Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

CNXH đã phá nát đất nước tôi ra sao?

Blog_BrazilSocialist_GO

Liệu Bernie Sanders có nói đúng không? Có phải những người sống dưới CNXH có khá giả hơn không? Brazil là một trường hợp lý tưởng để nghiên cứu. Felipe Moura Brasil, một phóng viên và nhà bình luận cho tạp chí Veja, giải thích đất nước của anh ta đã bị tàn phá ra sao dưới CNXH.

 Nhiều thanh niên Mỹ trông như bị lôi cuốn vào CNXH. Họ đã ủng hộ Bernie Sanders với số lượng lớn trong những cuộc bầu cử sơ bộ trong cuộc đua tổng thống 2016. Họ đã lên tiếng chống lại Chủ Nghĩa Tư Bản trên các khuôn viên trường đại học của họ. Họ mặc áo thun có hình Che Guevara để cho người ta thấy lý tưởng CNXH của họ. Tôi biết rất nhiều về CNXH. Tôi sống ở Rio de Janeiro và tôi làm việc khắp nơi ở Brazil với tư cách là một phóng viên cho một tạp chí được ưa chuộng.

Trong đầu thập niên 2000, nền kinh tế Brazil đang phát triển nhanh chóng. Chính phủ đã ban hành những cải cách kinh tế và tiền tệ và đa dạng những cổ phần trong những công ty nhà nước, đưa cho giới tư nhân nhiều chỗ để kinh doanh hơn. Lạm phát – vốn là một vấn đề kinh niên ở Brazil – đã được giảm đáng kể. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót tiền vào đất nước, nóng lòng để nắm bắt một phần của nền kinh tế đang tăng trưởng của chúng tôi. Tương lai trông như đầy hứa hẹn.


Nhưng ngày nay, nền kinh tế của chúng tôi đang trong sự hỗn loạn, nạn thất nghiệp và khoản nợ đang ở mức khổng lồ và những chính trị gia quyền lực đang bị điều tra vì sự tham gia vào những vụ tai tiếng về gian lận và tham nhũng lớn nhất trong lịch sử đất nước. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Vào năm 2002, một chính trị gia CNXH tên Lula da Silva đã tranh cử cho chức tổng thống. Ông ta là một nhà CNXH nhưng tự vẽ mình là một nhà CNXH hiện đại và thông thái. Ông ta sẽ là một chính trị gia mà sẽ hàn gắn những sự chia rẽ của đất nước và đại đoàn kết mọi người lại. Ông ta thậm chí có một biệt danh, “Lulinha paz e amor,” vốn nghĩa là “Tiểu Lula hòa bình và tình thương” trong tiếng Bồ Đào Nha. Nhưng thông điệp cũ về nhu cầu cho sự tái phân phối thu nhập để suy giảm sự bất công vẫn còn đó.

Giới truyền thông, những giáo sư cao cáp và những người nổi tiếng đã đảm bảo với người dân Brazil rằng bằng cách chuyển tiền từ người giàu đến người nghèo, người nghèo cuối cùng có thể trở nên giàu hơn. Nhưng những người duy nhất mà thực sự trở nên giàu có hơn là Lula và những người bạn cấu kết trong giới doanh nghiệp và chính trị của ông ta. Mọi việc chỉ trở nên tồi tệ hơn dưới người kế nhiệm của ông ta, Dilma Rousseff.

Các nhà CNXH đã gia tăng chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách và nợ công. Họ gọi đó là gói kích thích kinh tế. Họ đã tăng mức lương tối thiểu và phúc lợi của các chương trình trợ cấp xã hội. Họ đã gọi đó là công lý xã hội. Họ đã gia tăng lương và mức phúc lợi về hưu của giới công chức nhà nước. Họ gọi đó là đầu tư vào tương lai. Họ đã tạo hàng ngàn việc làm trong chính phủ và những công ty nhà nước như những ân huệ cho những người bạn chính trị của họ. Và họ đã gọi đó là sự quản lý chính phủ tốt. Điều đó đã hoạt động hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. CNXH luôn hiệu quả trong giai đoạn đầu.

Nhưng chi tiêu chính phủ tiếp tục tăng và thiên đường CNXH của Lula đã tan rã, và nền kinh tế cũng sụp đổ theo nó. Kết quả: từ năm 2008 đến 2015, chi tiêu chính phủ đã tăng gần 4 lần nhanh hơn so với doanh thu thuế. Nền kinh tế đã thu hẹp 3.8 phần trăm vào năm 2015, kết quả tồi tệ nhất trong 25 năm. Cùng năm đó, một khảo sát của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy rằng nền kinh tế của Brazil là một trong những nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới. Trong 189 nước, chúng tôi xếp hạng 16 trong những nơi khó nhất để mở một doanh nghiệp, hạng 60 trong những nơi khó nhất để đăng ký tài sản, và hạng 12 trong những nơi khó nhất để đóng thuế.

Xét về mặt kinh tế và đạo đức, gần 15 năm của chính sách CNXH đã làm tổn hại Brazil vô cùng nặng nề. Chúng tôi vẫn nằm trong danh sách những nước có mức giết người và trộm cắp cao nhất thế giới, và chúng tôi xếp gần hạng bét trong các quốc gia công nghiệp về mặt giáo dục và y tế. Người Mỹ đã coi điều đó là hiển nhiên rằng họ có thể sinh ra trong một gia đình hạ lưu và đi lên trung lưu hoặc thậm chó là thượng lưu. Nhiều người Brazil đã coi việc họ không thể làm vạy là điều hiển nhiên. Nhưng cuối cùng thì vài thứ đã bắt đầu thay đổi. Có thể có lý do để hy vọng.

Ngày nay, ngày càng nhiều người Brazil thấy rằng Chủ Nghĩa Tư Bản và một chính phủ giới hạn là cách duy nhất để phát triển. Rất may mắn cho Brazil, Lula đã bị buộc tội trong vài vụ kiện cho tham nhũng, sự tham gia vào một tổ chức tội phạm, sự ảnh hưởng chính trị, rửa tiền và cản trở công lý. Rousseff đã bị buộc tội vào năm 2016 vì đã làm giảm tài chính chính phủ và sử dụng tiền bất hợp pháp từ các ngân hàng nhà nước để điều hành chính phủ.

Khủng hoảng này đã thúc đẩy chính phủ mới tạm ngưng chi tiêu liên bang, giảm vai trò của chính phủ trong các công ty nhà nước, và khuyến khích vài lực lượng lao động liên bang khổng lồ tự tan rã. Không ai biết rằng liệu những biện pháp cơ bản đó có đủ để giải cứu nền kinh tế Brazil hay không. Nói thật là, thiệt hại đã to lớn đến mức, nó có thể cần vài thập niên để đất nước có thể khôi phục lại.

Nhưng nếu chúng ta làm được vậy, thì sẽ không phải là vì CNXH đã giải cứu chúng tôi. Những thanh niên Mỹ hãy chú ý. Tôi là Felipe Moura Brasi cho Đại Học Prager.

Ku Búa theo Prager U, How Socialism Ruined My Country

(Cafe Ku Búa)

Ai ký giấy phép cho Lee & Man xả thải ra sông Hậu và Formosa xả thải ra biển Vũng Áng?

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai
Vẫn là nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai.

Giữa năm 2016, Formosa cúi đầu thừa nhận xả thải gây ra thảm hoạ biển miền Trung. Cùng thời điểm, tại Hậu Giang, người dân thấp thỏm âu lo về một Formosa thứ hai khi Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị vận hành có thể bức tử sông Hậu.

Gần một năm, sau những kiểm tra, thanh tra, Lee & Man vừa được vận hành thử nghiệm. Và đây là phản ánh của người dân khu vực gần nhà máy.

“Hằng ngày tui quét nhà ra một đống bụi than đá. Thử hỏi mình hít thở còn độc hại thế này thì làm sao không lo sợ?”.

“Một ngày chúng tôi phải hít vào cơ thể không biết bao nhiêu là mùi khác lạ, bụi than đá, mùi thối rất khó chịu phát ra từ nhà máy, tiếng ồn nhà máy 24/24 giờ... Bên cạnh còn nguồn nước sinh hoạt, chúng tôi rất lo ngại vì hiện chúng tôi dùng nước sông...”.

“Khói bụi cộng thêm mùi hôi khủng khiếp lắm. Nhà tui ngủ chịu không được, vào phòng đóng cửa lại cũng bị hôi. Đến mức ngủ phải bịt khẩu trang”

Còn đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang:

“Hậu Giang đã tổ chức đoàn kiểm tra, công ty đã thực hiện tất cả yêu cầu trước đó của Tổng cục Môi trường. Mọi thứ đều tốt”.

Từ ngày 7-3, Nhà máy Lee & Man được phép vận hành thử nghiệm trong 6 tháng. Mới chỉ hơn 20 ngày mà đã xảy ra tình trạng dân than một đằng, quan bảo vệ một nẻo. Ai là kẻ dối trá?

Giấy phép xả thải ra sông Hậu của nhà máy giấy Lee & Man do nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký vào ngày 11-12-2015. Đó cũng là ngày ông Lai ký giấy phép cho Formosa xả thải ra biển Vũng Áng, trước khi ông Lai về nghỉ hưu 20 ngày.

Sẽ còn bao nhiêu Formosa, còn bao nhiêu Lee & Man nữa trên đất nước này?

Bạch Hoàn

(FB Bạch Hoàn)

Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được cho thôi việc “thần tốc”; Xử lý nghiêm cán bộ để ‘mất’ hồ sơ gốc bà Trần Vũ Quỳnh Anh

31/03/2017 09:58

(NLĐO)- Việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm “thần tốc” khiến dư luận tại Thanh Hóa chưa hết xôn xao, thì quyết định cho thôi việc bà Quỳnh Anh cũng diễn ra “thần tốc” không kém.

Theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 30-3, UBND tỉnh này đã có thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo Sở Xây dựng, trong đó có việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Sở Xây dựng Thanh Hóa, nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng công tác
Sở Xây dựng Thanh Hóa, nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng công tác
Tuy nhiên, kết quả thanh tra đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh vẫn khiến dư luận chưa đồng tình, bởi có rất nhiều điều “bất thường” liên quan đến nữ trưởng phòng này.
Trong đó có việc bà Quỳnh Anh được cho thôi việc rất nhanh chóng. Cụ thể, ngày 20-9-2016, bà này có đơn gửi Sở Xây dựng xin nghỉ việc tự nguyện. Đến ngày 23-9, lãnh đạo Sở Xây dựng mới nhận được báo cáo của Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, ngay trong ngày 23-9, Sở Xây dựng đã liên tiếp tổ chức 2 cuộc hội nghị gồm Hội nghị cán bộ chủ chốt và Hội nghị lãnh đạo Sở Xây dựng và đồng ý cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh nghỉ việc. Quyết định nghỉ việc cũng được ký ngay trong ngày 23-9.
Việc một cán bộ sở đang nằm trong quy hoạch Phó giám đốc Sở Xây dựng giai đoạn 2015-2020 bỗng dưng có đơn xin thôi việc, sau đó được cho nghỉ việc “thần tốc” khi con đường “quan lộ” đang thênh thang khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn. Sau khi được cho thôi việc, hồ sơ gốc của bà Trần Vũ Quỳnh Anh cũng không còn lưu tại Sở Xây dựng.
Trong thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ ra nhiều sai phạm của lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015 trong việc ưu ái cho bà Quỳnh Anh từ việc bổ nhiệm "non" do chưa đúng tiêu chí, hay việc cho đi học và quy hoạch bà này vào vị trí Phó Giám đốc Sở Xây dựng.
Quyết định cho thôi việc thần tốc đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh
Quyết định cho thôi việc "thần tốc" đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh
Ngoài ra, việc xác minh khối tài sản của bà Quỳnh Anh không phát hiện ra tham nhũng, vì đến thời điểm thanh tra bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản.
Quá trình khai lí lịch đảng viên, khai phiếu đảng viên và khai phiếu bổ sung hàng năm bà Trần Vũ Quỳnh Anh ngoài kê khai lý lịch bản thân không trung thực còn vi phạm quy định không “khai hoàn cảnh kinh tế của gia đình và bản thân”.
Trước đó, như báo chí đã thông tin, sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức), đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm Kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản của sở này và đến tháng 4-2015 được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng. Chỉ 6 tháng sau, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài nhà riêng, bà Quỳnh Anh từng sở hữu nhiều bất động sản giá trị khác và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng.
Bà Quỳnh Anh là người được các trang mạng xã hội đồn đoán là “bồ nhí” của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi thông tin lan truyền, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU bác bỏ những thông tin được cho là bịa đặt, sai sự thật trên.
Tin-ảnh: Thanh Tuấn

(Chính trị) - Chánh Văn phòng UBND Thanh Hóa Ngô Hoàng Kỳ cho biết tỉnh sẽ xử lý nghiêm lãnh đạo, cán bộ Sở Xây dựng để “mất” hồ sơ gốc của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Chiều 30/3, ông Ngô Hoàng Kỳ, người phát ngôn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao đổi với Zing.vn về một số vấn đề liên quan kết quả thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa).
– Thưa ông, kết luận thanh, kiểm tra việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh khẳng định sai và quy trình cho nghỉ việc cũng rất nhanh. Điều này có gì bất thường?
– Như kết luận ban đầu đã nói rõ, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh giữ chức vụ Phó phòng, rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản khi chưa đủ các tiêu chuẩn như thời gian công tác ở lĩnh vực mình phụ trách chuyên môn nghiệp vụ ít nhất từ 3 năm trở lên; trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên; qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước.
Việc bổ nhiệm này là không đúng với quy định tại quyết định số 1138/2002 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành về quy chế bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo. Trách nhiệm trực tiếp của Giám đốc Sở Xây dựng thời kỳ (2010-2015). Ngoài ra, tập thể lãnh đạo, cán bộ sở này giai đoạn đó cũng phải chịu trách nhiệm.
Sở Xây dựng cho bà Quỳnh Anh nghỉ việc là theo nguyện vọng của cá nhân bà ấy, không có gì sai. Tuy nhiên, Giám đốc sở không báo cáo Sở Nội vụ, không thông báo công khai cho cán bộ, công chức là sai. Trách nhiệm này thuộc Giám đốc Sở Xây dựng hiện nay.
Xu ly nghiem can bo de 'mat' ho so goc ba Tran Vu Quynh Anh hinh anh 1
Ông Ngô Hoàng Kỳ trao đổi với Zing.vn chiều 30/3. Ảnh: Nguyễn Dương.
– Việc để “mất” hồ sơ cán bộ thuộc diện có chức danh, trong quy hoạch lãnh đạo, trách nhiệm này thuộc về ai và tỉnh sẽ xử lý như thế nào?
– Hồ sơ công chức gốc của bà Quỳnh Anh không còn lưu giữ ở Sở Xây dựng vì Chánh văn phòng sở này đã giao cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh khi nhận quyết định thôi việc.
Giám đốc Sở Xây dựng quản lý không chặt chẽ, để Chánh văn phòng giao hồ sơ cho bà Quỳnh Anh là không đúng quy định Thông tư 11/2012 của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức. Trách nhiệm này thuộc Giám đốc, Chánh văn phòng Sở Xây dựng hiện tại. Tỉnh Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm việc này.
– Với chức vụ phó rồi trưởng phòng tại sao bà Quỳnh Anh không kê khai tài sản? Thanh tra đã tiến hành việc này như thế nào?
– Việc kê khai tài sản lãnh đạo, cán bộ, công chức ở tỉnh Thanh Hóa nói chung, Sở Xây dựng nói riêng được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Bà Trần Vũ Quỳnh Anh chưa có hành vi tham nhũng và hiện cũng không còn là cán bộ, công chức. Vì vậy, đoàn thanh tra chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.
Trong qua trình kiểm tra, đoàn phát hiện bà Quỳnh Anh không khai hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình, có dấu hiệu vi phạm của tập thể Đảng ủy Sở Xây dựng và cá nhân bà Quỳnh Anh. Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy sẽ khẩn trương làm rõ và xử lý trách nhiệm theo quy định.
Xu ly nghiem can bo de 'mat' ho so goc ba Tran Vu Quynh Anh hinh anh 2
Sở Xây dựng Thanh Hóa – nơi bà Quỳnh Anh từng công tác. Ảnh: Nguyễn Dương.
– Tỉnh Thanh Hóa sẽ làm gì tiếp theo để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm trong quá trình bổ nhiệm bà Quỳnh Anh?
– Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân các lãnh đạo và cán bộ Sở Xây dựng theo kết luận của Thanh tra tỉnh, trên cơ sở đó kiến nghị hình thức kỷ luật nghiêm minh theo đúng quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che.
Nguyên Giám đốc Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh
Kết luận thanh tra do UBND tỉnh Thanh Hóa công bố ngày 30/3 chỉ rõ việc xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng từ năm 2010 đến năm 2015 và trong việc quản lý cán bộ năm 2016. Theo đó, các thiếu sót, vi phạm trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng thuộc trách nhiệm trực tiếp của Giám đốc Sở giai đoạn từ ngày 11/10/2010 đến 7/12/2015.
Giám đốc Sở Xây dựng thời điểm đó là ông Ngô Văn Tuấn (hiện ông Tuấn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa). Ông Tuấn trực tiếp ký các quyết định bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức vụ Phó phòng rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản chỉ trong vòng 7 tháng khi bà này chưa đủ thâm niên chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.
Tập thể lãnh đạo Sở Xây dựng thời kỳ 2010-2015, chịu trách nhiệm về các thiếu sót, vi phạm có liên quan. Trách nhiệm tham mưu trực tiếp thuộc về Chánh Văn phòng Sở Xây dựng thời kỳ 2010 – 2015 và các cán bộ, công chức có liên quan. Việc chưa báo cáo về Sở Nội vụ và không công khai việc cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh thôi việc từ ngày 23/9/2016, thuộc trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng hiện nay là ông Đào Vũ Việt.
Việc giao hồ sơ công chức (hồ sơ gốc) cho bà Quỳnh Anh khi có quyết định thôi việc, trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở Xây dựng và Chánh Văn phòng hiện nay.
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa có một phần trách nhiệm, do đã không thanh tra, kiểm tra để phát hiện sớm, kịp thời các thiếu sót, vi phạm xảy ra tại Sở Xây dựng.
(Theo Zing News)

Vụ bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh: "Trách nhiệm của GĐ Sở Xây dựng Thanh Hóa đến đâu?"

Hoàng Đan | 
Vụ bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh: "Trách nhiệm của GĐ Sở Xây dựng Thanh Hóa đến đâu?"
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Ảnh: Sở Xây dựng Thanh Hóa.

Ông Trần Quốc Thuận thấy cần làm rõ có ai đứng sau, nâng đỡ bà Quỳnh Anh. Còn bà Quốc Khánh nhận xét, trong kết luận nhiều lần nhắc việc GĐ Sở Xây dựng Thanh Hóa ký bổ nhiệm vị Trưởng phòng này.

Các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã kết luận việc bổ nhiệm, quy hoạch đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng) có nhiều sai phạm.
Theo bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, một trong các thành viên tham gia giám sát tại Thanh Hóa vào ngày 29/3 thì sai phạm trong vụ việc của bà Quỳnh Anh đã được chỉ rõ và tới đây, tỉnh cần chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm túc.
Bà Khánh cũng cho hay, trong kết luận đã nhiều lần nhắc đến việc Giám đốc sở ký quyết định bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Người ký các quyết định bổ nhiệm đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào năm 2014 là ông Ngô Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Còn Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa hiện tại là ông Đào Vũ Việt. 
"Vậy phải làm rõ trách nhiệm của Giám đốc sở Xây dựng Thanh Hóa trong việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh đến đâu. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần có chỉ đạo xử lý nghiêm túc", bà Khánh nhấn mạnh.
Bà cũng cho rằng, nếu xử lý không nghiêm, các cơ quan chức năng cấp trên sẽ có ý kiến. Nếu Ủy ban Kiểm tra tỉnh làm chưa đúng, đầy đủ thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có ý kiến.
"Nếu xử lý không thỏa mãn dư luận, chỉ rút kinh nghiệm, vụ việc sẽ lại dậy sóng. Tôi tin với những việc mà dư luận đang rất quan tâm này thì Thanh Hóa sẽ làm nghiêm túc, khách quan", bà nêu rõ.
Ủy viên TT Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho biết thêm, đoàn giám sát của Quốc hội ở tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra những vi phạm trong cải cách bộ máy hành chính, cụ thể, bộ máy trong từng bộ phận có phình ra, nhất là tại cấp Sở.
Vụ bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh: Trách nhiệm của GĐ Sở Xây dựng Thanh Hóa đến đâu? - Ảnh 1.
Bà Trần Thị Quốc Khánh
"Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Người đứng đầu tùy tiện, không chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Ngoài ra, một phần do bộ phận cán bộ làm công tác tổ chức chưa đủ năng lực, trình độ, vì thế, nhiều việc bổ nhiệm làm không đảm bảo chất lượng theo quy định
Thanh Hóa đã chỉ ra quá trình thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm. Với những sai phạm trong công tác cán bộ khiến dư luận bức xúc thời gian qua, Đoàn giám sát cũng đã nêu ý kiến đề nghị tỉnh phải báo cáo, giải trình trước công luận và cử tri cả nước", bà nói thêm.
Còn Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận cho rằng, kết luận thanh tra cần chỉ ra vấn đề cốt lõi về việc "có ai đứng đằng sau, giúp đỡ, nâng đỡ" cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh thăng tiến nhanh như vậy.
"Việc này thanh tra cần phải làm rõ để xem có vấn đề lạm quyền, để bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ đối với bà Quỳnh Anh hay không.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của người ký bổ nhiệm bà Quỳnh Anh là Giám đốc Sở cũng cần phải làm rõ và xử lý nghiêm túc.
Nhưng có một thực tế mà tôi đã từng nói là nếu tự thanh tra nội bộ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn, do đó, các cơ quan chức năng ở trung ương có thể cử cán bộ về giám sát việc thanh tra, xử lý", ông Thuận nói.
Ông Trần Quốc Thuận cũng chỉ rõ, ngoài ra, các cơ quan cũng cần làm rõ xem có dấu hiệu tham nhũng trong vụ việc của bà Quỳnh Anh hay không?
"Việc nói "bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức; vì vậy, chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản" theo tôi là nói tránh đi vì bà này có nguồn gốc là cán bộ công chức.
Do đó, ở đây cần tiếp tục làm rõ vấn đề tài sản này, xem có liên quan gì đến thời gian bà còn đang công tác tại Sở Xây dựng không", ông Thuận nói.
Ông cũng nêu rõ, đối với các tập thể, cá nhân có vi phạm liên quan đến bổ nhiệm, quy hoạch bà Quỳnh Anh đã được nêu ra trong kết luận, cần phải được xử lý nghiêm túc, nghiêm minh, không bỏ lọt và công khai với dư luận.
theo Trí Thức Trẻ

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện: “Tôi làm hì hục, chỉ có ngôi nhà 68m2” (!?) ( Tội nghiệp ông này quá ???)

LĐO XUÂN NHÀN
Nguyên Bí thư Bình Định Nguyễn Văn Thiện.
Như tin đã đưa, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về trách nhiệm của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện liên quan đến khuyết điểm, vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm một số cán bộ. Cá nhân ông Thiện hồi tháng 7.2015 còn ký văn bản hối thúc Bộ GTVT khẩn trương bán hết vốn nhà nước tại Cty CP Cảng Quy Nhơn (QNP) cho “nhà đầu tư chiến lược”.
Thương vụ quá hời trị giá 404 tỉ đồng cho quyền nắm giữ 86,23% CP để Cty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Hà Nội) sở hữu khối tài sản khổng lồ tại QNP là một trong nhiều nội dung tố cáo nhắm vào ông Thiện.
Ngày 30.3, giữa thời điểm đợt mổ xẻ trách nhiệm tập thể, cá nhân đang áp sát và Thanh tra Chính phủ sắp vào cuộc thanh tra toàn diện tiến trình cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, ông Nguyễn Văn Thiện đã có cuộc trao đổi với P.V Lao Động.
Nhận sai việc quy hoạch, bổ nhiệm Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh
Hồi cuối tháng trước, trả lời một tờ báo, ông nói mình chưa biết sai cái gì. Bây giờ, khi kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố, mọi việc có phải đã rõ ràng hơn?
Ông Nguyễn Văn Thiện: Có sai trong câu chuyện ông Nguyễn Văn Cảnh (ông Nguyễn Văn Cảnh, sinh 1977, đại biểu Quốc hội hai khóa XIII, XIV. Năm 2011, trong lần ứng cử đầu tiên, ông Cảnh đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân và là một gương mặt trẻ).
Tháng 3.2013, được tiếp nhận làm chuyên viên, là công chức không qua thi tuyển, ông Cảnh trở thành Phó Văn phòng vào tháng 7 trước khi là Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định, tháng 8.2013. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, 2016, ông Nguyễn Văn Cảnh được giới thiệu ứng cử với cơ cấu đại biểu chuyên trách ở trung ương.
Tháng 3.2017, ông có đơn và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết cho thôi nhiệm vụ Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, chú thích của tác giả). Trách nhiệm thuộc về Ban Thường vụ, về tập thể.
Do đơn tố cáo đề cập đích danh nên tên tôi và Phó Bí thư Lê Kim Toàn hay được nhắc tới. Bây giờ UBKTTW lần ra thì mới thấy sai từ cấp cơ sở, từ khâu tiếp nhận, tuyển dụng của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND. Chứ tôi là bí thư, quản lý hàng mấy chục ngàn cán bộ, sao biết hết được. Chỉ khi anh em họ đưa Cảnh vào quy hoạch phó Văn phòng thì tôi mới biết.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng đoàn Đoàn ĐBQH trình qua, Thường vụ thống nhất hết. Cảnh lên Phó Văn phòng rồi thì có “tác động” rất mạnh (ý ông Thiện muốn nói việc đưa vị Đại biểu Quốc hội trẻ tuổi ra Hà Nội). Tôi không thể nói chi tiết, chỉ biết “người ta” cũng chỉ muốn tốt cho Bình Định.
Tôi thấy Cảnh học hành bài bản, phát biểu tại Quốc hội được đánh giá cao nên đưa ra Thường vụ bàn, thống nhất cho đi. Là bởi muốn ngoài đó có con em Bình Định chứ tấm lòng Thường vụ chẳng ý tứ sâu xa chi. Phải 8, 9 tháng sau, Cảnh mới được phân công công tác mới. Lúc đó thì đã xuất hiện đơn khiếu nại. Lẽ ra khi có đơn, các cơ quan liên quan nên báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, rút quyết định lại, không cho làm Chánh Văn phòng, khi nào “trên” rút thì cho đi, đúng không? Khi sự việc trở nên lùm xùm, phát hiện sai chỗ nọ chỗ kia, chúng tôi thấy cần động viên Cảnh nên thôi, về lo cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng cha mẹ già. Trách nhiệm của tôi là vậy, trách nhiệm của người đứng đầu.
Con rể không sai, "như tờ giấy trắng" 
Đấy không phải trường hợp duy nhất. Còn một số cái tên được đơn tố cáo và cả dư luận nhắc tới. Chẳng hạn con rể của ông, Phó phòng Quy hoạch – Kế hoạch tổng hợp, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Lê Nguyễn Chí Cường?
- Để tôi nói trường hợp Chủ tịch Hội Nông dân Lê Thị Kim Mai, chị ruột Phó Bí thư Lê Kim Toàn. Hồi đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có văn bản hướng dẫn. Cô Mai làm cũng chỉ mười mấy tháng thì nghỉ, nhân sự trúng cử Tỉnh ủy sẽ lên thay.
Thống nhất hết trong Thường vụ, chứ công tác tổ chức, mình tôi thì làm được gì. Nói chú Toàn thì cũng tội, chú biết gì trong đó, cũng chỉ là một thành viên thôi mà. Còn chỗ cô em chú Toàn, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, là do bên Ủy ban đưa xuống, không trao đổi với cơ quan tiếp nhận nên họ tức. Ban Tổ chức Tỉnh ủy lại chủ quan. Từng làm chủ tịch, tôi quen điều hành kinh tế hơn là làm công tác đảng. Với mỗi cá nhân, tôi có quan tâm làm chi, gặp mặt còn không nhớ nữa là.
Về con rể mình, tôi nói thẳng. Nó học giỏi, có trình độ, thành phần gia đình cơ bản. Chính ông Phúc (nguyên Tổng giám đốc QNP Nguyễn Hữu Phúc) “giành” nhận về đấy chứ. Thấy nó giỏi ngoại ngữ, lãnh đạo Cảng bố trí cho việc liên hệ, tiếp xúc với khách nước ngoài, đi đâu cũng dẫn đi. Rồi kết nạp Đảng dưới đó, tôi đâu có biết.
Tôi chưa bao giờ gọi điện tác động này kia. Bí thư ai làm vậy. Có sai thì kiểm điểm. Đảng ủy Khối doanh nghiệp chỉ đạo tổ chức cơ sở Đảng dưới Cảng kiểm điểm. Sai là tổ chức sai chứ rể tôi hiền lành, có gì đâu, như tờ giấy trắng. Nay nói ra nói vào, tôi rất bức xúc.
Ông giải thích sao về quy hoạch 2 chức danh (trưởng phòng và lãnh đạo Sở) sau khi Lê Nguyễn Chí Cường chuyển từ Cảng về Sở Kế hoạch – Đầu tư?
- Sau này tôi có hỏi Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Thúc Đĩnh: Mấy ông làm ăn chi lạ? Ông Đĩnh mới trả lời là đã thống nhất trong lãnh đạo nhưng chưa ký quyết định bổ nhiệm phó phòng. Khi Ban Tổ chức Tỉnh ủy có văn bản trình lên xin cử bổ sung đi học lớp cao cấp lý luận chính trị năm 2014, chú Toàn tin thì ký chứ không kiểm tra. Cường được ghi chức danh sớm hơn 3 ngày. (Ông Thiện không trả lời thẳng câu hỏi P.V nêu ra).
Họ cứ đồn, cứ nói thế thôi
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện: “Tôi làm hì hục, chỉ có ngôi nhà 68m2” (!?) ảnh 1
Cảng Quy Nhơn.
Một câu chuyện rất thời sự, thưa ông, hồi tháng 7.2015, với cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông đã ký văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị khẩn trương bán phần vốn còn lại của nhà nước cho “nhà đầu tư chiến lược”. Tại sao địa phương lại nôn nóng tư nhân hóa một cơ sở hậu cần cảng biển quan trọng như cảng Quy Nhơn?
- Thông tin trên là không đầy đủ và có dụng ý. Đây là diễn tiến của một quá trình. Tháng 1.2014, Bộ GTVT có văn bản số 06, thông báo kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong đó có nội dung: Thống nhất giao Vinalines (TCty Hàng hải Việt Nam) bán số cổ phần (CP) còn lại để đạt mức 49% vốn điều lệ trong quý I/2014. (Trước đó, Quyết định số 336/QĐ-HHVN ngày 22.7.2013 của Vinalines phê duyệt phương án CPH và thoái vốn nhà nước tại QNP thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 phát hành lần đầu 40.409.950 CP, trong đó nhà nước chiếm 75% vốn - NV).
Bộ GTVT đồng thời giao Vụ Quản lý doanh nghiệp dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm bán toàn bộ số CP còn lại cho nhà đầu tư trong nước để tạo nguồn vốn đầu tư nâng cấp mở rộng Cảng Quy Nhơn theo quy hoạch được duyệt.
Cảng là của bộ, tỉnh có quyền gì đâu mà thỏa thuận. Bình Định thực ra chỉ kiến nghị đầu tư nâng cấp 2 cầu cảng thôi. Tháng 2.2014, trong chuyến làm việc với Bình Định của Chủ tịch Nước, vấn đề của Cảng lại được nêu ra.
Tháng 3.2014, sau khi Bộ GTVT có văn bản (số 2342) đề nghị CPH 100% QNP, Thủ tướng Chính phủ đã giao Văn phòng hỏi ý kiến một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư. Đến cuối tháng 7.2014, trên cơ sở đóng góp của các bộ, ngành, Bộ GTVT có tờ trình 9210 giải trình chi tiết hơn.
Ngày 8.9.2014, Phó Thủ tướng ký văn bản 1652/TTg – ĐMDN đồng ý bán hết phần vốn nhà nước của Vinalines tại Cty CP Cảng Quy Nhơn cho nhà đầu tư trong nước và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Phần còn lại, văn bản 1652/TTg-ĐMDN giao UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ GTVT sớm đầu tư nâng cấp mở rộng Cảng Quy Nhơn theo quy hoạch được duyệt. Ý kiến của tôi gửi Bộ GTVT là đặt trong bối cảnh như vậy.
Tôi có thiếu sót là vi phạm quy chế làm việc của Tỉnh ủy, không báo lại Ban Thường vụ. Chỉ nghĩ đơn giản là các đợt làm việc với trung ương, thành phần ban bệ đã đầy đủ cả rồi. Tôi không chỉ đề cập chuyện CPH mà còn nhằm giải quyết câu chuyện đoàn kết trong Cảng.
Ông Phúc còn đó, nội bộ liên tục lục đục, đơn thư khiếu kiện triền miên, cần đưa đi nơi khác. Y như rằng, tôi ký gửi đi xong thì 15 ngày sau cảng cháy, gây thiệt hại 22 tỉ đồng. Tôi mà không có tâm là đã khởi tố rồi. Bên công an họ đề nghị...
Nhưng cái giá chuyển nhượng cho Hợp Thành là quá bèo bọt...
- Mình có ăn uống gì trong đó đâu. Tỉnh không được tham gia định giá. Nói chung, giá cả mình không biết gì, Bình Định không biết gì hết. Nó bán trên mạng, bán công khai chứ giấu đút gì.
Đang có nhiều đồn đãi về khối tài sản của ông: CP ở Cảng, nhà cửa, đất đai tại TP Quy Nhơn, nhà từ đường ở Phù Mỹ. Ông có biết không?
- Họ kiện luôn chứ đồn gì nữa. UBKTTW đã xác minh. Làm gì có cắc nào của tôi dưới Cảng. Tôi làm gì có tiền để mua. Lại đồn ai đó cho tôi 60 tỉ, rồi tiền mua mười mấy lô đất.
Tôi nói: Thôi, ai đứng tên giùm cứ bán đi, rồi coi tôi có kiện không. Giỏi bán đi. Thực tế trước khi nghỉ, tôi có ý định xin đấu giá khu đất trong hẻm phía Tây đường An Dương Vương, chừng 400 m2để xây cái nhà dưỡng già, nhường ngôi nhà 68m2 này cho con.
Cứ tưởng giá đâu chỉ 10 – 15 triệu đồng/m2, ai dè thấy đấu lên đến 40 triệu đồng, ngoài mặt đường thậm chí là 50 triệu/m2. Bán hết tài sản tôi không đủ, lấy đâu ra.
Tôi hì hục suốt ngày, kiếm tiền cho công trình này công trình khác, còn mình ăn ở như vầy. Mấy ổng cứ nói thế thôi. Có cái đình làng, tôi góp một chút, không có tiền thì bằng cách xin chỗ 10 triệu chỗ 5 triệu. Cái nhà thờ họ ngoài Mỹ Châu, Phù Mỹ cũng đâu phải tiền tôi. Tôi chỉ phụ vài chậu cảnh, còn tiền là tiền ông già. Nhà nước hóa giá cho cái nhà 250m2 ở Nha Trang, ổng cắt ra 100m2 bán mới có tiền xây dựng...
Cảm ơn ông!
Là cảng tổng hợp quốc gia loại 1, Cảng Quy Nhơn là cửa ngõ ra biển của Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Cảng có hệ thống nhà kho 20.960m2, 48.000m2 bãi chứa container, hơn 300.000m2đất các loại trong nội thành Quy Nhơn. Cảng Quy Nhơn khai thác 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, riêng cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào. Cảng có 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng, trong đó, cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá thị trường khoảng 150 tỉ đồng. Trong quá trình CPH, nhiều tài sản của nhà nước đã bị định giá thấp hàng chục lần, gây nên làn sóng bất bình trong dư luận. Có những thiết bị trị giá hàng trăm triệu đồng như nhóm cần cẩu, xe cẩu, xe nâng, tàu lai chuyên dụng chỉ được định giá... hơn 1,9 tỉ đồng.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc ăn cơm tù, tự giặt quần áo trong trại giam

Dân trí Là con gái của một tổng thống và bản thân cũng là tổng thống, bà Park Geun-Hye đã có gần 2 thập niên sống tại dinh tổng thống rộng lớn ở thủ đô Seoul. Nhưng giờ đây, bà sẽ bị giam giữ trong một buồng giam chật hẹp, ăn các suất cơm chỉ 1,3 USD và phải tự giặt quần áo.
 >> Bà Park Geun-hye chính thức bị bắt giam
 >> Cuộc đời thăng trầm của Tổng thống Hàn Quốc trước khi bị phế truất
 >> Tổng thống Hàn Quốc chính thức bị phế truất


Cựu tổng thống Park Geun-hye được áp giải tới trung tâm giam giữ ngày 31/3 (Ảnh: EPA)
Cựu tổng thống Park Geun-hye được áp giải tới trung tâm giam giữ ngày 31/3 (Ảnh: EPA)
Một tòa án tại Hàn Quốc ngày 31/3 đã yêu cầu bắt giữ nhà lãnh đạo bị phế truất như một nghi phạm hình sự trong vụ bê bối lạm quyền và tham nhũng quy mô lớn. Động thái này diễn ra sau khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ủng hộ việc phế truất bà hôm 10/3, khiến bà trở thành tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc.
Cựu Tổng thống Park đối mặt với nhiều cáo buộc, từ tham nhũng đến lạm dụng quyền lực, theo các công tố viên điều tra vụ bê bối mà bà và người bạn gái thân thiết Choi Soon-Sil là tâm điểm.
Guardian đưa tin, bà Park giờ đây sẽ ngồi tù cùng các nhân vật tiếng tăm khác liên quan tới vụ bê bối, trong đó có người bạn thân Choi Soon-Sil và người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-Yong, tại trung tâm giam giữ Seoul ở thành phố Uiwang, thuộc tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul hơn 20km về phía nam.
Trung tâm bao gồm các phòng giam - khu nam và khu nữ tách biệt nhau - và các cơ sở khác, phía sau hàng rào dây thép gai và một bức tường cao cùng các đài quan sát đặt rải rác.
Trong số những người từng bị giam giữ tại trung tâm có các nhân vật “máu mặt” trong lĩnh vực kinh tế và chính trị của Hàn Quốc, như một cựu tổng thống được quân đội hậu thuẫn bị giam giữ vào những năm 1990 vì tội nhận hối lộ, một cựu trùm tình báo và chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-Won, người lãnh đạo tập đoàn lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hầu hết các tù nhân tại trung tâm dùng chung các phòng giam rộng 12m2 dành cho 6 người, nhưng các nhân vật cấp cao ở trong các phòng giam dành cho riêng từng người vì các lo ngại về an ninh.
Buồng giam riêng rộng 6,5m2 có một tấm đệm có thể gập lại đặt trên sàn, một tivi, một tủ nhỏ, nhà vệ sinh và cây nước nóng-lạnh. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết do vị thế của bà Park nên cựu Tổng thống có thể được dành một buồng giam rộng hơn.
Các tù nhân cũng có thể sử dụng các phòng tắm nóng công cộng 2 lần mỗi tuần.

Bà Park là tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Bà Park là tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Ba bữa an được phục vụ mỗi ngày, có giá 1,440 won (tương đương 1,3 USD) mỗi bữa. Các tù nhân phải ăn trong phòng giam của họ và rửa khay đựng thức ăn tại bồn rửa bát trước khi nộp lại. Thức ăn từ bên ngoài không được phép chuyển vào.
Các tù nhân phải mặc đồng phục - của phụ nữ là màu xanh. Họ phải dậy lúc 6 giờ sáng và đi ngủ lúc 9 giờ tối. Mỗi ngày các tù nhân phải tập thể dục ngoài trời 1 giờ. Trong thời gian ban ngày, các tù nhân cũng có thể bị các công tố viên thẩm vấn, hoặc gặp gỡ luật sư của họ.
Giới chức nhà tù không áp dụng bất kỳ giới hạn thời gian nào đối với việc gặp gỡ luật sư, vì thế một số tù nhân giàu có đã lợi dụng quy định này để gặp gỡ các luật sư của họ tại một khu vực thăm nom.
Bà Cho Yoon-Sun, cựu bộ trưởng văn hóa của cựu Tổng thống Park và hiện đang bị xét xử vì thiết lập một danh sách đen gồm các nghệ sĩ chỉ trích bà Park để cắt giảm các khoản hỗ trợ từ chính phủ đối với họ, có chồng là một trong những luật sư bào chữa cho mình.
Theo tạp chí JoongAng tại Seoul, bà Cho sống với chồng tại khu vực thăm nom từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều.
Là một cựu luật sư kiêm quan chức ngân hàng và từ lâu nổi tiếng về phong cách sống xa hoa, bà Cho được cho là gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống trong tù khi từ chối ăn cơm tại nhà bếp của trung tâm giam giữ và chủ yếu ăn hoa quả.
Hiện chưa rõ bà Park có nhận được hưởng bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào tại trung tâm giam giữ hay không, nhưng vụ bắt giữ bà được xem là một sự hổ thẹn nữa trong cú “ngã ngựa” của một phụ nữ vốn được xem là “công chúa chính trị” của Hàn Quốc.
An Bình

Cuộc đời bi kịch của bà Park Geun-hye từ Nhà Xanh tới song sắt nhà lao

Dân trí Sau những thăng trầm sự nghiệp chính trị từ khi còn là một "công chúa Nhà Xanh" đến khi trở thành lãnh đạo dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 31/3 đã chấp hành lệnh tạm giam của tòa án để phục vụ công tác điều tra cáo buộc tham nhũng, lạm quyền.



Bà Park Geun-hye sinh năm 1952, là con cả trong một gia đình chính trị. Cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee - người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính năm 1961. (Ảnh: Reuters)
Bà Park Geun-hye sinh năm 1952, là con cả trong một gia đình chính trị. Cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee - người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính năm 1961. (Ảnh: Reuters)

Bà Park tốt nghiệp Đại học Sogang với tấm bằng kỹ thuật điện tử. (Ảnh: Sina)
Bà Park tốt nghiệp Đại học Sogang với tấm bằng kỹ thuật điện tử. (Ảnh: Sina)

Mẹ bà Park Geun-hye bị ám sát năm 1974. (Trong ảnh: Bà Park đứng trước bức tượng của người mẹ quá cố. Ảnh: Sina)
Mẹ bà Park Geun-hye bị ám sát năm 1974. (Trong ảnh: Bà Park đứng trước bức tượng của người mẹ quá cố. Ảnh: Sina)

Sau cái chết của mẹ, bà Park đóng vai trò như một Đệ nhất phu nhân trong Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)
Sau cái chết của mẹ, bà Park đóng vai trò như một Đệ nhất phu nhân trong Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)

Bà Park cùng cha tại Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)
Bà Park cùng cha tại Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)

Bà Park trong lễ tang của cha sau khi ông bị ám sát vào năm 1979. Kể từ đây, bà lui về hậu trường suốt 18 năm và vấp phải sự phản bội của các trợ lý cũ của cha. Bà trở lại chính trường từ năm 1998. (Ảnh: Reuters)
Bà Park trong lễ tang của cha sau khi ông bị ám sát vào năm 1979. Kể từ đây, bà lui về hậu trường suốt 18 năm và vấp phải sự phản bội của các trợ lý cũ của cha. Bà trở lại chính trường từ năm 1998. (Ảnh: Reuters)

Trong thời gian này, bà Park bắt đầu mối quan hệ thân thiết với người bạn Choi Soon-sil, người đứng sau bê bối tham nhũng, lạm quyền của bà Park sau này. (Ảnh: Straits Times)
Trong thời gian này, bà Park bắt đầu mối quan hệ thân thiết với người bạn Choi Soon-sil, người đứng sau bê bối tham nhũng, lạm quyền của bà Park sau này. (Ảnh: Straits Times)

Năm 2007, bà Park tranh cử chức tổng thống nhưng thất bại. Năm 2012, bà tái tranh cử với cam kết thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng phúc lợi và cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Trong ảnh: Bà Park chụp cùng với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 5/2002. (Ảnh: Reuters)
Năm 2007, bà Park tranh cử chức tổng thống nhưng thất bại. Năm 2012, bà tái tranh cử với cam kết thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng phúc lợi và cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Trong ảnh: Bà Park chụp cùng với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 5/2002. (Ảnh: Reuters)

Bà Park trong lễ nhậm chức tổng thống hồi tháng 2/2013. (Ảnh: Reuters)
Bà Park trong lễ nhậm chức tổng thống hồi tháng 2/2013. (Ảnh: Reuters)

Bà Park bị chỉ trích gay gắt vì sự thiếu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol năm 2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng. Trong ảnh: Bà Park nói chuyện với thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà. (Ảnh: EPA)
Bà Park bị chỉ trích gay gắt vì sự thiếu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol năm 2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng. Trong ảnh: Bà Park nói chuyện với thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà. (Ảnh: EPA)

Đến nay dư luận Hàn Quốc vẫn đặt ra câu hỏi liệu bà Park đã ở đâu thời điểm xảy ra thảm họa chìm phà Sewol. (Ảnh: Reuters)
Đến nay dư luận Hàn Quốc vẫn đặt ra câu hỏi liệu bà Park đã ở đâu thời điểm xảy ra thảm họa chìm phà Sewol. (Ảnh: Reuters)

Sự nghiệp chính trị của bà Park bắt đầu tiêu tan kể từ khi vụ bê bối thông đồng với người bạn Choi Soon-sil để nhận hối lộ, tiết lộ bí mật quốc gia, bị phanh phui. Trong ảnh: Người bạn Choi Soon-sil bị bắt giữ. (Ảnh: EPA)
Sự nghiệp chính trị của bà Park bắt đầu tiêu tan kể từ khi vụ bê bối thông đồng với người bạn Choi Soon-sil để nhận hối lộ, tiết lộ bí mật quốc gia, bị phanh phui. Trong ảnh: Người bạn Choi Soon-sil bị bắt giữ. (Ảnh: EPA)

Bà Park cúi đầu nhận lỗi với toàn dân trong bài phát biểu tại Nhà Xanh hôm 29/11/2016 sau khi các vụ bê bối bị khui ra. (Ảnh: EPA)
Bà Park cúi đầu nhận lỗi với toàn dân trong bài phát biểu tại Nhà Xanh hôm 29/11/2016 sau khi các vụ bê bối bị khui ra. (Ảnh: EPA)

Hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra yêu cầu bà Park từ chức. (Ảnh: AFP)
Hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra yêu cầu bà Park từ chức. (Ảnh: AFP)

Phiên tòa luận tội và phế truất bà Park hôm 10/3. (Ảnh: Reuters)
Phiên tòa luận tội và phế truất bà Park hôm 10/3. (Ảnh: Reuters)

Bà Park tới Văn phòng công tố viên ở Seoul hôm 21/3 và bị thẩm vấn trong 14 giờ liền. (Ảnh: Reuters)
Bà Park tới Văn phòng công tố viên ở Seoul hôm 21/3 và bị thẩm vấn trong 14 giờ liền. (Ảnh: Reuters)

Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 30/3 đã ra trát bắt giữ đối với bà Park với các cáo buộc lạm quyền, tham nhũng, làm lộ bí mật quốc gia. (Ảnh: Reuters)
Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 30/3 đã ra trát bắt giữ đối với bà Park với các cáo buộc lạm quyền, tham nhũng, làm lộ bí mật quốc gia. (Ảnh: Reuters)
Minh Phương