Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN BÊNH QUỐC HỘI, KẾT TỘI AI NÓI ĐẢNG TRÊN QUỐC HỘI LÀ XUYÊN TẠC, CHIA RẼ...THÙ ĐỊCH !


Nắm quyền lực cao nhất Việt Nam là cơ quan nào?

THEO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

(GDVN) - Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả...

Cứ mỗi lần Quốc hội Việt Nam tiến hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng của đất nước thì những đối tượng thù địch, bất mãn lại tung ra chiêu trò công kích đã cũ.
Họ cho rằng: Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, mọi việc do Đảng chỉ đạo; Quốc hội thờ ơ với những vấn đề hệ trọng của đất nước…
Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả, nỗ lực hết sức để mọi quyền lực Nhà nước đều của dân, do dân, vì dân…
Những lời lạc lõng phía sau nghị trường sôi động
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị lần thứ bảy với nhiều chủ trương, quyết sách lớn và mới, ảnh hưởng sâu sắc tới quyền lợi của toàn dân và toàn xã hội.
Thế nhưng, những tiếng loa rè từ các thế lực thù địch vẫn cất lên như:
Theo lệ thường lâu nay, thì trước khi Quốc hội Việt Nam nhóm họp, phía Đảng Cộng sản gặp để có những chỉ thị về mặt chủ trương, đường lối”.

Quyền chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông tới đâu?

TIẾN SĨ TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - Tại sao Trung Quốc lại đưa ra lời phát biểu với Việt Nam như vậy vào thời điểm hiện nay? Và hàm ý của phía Trung Quốc là gì?
Trong thời gian gần đây, song song với những hoạt động quân sự hóa Biển Đông, trên mặt trận ngoại giao, tuyên truyền… phía Trung Quốc đang ráo riết đưa ra những tuyên bố, những lời cáo buộc và những hứa hẹn;
Thậm chí có cả những cam kết rất ngọt ngào và mùi mẫn, khiến dư luận phân tâm, hoang mang, thậm chí có thể không phân biệt được đúng sai, đen trắng, thật hư… như thế nào.
Chẳng hạn, mới đây nhất, ngày 17/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ khi được hỏi về hoạt động bình thường của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không có tranh chấp ở Biển Đông, rằng:
"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, và không làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay hòa bình, ổn định của khu vực này."   
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, ảnh: SCMP.
Nếu chỉ căn cứ vào ngôn từ của phát biểu này, có lẽ không có điều gì đáng phải bàn cãi cả.

Dự án nạo vét 72 tỷ tăng 'sốc' lên thành 2.595 tỷ đồng; Bí thư Ninh Bình: Cơ chế làm dự án Sào Khê 72 tỷ nở thành 2.595 tỷ; Choáng ngợp Lâu Đài 3000 tỷ của Siêu Đại Gia ở Ninh Bình bạn sẽ không tin vào mắt mình

23/05/2018  03:02 GMT+7

 - Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê của tỉnh điều chỉnh giá trị tăng 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng do khảo sát không kỹ, cứ nghĩ dự án nhỏ và lỗi chính do cơ chế làm dự án nở dần ra.
Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước vào chiều 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu trường hợp cá biệt của dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh giá trị tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết dự án này kéo dài cả chục năm nay. Mới đầu, dự án có quy mô nhỏ nhưng khi triển khai vướng vào khu cố đô nên yêu cầu phải mở rộng.
Bí thư Ninh Bình,Nguyễn Thị Thanh,đầu tư công
Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Thu Hằng
Khi mở rộng liên quan đến dân, đến giải phóng mặt bằng, tái định cư nên vừa phải lo 2 đầu: Trả tiền cho dân tại chỗ và khu tái định cư để đưa dân ra.

Từ "cung điện" tới cống ngầm: Đằng sau hành trình cuối cùng của cố lãnh đạo Libya Gaddafi

Tất Đạt | 

Từ "cung điện" tới cống ngầm: Đằng sau hành trình cuối cùng của cố lãnh đạo Libya Gaddafi
Ảnh: Reuters

Từ một "đại tỉ phú" với tài sản lên tới hàng trăm tỉ USD, ông Gaddafi bị truy nã gắt gao, bị xét xử bởi "luật rừng" và chết trong cay đắng, tủi nhục.

LTS: Cuối tháng 4 vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox News, Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton đã tuyên bố nước này đang cân nhắc áp dụng kiểu mẫu giải trừ hạt nhân của Libya hồi những năm 2003-2004 đối với Triều Tiên. Tuyên bố này đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận trong những ngày vừa qua.
Tòa soạn xin trân trọng gửi tới quý độc giả loạt bài tư liệu về Quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của Libya để giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về sự kiện lịch sử này.
Để xem các bài viết trước, mời quý độc giả click vào đây:
********
Cái chết của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã trở thành một trong những sự kiện nổi bật nhất thế giới năm 2011, sau khi những thước phim ghi lại hình ảnh ông Gaddafi bị tra tấn bởi phe nổi dậy được đăng tải trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những chi tiết đằng sau vụ việc - nhất là diễn biến quanh thời điểm phiến quân tìm thấy người đàn ông này trong một cống bê tông ở thành phố Sirte - vẫn chưa được xác nhận cụ thể.

TQ muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?

Nguyễn Hoàng

Hợp tác giữa các quốc gia ở khu vực Mekong - Lan Thương
Một hội thảo tại Hà Nội mới đây cho thấy Bắc Kinh rất chủ động triển khai cái gọi là ‘Hợp tác Mekong – Lan Thương’ vì mục đích kinh tế và chính trị.
Hợp tác Mekong-Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong - Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Lan Thương là cách Trung Quốc gọi tên cho phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ của mình.

Bước đi 'bài bản'

Mặc dù đã có tới khoảng hơn 10 cơ chế hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong với nhau và với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ADB, World Bank, các cơ chế hợp tác này được xem là khá "rời rạc".
Map of the Mekong River
Image captionBản đồ sông Mekong. Các dự án xây đập thủy điện từ Trung Quốc xuống Lào, Campuchia gây lo ngại cho giới vận động môi trường
Thực trạng cam kết chưa rõ ràng và thiếu điểm nhấn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là một trong các nguyên nhân khiến Trung Quốc dường như tìm được kẽ hở ở "sân sau" và đang thành công trong nỗ lực đẩy mạnh cơ chế hợp tác.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Đại dự án bô xít Lâm Đồng làm trái chỉ đạo của Thủ tướng ra sao?

07:00 - 22/05/2018

Dự án được Kiểm toán Nhà nước xác định không đúng quy hoạch ngành khi TKV phê duyệt điều chỉnh với công suất từ 600.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm. Điều này cũng “không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ".

Tăng thu ngân sách hơn 4.500 tỷ sau kiểm toán Sabeco, Habeco
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2016 gửi đến Quốc hội.
Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc đến hết tháng 6.2017, số lỗ lũy kế của đơn vị 2.035 tỷ đồng (Ảnh: I.T)

Theo đó, tình trạng người nộp thuế hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế GTGT, thuế TNDN và lợi nhuận còn lại phải nộp NSNN… vẫn diễn ra khá phổ biến. Kết quả kiểm toán, KTNN xác định số phải nộp NSNN tăng thêm 19.109 tỷ đồng, trong đó một số đơn vị có kiến nghị nộp NSNN lớn như: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 2.668 tỷ đồng; Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) 1.852 tỷ đồng; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam 1.753 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 255 tỷ đồng…

Đặc biệt, qua đối chiếu thuế 2.497 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại 47 địa phương, KTNN xác định nộp NSNN tăng thêm 1.351 tỷ đồng tại 2.344 doanh nghiệp và kiến nghị cơ quan Thuế kiểm tra, làm rõ để truy thu 446 tỷ đồng.

Nỗi lo tiềm ẩn mang tên TKV

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều sai sót ở hàng loạt dự án lớn do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn làm chủ đầu tư.

Hơn 20 lần bị kiểm toán 'gọi tên': Tập đoàn Than lộ hàng loạt sai phạm

22/05/2018  05:00 GMT+7

 Số dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương không dừng lại ở con số 12 dự án. Mới đây, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều dự án tai tiếng của các doanh nghiệp khác trong ngành Công Thương, trong đó nổi lên là loạt dự án của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV).
Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2016 của 201 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty và công ty; 5 chuyên đề; 5 dự án đầu tư xây dựng độc lập; kết quả tư vấn định giá của 7 doanh nghiệp cổ phần hóa.
Nhiều sai phạm đã được chỉ ra, trong đó nổi lên là tình trạng kinh doanh bi đát, kém hiệu quả của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Bị “điểm danh” đến hơn 20 lần trong báo cáo kiểm toán, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam đã có nhiều sai phạm bị phát hiện sau khi Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hoạt động quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả đầu tư dự án của Tập đoàn này.
Tập đoàn Than,dự án kém hiệu quả,dự án thua lỗ,dự án ngàn tỷ,TKV,Kiểm toán Nhà nước
Tập đoàn Than khoáng sản có nhiều dự án không hiệu quả.
Một số doanh nghiệp của TKV có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính như Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin nợ trên vốn chủ sở hữu gấp 9,83 lần. Có công ty phải giám sát tài chính đặc biệt, đó là Công ty CP Vận tải thủy - Vinacomin, Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin.

Mỹ đánh thuế nặng các sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu từ Việt Nam ( Hoan hô Trump)


Bộ Thương mại Mỹ hôm 21.5 (giờ Washington D.C) đã áp thuế nhập khẩu thép đối với các sản phẩm từ Việt Nam nhưng bắt nguồn từ Trung Quốc sau khi kết luận Trung Quốc có hành vi lách thuế.
Mỹ áp thuế đối với thép không gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam nhưng khởi nguồn là thép cán nóng do Trung Quốc sản xuất
 /// Reuters
Mỹ áp thuế đối với thép không gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam nhưng khởi nguồn là thép cán nóng do Trung Quốc sản xuất
REUTERS
Giới chức hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá lên đến 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với các mặt hàng thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu có nguồn gốc Trung Quốc, theo Reuters dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ.

Thanh Hóa giao đất rừng phòng hộ cho FLC nhưng không báo cáo Thủ tướng


  • 16:49 21/05/2018
  •  
  • 104

    • 3
     Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm đất đai trên cả nước năm 2016, trong đó điển hình là việc Thanh Hóa giao đất rừng phòng hộ cho FLC mà không báo cáo Thủ tướng.
    Chiều 21/5, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016 trước Quốc hội. Năm 2016, cơ quan này đã thực hiện nhiều kiểm toán chuyên đề, trong đó phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến lĩnh vực đất đai.

    Tăng mật độ, chia nhỏ căn hộ, vượt tầng, sai quy hoạch

    Kiểm toán Nhà nước chỉ ra việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế. Từ đó dẫn đến quá trình triển khai dự án phải điều chỉnh nhiều lần.
    Một số địa phương còn điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng không phù hợp với quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng thẩm quyền; phê duyệt quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2.000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung.
    Việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch của một số dự án còn chỉ tiêu không phù hợp quy định, quy chuẩn xây dựng, như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn...
    Thanh Hoa giao dat rung phong ho cho FLC nhung khong bao cao Thu tuong hinh anh 1
    Nhiều dự án tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng... xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn, phá vỡ mật độ, vượt tầng... Ảnh: Tiến Tuấn.
    Các địa phương bị chỉ ra còn tình trạng này là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Nam, Đồng Nai, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Vĩnh Long.