Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Căng thẳng Việt-Trung do Bắc Kinh ngang ngược về dầu khí Biển Đông

Một nguồn tin ẩn danh nói với trang mạng quốc phòng Jane’s vào ngày 20/6, là Phạm Trường Long bỏ ngang chuyến đi do các viên chức Việt Nam bác bỏ yêu cầu tạm dừng thăm dò dầu lửa và khí đốt trong phạm vi đường lưỡi bò.

Vị trí của các lô 118 và 136 so với đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông. Địa điểm đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014 cũng được ghi chú. CSIS
Theo quan điểm của Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối thăm dò dầu khí ở lô 118 và lô 136 không chỉ là vô căn cứ mà còn gây phản cảm. Các lô này không nằm trong khu vực tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa, mà chỉ vì đường lưỡi bò ảo mà cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rộng rãi đều không thể chấp nhận được.

Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ nhiệm Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã lên lịch đi thăm Hà Nội hai ngày từ 18 đến 19/06/2017, rồi gặp gỡ bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch nhân sự kiện giao lưu quốc phòng cấp cao biên giới Việt-Trung từ ngày 20 đến 22/06/2017. Nhưng có điều gì đó không ổn đã xảy ra, vì ông Phạm Trường Long đã bất ngờ rời Hà Nội hôm 18/6 sau khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và bộ trưởng Ngô Xuân Lịch.

Hai ngày sau, bộ Quốc Phòng Trung Quốc loan báo việc hủy bỏ sự kiện giao lưu quốc phòng biên giới, với « lý do liên quan đến sắp xếp lịch làm việc ». Sự thật dường như là căng thẳng đang âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội sắp bùng nổ - Việt Nam vốn tỏ ra nghi hoặc hơn Philippines trước các động thái khuyến dụ gần đây của Trung Quốc. Theo tác giả Murray Hiebert, phó giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), thì đó là do bất đồng về việc thăm dò dầu khí.

Một nguồn tin ẩn danh nói với trang mạng quốc phòng Jane’s vào ngày 20/6, là Phạm Trường Long bỏ ngang chuyến đi do các viên chức Việt Nam bác bỏ yêu cầu tạm dừng thăm dò dầu lửa và khí đốt trong phạm vi đường 9 đoạn, tức đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý vạch ra trên Biển Đông. Ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc cho rằng cuộc gặp bị hủy bỏ vì « Bắc Kinh coi như Việt Nam không giữ lời hứa là không thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông ». Hai lô 118 và 136 dường như là trung tâm của bất đồng.

Đọc thêm: Sự cố Việt-Trung : Biển Đông chẳng bao giờ yên tĩnh

Hồi tháng Giêng, tập đoàn ExxonMobil loan báo kế hoạch khai thác trữ lượng khí đốt ở bờ biển miền trung Việt Nam. Dự án mỏ « Cá Voi Xanh » nằm ở lô 118 cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 100 km, có một phần nhỏ chồng lấn với đường lưỡi bò Trung Quốc. Bắc Kinh yêu sách « quyền lịch sử » đối với toàn bộ trữ lượng dầu khí nằm trong đường 9 đoạn này, bất chấp việc Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016 đã ra phán quyết khẳng định đòi hỏi này là vô căn cứ. Tác giả Hiebert cho biết địa điểm mà Exxon dự định khoan dầu nằm gần đường lưỡi bò, cách khoảng 10 hải lý, nhưng vẫn ở phía ngoài đường ranh tự vạch của Bắc Kinh.

Tất nhiên trữ lượng khí đốt không cần biết đến biên giới, và việc khoan thăm dò của Exxon có thể bị Bắc Kinh coi là đụng chạm đến khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn nằm giáp với đường lưỡi bò. Đây cũng là khu vực lòng chảo mà Bắc Kinh đã cho kéo giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 (Haiyang Shiyou 981) đến vào năm 2014, gây ra cuộc khủng hoảng lớn kéo dài cả tháng trời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Điều quan trọng cần ghi nhận theo chuyên gia Murray Hiebert, là dù lô 118 nằm chồng lên đường lưỡi bò, chắc chắn là lô này thuộc về phía Việt Nam trong bất kỳ việc phân định thềm lục địa nào trong tương lai.

Việc thăm dò của tập đoàn Exxon ở lô 118 có vẻ đã chọc giận Bắc Kinh, nhưng ngòi nổ gần hơn cho cuộc xung đột là kế hoạch của Việt Nam nhằm thăm dò trữ lượng dầu khí tại lô 136, ở xa hơn về phía nam. Lô này nằm tại bãi cạn Tư Chính (Vanguard Bank), một thực thể chìm vốn là trở ngại trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong suốt 30 năm qua, được cho là có trữ lượng dầu có thể thương mại hóa.

Bãi cạn Tư Chính nằm cách xa tất cả các đảo nhỏ và rạn san hô tranh chấp, nhưng Bắc Kinh tiếp tục yêu sách chủ quyền, dựa trên đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý. Năm 1992, Trung Quốc bán lại quyền khai thác dầu khí tại một lô rất lớn, bao gồm cả bãi cạn Tư Chính, cho một công ty Mỹ nhỏ hơn là Crestone Energy. Hợp đồng khổng lồ này chồng chéo với lô 136 của Việt Nam, hiện đang do công ty Repsol Exploration của Tây Ban Nha quản lý.

Từ khi nắm được lô này hai năm về trước, nằm trong khuôn khổ việc mua lại công ty Úc Talisman Energy, Repsol vẫn giám sát khu vực để chuẩn bị cho công tác thăm dò dầu khí. Theo lời đồn đãi, thì Hà Nội đã thông qua một kế hoạch để công ty sớm tiến hành khoan thăm dò, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Không biết có phải là một sự trùng hợp hay không, ông Phạm Trường Long cùng với phái đoàn của ông đã đến Tây Ban Nha ngay trước chuyến thăm Việt Nam.

Cả Repsol lẫn Hà Nội đều không đưa ra tuyên bố chính thức. Nhưng một chiếc tàu Việt Nam không rõ tên hiệu, dường như đã được điều đến tuần tra ở lô 136 ngay sau khi ông Phạm rời Hà Nội. Theo các dữ liệu của Windward, một công ty chuyên phân tích số liệu và rủi ro hàng hải, thì chiếc tàu đã đến khu vực này vào buổi sáng ngày 19/6 theo giờ địa phương, và đã hoạt động theo kiểu đi điều tra hoặc tuần tra.

Căng thẳng cũng được thể hiện trong bối cảnh Việt Nam đang có những bước đi nhằm siết chặt hơn quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản, chắc chắn là sẽ làm Trung Quốc bực tức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thăm Nhà Trắng hồi tháng Năm, và sau đó Washington đã chuyển giao một chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Vào thời gian cuối của chuyến viếng thăm, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đưa ra thông cáo chung, loan báo rằng Việt Nam hoan nghênh một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ lần đầu tiên thăm vịnh Cam Ranh, vốn là cảng nước sâu được quân đội Mỹ khai thác trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trước đây.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng thỏa thuận tăng cường chia sẻ tin tức tình báo. « Chúng tôi sẽ không chia sẻ thông tin quân sự về tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Trung Đông đâu » - một viên chức Việt Nam nói đùa, ngụ ý rằng các thông tin san sẻ là thuộc lãnh vực phòng bị hàng hải trên Biển Đông. Việt Nam cũng quan tâm đến việc mua thêm các thiết bị quốc phòng của Mỹ, một điều đã trở thành khả thi sau khi Washington dỡ bỏ cấm vận vũ khí cách đây một năm. Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch cũng dự kiến đi thăm Washington lần đầu tiên để gặp gỡ tướng James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trong những tháng tới, có thể là vào tháng Tám.

Rất nhanh sau chuyến công du Washington, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến ngay Tokyo. Theo một thông cáo chung, Việt Nam và Nhật Bản đã thỏa thuận về quan hệ « đối tác chiến lược rộng rãi » và tăng cường hợp tác trong lãnh vực quốc phòng cũng như an ninh. Tokyo cam kết viện trợ trên 900 triệu đô la cho Hà Nội trong nhiều dự án khác nhau, trong đó có cả các hoạt động tuần duyên và cung cấp sáu tàu tuần tra. Chẳng bao lâu sau chuyến viếng thăm này, Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành tập dượt chung giữa tuần duyên hai nước, tập trung vào việc chống đánh cá bất hợp pháp – và có vẻ đã làm cho Bắc Kinh cay cú.

Theo quan điểm của Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối thăm dò dầu khí ở lô 118 và lô 136 không chỉ là vô căn cứ mà còn gây phản cảm. Các lô này không nằm trong khu vực tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa, mà chỉ vì đường lưỡi bò ảo mà cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rộng rãi đều không thể chấp nhận được.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục khai thác dầu khí ở cửa vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa chiếm được của Việt Nam bằng vũ lực năm 1974. Hôm 16/6, ngay trước khi Phạm Trường Long đến Hà Nội, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 lại được kéo đến phía nam đảo Hải Nam. Theo một thông báo của Cục Hải Sự Trung Quốc (China Maritime Safety Administration), giàn khoan này sẽ hoạt động tại khu vực cho đến ngày 15/9.

Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 lần này đặt ở vị trí đường trung tuyến giữa bờ biển hai nước, ở phía Trung Quốc ; và trong khi việc phân ranh về mặt kỹ thuật vẫn đang bị treo lại, thì địa điểm này vẫn thuộc Trung Quốc. Còn các lô 118 và 136 tuy rõ ràng thuộc về Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại đòi Hà Nội phải rút ra. Theo chuyên gia Murray Hiebert, kiểu cách xử sự ngang ngược này làm các lãnh đạo Việt Nam hết sức bực tức.

Thụy My



(RFI)

ÔNG VŨ XUÂN SÁNG-GĐ SỞ KH-ĐT CHỦ NGÔI BIỆT THỰ HOÀNH TRÁNG CÓ TÍN HIỆU SẮP BỊ " NHẬP KHO" ?; Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái: 'Tôi cũng đang là đối tượng điều tra'

Công an triệu tập ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái

Ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Yên Bái, người liên quan đến vụ án ông Lê Duy Phong - Trưởng ban Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam, cho biết, đã bị Công an Yên Bái triệu tập nhiềuÔng Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Yên Bái tại trụ sở làm việc sáng 30.6 /// Ảnh: Thái Sơn lần.

Sáng nay 30.6, phóng viên Thanh Niên đã có cuộc gặp với ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái để tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến việc ông Lê Duy Phong - Trưởng ban Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam bị bắt, đã khai ông Sáng đưa cho 200 triệu đồng để bỏ qua các sai phạm.
Ông Sáng cho hay từ nhiều ngày nay, bản thân ông và gia đình rất mệt mỏi vì những thông tin trên báo chí, mạng xã hội: “Tôi ngồi với các anh đây nhưng có thể một chút nữa thì sẽ bị cơ quan công an gọi lên không biết chừng, bởi tôi đang là đối tượng bị điều tra trong vụ án”.
Trong buổi tiếp xúc, ông Sáng cho rằng ngôi nhà của ông tại thành phố Yên Bái là rất bình thường, không phải là “biệt phủ”; để mua đất, xây cất ông và gia đình đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
PV Thanh Niên đặt câu hỏi, nếu không có sai phạm gì tại sao ông phải đưa khoản tiền lớn cho nhà báo, ông Sáng không trả lời trực tiếp mà nói: "Tôi chỉ dám nói đến thế thôi, đây là yêu cầu của cơ quan công an". Ông Sáng cũng cho biết rất nóng lòng được cơ quan công an làm rõ sự thật trắng đen.
Trước đó hôm 28.6, tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2017 của Bộ Công an, trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), cho biết đã nhận được báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Yên Bái về việc Công an thành phố Yên Bái bắt giữ phóng viên Duy Phong ngày 22.6.
Theo báo cáo của Công an tỉnh Yên Bái, ngày 16.6, phóng viên Lê Duy Phong đã đến Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh này, nêu một số vi phạm của Sở và yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu đồng để bỏ qua các sai phạm, không đăng tải các thông tin lên báo.
Sau đề nghị của Phong, ông Sáng không đủ tiền nên đã chuyển cho Phong 100 triệu đồng trước, sau đó chuyển tiếp 100 triệu còn lại.
Đến trưa 22.6, khi Phong đang nhận tiền của một doanh nghiệp trên địa bàn phường Nguyễn Thái Học (TP.Yên Bái) thì bị cơ quan công an bắt quả tang. "Sau khi bị bắt giữ, Phong đã thừa nhận việc nhận tiền của Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái. Hành vi phạm tội của Phong đã hoàn thành", trung tướng Tuyến cho hay.
Về việc Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái đưa tiền cho Lê Duy Phong có bị xem xét về hành vi đưa hối lộ hay không, trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết, việc này đang xem xét, nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý. 
Thái Sơn - Lê Quân

Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái: 'Tôi cũng đang là đối tượng điều tra'

30/06/2017 09:51 GMT+7
TTO - Ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Yên Bái, thừa nhận bản thân ông cũng là người mà cơ quan công an đang điều tra trong vụ nhà báo Lê Duy Phong.

Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái: 'Tôi cũng đang là đối tượng điều tra'
Ông Vũ Xuân Sáng đang trao đổi với PV báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Thân Hoàng
Sáng 30-6, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Vũ Xuân Sáng tại phòng làm việc của ông để làm rõ hơn những thông tin liên quan đến việc ông đưa 200 triệu đồng cho nhà báo Lê Duy Phong, trưởng Ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
* Vừa rồi Bộ Công an họp báo có thông tin sự việc nhà báo Duy Phong đã nhận của ông 200 triệu đồng trước khi bị bắt. Là người trong cuộc, xin ông cho biết sự việc?
- Như thông tin chính thức được công bố, tôi bây giờ cũng đang là người bị điều tra. Vụ án này đang trong quá tình điều tra, cơ quan công an liên tục triệu tập tôi. Có thể ngay sau đây tôi cũng phải đến cơ quan công an để trình báo, làm việc nên rất mong thông cảm, chưa thể cung cấp thông tin chi tiết.
Ông Vũ Xuân Sáng trao đổi với báo chí sáng 30-6 - Clip: THÂN HOÀNG
* Trước khi xảy ra vụ việc nhà báo Duy Phong bị bắt, ông từng làm việc với ông Duy Phong lần nào chưa?
- Mọi thông tin cũng đã có trên báo rồi. Nói chung thông tin này cũng ảnh hưởng đến quá trình điều tra, đây cũng là yêu cầu của cơ quan công an nên những cuộc gặp hay là không gặp thì trong hồ sơ cơ quan điều tra đã có hết rồi.
Các anh hết sức thông cảm. Bây giờ tôi đang là đối tượng cơ quan công an điều tra.
* Dư luận đang thắc mắc ông có sai phạm gì trong công việc hay không mà phải đưa số tiền lớn như vậy, hay chỉ liên quan chuyện nhà cửa?
- Nhà báo Duy Phong đến làm việc không liên quan gì đến công việc của tôi tại Sở Kế hoạch đầu tư. Đó là những việc liên quan đến nhà cửa.
Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái: 'Tôi cũng đang là đối tượng điều tra'
Khu dinh thự của gia đình ông Sáng - Ảnh: Thân Hoàng
* Dư luận rất quan tâm và đặt ra vấn đề hành vi của ông có phải đưa hối lộ?
- Đó chính là nội dung quan trọng nhất cơ quan công an đang làm.
* Ông là người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan, người đứng đầu một sở thì vẫn có thể đưa ra ý kiến cá nhân để bảo vệ uy tín, danh dự cá nhân và gia đình ông?
- Các bạn chia sẻ tôi rất thông cảm, nhưng nội dung này tôi chưa được quyền cung cấp.
* Cuộc sống gia đình, công việc của ông có bị ảnh hưởng gì không sau những việc vừa rồi?
- Ảnh hưởng rất lớn đến tôi và người thân. Tôi rất muốn khi có thông tin thật sự, muốn mọi việc được làm rõ ràng thì báo chí hãy đưa tin.
Theo tìm hiểu, kết quả điều tra ban đầu, khoảng đầu tháng 6, nhà báo Duy Phong lên Yên Bái điều tra, viết bài về biệt phủ của gia đình giám đốc Sở TN-MT tỉnh và biệt phủ nghi của giám đốc Công an tỉnh.
Thời điểm này, một số báo cũng đăng bài về dinh thự đồ sộ của ông Vũ Xuân Sáng và đặt vấn đề với mức lương công chức nhà nước hiện nay thì ông khó có thể sở hữu khối tài sản lớn như vậy.
Ngày 16-6, khi đang ở Yên Bái, nhà báo Duy Phong đã liên lạc và đến gặp ông Sáng để tìm hiểu những thông tin liên quan đến dinh thự này. Sau khi làm việc, nhà báo Duy Phong đã đồng ý nhận của ông Sáng 200 triệu đồng và không viết bài.
Liên quan đến hành vi đưa tiền của ông Sáng, cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh.
Triệu tập thêm nhà báo
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ngoài việc triệu tập ông Vũ Xuân Sáng, cơ quan điều tra Công an Yên Bái đã triệu tập một số phóng viên để làm rõ những vấn đề liên quan trong vụ Lê Duy Phong.
Được biết trong ngày 29-6, Công an TP Yên Bái đã làm việc với một phóng viên của báo điện tử Giáo dục Việt Nam về những nội dung, quá trình mà trước đó phóng viên này lên Yên Bái để tìm hiểu thông tin về khu dinh thực của nhà ông Sáng.
Tuy nhiên đến nay Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chưa đăng bài viết nào về dinh thự này. Theo giải thích của lãnh đạo báo điện tử Giáo dục Việt Nam không đăng bài là do vấn đề này nhỏ.
THÂN HOÀNG

Nhiều bằng chứng khẳng định ông Cao Toàn Mỹ và VNG phản bội Tổ quốc!


Bị hại Cao Toàn Mỹ ngày 27/6 tại tòa. Ảnh: VnExpress


Đại gia Cao Toàn Mỹ hiện được nhiều người biết đến qua vụ kiện tụng “tình – tiền” mãi chưa có hồi kết với cô hoa hậu Phương Nga, nhưng ít ai biết rằng ông Mỹ từng là một trong những người sáng lập công ty CP VNG (VNG Corp) chuyên phân phối phần mềm và các trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử…, là chủ nhân của mạng xã hội phổ biến Zing me, Zalo. Đáng chú ý, VNG từng dính nghi vấn đã bị công ty công nghệ lớn của Trung Quốc là Tencent thâu tóm và toàn bộ quyền điều hành, quản lý VNG đã nhượng lại cho công ty TQ. Mặc dù thông tin này đã cũ nhưng cho đến thời điểm hiện tại, việc VNG có hỗ trợ TQ thôn tính và theo dõi toàn bộ người dùng Internet Việt hay không vẫn là dấu chấm hỏi lớn?

Sản phẩm ZIng của VNG toàn chữ tượng hình của nhân vật Trung Quốc
VNG là của Trung Quốc?

Thông tin này xuất phát từ một bài viết trên tinhte.vn xuất hiện vào tháng 07/2012. Theo người này thì “VNG đã bị Tencent thâu tóm, TGĐ VNG là Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần và sắp rời khỏi công ty” và “Do luật quy định không quá 50% do vậy Tencent trên giấy tờ hiện đang sở hữu 49% zing, thực chất những người nội bộ của zing đều biết Tencent hiện nắm hơn 70% cổ phần và đã nắm quyền chi phối và điều hành toàn bộ hoạt động của zing”. Chưa biết độ xác tín của thông tin này tới đâu, con số 70% là thật hay giả, nhưng bài viết sẽ phân tích chứng minh khả năng Tencent thâu tóm VNG là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tin đồn này xuất hiện từ đâu? Đó là từ mối quan hệ thân thiết giữa VNG – Tencent. Theo báo cáo tài chính năm 2011 của VNG thì Tencent được chú ý là cổ đông lớn của VNG, trong đó có hai người thuộc Tencent là thành viên HĐQT của VNG: Lau Chi Ping Martin (chủ tịch ủy ban đầu tư của Tencent Holdings) và ông Johnny Shen Hao. Tuy nhiên, khi vụ việc bị phanh phui vào năm 2012, VNG lại xoa dịu dư luận khi xác nhận “VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam” và ém nhẹm số cổ phần mà Tencent và các cổ đông khác đang nắm giữ. VNG những tưởng câu trả lời trên sẽ xóa sạch mọi nghi ngờ từ dư luận, nào ngờ chính sự bất nhất giữa các thông tin báo cáo và phát ngôn của mình, VNG tự chứng tỏ mình chỉ là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, “đuổi cọp cửa trước rước beo cửa sau”.

Khi rơi vào bước đường cùng, VNG tự nghĩ ra kế sách cho rằng mình đang bị “đối thủ trong ngành lật đổ”. Tuy nhiên, lật lại thông tin từ phía Tencent, mọi chuyện có vẻ “đúng như lời đồn”. Theo báo cáo tài chính của Tencent năm 2011, thì công ty này nắm 31,25% cổ phần tại một công ty game online ở Đông Nam Á. Mặc dù không chỉ đích danh nhưng khả năng số phần trăm đầu tư này là vào VNG, vì năm 2008 Tencent đề cập việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam, mà VNG là công ty duy nhất Tencent đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG. Như vậy, 31,25% quyền sở hữu mà Tencent nói đến chính là VNG.

Tencent được chú ý là cổ đông lớn của VNG
Johnny Shen Hao –  thành viên HĐQT của VNG cũng là nhân viên của Tencent
Đó là trên mặt giấy tờ, báo cáo tài chính do công ty đề ra, việc Tencent trên thực tế đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG thì không thể xác thực được. Tuy nhiên, con số 31,25% mà Tencent đưa ra chắc chắn nhỏ hơn 49% vì công ty VNG là công ty đại chúng và theo luật thì công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần. Nhưng, điều này không có nghĩa Tencent không thể thâu tóm VNG. Trong trường hợp VNG hủy tư cách công ty đại chúng, thì đối tác nước ngoài là TQ hoàn toàn có thể sở hữu trên 49% cổ phiếu VNG và VNG chính thức nằm gọn trong tay người TQ!

Nhiều bằng chứng khẳng định “VNG phản bội Tổ quốc”

VNG khi mới thành lập năm 2004 có tên gọi chính thức là VinaGame, nhưng không hiểu sao tới 2008 lại đổi thương hiệu thành VNG Corp (trùng hợp với thời gian Tencent thông báo mua 20,2% vốn của 1 công ty internet tại Việt Nam). Có hay chăng việc đổi tên là nhằm xác định VNG không còn là công ty Vina – Việt Nam nữa, mà đã thuộc công ty khác?

Bên cạnh đó, game do VNG sản xuất toàn bộ được mua lại từ Trung Quốc, thậm chí trong game vẫn xuất hiện đầy chữ tượng hình của nước này, trong đó có game Võ Lâm Truyền Kỳ rất được ưa chuộng tại Việt Nam thời điểm đó.

Chưa hết, ứng dụng Zing do VNG sản xuất được cho là bản Việt hóa lại từ ứng dụng QQ của Tencent. Giống về cả hình thức, giao diện, Zing thậm chí còn cấm các thành viên sử dụng hai từ “Hoàng Sa”, “Trường Sa”. Liệu đây chỉ là sự trùng hợp như VNG giải thích là do “bộ lọc” đã được cài đặt từ trước? Nếu thật sự không liên quan đến chính trị, tại sao Zing lại lọc đúng những “từ nhạy cảm” này mà bỏ qua vô số những từ chính trị khác? Mục đích sau cùng là gì? Phải chăng bộ lọc của Zing cũng tương tự bộ lọc đã được cài đặt sẵn cho QQ trước đó, để tránh người dùng TQ lẫn Việt Nam bàn luận về vấn đề trên Biển Đông?

Mp3.zing.vn gõ từ khóa “Gần lắm Trường Sa” tên bài hát do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, thì thấy phần bình luận về Trường Sa, Hoàng Sa đã bị mã hóa bằng dấu “***”.
Rõ ràng, VNG vốn dĩ không thuần Việt như công ty này quảng bá khi mà không chỉ người quản lý là người TQ, mà đến đội ngũ nhân viên đa phần cũng là người TQ và người Việt gốc Hoa. Việc lãnh đạo VNG dễ dàng để cho một công ty TQ nắm số cổ phần lớn như vậy, cùng với việc dễ dàng sử dụng hệ thống hạ tầng TQ khiến người ta lo ngại về một thỏa thuận ngầm song phương, liệu hàng trục triệu người dùng Việt có bị bán đứng hay không?

Zalo cũng là một dịch vụ tích hợp xuất phát từ Zing. Hiện nay ứng dụng nhắn tin này đang được sử dụng phổ biến và hiện đã đạt mốc 70 triệu người dùng. Thử tưởng tượng, nếu VNG thực sự bị Trung Quốc thâu tóm, chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu Tencent nắm quyền kiểm soát Zing, cũng là Zalo thì rõ ràng Tencent đã kiểm soát toàn bộ người dùng, tức con số 70 triệu. Đồng nghĩa với việc 70 triệu user Việt có thể đã bị công ty Trung Quốc theo dõi và nắm mọi hoạt động từ giao tiếp, giải trí, vị trí,… và được chính quyền TQ sử dụng để thu thập thông tin, bí mật quốc gia phục vụ cho âm mưu phá hoại kinh tế và xâm lược Việt Nam?

Có hay không việc khối tài sản khủng của ông Cao Toàn Mỹ có được là nhờ âm thầm chuyển nhượng VNG cho TQ với giá hời? Phải chăng Tencent đã có những ưu đãi lớn dành cho các lãnh đạo VNG để một công ty “từng thuần Việt” sẵn sàng bán đứng đồng bào cho kẻ địch luôn chừng chực nuốt chửng quốc gia? Nếu thực sự giữa VNG và công ty TQ có thỏa thuận ngầm, vậy VNG cho phép TQ thăm dò những thông gì? Phải chăng những thông tin đó đã dẫn tới hàng loạt hành động “xâm lược” trên biển lẫn trên cạn của TQ hiện nay: TQ ngang nhiên đưa giàn khoan tiến sâu vào Biển Đông, doanh nghiệp TQ đang dần thâu tóm các công ty Việt, nông sản Việt lao đao vì thương lái Trung Quốc,… khiến cho tình hình an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng rối loạn những năm vừa qua?

Nguồn: Tinhte.vn / Techz

(Blue)

Vũ Ngọc Hoàng - Muốn có tự do thì phải có dân chủ về chính trị và kinh tế

Lời bàn của La Quán Cơm:
SẼ CÓ NGÀY V.N.H SẼ BỊ KHÉP VÀO ĐIỀU 79 VÀ 88 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐẤY...BỚI V.N.H VIẾT NHƯ '"PHẢN ĐỘNG"...
 MUỐN DÂN CHỦ VỀ CHÍNH TRỊ THÌ PHẢI ĐA NGUYÊN VỀ CHÍNH TRỊ TỨC PHẢI... ĐA ĐẢNG, KHÔNG ĐỘC TÔN, ĐỘC TÀI 1 ĐẢNG ?! MỖI KHI CÒN ĐỘC TÔN CHÂN LÝ THÌ DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ LÀ BÁNH VẼ, LÀ CỦA BỐ THÌ ĐẤY ÔNG V.N.H CHẮC HIỂU L.Q.C?
TS. Vũ Ngọc Hoàng
Trong tình hình hiện nay, tôi nghĩ, báo chí của ta cần lành mạnh, và dân chủ hơn. Đó là hai vấn đề rất quan trọng.

Những năm qua, báo chí đã có nhiều đóng góp và tiến bộ đáng kể, không thể phủ nhận. Đã cung cấp kịp thời và khá đầy đủ cho nhân dân cả nước thông tin về các chủ trương của Đảng, Nhà nước và tình hình các mặt của đời sống xã hội, những tiến bộ về khoa học công nghệ, kể cả những vấn đề nổi cộm của tình hình quốc tế. Rất nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã được báo chí phát hiện và đấu tranh, nhiều hơn hẳn so với sự phát hiện của các cơ quan chức năng và trong sinh hoạt Đảng.

Bản thân việc chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” là sự dũng cảm đáng phát huy của những người làm báo. Người cầm bút là chiến sĩ, là dũng sĩ chiến đấu để chống cái xấu và cái ác. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” - đó là lời thơ Nguyễn Đình Chiểu mà mỗi khi đọc lại ta cảm thấy vang lên hào khí non sông. Nếu báo chí không chiến đấu chống các tiêu cực thì xã hội sẽ mất sức đề kháng, “bệnh tật” tràn lan, văn hóa suy đồi, dân tộc suy giảm sức sống. Thời gian qua báo chí đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống tiêu cực, tuy nhiên, vẫn là chưa đủ trong tình hình thoái hóa như hiện nay. Cần phải tiếp tục đưa ra ánh sáng nhiều vụ tham nhũng, “lợi ích nhóm” nữa, tức là dân tộc đang cần sức đề kháng mạnh hơn nữa từ cơ thể xã hội.

Phải truy tìm đến tận cùng trách nhiệm của những người quản lý, nhất là khi họ đã nhúng tay vào tham nhũng, chỉ ra các nguyên nhân từ giáo dục nhân cách đến quản lý, cơ chế, thể chế; và đặc biệt là chỉ ra cách khắc phục. Không chỉ dừng lại ở phát hiện mà còn góp phần chẩn đoán và chữa trị. Cộng đồng báo chí cần có trách nhiệm cao đối với đồng nghiệp, cùng nhau bảo vệ những người làm báo chân chính, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực và họ đã bị kẻ xấu trả đũa, kể cả dùng vũ lực, hành hung, trù dập, đe dọa. Khi trong xã hội có nhiều “nhóm lợi ích” có tiền và có quyền, họ bao che cho nhau, cùng phối hợp hành động phi pháp và đối phó với các nhân tố tích cực, kể cả việc dùng bạo lực và quyền lực để chống lại sự đấu tranh của xã hội, nếu những người làm báo chân chính không liên hiệp lại để chiến đấu thì hạn chế sức mạnh trong đấu tranh. “Cách mạng phải biết tự bảo vệ mình” - đó là lời của một nhà chính trị nổi tiếng đã nói.

Rất tiếc là trong thời gian qua, bên cạnh phần đông những người làm báo có trách nhiệm với xã hội, thì lại có một bộ phận khác, không ít, những người làm báo đã tham gia vào các “nhóm lợi ích” tiêu cực, liên minh với quỷ dữ. Họ đánh bóng, bao che cho bên tiêu cực cùng “nhóm lợi ích”, đưa các thông tin không đúng, làm cho phải-trái, trắng-đen lẫn lộn, rời bỏ thiên chức bảo vệ chân lý, gây hại cho cộng đồng xã hội và làm ảnh hưởng uy tín của những người làm báo. Trong tình hình hiện tại, tham nhũng, “lợi ích nhóm” khá nhiều, đạo đức xã hội đang có nhiều mặt suy đồi đến mức báo động, hơn lúc nào hết, đất nước đang cần những nhà báo chân chính, chứ không phải những bồi bút vì tiền. Để góp phần lành mạnh hóa xã hội, đất nước rất cần sự lành mạnh của báo chí.

Nếu báo chí không chiến đấu chống các tiêu cực thì xã hội sẽ mất sức đề kháng, “bệnh tật” tràn lan, văn hóa suy đồi, dân tộc suy giảm sức sống. 

 Ngoài chức năng cung cấp thông tin, báo chí còn một chức năng rất lớn và quan trọng nữa là làm văn hóa. Góp phần chống lại cái xấu và cái ác, phát hiện và tôn vinh cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sáng tạo, làm lan tỏa các giá trị nhân văn, đưa đến công chúng các giá trị và kiến thức khoa học, thúc đẩy sự phát triển của con người và tiến bộ xã hội. Đó là những công việc thuộc chức năng văn hóa của báo chí.

Theo nghĩa đó, mỗi cơ quan báo chí phải là một trung tâm văn hóa, nơi mà hằng ngày từ đó lan truyền ra xã hội những thông tin để khai hóa văn minh, thúc đẩy tiến bộ, tạo ra sự phát triển của con người. Lâu nay báo chí đã có làm, nhưng vẫn cần phải làm tốt, sâu và nhiều hơn nữa. Văn hóa là giá trị Người. Là tính người, chất người. Làm văn hóa là xây dựng con người-những con người trung thực, chân chính, nhân ái, tự do, độc lập tư duy và không ngừng sáng tạo. Những nhà báo chân chính thực hiện chức năng văn hóa không chỉ là thư ký của cuộc sống và thời đại, mà còn là những kỹ sư tâm hồn, nhà khoa học và người làm giáo dục.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là công việc rất quan trọng để lành mạnh hóa xã hội, đồng thời cũng là để góp phần trực tiếp làm trong sạch bộ máy cầm quyền. Chẳng có một quốc gia nào có thể phát triển lành mạnh và bền vững nếu như có một bộ máy cầm quyền không trong sạch. Rất đáng trân trọng những người lãnh đạo giữ được sự trong sạch, liêm khiết của bản thân, nhưng quan trọng hơn nữa phải là năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách có hiệu quả. Vài năm nay, tập thể Bộ Chính trị khóa XII và một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã rất cố gắng chỉ đạo có kết quả bước đầu cuộc đấu tranh chống tham nhũng đầy gian khổ.

Tuy nhiên, muốn có kết quả cơ bản và vững chắc thì cần phải có sự tham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần phải tiếp tục mở rộng “đối tượng” phản ánh, chú ý hơn nữa phần trách nhiệm của cán bộ có quyền lực và những vấn đề mà lâu nay hay gọi là “nhạy cảm”. Mấy năm trước, tôi đã có lần thưa tại một hội nghị báo chí và trên mặt báo rằng, ta xác định những vấn đề “nhạy cảm” là để xông vào chứ không phải để né tránh, bởi các vấn đề đó là sự đòi hỏi bức xúc của cuộc sống đang cần có câu trả lời.

“Lợi ích nhóm” và các “nhóm lợi ích” là nguy cơ lớn nhất đang làm tha hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ của hệ thống chính trị, từ đó lan ra làm tha hóa đạo đức xã hội, suy đồi văn hóa. Giải pháp hàng đầu thuộc về kiểm soát quyền lực, trong đó có trách nhiệm rất quan trọng của “quyền lực thứ tư”, cộng đồng báo chí và dư luận xã hội trực tiếp tham gia kiểm soát quyền lực. Vì vậy, truy cứu trách nhiệm của những người có quyền lực là việc không thể không làm. Chừng nào còn né tránh vấn đề này thì chừng ấy việc kiểm soát quyền lực chưa đạt yêu cầu tối thiểu.

Báo chí chính thống không cung cấp được  thông tin thì mạng xã hội sẽ đáp ứng. Ảnh TL
Thời gian qua, báo chí cũng đã nêu khá nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhưng người đọc vẫn thấy còn né tránh, chưa đi đến cùng việc truy cứu trách nhiệm. Cứ đụng đến cán bộ lãnh đạo cao hơn thì né tránh, mặc dù các vị lãnh đạo đất nước vẫn nói “không có vùng cấm”. Không ít việc chưa được minh bạch thông tin. Tổng biên tập báo đã nhận được chỉ đạo đưa tin hay không đưa tin, đưa tin thì giới hạn đến đâu. Có hay không tình trạng ấy?

Gần đây nhất là chuyện ở xã Đồng Tâm. Những ngày ấy trên mặt báo rất ít thông tin. Chẳng lẽ hàng trăm tờ báo như vậy mà không đủ năng lực nắm và cung cấp thông tin đối với một việc ồn ào đến mức gần như cả nước ai cũng biết, và báo nước ngoài cũng biết. Hàng ngày mọi người phải tìm đọc thông tin trên mạng xã hội. Báo chí chính thống không đưa tin thì đồng nghĩa với việc bàn giao cho mạng xã hội. Nhân dân cần thông tin, báo chí chính thống không cung cấp được thì mạng xã hội đáp ứng. Ngày nay nhiều người đã gọi mạng xã hội là “quyền lực thứ năm” rồi. Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây nhất, “quyền lực thứ năm” còn mạnh hơn “quyền lực thứ tư”. Sự thật không có gì phải giấu, mà thời nay chẳng giấu được ai nếu như họ muốn biết, quan trọng là cách tiếp cận đúng, với góc nhìn toàn diện và nhân văn.

 "Tự do báo chí là việc không thể từ chối... Muốn có tự do thì phải có dân chủ về chính trị và kinh tế. Báo chí Việt Nam cần phải tham gia tích cực và chủ động vào sự nghiệp vinh quang là đem lại dân chủ và tự do cho con người. Báo chí cách mạng càng phải vậy. Và điều đó cũng là thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh."
Một dân tộc chỉ có thể phát triển và văn minh khi từng con người và cả một cộng đồng phát triển. Đem lại và tạo ra sự phát triển của con người là công việc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử ở mọi thời đại. Việc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của con người là tự do và giáo dục. Tự do chẳng những đem lại hạnh phúc mà còn tạo ra môi trường sáng tạo để giải phóng năng lực cho con người phát triển.

Tự do cũng tạo ra tư duy độc lập để con người đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình được giáo dục và tự đào tạo. Giáo dục hiện đại là giáo dục tạo ra những con người tự do biết nắm lấy các quy luật tất yếu và có trách nhiệm đầy đủ với xã hội. Trong nhiều thứ tự do thì tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thuộc vào loại trước tiên và quan trọng hàng đầu.

Theo đó, tự do báo chí là việc không thể từ chối. Hồ Chí Minh từng nói, nước độc lập mà dân không được tự do và hạnh phúc thì độc lập cũng chưa có ý nghĩa gì. Tự do đi đôi với bình đẳng. Mọi người, dù ở các cương vị xã hội khác nhau, dù là nguyên thủ quốc gia hay một công dân bình thường, đều phải được bình đẳng về quyền tự do. Mọi người cần được biết về quyền tự do của mình và không xâm phạm tự do của người khác. Muốn có tự do thì phải có dân chủ về chính trị và kinh tế. Báo chí Việt Nam cần phải tham gia tích cực và chủ động vào sự nghiệp vinh quang là đem lại dân chủ và tự do cho con người. Báo chí cách mạng càng phải vậy. Và điều đó cũng là thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tại sao người này lại có quyền không cho người khác phát biểu theo quan điểm độc lập và chính kiến riêng của họ? Văn hóa và tư tưởng có đặc tính đa dạng, và sự đa dạng ấy rất cần thiết cho đời sống xã hội, như sự đa dạng sinh học cần cho thế giới tự nhiên. Tất nhiên là không thể loạn ngôn. Mọi sự vu cáo, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, tự do cá nhân và đời tư, kể cả đối với người lãnh đạo hay người bình thường, đều phải được xử phạt nghiêm minh. Đó cũng là dân chủ, cũng là tự do. Tự do và tất yếu. Dân chủ và tự do là những vấn đề thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó mới là chủ nghĩa xã hội chân chính. Mọi sự mất dân chủ, không tôn trọng tự do của con người và chế độ toàn trị là đi ngược với mong ước thiêng liêng của con người trong mọi thời đại, xa lạ với chủ nghĩa xã hội và trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tôi nghĩ lúc này cần nhấn mạnh yêu cầu lành mạnh và dân chủ hơn của báo chí, cho báo chí. 

Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương)



(Người Đô Thị)

MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẠCH HÓA VỀ NHÀ, ĐẤT, TÀI SẢN VÀ TIỀN CỦA ÔNG PHẠM SĨ QUÝ-GĐ SỞ TN-MT YÊN BÁI; Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái: 'Nếu làm sai, tôi sẽ từ chức' Yêu cầu Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái giải trình khoản vay 20 tỷ đồng; Muốn vay ngân hàng 20 tỷ đồng phải đáp ứng điều kiện gì?

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Phạm Sỹ quý
Cục Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ đã chính thức có quyết định vào thanh tra về những thông tin liên quan tới tài sản, biệt phủ của ông Phạm Sĩ Quý-GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.
Qua thông tin báo chí lấy từ nguồn Sở TN-MT và do ông Phạm Sĩ Quý cung cấp thông qua hình thứ trả lời phỏng vấn, xin nêu một số vấn đề yêu cầu Đoàn thanh tra của Cục phòng chống tham nhũng cần đi sâu kiểm tra và có kết luận cụ thể:
A/ Về tài sản đất ở của gia đình ông Phạm Sĩ Quý
Căn cứ theo Mục 2, chương II, Điều 7 của Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ban hành ngày 17/9/2014 quy định:
1. Hạn mức giao đất ở mới tại các phường
a) Đối với các thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có tên trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định là không quá 250 m2;
b) Đối với các thửa đất tại các vị trí còn lại là không quá 300 m2…”
Theo thông tin báo chí thì ông Phạm Sĩ Quý đã được cấp Giấy chứng nhận đất ở tại 3 vị trí ở phường Minh Tân của thành phố Yên Bái:
“- Theo bản kê khai tài sản của ông Quý đã được công bố công khai từ tháng 1-2017, gia đình ông Quý sở hữu một ngôi nhà tại tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ông Quý cũng kê khai có sở hữu một nhà tạm diện tích xây dựng 150m2, giá trị 200 triệu đồng đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ngoài ra ông còn sở hữu mảnh đất 1.000m2 trị giá 500 triệu đồng tại tổ 51 phường Minh Tân, TP Yên Bái đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trang trai diện tích 2ha giá trị 1 tỷ đồng…”
Thông tin mà báo Tuổi trẻ đưa theo Bản kê khai không chi tiết, lý ra phải cụ thể: Ngôi nhà ở 51 phường Minh Tân có tổng diện tích xây dựng 600 m2 này nằm trên lô đất được cấp quyền sử dụng đất ở là bao nhiêu m2 ?
Điều này cũng xảy ra tương tự với ngôi nhà thứ 2 có diện tích xây dựng 150 m2 ?
Như vậy, nếu bản kê khai tài sản với Sở Tài nguyên Môi trường ông Phạm Sĩ Quý đã khai như vậy; ông Quý đã không kê khai theo đúng quy định của Chính phủ. Vì theo quy định, là quan chức, ngoài việc kê khai nhà, ông Phạm Sĩ Quý phải chịu trách nhiệm kê khai số đất ở đang được cấp quyền sử dụng ?
Phải chăng Sở TN-MT đã sai khi yêu cầu ông Phạm Sĩ Quý làm thủ tục kê khai hay do ông Phạm Sĩ Quý cố tình lờ đi khi trả lời báo chí…Trong khi ông Quý là Giám đốc cái Sở quản lý chuyên ngành này ?
Người viết bài này không ở Yên Bái nên không rõ vị trí của 2 ngôi nhà và một biệt phủ của ông Phạm Sĩ Quý nằm ở khu vực phường Minh Tân thuộc khung định mức được giao đất ở là bao nhiêu ? Nhưng căn cứ vào Mục 2 Điều 7, thì  ông Phạm Sĩ Quý chỉ được cấp hạn mức quyền sử dụng đất ở từ 250-300 m2 đất ở ?
Nếu số đất ở trong các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất ở của gia đình ông Phạm Sĩ Quý vượt hạn mức trên là vi phạm Quyết định 16 tức là vi phạm Luật Đất đai. Vì Quyết định 16 được BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2014/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI của UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI…”
Về 2 ngôi nhà mà ông Phạm Sĩ Quý kê khai không chi tiết về diện tích đất và hình ảnh khu nhà nên không rõ lắm; còn khu biệt phủ qua hình ảnh báo chí đưa thì chắc chắn diện tích xây dựng nhà ở vượt diện tích 300 m2 ?
Không rõ trong giấy phép xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cấp cho gia đình ông Phạm Sĩ Quý cụ thể thế nào, bằng mắt thường thì riêng khu biệt phủ này đã vi phạm Quyết định 16 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái…
Những điều này Đoàn thanh tra của Cục Phòng chống tham những phải chịu trách nhiệm thanh tra làm rõ  mấy điểm sau đây:
Thứ nhất: Ông Phạm Sĩ Quý phải chịu trách nhiệm giải trình với Đoàn thanh tra của Cục Phòng chống tham những những khuất tất về số diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở vượt hạn mức do Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái quy định trong Quyết định 16 ?
Thứ 2: Với mức lương, thu nhập của ông Phạm Sĩ Quý, Đoàn thanh tra phải có trách nhiệm yêu cầu ông Phạm Sĩ Quý bạch hóa nguồn tiền để xây dựng và mua được 4 ngôi nhà và 1 ôtô…?
Nếu ông Phạm Sĩ Quý giải trình theo hướng: do tài sản của vợ kinh doanh thì lợi nhuận kinh doanh này phải được thể hiện qua báo cáo quyết toàn thuế hàng quý, hàng năm của cái công ty do bà vợ đăng ký? Khó tin một người buôn thúng bán bưng có thể tích tụ được những khoản lãi làm nên 1 biệt phủ và 4 căn nhà ?
Nếu vợ ông Phạm Sĩ Quý kinh doanh có lợi nhuận cao, có tiền mua đất xây nhà mà lại lờ các thủ tục kê khai quyết toán thuế thì đây là hành động buôn lậu, trốn thuế ?
Tấm gương khởi nghiệp của ông P.S.Q: Đi đánh giầy để xây biệt phủ  ?
( Bạn nào thạo photoshop chỉnh hộ ảnh này )
Còn như ông Quý nói do việc ông từng gia nhập đội quân đóng dày, đánh giày ở Hà Nội từ thời sinh viên, rồi thì tiền do nuôi cá, trồng cây cảnh thì khó tin có thể tịch lũy được vài chục triệu đừng nói đến trăm triệu ? ( Trả lời PV http://tuoitre.vn)
Thứ 3: ông Phạm Sĩ Quý giải trình là số tiền xây nhà mua đất là do vay mượn trong đó có vay ngân hàng 20 tỷ VNĐ ?
Loại trừ khoản vay theo kiểu tín chấp của người thân, đối với khoản vay ngân hàng 20 tỷ VNĐ thì theo quy định của Điều 12 của Quyết định số 217/QĐ-NH1 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký ngày ngày 17 tháng 8 năm 1996: để vay được khoản tiền 20 tỷ trên, vợ chồng ông Phạm Sĩ Quý phải có một khối lượng tài sản thế chấp tối thiểu trên 30 tỷ VNĐ…
Thực ra các ngân hàng thương mại hiện nay mới chỉ dám cho khách hàng vay một lượng tiền bằng 1/3 giá trị tài sản thế chấp thề mà nợ xấu còn đùn ra hàng trăm ngàn tỷ không giải được ?
Chả nhẽ ông Phạm Sĩ Quý thế chấp bằng cái ghế Giám đốc Sở TN-MT…Điều khuất tất này Đoàn thanh tra phải có trách nhiệm làm sáng tỏ ?!
Tóm lại, giải trình kiểu ông Quý là tự mình đẩy mình vào tình thế: Tiến thì mắc núi mà lùi thì mắc đầm lầy khó thoát lưới pháp luật. Trừ trường hợp Đoàn thanh tra của Cục Phòng chống tham nhũng à uôm, gà mờ về nghiệp vụ hoặc thông đồng để giải thoát cho ông Phạm Sĩ Quý…thì may ra ông Quý thoát…

B. Kiến nghị:
-1.Đoàn thanh tra Cục Phòng chống tham nhũng sau khi thanh tra nếu phát hiện số lượng m2 đất ở được cấp cho gia đình ông Phạm Sĩ Quý vượt mức được quy định tại Quyết định 16 của UBND tỉnh Yên Bái thì phải yêu cầu cơ quan ký cấp giấy chứng nhận hủy, thu hồi giấy chứng nhận đã cấp vượt định mức;
-2/ Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của ông Phạm Sĩ Quý với cương vị GĐ Sở TN-MT là sở quản lý về đất đai mà người đứng đầu lại vị phạm pháp luật về đất đai…lại có các vi phạm kể trên…
Hiện nay, thị trường nhà đất loạn lên là do bởi sự đầu cơ của những quan chức như P.S.Q; Những người dân bình thường tích cóp cả đời mua 1 căn nhà đủ ở thì thôi...Chính do bởi sự làm loạn của đám quan chức đầu trộm đuôi cướp nên người dân bình thường khi mua nhà phải cắn răng gánh chịu giá ảo...
-3/ Làm rõ khoản tiền 20 tỷ VNĐ vay ngân hàng của ông Phạm Sĩ Quý đã thông tin với báo Tuổi trẻ: Ngân hàng nào đã vi phạm Quyết định 217 về việc thế chấp cho vay hay ông Phạm Sĩ Quý còn có một nguồn tài sản lớn trên 30 tỷ VNĐ nhưng đã không chịu kê khai với chính quyền như đã khai với báo Tuổi trẻ ?
Qua trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ cho thấy tín hiệu ông Phạm Sĩ Quý đã tính tới bỏ ghế, bỏ chức mà chạy lấy người…chước chuồn được đúc kết trong binh pháp Tôn tử…

P.V.Đ.


Thanh tra Chính phủ sẽ làm rõ việc ông Quý vay 20 tỉ làm nhà

30/06/2017 11:01 GMT+7
TTO - Ông Phạm Trọng Đạt, cục trưởng Cục chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ, khẳng định sẽ yêu cầu ông Phạm Sỹ Quý giải trình và làm rõ thông tin vay ngân hàng 20 tỉ đồng để xây dựng biệt phủ.
Thanh tra Chính phủ sẽ làm rõ việc ông Quý vay 20 tỉ làm nhà
Khuôn viên khu biệt phủ gồm biệt thự, nhà thờ, hồ nước, bể bơi, cầu dây văng và sân vận động - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 30-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Trọng Đạt cho biết đã nắm được thông tin ông Quý nói vay 20 tỉ đồng để xây tổ hợp khu biệt thự, trang trại. Theo ông Đạt, đây là thông tin quan trọng mà đoàn thanh tra sẽ tập trung làm rõ.
“Xác minh việc này không khó vì vay ngân hàng thì phải có giấy tờ, số liệu lưu trong hồ sơ. Đoàn thanh tra sẽ làm việc với các bên liên quan để làm rõ thông tin này”, ông Đạt nói.
Cũng theo ông Đạt, trong quá trình thanh tra nguồn gốc tài sản của ông Quý, đoàn sẽ yêu cầu cung cấp hồ sơ vay 20 tỉ đồng, sau đó làm việc với ngân hàng để tìm hiểu quá trình làm thủ tục vay, mục đích vay, tài sản thế chấp, phương án trả nợ…
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cũng cho biết nếu ông Phạm Sỹ Quý vay số tiền 20 tỉ đồng này trong thời điểm phải kê khai tài sản thì theo quy định, ông Quý cũng phải kê khai trong mục số tiền tăng lên.
Bên cạnh đó, hàng năm ông Quý trả lãi số tiền này như nào thì cũng phải kê khai trong mục số tiền giảm đi.
Về số tài sản "khủng" gồm nhiều nhà đất, ôtô mà ông Quý đang sở hữu, ông Phạm Trọng Đạt cho biết số tài sản này đã được khai trong bảng kê khai tài sản của cán bộ. Đoàn thanh tra cũng đã thu thập tài liệu và sẽ làm rõ nguồn gốc tài sản cũng như việc kê khai của ông Quý có minh bạch hay không.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Quý cho biết để có tiền chuyển đổi 13.000m2 đất rừng sang đất ở và xây tổ hợp khu biệt thự, trang trại thì ông phải vay ngân hàng, bạn bè gần 20 tỉ đồng cũng như tích cóp tiền của cả một quá trình làm nhiều nghề khác nhau.
THÂN HOÀNG


Yêu cầu Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái giải trình khoản vay 20 tỷ đồng

Dân trí Trao đổi với PV Dân trí sáng 30/6, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) khẳng định sẽ yêu cầu ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Yên Bái giải trình về khoản vay ngân hàng 20 tỷ đồng để xây dựng khu dinh thự “khủng”.
 >> Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái nói vay 20 tỷ đồng, tích cóp từ thời trẻ xây dinh thự

Ông Phạm Sỹ Quý trao đổi với báo chí chiều 29/6 (Ảnh: D.H)
Ông Phạm Sỹ Quý trao đổi với báo chí chiều 29/6 (Ảnh: D.H)
PV Dân trí đặt câu hỏi: “Trong bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2016, ông Phạm Sỹ Quý khẳng định không có “các khoản nợ 50 triệu đồng trở lên” nhưng trả lời báo chí chiều 29/6, ông Quý lại cho biết gia đình ông đã vay ngân hàng 20 tỷ đồng để làm khu dinh thự hoành tráng thì có phải dấu hiệu thiếu trung thực trong kê khai tài sản?”.
Ông Phạm Trọng Đạt khẳng định đoàn thanh tra sẽ yêu cầu ông Phạm Sỹ Quý giải trình rõ khoản vay rất lớn này. Từ đó đối chiếu với các bản kê khai tài sản trước đây của ông Quý thì mới đủ cơ sở đưa ra nhận định ông Quý có thiếu trung thực hay không.
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Phạm Sỹ Quý cho biết gia đình mình đã vay ngân hàng gần 20 tỷ đồng, mượn của nhiều anh em bạn bè để xây dựng khu dinh thự trên mảnh đất rộng hơn 13.000 m2.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái còn cho rằng dinh thự khủng là kết quả của cả một quá trình lam lũ đi làm từ thời trẻ của ông, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề.
Cụ thể ông Quý cho biết thời thanh niên từng đi buôn chổi đót, lá chít từ Yên Bái xuống Hà Nội; rồi làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ, mở xưởng đóng giày...
Khu dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý.
Khu dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý.
Trong bản kê khai tài sản năm 2016, ông Quý cho biết đang sở hữu nhà thứ nhất tại Tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600 m2. Nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) rộng trên 130 m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ngoài ra, gia đình ông Quý có nhà tạm diện tích xây dựng 150 m2, giá trị 200 triệu đồng; sở hữu mảnh đất 1.000 m2 trị giá 500 triệu đồng; trang trại diện tích 2 ha giá trị 1 tỷ đồng và đang sử dụng một ô tô Camry.
Ông Phạm Sỹ Quý kê khai, tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đây là thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016.
Theo kế hoạch, ông Phạm Sỹ Quý sẽ phải giải trình toàn bộ nguồn gốc hình thành tài sản với đoàn thanh tra của Cục Chống tham nhũng, do ông Phạm Trọng Đạt làm trưởng đoàn.
Thế Kha

Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái: 'Nếu làm sai, tôi sẽ từ chức'

Ông Phạm Sỹ Quý giải thích tiền xây quần thể biệt thự, trang trại... do gia đình huy động từ nhiều nguồn, trong đó vay ngân hàng gần 20 tỷ.

Chiều 29/6, phóng viên VnExpress đã phỏng vấn ông Phạm Sĩ Quý xung quanh khối tài sản của gia đình đang bị các cơ quan chức năng thanh tra, xem xét tính hợp pháp.
-  Vợ chồng ông đều là cán bộ nhà nước nhưng gia đình có khối tài sản lớn gồm quần thể biệt thự, trang trại... trong khu đất 13.000 m2 tại phường Minh Tân (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái). Ông lý giải thế nào về việc này?
- Gia đình tôi phải tích lũy kinh tế trong thời gian dài. Mọi người đừng nhìn hình ảnh tài sản của ngày hôm nay mà hãy hiểu cả quá trình. Tôi từng làm nhiều nghề từ nấu rượu, làm bánh kẹo, ủ giá đỗ... Năm thứ ba đại học, tôi đã chung vốn với bạn mở xưởng đóng giày ở Ngã Tư Sở (Hà Nội). Tuy nhiên để đầu tư số tiền lớn vào các công trình, tôi phải vay nhiều nguồn, trong đó gần 20 tỷ đồng từ ngân hàng với giấy tờ, hợp đồng rõ ràng. 
Khi tôi mua, đất đai ở đó không hề đắt, không phải là "khu đất vàng". Tại Yên Bái có những chỗ đất đồi ngay khu vực trung tâm mà chỉ có 50-70 triệu đồng một ha.
Ông dùng khoản tiền lớn vay ngân hàng vào công trình gì?
- Gia đình tôi đầu tư vào trang trại, nuôi cá, gà lợn, làm vườn hoa công nghệ cao, trồng địa lan. Cá năm nay mất giá, chứ cuối năm ngoái bán được giá cao. 
Chúng tôi đã trả ngân hàng được một phần tiền, tuy nhiên không đáng kể.
giam-doc-so-tai-nguyen-yen-bai-neu-lam-sai-toi-se-tu-chuc
Ông Phạm Sỹ Quý: "Tôi không thể nói mình sai hoàn toàn hay đúng hoàn toàn".
- Ông giải thích thế nào khi có ý kiến cho rằng là lãnh đạo Sở Tài nguyên nên thửa đất gia đình ông đang sử dụng mới được chuyển đổi từ đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 6 quyết định chuyển đổi được ký trong một ngày?
- Bây giờ tôi giải thích thì sẽ bị cho rằng không khách quan. Thanh tra Chính phủ đang làm rõ việc này, sẽ xác minh vì sao gia đình tôi được chuyển đổi và việc đó đúng hay sai. 
Ở nông thôn thì nhiều thửa đất ban đầu không phải là đất ở, nó có thể được chuyển đổi từ đất rừng, đất nông nghiệp sang. Mỗi loại đều có hồ sơ, được cấp sổ đỏ riêng do cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ cả quá trình, sau đó mới ký duyệt. Vấn đề ở đây là chuyển đổi đúng quy trình.
Tôi là người trong ngành Tài nguyên Môi trường, nếu mà sự việc chuyển đổi đất đai không đúng quy định, chắc là tôi sẽ từ chức.
Thửa đất này được xây dựng nhiều hạng mục như khu tham quan, du lịch hơn là chỗ ở đơn thuần. Vì sao ông đầu tư quy mô lớn như vậy và thậm chí phải vay ngân hàng?
- Tôi không kinh doanh gì ở đó cả. Ở Yên Bái đã có công viên nào cho bà con chơi chung đâu, cũng chưa có nhiều nơi để người dân tập luyện thể thao, vì thế tôi xây dựng để phục vụ việc này và những mục đích khác. 
Khi có kết luận thanh tra, tôi bị xác định có sai phạm thì sẵn sàng chịu kỷ luật, tùy theo mức độ. Nếu sai trong phạm vi vẫn có thể sửa chữa, tôi xin được tiếp thu, khắc phục. Dư luận xã hội cũng là bài học cho tôi. Bây giờ tôi rất trăn trở và suy nghĩ.
Gia đình ông đang sở hữu những tài sản nào?
Chúng tôi có thửa đất ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái và các công trình như trên đã đề cập. Tôi cũng có căn hộ ở khu chung cư Mandarin Garden (quận Cầu Giấy, Hà Nội), một xe ôtô...
Công bố quyết định thanh tra tài sản của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên.
Ông Phạm Sỹ Quý là em bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái. Ngày 27/6, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra nội dung liên quan thông tin về tài sản, đất đai của gia đình ông Quý.
Theo cơ quan chức năng, khối tài sản gồm quần thể biệt thự, trang trại... trong khu đất 13.000 m2 tại phường Minh Tân đứng tên bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý).
Ngày 29/6, UBND tỉnh Yên Bái khẳng định cam kết chấp hành nghiêm mọi yêu cầu của đoàn thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt và pháp luật về thanh tra.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Đoàn thanh tra, gồm việc báo cáo, cung cấp thông tin, giải trình... Các sở, ban, ngành cử người có thẩm quyền làm việc với Đoàn thanh tra. Thanh tra tỉnh là đầu mối thường trực, giúp việc theo yêu cầu của đoàn thanh tra.
Bá Đô - Giang Huy

Muốn vay ngân hàng 20 tỷ đồng phải đáp ứng điều kiện gì?

Zing  1 đăng lại 2 liên quan
Một cán bộ công chức Nhà nước vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng, lãi và gốc thanh toán hàng tháng sẽ là bao nhiêu và vị cán bộ này sẽ phải đáp ứng điều kiện gì để được giải ngân.

Dư luận những ngày gần đây đang rất quan tâm tới việc một cán bộ công chức Nhà nước tại tỉnh Yên Bái cho biết đã phải vay 20 tỷ đồng từ ngân hàng để xây nhà trên khu đất đồi của diện tích 13.000 m2.
Nhiều người cho rằng với lương, thu nhập của một cán bộ công chức Nhà nước khó có thể đáp ứng được khoản lãi và gốc phải trả hàng tháng đối với khoảng dư nợ 20 tỷ đồng. Thậm chí, điều kiện để một cá nhân có thể được giải ngân 20 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại cũng rất khó khăn.
Vay tín chấp 20 tỷ đồng, thu nhập phải 3-5 tỷ đồng/tháng
Chuyên gia tài chính phân tích, theo quy định tại các ngân hàng thương mại hiện nay, một cá nhân có thể vay ngân hàng qua 2 hình thức là vay tín chấp và vay thế chấp.
Đối với hình thức vay tín chấp, người vay làm công chức Nhà nước phải có mức lương từ 5 triệu đồng/tháng trở lên, mức lãi suất tín chấp dao động trong khoảng 0,7-1%/tháng. Tuy nhiên với hình thức này số dư nợ được phép vay sẽ phụ thuộc vào mức lương và thu nhập hàng tháng.
Người muốn vay tín chấp 10 triệu đồng phải có mức thu nhập dao động 20-30 triệu đồng mỗi tháng. Đối với khoản vay 20 tỷ đồng, dòng tiền thu nhập mỗi tháng phải dao động trong khoảng 3-5 tỷ đồng/tháng.
Vay thế chấp, mỗi ngày phải trả 11 triệu đồng trong 10 năm
Đối với hình thức vay thế chấp, người vay có thể thế chấp nhà đất hoặc ôtô và người vay phải đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khoản dư nợ sẽ được giải ngân theo thẩm định giá trị khối tài sản thế chấp. Trung bình tại các ngân hàng hiện nay giá trị giải ngân dao động trong khoảng 50-90% giá trị tài sản thế chấp.
Trao đổi với Zing.vn, cán bộ quản lý nợ tại một ngân hàng TMCP lớn cho biết để một cá nhân là công chức Nhà nước được giải ngân 20 tỷ đồng tại ngân hàng thì bắt buộc phải có tài sản thế chấp.
Muon vay ngan hang 20 ty dong phai dap ung dieu kien gi? - Anh 1
Tính toán lãi và gốc người vay phải trả trong năm đầu tiên với khoản vay 20 tỷ đồng trong 10 năm và lãi suất 10%/năm. Đồ họa: Quang Thắng.
Với tỷ lệ giải ngân trên tài sản thế chấp tại các ngân hàng thương mại hiện nay 50-90% giá trị tài sản, khối tài sản thế chấp này bắt buộc phải có giá trị từ 22 đến 40 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mức lãi suất cho vay cá nhân tại một số ngân hàng hiện dao động trong khoảng 10-13%/năm.
Nếu vay trong vòng 10 năm, số tiền gốc phải trả mỗi tháng của người này lên tới 166,7 triệu đồng, cộng với khoản lãi 166,7 triệu đồng nếu lãi suất cho vay 10%/năm.
Tổng cộng cả lãi và gốc phải trả trung bình trong những tháng đầu vào khoảng 333,3 triệu đồng, tương đương mỗi ngày cá nhân này sẽ phải thanh toán hơn 11 triệu đồng tiền ngân hàng.
Nếu khoản vay có hạn mức 20 năm, tiền gốc phải trả hàng tháng 83,3 triệu đồng, lãi phải trả hàng tháng trong năm đầu tiên khoảng 195,4 triệu đồng. Tổng cộng trong năm đầu tiên số tiền người vay phải thanh toán hàng tháng là 275 triệu đồng, tương đương 9 triệu đồng/ngày.
Trả lời báo chí ngày 29/6, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái cho biết ông phải vay ngân hàng 20 tỷ đồng để xây biệt phủ và trang trại.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho biết Thanh tra Chính phủ sẽ yêu cầu giải trình khoản vay 20 tỷ để xây biệt thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý.
“Nguồn gốc tài sản họ (gia đình ông Quý) giải trình như thế nào phải có cơ sở, vay ngân hàng cũng phải có cơ sở, thuộc trách nhiệm phải giải trình” ông Đạt nói.
Quang Thắng