Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN BÊNH QUỐC HỘI, KẾT TỘI AI NÓI ĐẢNG TRÊN QUỐC HỘI LÀ XUYÊN TẠC, CHIA RẼ...THÙ ĐỊCH !


Nắm quyền lực cao nhất Việt Nam là cơ quan nào?

THEO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

(GDVN) - Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả...

Cứ mỗi lần Quốc hội Việt Nam tiến hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng của đất nước thì những đối tượng thù địch, bất mãn lại tung ra chiêu trò công kích đã cũ.
Họ cho rằng: Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, mọi việc do Đảng chỉ đạo; Quốc hội thờ ơ với những vấn đề hệ trọng của đất nước…
Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả, nỗ lực hết sức để mọi quyền lực Nhà nước đều của dân, do dân, vì dân…
Những lời lạc lõng phía sau nghị trường sôi động
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị lần thứ bảy với nhiều chủ trương, quyết sách lớn và mới, ảnh hưởng sâu sắc tới quyền lợi của toàn dân và toàn xã hội.
Thế nhưng, những tiếng loa rè từ các thế lực thù địch vẫn cất lên như:
Theo lệ thường lâu nay, thì trước khi Quốc hội Việt Nam nhóm họp, phía Đảng Cộng sản gặp để có những chỉ thị về mặt chủ trương, đường lối”.

Họ tùy tiện suy diễn và cho rằng, Quốc hội Việt Nam không có dân chủ thực sự, không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước vì Đảng chi phối mọi chuyện;
Rằng đảng viên chỉ chiếm 3-4% số dân, nhưng tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội từ 25 năm nay vẫn chiếm tới 90% là không hợp lý…
Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ bị họ xuyên tạc thành kiểu tiếu lâm chính trị tầm thường “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, nhân dân chỉ còn biết… vỗ tay”(!?).
Quang cảnh Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV. Ảnh: TTXVN
Nhiều thông tin đổi mới về kỳ họp Quốc hội lần này, như Quốc hội chỉ họp 20 ngày thay cho một tháng như thường kỳ, đã bị quy chụp là vì Đảng đã chỉ đạo né tránh nhiều vấn đề nóng, rút nhiều dự án luật và nhiều vấn đề nhạy cảm.
Từ đó, họ hồ đồ cho rằng, kỳ họp lần này “không giải quyết được vấn đề gì”, “chỉ là hình thức”, vai trò Quốc hội không “thực quyền”.
Có thể nói, đó là những luận điệu không mới nhưng không kém phần thâm hiểm, hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, vào sự lãnh đạo của Đảng và muốn chống phá chính quá trình đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị của chúng ta.
Kỳ họp có nhiều nội dung đổi mới thiết thực
Trên các trang mạng hải ngoại gần đây dù có cái nhìn thiên lệch nhưng cũng đã có bài viết qua đó thừa nhận Quốc hội Việt Nam tiến bộ trong việc có nghị quyết quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm quốc gia, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm.
Họ phải thừa nhận từ nhiệm kỳ Đại hội XII, Quốc hội đã có nhiều hành động tăng cường giám sát thu chi tài chính đối với Chính phủ.

Luận điệu xảo trá của những kẻ hiềm khích, chống phá đã bị bẻ gẫy

Tinh thần làm việc độc lập, sáng tạo của Quốc hội, việc phát huy vai trò giám sát tối cao của Quốc hội tiếp tục được thể hiện rõ tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV lần này.
Kỳ họp thứ năm là kỳ họp ngắn nhất trong nhiều năm trở lại đây là do khách quan, vì có tới 4 dự án luật được rút khỏi dự kiến chương trình để hoàn thiện và rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.
Việc rút ngắn này là phù hợp với thực tiễn, giúp Quốc hội hoạt động hiệu quả hơn chứ không phải vì một sự chỉ đạo nào cả.
Đặc biệt, Quốc hội vẫn dành tới 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác, nghĩa là dành tới 60% thời gian để làm luật.
Trong đó, có rất nhiều dự án luật quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua, như: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi)…
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Đây là một trong những vấn đề rất nóng và bức xúc, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Với nội dung làm việc như vậy, không thể nói kỳ họp lần này “không làm được gì cả” hay né tránh những vấn đề nóng bỏng như những thông tin xuyên tạc.
Đặc biệt, tại kỳ họp lần này, sẽ có nhiều đổi mới, thí điểm đổi mới hoạt động chất vấn.
Quốc hội sẽ dành 3 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Sự thật chiêu trò xã hội dân sự độc lập

Thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút.
Việc cải tiến, đổi mới này trước đó được áp dụng thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.
Phát biểu trước kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc cải tiến chất vấn và trả lời chất vấn là rất tốt và sẽ giảm thời gian thảo luận tại tổ để tăng thời gian thảo luận tại hội trường, có nội dung không nhất định phải thảo luận tại tổ...
Sự minh bạch thông tin cũng có một bước tiến rất mới khi có rất nhiều nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó có thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); quyết toán ngân sách Nhà nước…
Sẽ có khoảng 46% thời gian thảo luận tại hội trường được tường thuật trực tiếp.
Chỉ điểm qua một số nét trên cũng đủ cho thấy, kỳ họp lần này có rất nhiều đổi mới, thiết thực, được dư luận nhân dân rất quan tâm, hoàn toàn không “hình thức”.
Đảng lãnh đạo nhưng không đứng trên Quốc hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Người viết: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Những vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do Quốc hội quyết định”.
Theo Điều 4, Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Đốt đuốc, soi chân mình!

Hiến pháp cũng hiến định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội không có nghĩa là Đảng đứng trên Quốc hội, “chỉ tay” để Quốc hội “giơ tay” như những luận điệu xuyên tạc.
Với góc độ là một chuyên gia nghiên cứu lập pháp, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Đảng ta là đảng cầm quyền, là đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Vì vậy, khi đặt vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải được xem xét trong mối quan hệ Đảng không chỉ lãnh đạo Quốc hội mà lãnh đạo tất cả bộ máy Nhà nước và xã hội.
Song Đảng lãnh đạo chứ Đảng không chỉ đạo công việc cụ thể của Quốc hội.
Đảng lãnh đạo nhưng luôn tôn trọng Quốc hội với tư cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội sao cho Quốc hội ngày càng thực hiện tốt các chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối cao và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, nhân dân phấn khởi, hăng say và an tâm lao động, đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngày càng đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Quốc hội.
Trên thực tế, việc Đảng lãnh đạo Quốc hội những năm qua đã có rất nhiều đổi mới.
Trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu một số dẫn chứng về sự đổi mới ấy, trong đó có hai dự án điển hình về sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội.
Về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, ban đầu, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, nhưng khi đưa ra Quốc hội chưa đồng tình.
Sau đó, Bộ Chính trị thấy phù hợp và cả Bộ Chính trị cùng Trung ương đồng thuận, rút kinh nghiệm.
Còn với dự án sân bay Long Thành, Quốc hội thảo luận, tổ chức hội thảo, sau đó Trung ương mới cho ý kiến và Tổng Bí thư trong hội nghị Trung ương cũng chỉ đạo, phải rút kinh nghiệm để Quốc hội bàn kỹ dự án này cho dân chủ.
Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, vai trò ngày càng hiệu quả

Chỉ là luận điệu "lòng lang dạ sói, đội lốt dân chủ, nhân quyền"

Cách đây một tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.
Tại hội nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê bình các bộ, địa phương và tập đoàn, tổng công ty chưa có báo cáo, thể hiện chưa nghiêm túc.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ báo cáo Chính phủ về những đơn vị chưa có chương trình để kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu.
Chỉ qua một sự việc trên phần nào khẳng định vai trò hoạt động độc lập, chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội nước ta, hoàn toàn không thụ động theo sự chỉ đạo, định hướng nào hay chỉ quen “gật”, “giơ tay” như những luận điệu xuyên tạc.
Chỉ riêng trong năm 2017, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện nhiều dự án, quyết định quan trọng của đất nước như chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020;
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành;
Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước được thể hiện ngay trong nghiên cứu, đổi mới việc bố trí chương trình làm việc của Quốc hội.

Kỷ cương phép nước không cho phép "chọc gậy bánh xe, đục nước béo cò"

Việc đổi mới cách thức thảo luận về các dự án luật, về kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước, về các báo cáo của các cơ quan chức năng, tăng thời gian thảo luận tại hội trường, tăng cường tính đối thoại và tranh luận, tạo nên không khí đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp nhiều hơn các phiên họp toàn thể của Quốc hội, trong đó có những nội dung lần đầu tiên được thảo luận tại hội trường như báo cáo của các ngành tư pháp; báo cáo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng… được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, tạo sự gắn kết hơn nữa giữa hoạt động của Quốc hội với cử tri, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của nhân dân.
Thực tiễn và những thông tin trên cho thấy, Quốc hội Việt Nam đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, hết lòng, hết sức vì quyền lợi của nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng càng góp phần hoàn thiện thể chế, phát huy tốt hơn vai trò của Quốc hội.
Những luận điệu hạ thấp vai trò của Quốc hội, tách rời sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội là sự xuyên tạc nguy hiểm và không đúng thực tế.
Theo Quân đội nhân dân

Không có nhận xét nào: