Có trường hợp phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn , thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác , phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn.
Cá biệt, Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng). Dự án Cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, điều chỉnh 3 lần tăng 3.020 tỷ đồng.
Hay dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1, điều chỉnh 2 lần tăng 10.322 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh tăng 1.488 tỷ đồng và đang xin điều chỉnh lần 2 lên 5.887 tỷ đồng. Dự án thủy điện Nậm Chiến 4 lần điều chỉnh tăng đến 3.361 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo kiểm toán, một số dự án thực hiện đầu tư khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ khảo sát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế; thiết kế kỹ thuật chưa tuân thủ thiết kế cơ sở hoặc chưa sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công.
Dự án Tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng TKV phê duyệt điều chỉnh với công suất từ 600.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và không đúng với quy hoạch ngành. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất quặng vê viên công suất 200.000 tấn/năm có xét đến mở rộng nâng công suất lên 400.000 tấn/năm không có trong quy hoạch.
Dự kiến khi hoàn thành tổng chi phí từ đất đai, vật liệu đến nội thất của lâu đài khủng này trên dưới 3.000 tỉ.
Khi việc xây những biệt thự chưa đủ để khẳng định được cái tôi của mình, nhiều đại gia đã kỳ công thuê cả đội ngũ kiến trúc sư “bay” khắp nơi trên thế giới, tìm đến những lâu đài hoành tráng nhất tham khảo, nghiên cứu cách dựng cho mình một công trình để đời.
Phong trào lâu đài khủng hóa được khởi xướng từ chính đất cố đô Ninh Bình.
Lâu đài dát vàng
Theo những tài liệu được bạch hóa ngay trên trang mạng của Công ty thiết kế kiến trúc AC nổi tiếng với slogan “Kiến trúc dành cho người đẳng cấp” thì đơn vị này đang nắm trong tay một danh sách dài dằng dặc những vị khách lắm tiền, nhiều của với khả năng chi trả gần như vô giới hạn cho một thú chơi: lâu đài. Danh sách ấy riêng ở đất Ninh Bình gồm lâu đài Thành Thắng, lâu đài Dân Dung, lâu đài Hải Biên, lâu đài Khiêm Hiền…
Vượt qua mốc nối giữa vùng “chiêm khê, mùa thối” Hà Nam sang Ninh Bình, bám quốc lộ 1A đến địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn khách phương xa đã thấy bỏng mắt vì trầm trồ trước sự nguy nga, tráng lệ của hai tòa lâu đài “sinh đôi”, lâu đài anh, lâu đài em Thành Thắng. Chủ nhân của tòa lâu đài là ông Đỗ Văn Tiến vốn có hai người con trai là Thành và Thắng nên ưu ái không chỉ đặt tên Tổng công ty mình tên là Thành Thắng mà còn đặt tên hai dinh thự đặc biệt cũng tên là Thành Thắng.
Đã từ lâu, ông nung nấu ý định xây dựng một cơ ngơi để đời cho hai cậu con trai với ý tưởng là hai tòa lâu đài có kiến trúc tương tự nhau, tựa vào nhau theo thế ỷ dốc để mong sao cho chúng cùng chung lưng, đấu cật gắng sức tiếp tục xây dựng sự nghiệp của cha. Lâu đài được xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 2.000m2 trong đó với mặt tiền dài khoảng 60m chính là mặt của quốc lộ 1.
Ngoài cổng là hai con voi đá đứng chầu thể hiện sự uy vũ, quyền lực. Khuôn viên giữa hai lâu đài là một hòn giả sơn cỡ lớn và một hồ nước hợp với niềm tin Á đông tài lộc, thịnh vượng. Cánh cửa chính lâu đài được làm bằng gỗ quý đỏ thắm như ráng chiều, đục chạm rất công phu. Hai bên có cột trụ sơn trắng và tay vịn bằng đá hoa cương.
Phần nội thất thể hiện sự đầu tư khá kỹ của gia chủ, đậm nét cổ điển châu Âu với mái vòm cong, trần cao, phòng rộng. Nhiều chi tiết của nội và ngoại thất không chỉ sơn bả đơn thuần mà còn được dát vàng để từ bình minh đến hoàng hôn mỗi khi có ánh nắng đi qua thì chúng tỏa sáng lấp lánh vương giả và quý tộc. Theo giới chuyên môn đánh giá, lâu đài song sinh này trị giá hàng trăm tỉ đồng.
Cũng tại huyện Gia Viễn còn có một lâu đài còn hoành tráng hơn mang tên Dân Dung. Khác với lâu Thành Thắng tuy lớn nhưng không có khuôn viên, lâu đài Dân Dung có lợi thế là được đặt trong một khuôn viên rộng tới 3ha nên đội ngũ kiến trúc sư có thể thỏa chí mà thả hồn vào.
Ấn tượng mạnh nhất của lâu đài là hệ thống mái vòm tròn rất to. Gia chủ là người mộ đạo nên các chi tiết trang trí đều mang sắc thái cổ điển châu Âu giai đoạn Phục hưng, hoa văn, họa tiết không quá cầu kì nhưng vô cùng tinh xảo.
Bóng người chỉ nhỏ như con kiến dưới bóng của lâu đài.
Trước lâu đài xa hoa là một hồ nước lớn, chạy xung quanh là ba lối đi mềm mại như những dải lụa, điểm xuyết vào đó là những tàn cây to rợp bóng mát. Nhìn toàn cảnh, lâu đài Dân Dung như một nàng công chúa ngủ trong rừng, ngày ngày soi bóng xuống tấm gương khổng lồ là mặt hồ lúc nào cũng lăn tăn sóng nước. Để đón được “nàng công chúa” ấy về làm vợ, “bạch mã hoàng tử” bỏ ra số tiền cũng phải hàng trăm tỉ đồng chưa nói đến giá trị của đất.
Tạm rời xa Gia Viễn – một vùng đất phân lũ nghèo mà mới chỉ mươi năm về trước hầu như nhà ai cũng có một cái thuyền để đi trong mùa lụt, chúng ta đến với những vùng đất mới phát của thành phố Ninh Bình. Theo phong thủy thì khu quảng trường là mình rồng, khu trung tâm hội nghị tỉnh là đầu rồng, khu đô thị Xuân Thành là những cái vây rồng, khu Gián Khẩu kéo lên trung tâm là cái đuôi rồng.
Toàn đất vàng, đất bạc cả nên tất cả các khu này đều có giá nơi ít chừng 10 triệu/m2, nơi nhiều lên đến 20 – 30 triệu/m2. Đó cũng là địa điểm để phong trào dựng lâu đài của dân cố đô ganh đua tài lực.
Bạch lâu đài
Khu quảng trường hiện có khoảng trên dưới 10 lâu đài đã và đang trong quá trình hoàn thiện. Lâu đài Hải Biên hay còn gọi là bạch lâu đài vì vẻ ngoài trắng như tuyết, nhẵn như ngà. Chủ nhân của tòa lâu đài là người đặc biệt yêu thích nước Mỹ, ông Đinh Hải Biên.
Bài toán mà ông Biên đưa ra cho đội ngũ kiến trúc sư rất hóc búa là phải làm sao cho người khác nhìn vào mà cảm nhận được độ hoành tráng, ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu tiên. Họ đã giải khá xuất sắc bằng quyết định dựng lên một tòa lâu đài mô phỏng theo kiến trúc nổi tiếng thế giới: tòa nhà quốc hội Mỹ.
Được thiết kế theo phong cách kiến trúc tân cổ điển với các đường khối cột phong cách Hy Lạp, lâu đài Hải Biên khá tinh tế nên được nhiều người ngưỡng mộ qua lại chụp ảnh, chiêm ngưỡng. Chỉ cách có vài phút đi bộ là một lâu đài khác, lâu đài ông Hờ (xin được giấu tên). Theo những người hàng xóm, ông này khá kín tiếng, nghe đâu trước cũng là một người rất quan trọng, được nhiều người trong tỉnh biết họ, biết tên.
Lâu đài mang phong cách tòa Nhà quốc hội Mỹ.
Lâu đài tọa lạc trên một mảnh đất rộng cả ngàn m2 xung quanh là hệ thống tường bao rất kiên cố với những cây xanh đứng như một hàng vệ binh. Phong cách của ông Hờ chọn là kiểu lâu đài Pháp thế kỉ 17. Điều đặc biệt là ông yêu cầu phải đặt nhà ăn ở bên ngoài để mỗi bữa ăn đều có không khí tươi và nắng vàng ngọt lịm.
Dạo bước tiếp, tôi gặp một lâu đài có lẽ là to nhất ở khu quảng trường. Nó đồ sộ, nguy nga đến độ bắt dính mọi ánh mắt lướt qua. Nó vàng son, chói lọi đến mức mặt trời cũng dường như phải ghen tị. Cái bóng của nó sáng sáng chiều chiều đổ hắt dài đến cả trăm mét. Chủ nhân của lâu đài này là đại gia Cường Thịnh Thi.
Lâu đài 3.000 tỷ?
Kể về độ hoành tráng thì những lâu đài trị giá hàng trăm tỉ ở huyện Gia Viễn hay ở khu quảng trường thành phố đã là một niềm khao khát cháy cổ, bỏng họng của cả ngàn, cả vạn người. Nhưng so với quần thể sáu lâu đài của sáu người con một vị đại gia Ninh Bình đang xây cũng chỉ như… con tép. So với chúng thì bất kỳ loại muối nào cũng trở nên nhạt nhẽo.
So với chúng thì bất kỳ công trình tư gia hoành tráng nào cũng chỉ như một mái nhà tranh so với một biệt thự vậy. Cả sáu lâu đài này đều tọa lạc trong khu đô thị đang xây dựng ngay trung tâm mới của thành phố Ninh Bình, nơi mỗi m2 đất trị giá ít nhất cũng phải 15 – 17 triệu.
Đằng sau cái cổng đồ sộ như khải hoàn môn của khu đô thị là những tòa lâu đài đang ngày ngày thành hình, nên da, nên thịt. Vị đại gia này cũng xin được giấu tên nên tôi gọi là ông X, xuất thân cũng rất nghèo khó. Thủa hàn vi, khi còn làm thợ xây ông đã giỏi nhất trong những người thợ, khi lên làm đến chức cai ông cũng giỏi nhất trong những người cai. Sức khỏe như lực điền, tính toán như thần, chăm chỉ như bần cố nông, ông phất lên một cách nhanh chóng.
Những người con ông một thủa từng vặn vô lăng công nông chở gạch, cát, xi măng nay vặn vô lăng cả dàn siêu xe, mỗi chiếc cả chục tỉ đồng. Những người con ông một thủa từng ở nhà ngói, vách trát nay đang xây lên những lâu đài to nhất nước Việt, mỗi cái rộng bằng cả một sân vận động.
Tôi nhẩn nha đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu. Nhiều cái đang lên khung, nhiều cái đã sắp đủ lông, đủ cánh, ra dáng một tòa lâu đài lắm rồi. Cái khiêm tốn nhất cũng ngót ngàn m2 một sàn, còn lại toàn vài ngàn m2 một sàn nhân với 4 – 5 tầng, ngự ngất nghểu trên những lô đất rộng tới cả ha. Nên nhớ rằng đây là đất thành phố, là đất vàng nên chỉ riêng tiền mỗi lô đất ấy đã trị giá 70 – 100 tỉ, cá biệt có cái trên 200 tỉ.
Sáu cái lâu đài đang dựng lên khiến cho không khí nơi đây bị hâm nóng như một đại công trường, người xe ra vào như nước lụt. Toàn bộ những lâu đài này được thiết kế theo kiểu châu Âu nhưng tôi đặc biệt chú ý tới cái cuối cùng, nằm giáp mặt với cánh đồng lúa đang kỳ chín rộ.
So với những cung điện mùa đông, cung điện mùa hè ở Nga hay những lâu đài hoành tráng ở Ý, Pháp nó cũng không hề kém cạnh nên những lâu đài ở trong nước chỉ ngang với khu… nhà phụ tại đây. Để có được bản thiết kế, chủ nhân của lâu đài đã hào phóng chi cho một đoàn kiến trúc sư “bay” đi khắp nơi trên thế giới, đến những lâu đài kỳ vĩ nhất, hoành tráng nhất để chụp ảnh, copy. Riêng tiền vé và phí ăn của chuyến đi đó nghe nói đã cả triệu đô la Mỹ.
Người ta tính các đấng quân vương xưa kia phải huy động trung bình 1 – 2 năm tổng tài sản của quốc gia mới xây được một lâu đài cỡ lớn, thế mà giờ đây các vị đại gia chi ngàn tỉ cứ nhẹ tựa lông hồng. Thế mới biết nước Việt lắm người giàu khủng!
Nằm trên một khuôn viên rộng chừng 2,4ha được đắp cao như một quả đồi là một mặt sàn xây dựng khoảng 6.000m2 nhân với 5 tầng lầu và 1 tầng hầm. Lượng vật liệu xây dựng đổ vào tòa lâu đài này ước khoảng 1.000 tấn sắt, 4.000 – 5.000 tấn xi măng, hàng vạn tấn cát, gạch đủ sức xây hai ba cái chung cư cao 30 – 40 tầng.
Mặt sàn rộng đến mức đứng từ đầu này hét to, đầu kia người nghe chỉ như nói thầm, có thể lập một đội bóng đá bên trong cũng vẫn thoải mái. Tuy rộng là thế nhưng với trần cao tới 7 – 8 m nên nhà rất thoáng. Trong nhà có cả bể bơi lẫn nhà thờ vì chủ nhân của chúng là một con chiên mộ đạo.
Trên cùng là mái vòm, dưới cùng là tầng âm. Tầng âm lại được chia thành ba khu chính, một ga ra chính rộng 700m2 đủ sức chứa khoảng 30 cái siêu xe, một ga ra phụ rộng 500m2 đủ sức chứa khoảng 20 cái siêu xe, một phòng nghe nhạc rộng khoảng 600 – 700m2 với đủ lệ bộ sân khấu và những chiếc ghế có khả năng nhô lên thụp xuống.
Phần xây thô trị giá khoảng chừng 300 – 400 tỉ nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng tột đỉnh của lâu đài. Khác với hầu hết các lâu đài chỉ có sơn, bả, công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ba Nha – loại đá quý sang trọng bậc nhất thế giới. Năm tầng của lâu đài có hàng trăm cái cột, mỗi cái cột ốp đá trị giá đến 450 triệu đồng, chưa kể đến những ban công, tượng đá khác.
Tổng giá trị đá phải là nhiều trăm tỉ đồng. Đơn hàng lớn đến mức nhà cung cấp đá Tây Ba Nha sau khi bay từ tận trời Tây đến trời Nam khảo sát lâu đài đã phải ngả mũ mà thốt lên rằng: “Lâu đài của ngài tầm cỡ thế giới có một”. Họ phải gần như ngừng hết các đơn hàng khác để dồn sức vào chế tác đá cho công trình này. Yêu cầu của chủ nhân lâu đài khắt khe đến mức từng đường chỉ, nếp gấp trên trang phục của tượng cũng phải mềm mại như thật. Các bức tranh dưới mái vòm nếu vẽ trời thì phải vẽ được cả mây trôi gió thổi, nếu vẽ hoa lá thì phải hấp dụ được cả bướm ong bay vào, nếu vẽ người thì phải sinh động như tranh thánh tích.
Dự kiến khi hoàn thành tổng chi phí từ đất đai, vật liệu đến nội thất của lâu đài khủng này trên dưới 3.000 tỉ.
http://kienthuc.net.vn/nha-dat/choang-ngop-voi-nhung-lau-dai-khung-1000-ty-o-ninh-binh-701508.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét