Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Bộ trưởng Kim Tiến nên nhớ: lãnh đạo Cục Quản lý Dược từng treo cổ chết!; Cục Quản lý Dược đã quản lý như thế nào?


Bởi
 AdminTD
 -

FB Mai Bá Kiếm
30-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bà Kim Tiến trước sau vẫn chối bỏ trách nhiệm của mình đối với việc nhập 9.300 hộp thuốc giả H-Capita – trị ung thư, của VN Pharma.
Tôi xin nhắc cho bà nhớ, trưa ngày 5/3/1993, dược sĩ Phan Văn Tín – Vụ trưởng Vụ Quản lý dược (từ 13/8/1996, Vụ Quản lý dược đổi tên thành Cục Quản lý dược) đã treo cổ chết tại nhà riêng. dược sĩ Tín đã tự xử mình, cho thấy mafia trong Vụ Quản lý dược đã ra đời từ đầu thập niên năm 1990 và cho đến nay đã trưởng thành.
Người miền Nam thường tin rằng sau khi có người treo cổ chết thì “Thần Vòng” sẽ đeo đuổi cơ quan đó hoặc họ hàng nhà đó và nếu có người treo cổ tiếp theo người ta gọi đó là “cái noi”!
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Bộ Y tế phải nhập thuốc từ các nước tư bản để thay thế nguồn thuốc XHCN, nên tất cả mặt hàng thuốc tư bản đều chưa được Vụ Quản lý dược cấp số đăng ký lưu hành ở VN, nhiều hãng dược nước ngoài (ban đầu của Việt kiều) lần lượt mở văn phòng đại diện ở VN để tiếp thị với các công ty dược phẩm và dược liệu quốc doanh.
Vụ Quản lý dược thao túng thủ tục để được hối lộ vì quy trình nhập thuốc bấy giờ còn lỏng lẻo và sơ khai.
Những hãng dược không được cấp số đăng ký lưu hành hoặc được cấp quota “chuyến” (nhập đột xuất theo nhu cầu của BV) đã làm đơn tố cáo Vụ QLD lên Bộ Y tế.
Ngày 11/1/1993, Bộ trưởng Nguyễn Trọng Nhân (1930-2017) một giáo sư đầu ngành về nhãn khoa và rất đức độ, đã cho thanh tra Vụ QLD.
Kết luận thanh tra cho thấy: Vụ QLD làm giả mạo văn bản nhà nước để cấp số đăng ký “ma” cho 192 mặt hàng thuốc nhập khẩu, không thông qua hội đồng xét duyệt, không kiểm nghiệm chất lượng thuốc, hoặc thuốc không có số đăng ký lưu hành tại nước sở tại.
Trong đó, dược sĩ Phan Văn Tín đã cấp 149 số đăng ký “ma”.
Bộ trưởng Nhân tạm đình chỉ chức vụ dược sĩ Tín và chuyển hồ sơ thanh tra sang cơ quan điều tra, thì mấy ngày sau dược sĩ Tín treo cổ tự sát.
Hơn một tháng sau khi dược sĩ Tín chết, tôi được một cán bộ Thanh tra Bộ Y tế tuồn cho bản sao kết luận thanh tra, tôi ký bút danh Vương Linh và viết bài “Vụ Quản lý dược Bộ Y tế: Cửa ngõ nhập thuốc tây dỏm?” đăng trên báo Phụ Nữ TPHCM số ra ngày 14/4/1993.
Tổng Biên tập Nguyễn Thế Thanh rất dũng cảm, giữ nguyên tựa bài như trên và chỉ thêm dấu chấm hỏi cuối câu để bớt mang tính khẳng định.
Đáng tiếc, khi về hưu năm 2011, tôi tìm báo lưu trong thư viện không thấy bài viết này để photo.
Mong báo Phụ Nữ tìm được bài này và công bố để cho thấy việc cấp phép nhập khẩu thuốc dỏm, thuốc giả ở Cục Quản lý dược là sự phạm tội quán tính (habitual criminal), chứ không phải phạm tội cơ hội (occasional criminal)! Cũng rất tiếc, chưa thấy nhà báo nào khái quát hóa và hệ thống hóa những vi phạm cố hữu ở Cục QLD trong việc nhâp thuốc giả và thuốc kém chất lượng. 11 năm sau, ngày 5/11/2004, báo Pháp Luật TPHCM đăng bài: “Giáo sư, cựu Bộ trưởng Y tế NGUYỄN TRỌNG NHÂN: Tôi không thể sống chung với tham nhũng”.
Trong đó, GS Trọng Nhân kể lại đầu đuôi vụ việc dược sĩ Tín và xác nhận việc Cục QLD để thuốc giả thuốc dỏm nhập khẩu như hiện nay (năm 2004) là “do hồi đó (1993) mình xử lý chưa xong, chưa triệt để.
Sau khi dược sĩ Tín tự tử, hai ông vụ phó (dược sĩ T.N.D và dược sĩ P.X.L) “đánh” nhau dữ dội để tranh chức.
Và sau này tôi mới hiểu vỉ sao họ “đánh” nhau? Vì họ tranh giành vị trí béo bở.
Tôi đình chỉ chức vụ của hai ông luôn.
Bọn tham nhũng cũng ghê gớm lắm, nó tìm cách chống trả quyết liệt.
Quãng cuối thời kỳ tôi làm bộ trưởng, tôi yêu cầu Hội đồng kỷ luật phải họp để xử lý triệt để vụ việc, nhưng một số thành viên chần chừ không họp.
Tôi đặt vấn đề với thứ trưởng thường trực phải họp hội đồng kỷ luật, để có quyết định kỷ luật những cán bộ sai phạm theo kết luận thanh tra, thì đùng một cái nhận được “trát” của trên gửi xuống yêu cầu đình chỉ mọi cuộc họp của Bộ Y tế.
Cuối cùng, vụ án “chìm xuồng” (Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Nội vụ đã khởi tố dược sĩ Tạ Ngọc Dũng (nguyên vụ phó) về hành vi cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm).
GS Nhân cũng cho báo Pháp Luật biết, vì không thể sống chung với tham nhũng, tháng 11/1995, ông phải từ chức trước nhiệm kỳ (tháng 10/1992 – tháng 10/1997).
Tôi rất mong, bạn Nguyễn Đức Hiển cho đăng lại bài phỏng vấn GS Nhân để Bộ Chính trị và Chính phủ hiểu rõ cội nguồn của nan đề nhập thuốc giả.
Rất mong, tòa phúc thẩm xét xử vụ án VN Pharma theo tội danh buôn thuốc giả và tuyên tử hình TGĐ VN Pharma, để hắn khai ra những người bảo kê hắn?

Cục Quản lý Dược đã quản lý như thế nào?

LTS: Nhân dịp nhà báo Mai Bá Kiếm nhắc lại sự kiện dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược, treo cổ tự tử chết ngày 5/3/1993, cũng như những vụ bê bối tham nhũng ở cục này từ thời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân, Tiếng Dân xin được giới thiệu lại hai bài viết cũ của ông Mai Bá Kiếm, bút danh Vương Linh, đăng trên báo Phụ Nữ, 21 năm trước, năm 1996.
____
Phụ Nữ

Cục quản lý dược đã quản lý như thế nào? – Phần 1

Vương Linh
Số 96/ năm 1996
Nguồn: Cục Quản lý Dược
Báo Phụ Nữ số ra ngày 14/4/1993 đã đăng bài vụ quản lý dược bộ y tế: “cửa ngõ” nhập thuốc tây dỏm, phản ảnh việc Vụ trưởng Vụ Quản lý dược Phan Văn Tín qua mặt hội đồng xét duyệt, cấp số đăng ký cho hàng trăm mặt hàng thuốc, mà không kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng!
Vụ án này sau đó đã được khởi tố điều tra, rồi đình chỉ. Bộ Y tế đã đổi tên Vụ thành Cục Quản lý Dược, thay thế lãnh đạo cục và thành phần hội đồng xét duyệt. Và gần đây nhất, ngày 11/7/96, bộ y tế đã ban hành quy chế đăng ký thuốc thay thế quy chế cũ. Tuy nhiên, bao đổi thay về hình thức đó vẫn chưa làm cho công tác quản lý thuốc chặt chẽ và hiệu quả hơn!
Bài học dài ba năm
Ngày 3/2/1993, Bộ Y tế công bố kết quả thanh tra tại vụ quản lý dược, tuy phần kết luận được làm nhẹ nhàng, nhưng nội dung của vụ việc đã làm cho những người am hiểu sức khỏe con người phải giật mình!
Báo cáo cho biết, mặc dù có nhiệm vụ đề xuất cho hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký thuốc nhập vào Việt Nam nhưng Vụ Quản lý dược không hề kiểm nghiệm mẫu thuốc trước khi trình hội đồng như quy định. Tính đến tháng 7/92, tổng số thuốc và nguyên liệu đã được cấp số đăng ký là 1.476 mặt hàng với 7.380 mẫu nộp cho vụ quản lý dược, nhưng vụ đã không tiến hàng kiểm nghiệm một mẫu nào, để lưu kết quả kiểm nghiệm, kèm theo hồ sơ đăng ký. Đáo để hơn, với nhiệm vụ Vụ trưởng, dược sĩ Tín đã chuẩn bị hồ sơ xin cấp số đăng ký trình hội đồng, rồi với chức danh ủy viên thư ký hội đồng, dược sĩ Tín, không hề thông qua hội đồng, làm quyền ký quyết định cấp số đăng ký cho 149 mặt hàng.
Dĩ nhiên 149 mặt hàng “tự vẽ bùa” của dược sĩ Tín cũng không hề được kiểm nghiệm. Trước chuyện đã rồi, thanh tra Bộ Y tế bèn lấy 708 mẫu thuốc đã nhập chính ngạch vào Việt Nam, để kiểm tra “nguội”. Kết quả theo báo cáo ngày 28/7/1992 của phân viện kiểm nghiệm, có 98 mẫu không đạt chất lượng, chiếm tỷ lệ 13,7%!
Từ ngày ấy đến nay, công việc cấp số đăng ký thuốc ngoại cứ liên tục phát triển. Tính đến 15/11/1996, có 153 công ty nước ngoài được bộ y tế cấp số đăng ký cho hơn 3.500 mặt hàng thuốc ngoại nhập. Rồi cũng đến 23/11/1996, chính cục quản lý dược ra thông báo đình chỉ lưu hành 140 lô hàng thuốc, trong đó 63 mặt hàng ngoại nhập. Các lô hàng bị đình chỉ đã được phát hiện kém chất lượng một cách tình cờ! cho nên, chỉ có trời hoặc… một cuộc tổng kiểm nghiệm thuốc đang lưu hành trên toàn quốc, mới biết chính xác có bao nhiêu mặt hàng thuốc ngoại nhập, trong số 3.500 mặt hàng được cấp số đăng ký, là thuốc dỏm!
Theo các văn phòng đại diễn hãng thuốc nước ngoài tại Việt Nam thì gần đây, thủ tục xét duyệt cấp số đăng ký theo quy chế mới rất nghiêm ngặt, và chờ đợi kết quả rất mỏi mòn.
____
Phụ Nữ

Cục quản lý dược đã quản lý như thế nào? – Phần 2

Vương Linh
Số 96/năm 1996
Thời gian thông báo kết quả cấp hay không cấp sổ đăng ký kéo dài đến cả năm (quy chế hạn định thời gian xét duyệt không quá 12 tháng). Một giám đốc công ty dược quốc doanh ở miền Tây cho chúng tôi biết, chính vì thế mà, họ phải lách bằng cách nhập thuốc theo giấy phép chuyển. Tất cả danh mục đơn hàng thuốc đều được ghi những mặt hàng của những hãng nước ngoài đã được cấp số đăng ký. Rồi sau đó, họ tráo mặt hàng cùng thương hiệu hoặc khác thương hiệu nhưng cùng hoạt chất chính của các hãng khác, chưa được cấp số đăng ký.
Thí dụ điển hình là công ty Dopharco, như đã dẫn chứng ở bài báo trước. Sau bài báo này, có nhà chuyên môn đã điện đến cho rằng tác giả ngây thơ khi viết: “có thể nghiệp vụ dược của hải quan còn yếu”. Ông cho rằng, trong đơn hàng được bộ y tế duyệt, từng mặt hàng đều có ghi số đăng ký, hoạt chất chính, tên hãng sản xuất và hãng phân phối. Cho nên, chỉ cần đối chiếu bộ chứng từ nhập khẩu (vận đơn, hóa đơn) là có thể phát hiện dễ dàng mặt hàng nào sai nhãn hiệu, sai hãng sản xuất, chứ không cần hiểu biết về dược phẩm.
Đừng để Việt Nam là nạn nhân của thuốc dỏm
Tổ chức y tế thế giới đã nhiều lần báo động 7% lượng thuốc bán ra là thuốc giả, tỷ lệ này ở Nam Mỹ là 30% và châu Phi 60%! Còn Việt Nam là bao nhiêu, chưa ai thống kê! Tổ chức Y tế Thế giới đã gọi hệ thống sản xuất và phân phối thuốc giả là “thế giới thuốc ngầm”. Lên minh EU gần đây đã báo động có những phòng bào chế thuốc bí mật ở Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp, giả nhãn hiệu thuốc châu  u và Bắc Mỹ. Interpol cũng báo cáo Bỉ là nước trung chuyển các sản phẩm giả hiệu được bào chế tại các nước châu Á.
Lời dự báo này có liên quan gì, khi Dopharco xin nhập thuốc Griseofulvin của hãng Clinmidy và Kamamycin của hãng Exphar Sa (Bruxelles, Bỉ), nhưng trong bộ chứng từ nhập khẩu lại thể hiện hai mặt hàng trên do hãng Flaming và Gracure của Ấn Độ sản xuất? Đặc biệt, trên nhãn thuốc không ghi do hãng Ấn Độ sản xuất, mà lại ghi tên hãng phân phối thuốc là EC Pharma France – Exphar SA.
Việt Nam có nằm trong hệ thống phân phối của “thế giới thuốc ngầm” hay không? Câu hỏi này xin nhường cho Bộ Y tế và Bộ Nội vụ. Chúng tôi chỉ xin báo động rằng, thể thức xét duyệt cấp số đăng ký thuốc ngoại và thể thức cấp phép nhập khẩu chuyến của Bộ Y tế là quá lỏng lẻo.
Theo thông lệ quản lý dược của hầu hết các nước trên thế giới, Bộ Y tế phải nắm chắc  nhu cầu sử dụng thuốc, chủng loại thuốc từng năm của dân chúng. Đồng thời, biết rõ sản lượng và chủng loại thuốc mà các nhà bào chế trong nước sản xuất được. Từ đó, Bộ sẽ định ra quota thuốc nhập từng năm, từng chủng loại nào và của hãng nào trên thế giới. Mặt khác, việc phân bổ quota cho ai được nhập, Bộ Y tế giao cho hội đồng dược sĩ đoàn chịu trách nhiệm.
Bình Luận từ Facebook

Ở VIỆT NAM CHƯA "TỎ", BÊN ĐỨC ĐÃ "THÔNG" TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA ÔNG TRẦN ĐẠI QUANG ?

Gần đây thông tin trên mạng xã hội có nhiều tin tức nhiễu loạn xoay quanh vấn đề sức khoẻ của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Lợi dụng vấn đề này, các phần tử xấu đã thổi phồng và thêu dệt thành những chuyện ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo cao cấp.

Chủ tịch nước CH XHCN Việt Nam Trần Đại Quang
Từ trong nước đến nước ngoài, các phần tử xấu không ngừng lợi dụng vấn đề này để công kích. Ví dụ như trường hợp Bùi Thanh Hiếu, hiệu là Người Buôn Gió đã  lợi dụng việc chăm chỉ cầu cúng của phu nhân thủ tướng, để dựng câu  chuyện hoang đường  phu nhân của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập đàn cầu yểm chủ tịch nước ngã bệnh.

Bên ngoài có kẻ như Bùi Thanh Hiếu, bên trong có Trương Huy San cũng đưa tin tức sai lệch về sức khoẻ chủ tịch nước. Chúng tung hứng và đưa đẩy một chuyện không có thật để gây hoang mang dư luận. Táo tợn và ngang ngược nhất là Trương Huy San, y đã có bài viết đòi hỏi phải thay thế chủ tịch nước bằng người khác. Bài viết của Trương Huy San khiến cho những tin tức về sức khoẻ chủ tịch nước càng thêm phức tạp và tiêu cực.

Tiếp tay cho Trương Huy San ở bên ngoài là Nguyễn Thuỳ Trang vốn là kẻ thường xuyên đưa những tin tức xuyên tạc. Mặc dù chủ tịch nước Trần Đại Quang đã xuất hiện gần đây trên truyền hình, nhưng Nguyễn Thuỳ Trang vẫn một mực xuyên tạc đó là người khác thay thế, Trang vẽ ra đó là người giả do Trung Quốc đóng thế để làm hoang mang dư luận.

Làm rõ những thông tin về Chủ tịch nước
Ông Trần Đình Thành - Việt kiều tại Đức trong lần đi biểu tình ở Berlin, phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Như thế có thể thấy, chủ tịch nước Trần Đại Quang là mục tiêu công kích của những thế lực bên trong cấu kêt với thế lực bên ngoài, chúng kết hợp tấn công ông rất bài bản, kẻ tung , người hứng nhịp nhàng. Không loại trừ khả năng Trương Huy San được một lãnh đạo nào đó tiết lộ sức khoẻ của chủ tịch nước để cho y lên tiếng đòi hỏi '' đảo chính '', để góp phần tăng thêm sức ép  vào mục đích này, những phần tử xấu bên ngoài như Nguyễn Thuỳ Trang, Bùi Thanh Hiếu vẽ ra thêm những câu chuyện li kỳ đánh vào thị hiếu tò mò của đám đông.

Thực tế thì sức khoẻ của chủ tịch nước Trần Đại Quang có chút vấn đề, ông thực hiện cuộc chữa trị về bệnh phổi bình thường đó là bệnh viêm phổi. Việc điều trị đã hoàn thành tốt đẹp bởi nguyên nhân bệnh đơn giản. Thậm chí còn không bằng những bệnh như loét dạ dày, đau ruột thừa thông thường. Bệnh nhẹ và phát hiện sớm, điều trị tích cực bằng những phương pháp hiện đại tối ưu. Sức khoẻ của chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ổn định trở lại.

Qua sự việc này để thấy thế lực thù địch cực kỳ nham hiểm, điển hình như Trương Huy San. Một mặt Trương Huy San ca ngợi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ca ngợi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  và mặt khác y tấn công vào chủ tịch nước Trần Đại Quang. Việc làm của y diễn đi, diễn lại nhiều năm. Hàng ngày y cặp kè với những phần tử cơ hội trong giới văn nghệ sĩ ăn uống rượu ngon, gái đẹp phè phỡn công khai. Những hành động và bài viết của y thường xuyên lặp đi, lặp lại tấn công vị lãnh đạo này, khen ngợi lãnh đạo kia đã  làm cho dư luận cảm giác rằng,  y là người của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang được chỉ đạo thực hiện mục đích dọn đường dư luận , nhằm hạ bệ chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Sự lộng ngôn của Trương Huy San không chỉ khiến quần chúng nhân dân trong nước hoài nghi về nội bộ đảng rạn nứt, mà ngay cả những kiều bào bên ngoài cũng lo lắng. Trong lúc đất nước bốn bề khó khăn, kẻ thù lăm le thôn tính biển đảo mà câu chuyện về nội bộ lãnh đạo cao cấp của đất nước ta như vậy, thử hỏi người dân Việt yêu nước làm sao không khắc khoải.

Việc dung túng cho Trương Huy San lộng ngôn càng khó hiểu hơn, khi việc chấn chỉnh báo chí và thông tin sai trái  được cơ quan chức năng đang làm triệt để, nhiều thành phần xấu đã bị xử lý hình sự, khởi tố và bắt giam. Như vậy không phải nhà nước ta lơ là hay chủ quan để những thông tin sai trái, tiêu cực phát triển.  Nhưng trường hợp Trương Huy San tự do lộng ngôn trong nhiều năm qua, công kích cả chủ tịch nước không thể không khiến cho dư luận hoài nghi.

Đã đến lúc cần phải làm rõ thế lực nào đứng đằng sau Trương Huy San, cung cấp thông tin cho y, để ý chế biến và thổi phồng , phóng đại gây hoang mang dư luận. Ý đồ của chúng là gì.? Nếu không làm cho đến nơi vấn đề này, việc dư luận hoài nghi có những phe phái chống lưng cho Trương Huy San tung hoành gây hoang mang dư luận là có thật.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người khiêm nhường, kin kẽ. Hơn một năm qua trên cương vị chủ tịch nước, ông thể hiện tầm cỡ của một chính khách lớn qua tính cách điềm đạm, chắc chắn. Trong vấn đề chủ quyền, ông cũng bày tỏ quan điểm mềm mỏng như kiên quyết, kiên định bằng những phát ngôn chắc chắn , rõ ràng khẳng định chủ quyền là vấn đề thiêng liêng của đất nước. Không nhân nhượng lùi bước khi bảo vệ chủ quyền đất nước, điều đó cho thấy khi chất can trường của ông ẩn đằng sau vẻ khiêm nhường, điềm đạm thường thấy ở ông.

Có lẽ vì phong cách , tư chất, vóc dáng và bản lĩnh con người ông mang dáng dấp của một lãnh đạo lớn có tâm và tầm. Nên các thế lực thù địch, những thành phần nội gián cho địch, chúng muốn làm mọi cách để ngăn cản những người như ông lãnh đạo đất nước.

Đương nhiên kẻ thù của đất nước Việt Nam và những thành phần cơ hội đầy tham vọng quyền lực không bao giờ muốn một người có tư chất như chủ tịch nước Trần Đại Quang sừng sững trước mặt chúng. Vì như thế nên có những kẻ như Trương Huy San, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Thuỳ Trang ngày đêm ra sức xuyên tạc uy tín của chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Thiết nghĩ đã đến lúc phải có biện pháp rõ ràng để thể hiện sự đoàn kết của nội bộ lãnh đạo đất nước ta, trước những tin đồn nội bộ đang chia rẽ nhau, dung túng hoặc tiếp tay đưa tin tức cho những kẻ xấu xuyên tạc lãnh đạo.

Trần Đình Thành - Berlin, CHLB Đức. 
(Thời Báo.de)

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan; Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo


SGGPO

Việt Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về Toán, Khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vừa có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chứng kiến ký kết 18 biên bản ghi nhớ giữa các trường đại học và trung học của Việt Nam với các đối tác Phần Lan, mở ra nhiều cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan ảnh 1Việt Nam và Phần Lan ký kết hợp tác giáo dục với nhiều nội dung
Theo đó, các biên bản ghi nhớ tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực: chuyển giao tài liệu về chương trình và sách giáo khoa, chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến, khuyến khích mở thêm trường phổ thông Phần Lan ở Hà Nội (bên cạnh dự án trường phổ thông Phần Lan ở TPHCM đang trong quá trình hoàn tất); hợp tác đại học để cùng liên kết đào tạo một số lĩnh vực; phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã hội đàm với Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan. Hai bên đã trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về Toán, Khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, dự án về khởi nghiệp...
Đại diện các trường đại học Việt Nam đã đến thăm, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm các trường đại học của Phần Lan về quản trị đại học, cách thức thu hút doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo; phát triển nghiên cứu khoa học...
* Cũng trong chuyến công tác, tại Nhà hát trung tâm Muisiikkitalo Mannerheimintie (thành phố Helsinki, Phần Lan), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tham dự triển lãm tranh, ảnh gây quỹ ủng hộ học sinh tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Đây là sự kiện giao lưu văn hóa ý nghĩa, giúp tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai nước, giúp những người bạn Phần Lan hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, cũng như giúp người Việt Nam hiểu hơn về đất nước và con người Phần Lan. Với số tiền thu được từ triển lãm tranh, Đại sứ quán Phần Lan dùng để mua sách trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Cốc Ly 2 (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) nhằm động viên giáo viên, học sinh dạy và học tốt hơn.
Theo Bộ GD-ĐT, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Cốc Ly 2 hiện không có thư viện, thiếu phòng học kiên cố, thiếu nhà công vụ cho giáo viên. Để hỗ trợ nhà trường cải thiện điều kiện dạy và học, Bộ GD-ĐT đã quyết định hỗ trợ xây dựng 1 thư viện, 2 phòng học, 2 phòng công vụ giáo viên cho trường.  
PHAN THẢO

Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo

30/08/2017 14:23 GMT+7
TTO - "Cần trở lại thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đảng, rèn luyện căn cốt của người đảng viên cộng sản là người tử tế trước khi làm người cộng sản, làm người lãnh đạo cách mạng".
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
Toàn cảnh buổi Hội thảo khoa học - giá trị bền vững của tác phẩm "Đường Kách Mệnh" - Ảnh: TỰ TRUNG
Điều này được TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ TP.HCM nhắc lại tại Hội thảo khoa học “Giá trị bền vững của tác phẩm “Đường Kách Mệnh” với việc thực hiện chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tại Đảng bộ TP.HCM”, diễn ra sáng 30-8.
Ông Hùng nói, trong tác phẩm này, chương đầu tiên Người đề cập đến là tư cách của người cách mạng, với ba mối quan hệ căn bản là tự mình, với mọi người và với công việc.
Ông cho rằng các nội dung được đề cập đều thiết thực, có thể nhận thức được, hiểu được, làm theo ngay.
Các khóa học ở Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc giảng dạy chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, sau đó các học viên được đưa vào trường học lớn là thực tiễn đấu tranh của phong trào vô sản.
Họ thực nghiệm những tri thức đã được trang bị, hiểu được đòi hỏi của phong trào, nắm bắt được tâm trạng ý nguyện của nhân dân. Chính vì vậy mà trong 50 học viên được Người đào tạo với những bài giảng này, hầu hết sau này đều trở thành lãnh tụ kiệt xuất của Đảng.
Hội thảo được tổ chức nhân dịp 90 năm ra đời của tác phẩm (1927-2017), đồng thời cũng hướng tới kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
“Khi đọc những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người cộng sản làm cách mạng, tôi suy nghĩ: nếu chúng ta làm tốt tất cả những điều đó thì cách mạng thành công, thành quả cách mạng được bảo vệ vững chắc. Nhưng nếu chúng ta không làm được đầy đủ, hoặc không tới nơi tới chốn, chỉ mang tính hình thức thì sẽ gây ra hậu quả khó lường”, ông Hùng nói.
Ông dẫn ra bài học từ sự sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đặt vấn đề phải chăng là do những người cộng sản cầm quyền đã không “giữ chủ nghĩa cho vững”, nên dao động lập trường, cơ hội chính trị. 
Những cá nhân suy thoái trong giai cấp cầm quyền đã tham nhũng, vơ vét tài sản quốc gia biến thành tài sản cá nhân, nên họ đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ nhằm thiết lập chế độ mới, nhằm hợp thức hóa khối tài sản khổng lồ mà họ và nhóm lợi ích của họ đã vơ vét được.
“Đây rõ ràng là những sự cảnh báo hết sức nghiêm khắc cho chúng ta”, TS. Hùng nhấn mạnh.
Vị trưởng khoa xây dựng Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng cần trở lại thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đảng cách mạng, rèn luyện căn cốt của người đảng viên cộng sản là người tử tế trước khi làm người cộng sản, làm người lãnh đạo cách mạng.
Hội thảo lần này do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phối hợp với Học viện Cán bộ TP tổ chức, thu hút được 120 bài tham luận từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng dạy.
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhấn mạnh giá trị to lớn của tác phẩm, với vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam từ đấu tranh giành độc lập dân tộc đến xây dựng đất nước theo con đường Chủ nghĩa xã hội.
Trong đó, đặc biệt là các nội dung liên hệ với công tác xây dựng Đảng hiện nay, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
Đường Kách mệnh là tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925-1927.
Sau đó được Bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách năm 1927.
Năm 2012, cuốn sách này được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giao Thành ủy TP.HCM (áo xanh) chủ trì buổi hội thảo trò chuyện cùng các đại biểu - Ảnh: TỰ TRUNG
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
Các đại biểu tham dự tại buổi Hội thảo khoa học - giá trị bền vững của tác phẩm "Đường Kách Mệnh" - Ảnh: TỰ TRUNG
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
Tập kỷ yếu Hội thảo khoa học - giá trị bền vững của tác phẩm "Đường Kách Mệnh" - Ảnh: TỰ TRUNG
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
Ông Trầng Hoàng Ngân, giám đốc Học viện Cán bộ phát biểu tại buổi Hội thảo khoa học - Ảnh: TỰ TRUNG
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
PGS-TS Trương Thị Hiền, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TỰ TRUNG
​Học làm người tử tế trước khi làm lãnh đạo
TS Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TỰ TRUNG
MAI HO

Người phát ngôn Chính phủ nói về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình

30/08/2017 20:02

(NLĐO)- Liên quan đến vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, Người phát ngôn của Chính phủ chiều 30-8 cho biết theo các nguyên tắc về bảo hộ, khi có vấn đề tranh chấp vi phạm thoả thuận của địa phương với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư kiện Chính phủ.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 30-8, báo chí đặt câu hỏi về quan điểm và phản ứng của Chính phủ trước vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình, một người Hà Lan gốc Việt, kiện đòi bồi thường 1,25 tỉ USD mà một toà án quốc tế phán xét.
Trả lời việc này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay quan điểm của Chính phủ, của Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cả với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện, vụ việc này đang được Toà án quốc tế xem xét.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay theo các nguyên tắc về bảo hộ, khi có vấn đề tranh chấp vi phạm thoả thuận của một địa phương nào đó với nhà đầu tư nước ngoài thì họ không kiện địa phương mà kiện Chính phủ.
"Trong vụ này thì Toà quốc tế đang xem xét, chúng ta cũng phải đợi thôi. Nhưng quan điểm của Thủ tướng là chúng ta tạo môi trường minh bạch, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài"- ông Dũng thông tin.
Vào đầu thập niên 1990, ông Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước.
Sau đó, năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà nước Việt Nam bồi thường thiệt hại nhưng không đạt được kết quả.
Ph.Nhung

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Vụ Trịnh Vĩnh Bình, tòa án quốc tế đang xem xét

Dân trí "Quan điểm của Thủ tướng là tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn ở Việt Nam. Tòa án quốc tế cũng đã xem xét. Nếu vấn đề bảo hộ đầu tư, nếu vấn đề xảy ra ở địa phương, nhà đầu tư thường kiện Chính phủ", người đứng đầu Văn phòng Chính phủ cho biết.
 >> 80% FDI ở Việt Nam có 100% vốn nước ngoài


Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Trong 8 tháng đầu năm vốn FDI đạt khoảng 23,3 tỷ USD không phải tự nhiên mà có. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Trong 8 tháng đầu năm vốn FDI đạt khoảng 23,3 tỷ USD không phải tự nhiên mà có. Ảnh: VGP
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều nay (30/8), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời câu hỏi của một phóng viên về ông Trịnh Vĩnh Bình, một người Hà Lan gốc Việt, khởi kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa Trọng tài Quốc tế ICC, Paris (Pháp) đòi bồi thường khoảng 1,25 tỷ USD.
Quan điểm của Thủ tướng là tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn ở Việt Nam”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo Bộ trưởng, theo các nguyên tắc về bảo hộ, khi có vấn đề tranh chấp vi phạm thỏa thuận của một địa phương nào đó với nhà đầu tư nước ngoài thì họ không kiện địa phương mà thường kiện Chính phủ.

"Trong vụ này thì Tòa quốc tế đang xem xét, chúng ta cũng phải đợi thôi. Nhưng quan điểm của Thủ tướng là chúng ta tạo môi trường minh bạch, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài”, ông nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nói thêm rằng: "Trong 8 tháng đầu năm vốn FDI đạt khoảng 23,3 tỷ USD không phải tự nhiên mà có. Các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tạo niềm tin rất lớn… Nhưng cũng cần xem xét, kiểm tra những việc ở một địa phương nào đó làm không đúng. Từ đó tạo ra các tranh chấp. Nếu không giải quyết sẽ tạo dư luận quốc tế”.
Phương Dung

Tha hồ buôn thuốc giả không sợ bị bắt tội nữa vì Luật đã bị tòa án vô hiệu

Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh.
Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh Ảnh: Interret.
Có thể lắm, tới đây thuốc tây giả sẽ tung hoành, bởi định nghĩa về thuốc giả đã bị tòa án vô hiệu hóa, không ai còn sợ gì nữa.
Bản án mà TAND TP.HCM đã tuyên các lãnh đạo công ty VN Pharma phạm tội “buôn lậu” đã gặp phải làn sóng phản đối dữ dội của dư luận cả nước.
Người ta không ngần ngại nêu thẳng nghi vấn là Tòa án bao che, định tội nhẹ. Bởi với tội danh “buôn lậu”, chỉ có các lãnh đạo VN Pharma bị tù; còn nếu tuyên tội “kinh doanh hàng giả”, thì ngoài việc khung hình phạt có thể lên đến tử hình, sẽ có hàng loạt cán bộ lãnh đạo ở Bộ Y tế (mà chủ công là Cục Quản lý Dược) sẽ bị tra tay vào còng vì đã ký cấp giấy phép cho VN Pharma kinh doanh thuốc tây giả.
Cộng đồng không phải là không có lý khi chính Bộ Y tế giám định lô thuốc cũng đã kết luận là “thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Kết luận này đã cho thấy rõ đây là thuốc giả.
Ngay cả đối chiếu với Luật Dược, luật này định nghĩa về thuốc giả có 4 trường hợp, chỉ cần phạm vào 1 trong 4 nội dung thì sản phẩm được xem là thuốc giả. Trong khi đó, có thể nói sản phẩm của H-Capita Tablet 500mg mà VN Pharma nhập về gần như phạm vào cả 4 nội dung này. Cho nên không còn lý do gì để chối cãi rằng đây không phải là thuốc giả. Điều đó đồng nghĩa với việc VN Pharma kinh doanh thuốc tây giả.
Và mới nhất là mới đây, trả lời báo Pháp luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã xác nhận là VN Pharma “nhập thuốc tây dỏm”. Như vậy chính Bộ trưởng đã khẳng định lô thuốc 9.300 hộp kia là thuốc tây giả.
THAM KHẢO:
Luật Dược định nghĩa về thuốc giả
Thuốc giả là thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không có dược chất, dược liệu
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối.
d) Được sản xuất,trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
Tội buôn lậu được quy địnhtại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015, là hành vi “Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại”.
Không chỉ 9.300 hộp H-Capita, mà từ khi thành lập năm 2011, VN Pharma đã cung cấp hàng loạt thuốc có tình trạng như H-Capita cho nhiều nhà thuốc, bệnh viện ở TP.HCM. Cụ thể, năm 2014, Cục quản lý Dược đã phải rút số đăng ký lưu hành 7 loại thuốc do VN Pharma cung cấp, bởi “hồ sơ dữ liệu thông tin của thuốc không đúng với thực tế sản xuất”. Toàn bộ số thuốc này cũng được khai là nhập của chính công ty “ma” kia.
Ớn lạnh là, tại tòa, người của VN Pharma khai, họ đã trả “hoa hồng” lên đến 7,5 tỷ đồng cho bác sĩ để đưa thuốc vào bệnh viện (còn cơ quan điều tra cho rằng số tiền này lên đến cả trăm tỷ đồng). Cụm từ “hoa hồng máu” xuất hiện từ đây, và có thể sẽ đi vào ngôn ngữ tiếng Việt như một thành ngữ mới.
Thậm chí, chính những người trong giới y học, trí thức như bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó giáo sư, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng cho rằng bản án đã tuyên sai tội danh. PGS. Phong Lan không ngần ngại nêu nghi vấn của mình là có sự bao che, dung túng, hoặc có lợi ích ngầm, lợi ích nhóm.
Sắp đến đây người ta không sợ gì mà không kinh doanh thuốc tây giả. Kinh doanh thuốc tây thật đã một vốn bốn lời, thì kinh doanh thuốc tây giả lợi nhuận không kém may túy. Nếu luật hình không nghiêm, lòng tham nào không trỗi dậy?
Đặng Vỹ