỳ vọng sẽ
tạo động lực và áp lực cho VN trong việc cải cách mạnh thể chế kinh tế. Tuy
nhiên, cải cách thể chế trước hết là yêu cầu tự thân của nền kinh tế Việt Nam.
Các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, Chiến lược phát triển của VN
cho thời kỳ 2011-2020 đều coi cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến
lược. Do vậy, có hay không có TPP thì người VN vẫn phải tự mình chủ động tiến
hành công cuộc cải cách này.
Tình trạng sụt giảm tốc độ tăng năng suất lao động, sụt giảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế và những vấn đề nổi cộm trong mấy năm gần đây đều có
nguồn gốc từ thể chế. Để gỡ những nút thắt tăng trưởng và tránh bị tụt hậu xa
hơn, người VN biết rõ cần cải cách càng sớm, càng triệt để càng tốt. Động lực,
áp lực từ bên trong đối với cải cách đang tăng cao hơn bao giờ hết. VN thấy rõ,
qua những cam kết trong TPP, cần cải cách như thế nào để xây dựng một hệ thống
thể chế hiện đại, nhằm khắc phục những vấn đề hiện tại và đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước trong tương lai.
Hai là,về các nguồn lực cho phát triển. TPP được kỳ vọng sẽ bổ sung cho
nền kinh tế còn tương đối nhỏ và thiếu thốn nhiều bề của VN những nguồn lực cần
thiết để có thể phát triển mạnh hơn, bền vững hơn. Đó là thị trường hàng hóa và
dịch vụ, là dòng vốn đầu tư, là công nghệ, kỹ năng và tri thức, là sự kết nối
trong các chuỗi giá trị toàn cầu… TPP tạo nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận các
nguồn lực đó, nên không có TPP, khả năng tiếp cận các nguồn lực này, đặc biệt
từ Mỹ, sẽ khó khăn hơn. VN sẽ phải điều chỉnh những dự định, chiến lược phát
triển các sản phẩm của mình cho phù hợp với bối cảnh thay đổi cả về cấu trúc
thị trường và điều kiện, phương thức tiếp cận các nguồn lực.
Mặt khác, chính trong bối cảnh này, VN càng cần nhận thức sâu
sắc hơn rằng, trong phát triển của mọi quốc gia, nội lực bao giờ cũng là quyết
định nhất. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tạo mọi thuận lợi cho doanh
nghiệp và người dân trong nước tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, nâng cao
năng lực của hệ thống điều hành, VN có thể khơi dậy và khai thác các nguồn lực
còn dồi dào ở trong nước để phục vụ cho nhu cầu phát triển. Tăng tính minh bạch
và trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm ở cả
cấp độ vĩ mô và vi mô cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và
tính bền vững.
Hơn nữa, nguyên lý “tài nguyên là hữu hạn, sức sáng tạo là vô
hạn” đúng hơn bao giờ hết trong thời đại phát triển của công nghệ, của kinh tế
tri thức ngày nay. Tập trung tạo lập các nền tảng cho phát triển nguồn lực con
người, nguồn lực tri thức và đổi mới sáng tạo, nguồn vốn xã hội trong nước là
việc phải được ưu tiên cao.
Ba là,về hội nhập quốc tế. TPP là quan trọng nhất, nhưng không phải là
kênh hội nhập duy nhất của VN. Ngoài TPP, VN còn có FTA với EU, với Liên minh
kinh tế Á-Âu, có AEC và ASEAN+6 và một số FTA khác đã ký kết hoặc đang đàm
phán. Những hiệp định này bao gồm hầu như tất cả các đối tác kinh tế quan trọng
nhất của VN.
Riêng với Mỹ, VN vẫn có BTA và hiệp định “BTA +” được ký trước
khi VN gia nhập WTO, làm nền tảng cho quan hệ kinh tế giữa hai bên. Những bước
tiến dài và quan trọng đã đạt được trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước trong
hơn 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ cũng là vốn quý mà hai bên đã
chung tay tạo lập. Và trên hết, lợi ích chung giữa hai nước, phù hợp với lợi
ích phát triển của cả khu vực, là điều không ai có thể bỏ qua.
Bối cảnh thay đổi đòi hỏi VN phải gắng sức gấp bội để nâng cao
khả năng tận dụng tốt nhất các mối quan hệ này, phát huy các động lực FDI và
xuất khẩu mà các mối quan hệ này mang lại cho nền kinh tế, và tăng cường nội
lực để tham gia hiệu quả hơn các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuối cùng, về số phận của TPP.
Nhiều nước trong và ngoài TPP đang toan tính về TPP với những động cơ khác
nhau. Việc Nhật thông qua TPP cho thấy Nhật sẵn sàng cùng các nước bàn bạc,
điều chỉnh một số qui định cần thiết để cùng nhau thực hiện một TPP không (hoặc
chưa) có Mỹ. Xét lợi ích khi tất cả các nước nếu tham gia có thể có được, điều
đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà đáng hoan nghênh chứ!
Vietlott quái thai độc ác
1. Lừa đảo nhân dân!
Lâu lâu dựng lên người trúng giải đặc biệt!
Tờ vé số tự chọn được in ra bất kỳ số nào, bất kỳ lúc nào,… “Vé số điện toán” chỉ là cái tên đặt để nghe thấy lạ lạ mà thôi hay là để lừa dân ngu. Bản chất của nó là “Vé số in tự động bằng phần mềm” và hãy nhớ rõ phần mềm do con người tạo ra thì con người cũng có thể chỉnh sửa bất kỳ lúc nào.
Cụ thể là sau khi quay số, Vietlott in ra tờ vé số trúng giải đặc biệt bằng cách thay đổi thời gian in trên tờ vé số trúng giải đặc biệt trước giờ quay số và chuyển tờ vé số trúng giải đặc biệt này về một tỉnh thành nào đó, đưa cho một ai đó (chân gỗ) để giả nhận giải.
Vì sao Vietlott lừa được dân ngu?
Bởi vì Vietlott là con đẻ của Bộ Tài chính, con đẻ của Chính phủ nên nó không bị bất kỳ tổ chức trong, ngoài hệ thống chính trị Việt Nam, hoặc bất kỳ công dân nào kiểm tra, giám sát.
Ví như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hay Hội LH Phụ nữ Việt Nam hay Hội Cựu Chiến binh Việt Nam mà lên tiếng phản biện, có ý kiến bất lợi cho Vietlott là Bộ Tài chính ra tay làm khó, cắt ngân sách hoạt động của các tổ chức này ngay. Ví như cảnh con khát sữa mà mẹ không cho bú là chỉ còn biết khóc lóc, chờ chết!
3. Cơ hội trúng giải đặc biệt của xổ số Vietlott?
Cứ mơ, cứ mua đi rồi càng nghèo thêm!
Tổng kho số khác nhau của Vietlott là: 5.864.443.200 số (Năm tỷ tám trăm sáu mươi bốn triệu bốn trăm bốn mươi ba ngàn hai trăm số).
Số trúng đặc biệt là 01 số trong 5.864.443.200 số.
Chuổi số của Vietlott: chạy từ số 010203040506 đến 404142434445
Việt Nam có khoảng 100 triệu dân (từ mới đẻ đến sắp chết), để tiêu thụ hết kho số của Vietlott trong một ngày thì mỗi công dân Việt Nam phải mua hơn 58 tờ vé số khác nhau; với giá 10.000 đồng/tờ, mỗi người phải bỏ ra 580.000 đồng/ngày.
Thực tế có bao người mua vé số Vietlott. Đem so sánh với tổng kho 5.864.443.200 số của Vietlott thì mua 5 năm cũng không có ai trúng giải đặc biệt.
4. Sự bóc lột triệt để người mua vé số của Vietlott:
Tổng kho số 5.864.443.200 x 10.000 đồng = 58.644.432.000.000 đồng (Năm mươi tám ngàn tỷ sáu trăm bốn mươi bốn tỷ bốn trăm ba mươi hai triệu đồng)
Lợi nhuận sau trả thưởng:
58.644.432.000.000 đồng – 100.000.000.000 đồng = 58.544.432.000.000 đồng
Tỷ lệ bóc lột:
58.544.432.000.000 đồng : 58.644.432.000.000 đồng = 99,82%
Khi người dân bỏ ra 10.000 đồng mua tờ vé số Vietlott thì đã bị Vietlott bóc lột hết 9.982 đồng. Có nghĩa là Vietlott chỉ bỏ ra chưa tới 50 đồng để trả thưởng và duy trì hệ thống.
Tập Cận Bình phá vỡ luật lệ Đảng qua loạt phim tài liệu về tham nhũng
Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
29 Tháng Mười Một , 2016
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 31 tháng 10, 2016. (Fred Dufour/AFP/Getty Images)
Phân tích sự kiện
Suốt 4 năm qua, bất cứ ai sống ở Trung Quốc đều quá quen thuộc với chiến dịch chống tham nhũng của đương kim lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình: hầu như mỗi ngày, các phương tiện truyền thông trong nước đều công bố những thông tin liên quan đến việc điều tra hoặc khai trừ những viên chức làm việc cho chính phủ và các cán bộ trong lĩnh vực quân sự.
Nhưng trong tháng 10 năm 2016 này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dành hẳn 8 ngày để chuyển hướng chiến dịch chống tham nhũng qua một hình thức mới là phát sóng loạt phim tài liệu về vấn nạn này trên truyền hình ti vi hoặc trên các thiết bị điện tử cầm tay của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc.
Phương pháp mới nhằm trấn áp tham nhũng này đã làm trái với quy tắc bất thành văn của Đảng Cộng sản: không bao giờ được công khai những điều đáng xấu hổ hoặc làm hoen ố danh tiếng của Đảng. Giờ đây, Tập Cận Bình không đi theo lối mòn cũ, mà dường như muốn đoạn tuyệt với nạn tham nhũng do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã dung dưỡng, khiến cho nó ngày càng lan rộng khắp cả nước. Và cuối cùng là hạ bệ Giang Trạch Dân.
"Thật là bi kịch”
Mỗi tập phim dài 40 phút của bộ phim tài liệu mới “Vĩnh viễn tại lộ thượng” kể về hàng chục quan chức bị thanh trừng đều phải thú nhận về thói tham lam vô độ, lạm dụng chức vụ, cùng với những tệ nạn và lối sống xa xỉ của họ.
Một trong những trường hợp cùng cực nhất chính là trường hợp của Chu Bản Thuận (Zhou Benshun) nguyên là quan chức cấp cao làm việc tại Hà Bắc – môt tỉnh nằm về phía bắc của Trung Quốc. Chu sống trong một căn nhà 2 tầng, khoảng 800 mét vuông với 16 phòng ngủ. Ông đã trả hàng trăm ngàn đô la tiền lương cho 2 đầu bếp và 2 vú em – trong đó có một người được giao nhiệm vụ chăm sóc thú cưng. Con trai của Chu thường xuyên nhận hàng triệu đô la tiền “vay” từ các doanh nhân địa phương mà không trả lại.
Ông Lý Xuân Thành (Li Chuncheng) – cựu lãnh đạo của thành phố Thành Đô, nằm ở phía tây nam Trung Quốc – lại có một màn diễn đầy cảm xúc khi thú nhận tội lỗi trước các khán giả truyền hình.
“Tôi đã mắc sai lầm”, ông Lý thú tội trong lúc tháo cặp kính ra và úp mặt trong tiếng khóc nức nở: “Tôi đã phản bội lại niềm tin của Đảng và nhân dân… Tôi đã đến gần đoạn kết của sự nghiệp, gần đến tuổi nghỉ hưu rồi nhưng giờ đây tôi lại có kết cục như thế này. Thật là bi kịch”.
Vào tháng 10 năm 2015, Lý Xuân Thành đã bị kết án 13 năm tù vì tội nhận hối lộ gần 6 triệu USD.
Cơ quan chống tham nhũng và cơ quan ngôn luận của nhà nước là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã hợp tác sản xuất bộ phim tài liệu này. Và khi xuất hiện ở hầu hết những cảnh quay có trong phim, ông Tập Cận Bình luôn được miêu tả như một nhân vật liêm khiết tiết kiệm, với lối sống khiêm tốn, đơn giản và hài lòng với những món ăn đạm bạc. Lực lượng cảnh sát nội bộ của ĐCSTQ thì rao giảng về tầm quan trọng của việc thi hành kỷ luật trong đội ngũ quan chức, còn các học giả thì truy về nguồn gốc của chính phủ trong sạch qua những lời dạy của Khổng Tử cũng như của Hoàng đế Thái Tông thời nhà Đường.
Bộ phim tài liệu “Vĩnh viễn tại lộ thượng” đã thu hút rất đông lượng khán giả xem truyền hình cũng như số người tham gia bình luận. Tập cuối cùng vừa được phát sóng, thì 3 ngày sau, đoạn video clip trên trang web này đã thu hút khoảng 15 triệu lượt xem. Đồng thời, trang web riêng của bộ phim cũng đã thu hút 110 triệu lượt truy cập và hơn 50.000 nhận xét, dựa theo thông tin của tờ báo Beijing Times – một ấn phẩm bán chính thức của Trung Quốc.
Quảng cáo cho mục đích chính trị
Nhà phân tích chính trị Li Tianxiao nói rằng, bộ phim tài liệu này có 3 chức năng chủ yếu: Giúp cho người dân Trung Quốc nắm rõ về các quan chức tham nhũng; “vừa hăm dọa vừa đề phòng” các quan chức Trung Quốc đang tại vị và đã nghỉ hưu nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân; và củng cố vị thế của Tập Cận Bình trước thềm hội nghị chính trị vừa kết thúc gần đây.
Hầu hết các quan chức tham nhũng đều có mối liên hệ với Giang, bao gồm Chu Bản Thuận và Lý Xuân Thành, và kể cả những quan chức “bất khả xâm phạm” một thời, như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Và bộ phim này cũng muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng cho những ai vẫn còn ủng hộ Giang Trạch Dân rằng, không khí chính trị hiện nay là gió đã đổi chiều.
Con đường không phải do mình chọn
Một số nhà bình luận Trung Quốc ở hải ngoại chỉ trích bộ phim tài liệu này đã mô tả các quan chức tham nhũng một cách quá trong sạch. Trong một bài viết đăng trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Hoa, cô He Qinglian, một tác giả và là nhà kinh tế Trung Quốc nổi tiếng, đã viết rằng “ăn uống vô độ thậm chí còn không được coi là hành vi tham nhũng trong thời Giang Trạch Dân”, và rằng Vạn Khánh Lương (Wan Qingliang) – cựu Bí thư Quảng Châu – khét tiếng vì lối sống trụy lạc của mình chứ không phải vì thói nhậu nhẹt.
Tuy nhiên, việc bộ phim tài liệu “Vĩnh viễn tại lộ thượng” công chiếu những lời thú tội cũng như đi sâu vào chi tiết tham nhũng của các quan chức cũng đủ làm cho ĐCSTQ mất đi thể diện của mình, đây là điều mà các nhà lãnh đạo Đảng thường tỏ ra rất quan ngại. Trải qua gần 2 thập kỷ Giang Trạch Dân cai trị Trung Quốc, hầu như chưa bao giờ có bất kỳ quan chức tham nhũng cấp cao nào bị công bố trên các phương tiện truyền thông.
“Tín hiệu mà Tập Cận Bình đưa ra thì rất rõ ràng”, Li Tianxiao nói: “Cho dù hình tượng và lợi ích của Đảng có bị ảnh hưởng đi chăng nữa, thì những kẻ phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm”.
Li cho rằng Tập Cận Bình đã sẵn sàng hy sinh danh tiếng của Đảng để buộc tội Giang và chấm dứt nền kinh tế có sự móc nối giữa doanh nghiệp với quan chức chính phủ, cũng như những sự vi phạm nhân quyền do Giang gây ra.
“Tình hình chính trị hiện nay sẽ có những chuyển biến rất nhanh chóng”, Li kết luận.