Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Nguyễn Xuân Nghĩa - Venezuela và những món nợ đáng tởm

Khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân rồi con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không? Đấy là cách đặt vấn đề sau khi chúng ta hiểu ra bối cảnh của chuyện Venezuela….

Tỉ giá hối đoái trong ngày 29 tháng 1,2019 cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa đồng Boliviar của Venezuela và Mỹ kim


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe 
Khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân rồi con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không? Đấy là cách đặt vấn đề sau khi chúng ta hiểu ra bối cảnh của chuyện Venezuela….

Khủng hoảng tại Venezuela

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, kể từ đầu năm 2014, xứ Venezuela tại Nam Mỹ lâm vào một vụ khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF dự đoán năm ngoái là lạm phát lên tới 10 triệu phần trăm và người dân đói ăn phải moi thùng rác tìm lương thực khi bạo lực và tham nhũng hoành hành khắp nơi. Nhưng từ mươi ngày qua, cuộc khủng hoảng lên tới chính trị, khi Chủ tịch Hạ viện được bầu lên từ đầu năm 2015 đã căn cứ trên Hiến pháp mà tuyên bố là tạm xử lý trách nhiệm của tổng thống, trong khi ông Nicolás Maduro vẫn giữ vai trò Tổng thống sau một cuộc bầu cử được đa số cho là có gian lận. Lập tức, vào tuần trước, Chính quyền Hoa Kỳ cùng nhiều nước dân chủ đã công nhận Chủ tịch Hạ viện Juan Guiando là Quyền Tổng Thống, trong khi Liên bang Nga và Trung Quốc và vài xứ khác vẫn cố bênh vực chế độ Maduro. Ngày Thứ Hai 28 vừa qua, Chính quyền Mỹ tăng áp lực và phong tỏa nguồn giao dịch của tập đoàn dầu khí quốc doanh có tên tắt là PDVSA và chi nhánh Mỹ của doanh nghiệp này là công ty Citgo tại Houston. Tình hình Venezuela có thể biến chuyển nhưng câu hỏi được người ta nêu lên là sau này ai sẽ thanh toán các món nợ của chế độ độc tài Venezuela

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

BỒI BÚT TRUNG QUỐC DỐI TRÁ & ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN VỀ CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM 2/1979 ( Phần 2)

Tác giả: Dương Lập Quần
          Rạng sáng, bộ chỉ huy tiền tuyến của ta hạ lệnh, vạn pháo cũng nổ, đất động trời rung. Hàng loạt đạn pháo xé rách bầu trời, đồng loạt bắn sang trận địa VN…
          Cốc Lếu, trận địa tên lửa chĩa sang TQ do quân đội VN xây dựng, bỗng chốc ánh lửa ngút trời, đá núi bay tung. Kẻ canh giữ trận địa ôm đầu chui rúc, ngay đến tên lửa do LX chế tạo mà họ cho là quý báu cũng không giữ nổi nữa, đã trở thành chiến lợi phẩm của quân ta.
          Ở điểm cao 339, công sự cốt lõi của quân địch dọc ngang đan chéo nhau. Pháo binh anh hùng của ta bắn cấp tập công sự của quân địch sụp đổ tan nát. Bộ binh dũng mãnh của quân ta lập tức xông lên điểm cao, nhanh chóng tiêu diệt quân địch trên điểm cao.
          Ở Cam Đường, đầu sỏ đương cục Việt Nam trực tiếp giúp sức cho bộ đội của họ, bảo họ phải tử thủ. Nhưng, cụm pháo của ta tập trung hỏa lực oanh kích mãnh liệt, công sự của quân địch từng chiếc một bay lên trời. Quân VN hốt hoảng như chó mất nhà, tranh nhau chạy tháo mạng. Bộ binh ta nhanh chóng lấy được điểm quan trọng đó.




Kết quả hình ảnh cho Lào cai tháng 2 1979
          Công kích Cốc Lếu, Hậu Sơn, Bảo Thắng, trung đoàn lựu pháo X của ta đã được huấn luyện, bắn hàng loạt đạn sấm sét sang trận địa quân địch. Quân VN kêu khóc thảm thiết, cầu cứu cấp trên qua máy báo thoại: ”Pháo TQ quá mạnh, chúng tôi không chịu đựng nổi!” Cũng lúc đoc bên trận địa ta, chiến sĩ bộ binh vui sướng nhảy ra khỏi chiến hào, vẫy mũ quân nhân, hô to:” Đánh giỏi! Pháo binh đánh giỏi!”

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

BỒI BÚT TRUNG QUỐC DỐI TRÁ & ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN VỀ CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM 2/1979 ( Phần 1)

Lời dẫn của Phạm Viết Đào.

         Trong tay tôi là cuốn “Sự thật về sáu cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước Trung Hoa mới”, chủ biên là Lý Kiện, “Nhà xuất bản phát thanh và truyền hình Trung Quốc” xuất bản tháng 2/1992; Sách do Cục nghiên cứu BTTM Việt Nam xuất bản 6/1992. Cuốn sách đã được 1 cư dân mạng photocopy gửi tặng. Ở Việt Nam, đây là sách lưu hành nội bộ?
         Sách xuất bản, sau cái “tuần trăng mật- đê mê” của cái “Hội nghị Thành Đô… ma mỵ”; cái hội nghị thiết kế ra cái bản lề của quan hệ Việt-Trung mới với bức hoành phi “4 tốt-16 chữ vàng”.
         Đọc xong cuốn sách dày hơn 400 trang, gồm 6 chuyên luận của nhiều tác giả được viết dưới dạng khảo cứu, sặc mùi tuyên truyền kiểu tuyên giáo Trung Quốc về 6 cuộc chiến tranh mà các học giả Trung Quốc “la làng” rằng: Đây là 6 cuộc chiến trang mà nước Trung Hoa mới phải gồng mình lên chống bọn xâm lược…
         Xin trích 1 đoạn trong “Lời nói đầu” của tác giả cuốn sách, sặc mùi lính tẩy, kích động tư tưởng bá quyền Đại Hán:” Quyển sách này phản ánh toàn cảnh 6 cuộc chiến tranh xâm lược do quân đội Trung Quốc tiến hành sau khi dựng nước ( Chống Mý giúp Triều; Phản kích tự vệ chống Ấn Độ; Phản kích tự vệ trên đảo Trân Bảo: Giúp Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ; Phản kích tự vệ ở Tây Sa; Phản kích tự vệ chống Việt Nam). Những trang sử không bình thường này không chỉ nói với mọi người rằng nhân dân Trung Quốc là một nhân dân không thể bị làm nhục, đồng thời cũng chứng tỏ chính phủ, nhân dân và hoàn cảnh hòa bình hiện có hiện nay là một điều có được không dễ dàng. Quyển sách này là một tài liệu giáo dục tốt về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế và truyền thống cách mạng cho toàn dân Trung Quốc nhất là đối với quảng đại thanh, thiếu niên”…
         “Đây là một bộ sử thi vĩ đại uy vũ hùng tráng, rung động lòng người, cũng là một bài ca chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế bi hùng vang dội. Nó chứng minh mạnh mẽ lập trường chính nghĩa chống xâm lược, không sợ cường bạo, bảo vệ hòa bình của nhân dân Trung Quốc, tỏ rõ khí tiết ngoan cường anh dũng của quân đội Trung Quốc”…
         “Ngạc nhiên chưa”, trong khi các học giả Trung Quốc huỵch toẹt bằng những lời lẽ chợ búa, bất chấp phải trái, cả vú lấp miệng em thì tại Việt Nam, vẫn còn những kẻ “ngủ mơ giưa ban ngày”, ôm khư khư cái bức hoàng phi “4 tốt- 16 chữ vàng” về quan hệ Việt-Trung; và ai phản đối lập tức bị chụp cho cái mũ ”thế lực thù địch”…
         Xin lần lượt đưa lên mạng nguyên văn một số chương của cuốn sách hiếm và hiểm này để cư dân mạng cùng chia sẻ…Các quý vị những ai nắm vững các thông tin về quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1979, đề nghị lên tiếng phản bác nhiều thôn tin bậy bạ trong bài viết này.

PHẦN 6. KHÓI LỬA BIÊN CƯƠNG PHÍA NAM ( PHẢN KÍCH TỰ VỆ CHỐNG VIỆT NAM)
Tác giả: Dương Lập Quần

Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới 1979
Chương 1: Chịu đựng đến mức không thể chịu đựng được nữa.
Đánh kẻ địch có chuẩn bị
Lời Đặng Tiểu Bình làm kinh động lòng người
Hàng triệu tấn đạn pháo bắn thành rừng lửa

         Ngày 17/2/1979, tiếng pháo nổ ở các ngọn núi xa xăm châu Á đã làm chấn động thế giới. Bộ đội biên phòng Trung Quốc sau thời kỳ dài nhân nhượng, nhẫn chịu, đã tiến hành đánh trả tự vệ đối với sự khiêu khích vũ trang của quân đội Việt Nam. Trong nửa tháng, các dũng sĩ Trung Quốc đã chiếm Lão Cai, công Đồng Đăng, hạ Cao Bằng, đánh Lạng Sơn, đạp lên các ngọn núi rậm rạp, đánh cho quân đội Việt Nam ngỗ ngược tự cao tự đại, phải hốt hoảng chạy về phía nam, dạy cho kẻ ngoan cố bảo thủ một bài học đích đáng.
         Đây là một cuộc xung đột biên giới hạn chế. Mọi người đều biết, hai nước Việt-Trung vốn là lân bang anh em, nhân dân hai nước từ xưa đến nay hữu hảo với nhau. Khi nhân dân Việt Nam chiến đấu vì sự mất còn của dân tộc, nhân dân Trung Quốc đã bớt ăn bớt mặc để viện trợ một cách khảng khái vô tư cho nhân dân Việt Nam, xẩy ra cuộc xung đột đổ máu như vậy, là điều nhân dân Trung Quốc, cũng như nhân dân thế giới không muốn nhìn thấy.

Chương I
KHÔNG THỂ NHẪN CHỊU ĐƯỢC NỮA
1.
         Hữu nghị quan, cửa khẩu hùng tráng nguy nga do chính tay đồng chí Trần Nghị viết tên ấy, đứng sừng sững giữ núi cao dốc thẳng ở biên thùy Tây nam của Tổ quốc. Nó đã từng tượng trưng cho tình hưu nghị của nhân dân hai nước Trung-Việt. Dân biên giới Việt Nam từng đoàn từng đội đi qua đó, vui mừng hớn hở đi vào trong biên giới Trung Quốc, thăm thân nhân bạn bè, mua hàng tiêu dùng. Nhân dân hai nước cười nói râm ran, thân như người một nhà. Trên tuyến đường sắt ở phía đông Hữu Nghị quan, hàng loạt đường tàu xếp đầy vật tư trang bị chạy vun vút về phía nam. Phía dưới đường sắt đó, mấy trăm chiếc ôtô chở đầy lương thực, mang theo tình sâu nghĩa nặng của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam, liên tục chạy về phía nam. Nhật ký trực ban trạm vận chuyển vật tư viện trợ quân sự thông qua Bằng Tường-Hữu Nghị quan đã ghi chép: trong 10 năm chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, riêng vật tư viện trợ quân sự thông qua Bằng Tường vận chuyển vào Việt Nam đã có tới 40 vạn tấn, khoảng 8 tỷ USD. Lúc đó trong tình hình thiết bị thô sơ lạc hậu, mỗi đồng chí ở trạm vận chuyển mỗi ngày vận chuyển 20 tấn vật tư hang hóa, không ít người luôn mệt đến nỗi ngất đi trong toa tàu, nhưng họ vẫn cổ vũ nhau: ”Chúng ta nguyện đổ nhiều mồ hôi để cho an hem Việt Nam ít đổ máu!”.

Bà Phạm Chi Lan: Người Việt hoang phí cho Tết vì sĩ diện và phông văn hoá thấp

06:45 - 20/01/2017

Cả năm làm lụng, chi tiêu dè sẻn, nhưng không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!
Người dân đã vậy, các cơ quan ban ngành cũng tốn kém thời gian, chi phí cho tiệc tùng, tết nhất, nên cả xã hội đang lãng phí.
Trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam, từ người dân, doanh nghiệp cho đến chính quyền và các cơ quan ban ngành. Lý giải về việc này, bà Phạm Chi Lan cho rằng chỉ có thể là do tính sĩ diện và phông văn hóa còn thấp.
Theo bà Phạm Chi Lan: ​“Tôi thấy tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay đã thực sự nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp và các ban ngành vẫn quá coi trọng hình thức, nó đã trở thành một nếp văn hóa trong cộng đồng người Việt mà lâu nay chúng ta chưa thể thay đổi.
Tính sĩ diện đã ăn sâu vào trong đời sống người dân, ai cũng muốn đua nhau chạy theo hình thức bề ngoài, xu hướng này không hề tốt một chút nào trong bối cảnh kinh tế chung hiện nay đang khó khăn, đất nước còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo, chính bệnh sĩ này lại là nguyên nhân khiến cho nhiều hộ gia đình vừa thoát ra khỏi ngưỡng nghèo rồi lại ​tái nghèo”.
Bà Phạm Chi Lan: Người Việt hoang phí cho Tết vì sĩ diện và phông văn hoá thấp - ảnh 1
Ảnh minh hoạ
“Tết năm nay các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa, đó là một quyết định theo tôi là đúng đắn, nhưng sự lãng phí vẫn hiển hiện, đập vào mắt người dân qua việc trang trí đường phố bằng những bông hoa có kích thước khổng lồ, nhìn rất thô kệch, rồi đèn đóm lập lòe ở khắp các con phố, những thứ đó nhìn rất xấu và rối mắt chứ đâu có đẹp.

Làm phim tiền tấn cất kho, nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam tiếp tục đòi bú sữa

Ảnh của Tre
Tre
Cách đây hơn một tuần, đi qua hãng phim truyện Việt Nam ở số 4 Thụy Khuê (Hà Nội), người ta giật mình vì băng rôn đỏ chói dán kín khắp từ ngoài vào trong, to tướng, nổi bật mang nội dung yêu cầu Vivaso “get out” (nguyên văn), trả lại Hãng phim cho nghệ sĩ. Trong đó có những băng rôn viết rất khẩn thiết “Chúng tôi cần làm việc”.
Vivaso là Công ty vận tải thủy Việt Nam, họ mới mua lại cổ phần của hãng phim này cách đây ba năm, trở thành nhà đầu tư chiến lược với 65% cổ phần.
Chưa bao giờ thấy nghệ sĩ Việt Nam đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi đến vậy. Không khí rừng rực quá khiến tôi tò mò đi tìm hiểu coi sao. Mà thôi chả cần nói thế cho hoa mỹ, tôi muốn biết quả thực các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam thật sự muốn làm việc đến mức nào, còn ai đã tước của họ cái quyền chính đáng ấy?
Vì hầu như người (tre trẻ) nào ở Hà Nội cũng từng đến cái điểm số 4 Thụy Khuê này nhiều lần. Không phải đến để làm việc (nghệ sĩ họ mới cần làm việc!) mà là đi nhậu.
Hãng phim truyện Việt Nam-mảnh đất vàng…. của những quán nhậu
Lần đầu tiên đi vào đây tôi cứ nhìn đi nhìn lại dụi mắt. Sao nó lạ quá thể?  Đi qua cái cổng xây cũ nát bẩn thỉu ở đường Thụy Khuê mà bên trên vẫn treo tấm bảng Hãng phim truyện Việt Nam cũng nát cũ không kém, vào sâu bên trong, đi qua hàng dãy phòng làm việc khóa im ỉm, tối tăm, mục rệu, bỗng mở ra một không gian tuyệt vời. Một vuông đất rộng lớn hàng ngàn mét chạy dài sát hồ Tây, mát rười rượi. Ngay giữa trung tâm Hà Nội lại có  mảnh đất tuyệt diệu thế này (cho việc ăn nhậu). Rất nhiều  nhà hàng, quán nhậu tưng bừng rộn rã đối nghịch với cái đổ nát tiêu điều toàn diện ở mặt ngoài, tận dụng cảnh sắc bên hồ mỹ mãn. Tôi nhớ ngày ấy chúng tôi hay ăn ở quán Vọng Ba Lâu. Như tên gọi, nó có tòa gác rộng (lâu) nhô ra ngoài hồ để ngắm sóng (vọng ba).

Phó phòng Ban quản lý Thủ Thiêm tử vong tại trụ sở trong thời gian nghỉ phép ( Giết người diệt khẩu chăng?)

Quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.Quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một phó phòng Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được phát hiện tử vong sau khi rơi xuống từ tầng 9 tòa nhà trụ sở cơ quan vào sáng 28/1, trong thời gian đang nghỉ phép.
Trong lúc truyền thông trong nước trích dẫn nhận định ban đầu từ Ban quản lý khu đô thị cho rằng có thể cán bộ này tự vẫn vì “áp lực công việc”, các ý kiến trên mạng đang đặt ra nghi ngờ xung quanh cái chết của ông.

Số 9 với “cái hạn” trong lịch sử Trung Quốc và những nguy cơ vào năm 2019

Trong xã hội Trung Quốc có một câu nói quen thuộc: “Cứ khi nào đến năm có số 9 đuôi, thì sắp xảy ra hỗn loạn”. Điều này phù hợp với quy luật “vật cực tất phản” trong quan niệm cổ xưa vì số 9 đã là đứng ở vị trí cao nhất.

Số 9 với "cái hạn" trong lịch sử Trung Quốc và những nguy cơ vào năm 2019. Ảnh 1
Binh lính Trung Quốc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. (Ảnh qua China.com)
Và trên thực tế quả đúng là như vậy. Ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, đã có những sự kiện lớn xảy ra mỗi khi đến năm có 9 ở cuối. Chúng ta hãy cùng điểm lại những sự kiện sau đây.
Ngày 4/5/1919, Trung Quốc nổ ra phong trào Ngũ Tứ, một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức để phản đối phản ứng yếu kém của chính phủ Trung Hoa Dân quốc đối với Hiệp ước Versailles, đặc biệt là cho phép Nhật Bản nắm chủ quyền tỉnh Sơn Đông, nơi quân Đức đầu hàng sau cuộc bao vây Thanh Đảo. Những cuộc biểu tình này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp cả nước và đánh dấu sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Kết quả hình ảnh cho phong trào Ngũ Tứ
Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. (Ảnh qua Cell Code)

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

VƯỢNG VIN VỚI VINFAST- HÀNG THẬT HAY HÀNG NHÁI?


Kết quả hình ảnh cho VINFAST


Chỉ khi nào Vinfast tự thiết kế được xe cùng với trong nước chính phủ có chính sách hỗ trợ cũng như đào tạo được nhân tài kỹ thuật để phát triển được hàng loạt công ty vệ tinh có khả năng sản xuất phụ tùng xe hơi thì lúc đó mới gọi là xe của Việt nam. Cách làm của Vinfast hiện tại chỉ là mua các mẫu xe cũ đã bỏ của nước ngoài, nhập phụ tùng từ ZF China về ráp lại đóng mạc VN thì không khác gì trò bịp bợm của KhaiSilk, So với cách làm bá đạo của Vinfast thì cách làm và kinh doanh của Thaco đi theo chiều hướng bền vững hơn. 

TAP CHÍ "PHÁP LUẬT & PHÁT TRIỂN" SỐ TẾT ( HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM) ỦNG HỘ PHẠM VIẾT ĐÀO KIỆN GĐ SỞ LĐ-TB-XH HÀ NỘI

Đôi lời phi lộ của Phạm Viết Đào:

VỀ HÀNH TRÌNH CỦA MỘT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH KÉO DÀI 4 NĂM

Sau khi đã chấp hành xong án phạt từ 15 tháng, tôi được ra tù ngày 13/9/2014, tôi đã làm đơn gửi Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị hoàn trả số lương hưu 15 tháng, Bảo hiểm  giữ theo Điều 62 của Bộ Luật Bảo hiểm 2006.
Ngày 24/9/2014 Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã ban hành Quyết định 1454/BHXH-ĐC chỉ trả lương hưu cho tôi từ 1/10/2014.
Không đồng ý với Quyết định 1454, tôi làm đơn khiếu nại gửi Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội và chứng minh việc tổ chức này cắt 15 tháng lương hưu của tôi trong thời gian chịu án phạt tù là trái pháp luật, vi phạm quyền lợi hợp pháp của tôi.
Ngày 4/6/2015, tôi đã làm đơn khởi kiện Quyết định 1454 của Giám đốc bảo hiểm xã hội Hà Nội ra Tòa án hành chính Hà Nội; Tòa đã nhận đơn và yêu cầu tôi nộp án phí.
Sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ, ngày 6/8/2015, Tòa án hành chính Hà Nội đã ban hành Quyết định 04/2015/ĐC-HCST đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm đã thụ lý 10/2015/TLST của ông Phạm Viết Đào; lý do: vụ kiện không đúng đối tượng mà Tòa án Hành chính có chức năng thụ lý, điều chỉnh.
Sau khi ban hành Quyết định 04/2015/ĐC-HCST, Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn tôi phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý nếu muốn được Tòa hành chính Hà Nội thụ lý. Theo Tòa án Hành chính Hà Nội, Tòa chỉ có chức năng điều chỉnh các quyết định hành chính của Giám đốc Sở, không có chức năng phán quyết điều chỉnh các quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, tôi phải làm lại thủ tụ khiếu nại từ đầu: Khiếu nại Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội; Sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, phải gửi đơn khiều nại lên Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội, là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Tòa chỉ có thể thụ lý đơn và phán quyết, điều chỉnh các quyết định của Giám đốc Sở.
Như vậy, tôi đã vòng đi vòng lại mất hơn 16 tháng để hợp thức được thủ tục của một vụ khởi kiện hành chính, đòi lại 15 tháng lương hưu bị cắt trái pháp luật; Nghĩa là tôi phải có đủ các quyết định giải quyết khiếu nại của GĐ Bảo hiểm xã hội Hà Nội và GĐ Sở lao động Thương binh Xã hội Hà Nội rồi mới kiện được ra tòa.
Ngày 21/1/2016 tôi gửi Đơn khởi kiện Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC ngày 29/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội và nộp án phi.
Vụ án của tôi được Tòa án Hành chính Hà Nội giao cho Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện thụ lý.
Thế nhưng, sau khi Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện được giao thụ lý Đơn khởi kiện của tôi, thẩm phán Hoàng Chí Nguyện rơi vào giai đoạn “ tái bổ nhiệm lại chức danh thẩm phán”, do đó đơn khởi kiện của tôi đành phải chờ khi ông có quyết định bổ nhiệm.
Việc chờ đợi này kéo dài từ 21/1/2016 cho đến thời điểm hiện tại là năm 2018.
Trong một cuộc gặp thẩm phán Hoàng Chí Nguyện tại cơ quan Tòa án Hành chính Hà Nội 1/2018, tôi được ông cho biết: Ông đã có quyết định “ tái bổ nhiệm thẩm phán”; Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện hứu sẽ đưa Đơn khởi kiện Giám đốc ra xử sau tết Mậu Tuất năm 2018.
Như vậy, nếu tính từ lá đơn khởi kiện thứ nhất gửi Tòa ngày 23/12/2014 đến nay là năm 2018, tôi đã mất thời gian hơn 40 tháng chờ và hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo yêu cầu của Tòa.
Là một người hiểu biết pháp luật, xuất thân làm nghề thanh tra, lại đang sống tại Hà Nội và đã nghỉ hưu nên mới có điều kiện, thời gian để “ trường ký kháng chiến” với một quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan nhà nước là Bảo hiểm xã hội Hà Nội và GĐ Sở LĐ…
Tôi chỉ viết một số bài trên blog cá nhân thế mà đã lập tức bị quy là xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước cá nhân và phải bị ngồi tù 15 tháng, mặc dù không một đối tượng bị xâm hại nào ra tòa tố cáo và chứng minh các thiệt hại có thật của họ nếu có? Trong khi đó, các cơ quan công quyền của nhà nước đã tự ý cắt giữ gần 100 triệu tiền trong thời gian hơn 5 năm, tính từ 1/7/2013 đến nay thì việc đòi lại số tiền mồ hôi, nước mắt không nhỏ này của tôi phải qua quá nhiều cửa ải!
Chắc chắn, nếu vụ này tôi được Tòa xử thắng, các vị đã xâm phạm lợi ích hợp pháp của tôi không một vị nào rơi rụng mất một "chiếc lông chân"! Mặc dù họ là thủ phạm gây ra cho tôi nhiều thiệt hại cả về vật chất, tinh thần và thời gian…
Xin cảm ơn Ban biên tập Tạp chí “ Pháp luật & Phát triển”-Hội Luật gia Việt Nam; cảm ơn tác giả Phạm Mai Phượng đã đưa vụ kiện của tôi ra công luận để mọi người thấy: hành trình gian nan của người dân khi muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Đoàn luật sư Hà Nội đã kịp thời lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi.
Cuối cùng tôi mong cư dân cộng đồng mạng xa gần ủng hộ vụ kiện này của tôi!

Blogger-FB Phạm Viết Đào

Một giám đốc sở phải ra tòa vì tùy tiện cắt lương hưu
       
Ông Phạm Viết Đào (thường trú Nhà 2, Ngõ 460/7/39 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) khởi kiện Giám đốc sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Nội, với lý do: Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã ký Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC ngày 29/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội, cắt 15 tháng lương hưu của Phạm Viết Đào trong thời gian ông Đào thi hành án phạt tù.
      Ông Phạm Viết Đào bị Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao kết án 15 tháng tù, thời gian thi hành án từ 13/6/2013 đến 13/9/2014 (theo bản án 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014) vì vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.

      Chấp hành xong án phạt tù 15 tháng, ông Phạm Viết Đào chính thức nhận lương hưu từ 1/6/2012. Ông đã đến cơ quan BHXH Hà Nội, làm thủ tục yêu cầu hoàn trả số tiền 15 tháng lương hưu của ông bị BHXH Hà Nội giữ lại theo Điều 62 Luật BHXH năm 2006. Nhưng cơ quan BHXH Hà Nội đã ban hành Quyết định 1454/BHXH-DC  ngày 29/9/2014, chỉ trả lương hưu cho ông Đào từ ngày 1/10/2014.
       
Không đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC  của BHXH Hà Nội, ông Đào gửi đơn khiếu nại. Ngày 4/12/2015, Giám đốc BHXH Hà Nội ban hành Quyết định 2129/QĐ-BHXH giải quyết khiếu nại lần đầu, giữ nguyên Quyết định 1454/BHXH-DC.
      Không đồng ý Quyết định 2129/QĐ-BHXH của BHXH Hà Nội, ông Đào gửi đơn khiếu nại Quyết định 2129/QĐ-BHXH lên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội.
     Ngày 18/1/2016, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội ra Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH giải quyết khiếu nại lần 2 đơn khiếu nại của ông Đào; trong đó khẳng định: “Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc BHXH Hà Nội là đúng. Giữ nguyên Quyết định 1454/ BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của BHXH Hà Nội về việc hưởng tiếp chế độ BHXH hằng tháng đối với ông Phạm Viết Đào”.
       Không đồng ý Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 của Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội, ngày 21/1/2016 ông Đào khởi kiện, cho rằng Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội công nhận Quyết định 1454/BHXH-DC của BHXH Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của ông trong thời gian chấp hành án phạt tù là trái Luật BHXH năm 2006; trái Bộ luật Hình sự năm 2005, trái Hiến pháp năm 2013; trái Luật Tố tụng Hình sự…
       Ông Phạm Viết Đào yêu cầu Tòa Hành chính TAND thành phố Hà Nội xét xử, buộc Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Giám đốc BHXH Hà Nội phải hoàn trả số tiền 15 tháng lương hưu của ông bị cơ quan BHXH tùy tiện “cắt”; đồng thời  yêu cầu phía BHXH Hà Nội bồi hoàn lãi suất không kỳ hạn số tiền đó. Tòa Hành chính TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý đơn khởi kiện của ông Đào và sẽ xét xử trong thời gian tới.
      Cơ sở pháp lý ông Đào đưa ra chứng minh Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 của Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc BHXH Hà Nội là vi phạm pháp luật bảo hiểm và vi phạm pháp luật hình sự, như sau:
      Thứ nhất, việc Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Giám đốc BHXH Hà Nội vận dụng Điều 62 Luật BHXH năm 2006, Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP và Mục 11 Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH ngày 23/9/2008 là sai và trái pháp luật. Điều 62 Luật BHXH năm 2006 và Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy địnhNgười lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH…trong các trường hợp sau đây: Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo…”

PHẠM VIẾT ĐÀO ĐÃ GỬI ĐƠN KHÁNG ÁN BẢN ÁN SƠ THẨM SỐ 202/2018/HCST ngày 27/12/2018 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TP HÀ NỘI

 Lời dẫn;
Sau 4 năm theo đuổi vụ khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội: Đã ban hành "Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội…" trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tôi, công dân Phạm Viết Đào...
Sáng ngày 26/12/2018, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm do Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện chủ tọa. Phiên tòa đã kết thúc bằng bản án sơ thầm số202/2018/HCST, bác toàn bộ yêu cầu trogn đơn khởi kiện của tôi ...
Không đồng tình với quyết định trái pháp luật của bản án sơ thẩm, tôi quyết định gửi Đơn kháng án lên Tòa án cấp trên.
Sau đây là nội dung của đơn.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 10/1/2019

                  
ĐƠN KHÁNG ÁN BẢN ÁN SƠ THẨM SỐ 202/2018/HCST ngày 27/12/2018 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TP HÀ NỘI

Tôi là Phạm Viết Đào

Địa chỉ:...Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số CMND: ; Đt: 
Gửi Đơn kháng án bản án sơ thẩm số 202/2018/HCST ký ngày 27/12/2018 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã bác đơn khởi kiện ngày 22/1/2016 của tôi về: Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội…
Tôi cho rằng: Bản án sơ thẩm số 202/2018 của Tòa án TP Hà Nội đã tuyên, bác đơn của tôi là trái pháp luật, bán án đã bảo vệ những quyết định bất hợp pháp của Bảo hiểm Xã hội Hà Nội, tước đoạt quyền lợi hợp pháp của cá nhân tôi. Tôi cho rằng: Hành vi thừa nhận Quyết định 1454/BHXH-DC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội, đồng tình việc cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi chấp hành án phạt tù là hành vi tước đoạt, xã hội gọi là ăn cướp đã không được Tòa án TP Hà Nội xem xét xét xử công minh đúng pháp luật.
Do vậy, tôi làm đơn yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử theo trình tự phúc thẩm, bác phán xét trái pháp luật của bản án số 202/2018/HCST ký ngày 27/12/2018 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho bản thân tôi.
Mọi chứng cứ, cơ sở pháp lý tôi đã trình bày, nộp đầy đủ trong hồ sơ Đơn khởi kiện ngày 22/1/2016 và tôi thấy đầy đủ không cần phải bổ sung thêm.
Người gửi đơn kháng án:
 Phạm Viết Đào.

Tham vọng công nghiệp hóa của VN: Trường hợp Vingroup và ngành công nghiệp ô tô

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Industrialization Ambitions: The Case of Vingroup and the Automotive Industry“, Trends In Southeast Asia, TRS2/19.
Giới thiệu
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 8 năm 1996, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thừa nhận rằng Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đó. Tài liệu của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSVN vào tháng 1 năm 2016 cũng thừa nhận thất bại này. Cụ thể, báo cáo chính trị của Đại hội đã thay thế mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của đại hội lần thứ 11 bằng mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Việc thay đổi mục tiêu “2020” bằng từ “sớm” rất mơ hồ cho thấy Đảng có quan điểm thực tế hơn về tình trạng kinh tế cũng như triển vọng công nghiệp hóa của đất nước.

Tập Cận Bình sợ điều gì?

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Andrew J. Nathan, “What Is Xi Jinping Afraid Of?” Foreign Affairs, 08/12/2017.
Biên dịchHuỳnh Hoa
Chế độ của Trung Quốc bất an hơn vẻ bề ngoài
Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sợ điều gì? Trong mấy năm trước khi diễn ra đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 vừa qua, chính phủ của ông Tập đã siết chặt sự kiểm soát các luật sư, học giả, người hoạt động xã hội dân sự và trí thức công. Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng quản lý báo chí truyền thông trong lúc nâng cao mức độ tuyên truyền về sự xuất sắc của sự lãnh đạo của ông Tập và đòi hỏi các đảng viên và cán bộ nhà nước phải trung thành nhiều hơn nữa. Chiến dịch chống tham nhũng đã tiếp tục nhổ bật gốc nhiều quan chức cao cấp, những người tỏ ra không đủ trung thành cá nhân với ông Tập.
Trường hợp gần đây gây ngạc nhiên nhất là vụ ngã ngựa hồi tháng 9 của ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), một ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy đảng Cộng sản Trung Quốc của đại đô thị Trùng Khánh vùng tây nam Trung Quốc. Giống như tất cả các quan chức cao cấp bị hạ bệ khác, Tôn bị cáo buộc tội tham nhũng, dâm loạn về tính dục và nhiều tội lỗi khác – những cáo buộc mà hầu như đồng chí đồng nghiệp nào của ông cũng đều phạm phải – nhưng tội lỗi thật của ông ta có lẽ là đã không nỗ lực đầy đủ để khuếch trương sự ủng hộ ông Tập ở thành phố Trùng Khánh, nơi cựu đối thủ của ông Tập – cựu bí thư Bạc Hy Lai (Bo Xilai) – được cho là vẫn còn được ủng hộ nhiều hơn so với ông Tập dù 5 năm đã trôi qua kể từ khi ông Bạc bị tước mất quyền lực một cách ngoạn mục. Ông Tôn đã bị thay thế bởi ông Trần Mẫn Nhi (Chen Min’er), mà nhiệm vụ hàng đầu là xóa bỏ di sản của ông Bạc khỏi đất Trùng Khánh.