Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Cuộc đời và cái chết rất buồn của một con người chính trực

(Kỷ niệm 13 năm ngày mất BS Dương Quỳnh Hoa 25-2-2006, người tiên phong trong hàng ngũ trí thức rời bỏ Đảng CS Việt Nam)(*)

Bài này của tác giả Mai Thanh Truyết viết sau khi cố BS Dương Quỳnh Hoa mất. Mới đó mà đã 8 năm rồi. Một số các bạn muốn biết về nữ chí sĩ được xem là người đầu tiên thẳng thắn ra khỏi Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào năm 1979. Bài viết tương đối đầy đủ. Ai chưa đọc thì nên đọc, vì gần đây rộ lên phong trào ra khỏi đảng của những nhân vật một thời sùng kính Đảng Cộng sản như một tôn giáo. Hôm nay, tôi xin lưu lại ở đây như một nén hương tưởng nhớ 8 năm ngày mất của Bà, một đồng nghiệp đàn Chị, mà tôi đã từng gặp, và tâm sự năm 1986 và vài lần sau đó năm 2001. Vẫn còn nhiều vấn đề về Bà mà một số bài báo phỏng vấn sau này đều bịa đặt để bôi nhọ Bà.
T.L.H.
Mai Thanh Truyết
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgaLMD5zv_7Hfg_kCLRucRpz6ZI8nUNnONB93n56lGEHZnkYWLmBITRL8IU6T9gO-EUdMdqG7bDi5EijZti0CZsEJNIn5rtBCyvua-ctkV9FKY1XFqmM8QHw5w94omKaJvC5dyX219JEfnH/s1600/D%C6%B0%C6%A1ng+Qu%E1%BB%B3nh+Hoa.jpg
BS Dương Quỳnh Hoa (1930-2006)
Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.
Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.
Ô. Bà DQH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam
BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị, vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

VNTB - Việt Nam có đang hòa bình – thân thiện như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?


Thảo Vy
VNTB - “Vì trách nhiệm đối với hòa bình thế giới và hình ảnh mến khách thân thiện, hữu nghị của nước chủ nhà Việt Nam, chúng ta phải chứng minh cho thế giới biết rằng một đất nước hòa bình, thân thiện, trật tự... tất cả đã thành một văn hóa, một nếp sống của người Việt Nam”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có đoạn phát biểu như trên ở cuộc họp đánh giá công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Trung tâm báo chí quốc tế IMC, Hà Nội sáng ngày 24-2.
Phải chăng “Việt Nam đang hòa bình, thân thiện, trật tự” như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Nếu hiểu ‘hòa bình’ là không có ‘chiến tranh’, không ‘bị đe dọa chiến tranh’, thì suốt từ tháng 4-1975 đến tận hôm nay, Việt Nam chưa hề có được hòa bình. Trung Quốc luôn là mối đe dọa chiến tranh lớn nhất với Việt Nam. Hành vi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan, nhiều tàu và máy bay vào vùng biển của Việt Nam, chủ động gây hấn, đặc biệt là đâm chìm tàu cá Việt Nam là vô cùng nguy hiểm, đe dọa sử dụng vũ lực và vi phạm nghiêm trọng Công ước về Luật biển năm 1982…, là những hình ảnh dễ thấy nhất về ‘hòa bình’ ở Việt Nam ra sao.

Phạm Chí Dũng - sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’

Phạm Chí Dũng - sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019 | 26.2.19


Bảng gỗ khắc ghi tội ác của quân Trung Quốc ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo). (Hình: Vietnamnet)

“Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?”

Sắp chiến tranh à?

Vào mùa Xuân năm 2019, một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, một chiến dịch tố cáo “giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam” đã được tổ chức ầm ĩ bất thường trên mặt báo chí nhà nước, được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên Giáo Trung Ương – cơ quan mà hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất thường không kém bởi Bộ Chính Trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ Quốc Phòng và có thể cả “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Vì sao khách quý tới, chủ nhà đi vắng?; TT Trump sẽ gặp hai ông Trọng, Phúc trước cuộc thượng đỉnh với ông Kim

Gió Bấc

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Campuchia ngày 25/2/2019
Ông Nguyễn Phú Trọng tại Campuchia ngày 25/2/2019
 AFP
Sự kiện Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa TT Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đang là tâm điểm của dư luận thế giới. Con số hơn 3000 nhà báo quốc tế đăng ký tham dự theo dõi sự kiện này đã chứng minh điều đó.
Sự kiện quốc tế, cơ hội lớn cho quốc gia
Nếu so sánh với các cuộc gặp cấp cao APEC hay các hội nghị quốc tế mang tính thường niên thì cuộc gặp tay đôi này không lớn về quy mô số lượng nguyên thủ quốc gia tham dự nhưng xét về giá trị lịch sử và tác động đến quan hệ ngoại giao chính trị Châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung hội nghi thượng đỉnh Mỹ - Triều mở ra nhiều khả năng lớn chấm dứt một nguy cơ hạt nhân ở Châu Á, chấm dứt cuộc chiến tranh hai miền Triều Tiên- Hàn Quốc, đảo ngược 180 độ quan hệ căng thẳng Mỹ - Triều hơn nửa thế kỷ qua…
Với Việt Nam, việc được chấp nhận đăng cai hội nghị đã là thành công lớn về ngoại giao. Báo Sputnik của Nga đã dự báo: Nếu quả thực hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai được tổ chức tại VN một cách suôn sẻ, VN sẽ nhận được nhiều lợi ích về mặt song phương và đa phương. Cụ thể, về mặt song phương, việc thúc đẩy đối thoại Mỹ-Triều một cách tích cực thông qua vai trò chủ nhà cuộc gặp sẽ giúp VN trở thành đối tác tin cậy hơn nữa đối với không chỉ Mỹ và Triều Tiên mà còn cả Hàn Quốc. Trong bối cảnh VN đang rất cần những đối tác chiến lược thực sự tin cậy để đối phó với các thách thức về kinh tế, về vấn đề biển Đông, có được sự tin tưởng từ Mỹ và Hàn Quốc sẽ là sự khích lệ rất quan trọng đối với ngoại giao VN.{1}

“Tuyên Bố Nhân Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Gây Cuộc Chiến Tranh Xâm lược Việt Nam: 17-2-1979-17-2-2019

1. Nhận định:

– Cách đây 40 năm, Trung quốc, với mưu sâu, kế hiểm đã đem 60 vạn quân xâm lược nước ta, đánh chiếm, phá hủy và tàn sát dân lành ở các thành phố, làng mạc của sáu tỉnh biên giới nước ta. Chúng đã gây ra nhiều tội ác man rợ, điển hình như vụ phun hơi độc vào pháo đài Đồng Đăng giết hại hơn 400 dân thường và thương binh, như vụ trên đường rút chạy ở Cao Bằng, chúng đã dùng gậy gộc, cuốc xẻng đập đầu 43 trẻ em và phụ nữ, rồi vứt xác xuống một giếng cổ. Chính tên tướng Hứa Thế Hữu đã ra lệnh “sát cách vô luận” (giết hết bất kể là ai).
– Dã tâm xâm lược và làm suy yếu Việt Nam là sự thật. Từ 1973 lãnh đạo Trung quốc đã phổ biến trong nội bộ của họ: “Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (VN), như đối xử với đồng chí. Nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta”. Từ cuối năm 1977, quân khu Quảng Châu (TQ) đã phổ biến chỉ thị: “Phải đánh bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không được và phải đánh lớn”. Cho nên, năm 1974, chúng đã đem đại quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988 lại đánh chiếm Gạc Ma và nhiều đảo ở Trường Sa của Việt Nam.
– Từ sự thật lịch sử, từ pháp lý và đạo lý, qua 40 năm, chúng ta đã thấy rõ dã tâm của Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979 là nhằm 4 mục tiêu, trong mưu đồ chiến lược và lợi ích lâu dài của tập đoàn bành trướng Đại Hán Trung quốc.
Một là, ngày ấy, để cứu nguy cho bè lũ tay sai Khơ Me đỏ, Pôn pốt –Yêng xa ri diệt chủng, đang tháo chạy cùng hàng ngàn cố vấn Trung Quốc.
Hai là, để bày tỏ sự nịnh hót và tâng công với Mỹ, đánh Việt Nam để kiếm tìm chút lợi ích trong mối quan hệ với Mỹ!
Ba là, làm cho Việt Nam chảy máu, bị tàn phá, suy yếu, về lâu dài nhằm biến Việt Nam thành chư hầu lệ thuộc chúng. (Đáng tiếc, nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam dẫu biết âm mưu ấy, vẫn cam tâm gắn mình vào cỗ xe Trung Hoa Đại Hán bành trướng và xâm lược).

Đêm qua em mơ gặp bác lò…; Hai ông cựu Bộ trưởng


Bởi
 AdminTD
 -

24-2-2019
Từ khi xem hình ảnh anh Tuấn dũng cảm bốc cá chết ăn mà không bị nhiễm độc, em đã xem anh Tuấn như một thần tượng. Em photo một tấm hình anh ấy treo tường để chiêm ngưỡng.
Và đêm nào cũng nằm mơ thấy anh ấy.
Từ khi anh ấy xuất bản cuốn sách “Phòng chống diễn biến và tự diễn biến”, em đặt mua luôn một lúc hai quyển, phòng khi đọc rách quyển sách này thì còn quyển khác. Em xem đây mới là sách kinh điển của thời đại mới, đọc đi đọc lại đến thuộc lòng. Tất cả mọi quyển sách khác đều bán giấy vụn. Quyển sách của anh Tuấn đã tẩy mọi thứ tri thức khác ra khỏi não của em. Đầu em trở nên nhẹ tênh và tâm hồn trong trẻo đến lạ thường. Em nhận ra việc muốn “Mỗi ngày tôi luyện thành tôi mỗi ngày” của nhà thỏ Phạm Đức là phải đọc và thấm nhuần tư tưởng của anh Tuấn.

Những tâm ma khoác áo tuyên giáo

Bởi
 AdminTD
 -

25-2-2019
Bắt giam hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là bước đi cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ. Hai kẻ cầm đầu vụ cướp 8900 tỷ mà không bị trừng trị thì lòng tin của dân vào Đảng sẽ càng tiếp tục giảm xuống. Nhưng ngay cả khi đã trị tội thích đáng Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, thì cũng không làm người dân bớt lo lắng.
Là bởi vì, không chỉ băng cướp Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, mà hàng ngàn băng cướp khác đã và đang cướp tiền ngàn tỷ của dân ở khắp mọi nơi. Không thể bỏ tù hết những băng cướp này vì chúng đã đông lại còn ngày càng tiếp tục sinh sôi nảy nở. Tiêu diệt tận gốc nguyên do sinh ra các băng cướp này mới là điều nhân dân thiết tha chờ đợi.

“Tiền nhiều để làm gì?”: Đàn ông sợ vợ bỏ vì nghèo; phụ nữ sợ chồng bỏ khi giàu; Trẻ em Phần Lan học ít, chơi nhiều: Điều kì lạ của nền giáo dục liên tục đứng top đầu thế giới


Có câu rằng: “Đàn ông sợ vợ bỏ vì nghèo; phụ nữ sợ chồng bỏ khi giàu”. Chuyện tiền nong, vật chất cũng là một thử thách không nhỏ trong cuộc sống hôn nhân. Nhưng liệu tiền bạc có phải là kẻ thù của hôn nhân?

“Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?”. (Ảnh qua Vietnammoi)
Vụ ly hôn của vợ chồng chủ Tập đoàn Trung Nguyên đang thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Theo dõi phiên tòa ngày 21/2, những tranh cãi gay gắt của ông Vũ và bà Thảo về việc phân chia tài sản đã khiến không ít người suy nghĩ về mối quan hệ tình – tiền trong cuộc sống: “Tiền nhiều để làm gì mà để hôm nay ngồi đây như thế này!” – Đó là câu nói đã trở thành trào lưu trên mạng xã hội.
Tiền nhiều để làm gì?
Với phát ngôn đầy triết lý của ông Vũ, nhiều người bất ngờ giật mình và cảm thông cho cuộc đời của những người lắm tiền nhưng vướng toàn rắc rối, bi kịch. Vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên sở hữu gia tài hàng nghìn tỷ đồng, nhưng lại phải trải qua những ngày tháng đau khổ, dằn vặt lẫn nhau cũng chỉ vì đồng tiền. Để rồi họ đi đến kết luận có tiền nhiều cũng chẳng thể mang lại hạnh phúc, thậm chí một bộ phận còn cho rằng tiền chính là nguyên nhân của mọi bi kịch.

Nghiên cứu cho thấy ông bà trông cháu sẽ sống thọ hơn

Các nhà khoa học hiện đã hoàn thành một nghiên cứu xác nhận những ông bà nào thường chăm cháu sẽ sống thọ hơn những người khác. Đó là tin vui cho các bậc ông bà ở khắp mọi nơi, chưa kể đến việc đôi khi cha mẹ cũng cần được nghỉ ngơi!

Nghiên cứu cho thấy những ông bà giữ trẻ có nguy cơ tử vong thấp hơn 37% so với những người cùng tuổi không phải chăm sóc ai cả. (Nguồn: NHS)

Tại sao những ông bà chăm cháu lại sống lâu hơn?

Khoa học không thể giải thích chính xác 100% tại sao khi ông bà dành nhiều thời gian hơn cho cháu thì nguy cơ tử vong lại thấp hơn đáng kể. Họ biết việc đó có hiệu quả như vậy, nhưng họ đang phải nghiên cứu xem tại sao. Dù sao thì họ cũng đã có một nhận định đúng.

Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm, làm không thể tùy ý

11:00, 24/02/2019

Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm, làm không thể tùy ý
Sách Thái Căn Đàm viết: “Cái miệng là cánh cửa của nội tâm, giữ miệng không kín thì lộ hết chân cơ. Ý nghĩ là chân cẳng của nội tâm, phòng ý không nghiêm thì đi toàn đường tà”.
Lời không thể tùy miệng
Cái miệng chính là phát ngôn viên của cái tâm, chúng ta nói gì không phải do miệng quyết định mà là do trong lòng quyết định.
Trong cuộc sống có nhiều người “miệng lưỡi nhanh hơn trí não”. Nhưng trực ngôn mau miệng lại không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người.
Tùy tiện nhận lời chính là hoang ngôn. Những việc biết rõ rằng bản thân không thể làm được mà vẫn để người ta ôm hy vọng, vậy là ta đã tiêu xài lãng phí vốn ‘thành tín’ của mình.

VNTB- Trương Minh Tuấn là người thế nào?


(VNTB) - Cựu bộ trưởng thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn - bị tống giam vào ngày 23/2/2019 - thực chất là người thế nào?

Từ giữa năm 2016, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã hiện ra như một “sát thủ báo chí”. Trương Minh Tuấn được xem là một thủ hạ đắc lực của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và được ông Trọng nâng đỡ.

Khi đó, báo giới nhà nước rúng động ghê gớm. Chỉ dám thầm thì hoặc tảng lờ trong các cuộc họp nội bộ, nhưng bùng phát trong các quán cà phê, nhiều nhà báo cho rằng đây thực sự là một chiến dịch “đánh” báo chí mà ông Trương Minh Tuấn là “tay kiếm” chủ công và có đủ đức tính lạnh lùng, tàn nhẫn.

Vào tháng Bảy năm 2016 và sau khi nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang, Tổng bí thư Trọng đã khởi động chiến dịch “nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước” bằng việc cho Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn kiêm chức Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Từ lúc đó trở đi, vai trò của Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng là hoàn toàn mờ nhạt. Thay vào đó, người ta nhìn thấy một “trưởng ban tuyên giáo” khác đi nhiều nơi, nói nhiều chuyện và không thiếu chỉ đạo nhân danh “ban tuyên giáo”.

Cũng bởi quá sốt sắng biểu hiện “tính đảng,” trong bài hai của loạt bài đăng trên báo Nhân Dân vào tháng Mười năm 2016 với tựa đề “Nhận diện nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục”, ông Trương Minh Tuấn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và mang tính xúc phạm nhân cách khi quy “các phần tử cơ hội chính trị” vào nhóm lợi ích kim tiền như sau:

“Một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình?”)

Cái cách mà ông Tuấn quy kết đối với giới bất đồng chính kiến đã khiến cho nhiều người đọc nhìn nhận về giọng điệu của ông không khác gì “cảnh sát tư tưởng,” và ông đang làm thay nhiệm vụ trấn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí của ngành công an.



Không chỉ cần thiết cho Nguyễn Phú Trọng trong chủ trương kiên định ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’, Trương Minh Tuấn còn có thể trở thành nhân vật khó có thể thay thế trong bối cảnh năm 2018 và năm 2019 khi luật An ninh mạng đã được một quốc hội ‘nghị gật’ cắm đầu bấm nút thông qua, một tổng bí thư muốn ‘vận dụng’ luật này để ‘bảo vệ chế độ’ và áp chế mọi tiếng nói khác biệt chính kiến, và được triển khai từ đầu năm 2019. Trương Minh Tuấn chính là công cụ đắc lực để một đảng toàn trị và độc đoán được bảo vệ và kéo dài hơi thở phập phù ngày nào hay ngày nấy.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Trong phép thờ cúng, điều tối kỵ nhất là kinh động tới lư hương


Người Việt Nam xưa vẫn coi “bát hương” là linh thiêng nhất trên bàn thờ mỗi gia đình, hoặc “lư hương” là biểu hiện của cõi tâm linh trên bàn thờ Thần Phật. Qua “bát hương, lư hương” con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh. Bởi vậy, việc kinh động tới lư hương là điều khá tối kỵ.

Qua “bát hương, lư hương” con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh. (Ảnh qua VOV)
Trong quan niệm của người phương Đông thì bát hương trên bàn thờ là vật thiêng liêng dành cho việc thờ cúng trong mỗi gia đình. Bàn thờ là nơi con cháu hướng về Phật pháp, các vị Thần linh và tổ tiên để cầu mong sự an khang thịnh vượng cũng như tỏ lòng hiếu thuận.

Ông Trương Minh Tuấn!


Bởi
 AdminTD
 -

23-2-2019
Ông Tuấn được dư luận chú ý nhiều hơn bắt đầu từ vụ xử phạt bài báo đại loại “Gái miền Tây và 3 chữ N”. Khi ấy, ông Tuấn đang là Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhiều trí thức, nhà báo ủng hộ sự mạnh tay của ông Trương Minh Tuấn ở thời điểm ấy.
Ông Trương Minh Tuấn đảm nhiệm vị trí Bộ Thông tin và Truyền thông từ ông Nguyễn Bắc Son với nhiều chờ đợi.
So với người tiền nhiệm, ông Tuấn chú trọng nhiều vào công tác báo chí hơn là phát triển công nghệ thông tin. Những lần xuất hiện trên báo, ông Tuấn chủ yếu nói về nhà báo tự diễn biến, báo chí bất lương, báo chí ký sinh vào doanh nghiệp…
Ông Tuấn có nhiều mâu thuẫn, ông luôn muốn siết mạnh báo chí (theo cách diễn giải của ông ấy), muốn báo chí họat động chính quy, tránh trăm hoa đua nở. Tuy nhiên, các chuyên trang, ấn phẩm phụ lại nở như hoa dưới thời của ông Trương Minh Tuấn.

Trump và Kim muốn gì ở thượng đỉnh tại Hà Nội?

Bởi
 AdminTD
 -

Vũ Ngọc Yên
23-2-2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào ngày 27 và 28.02 tại Hà Nội. Đây là hội nghị thượng đỉnh nối tiếp hội nghị đầu tiên diễn ra vào tháng 6.2018 tại Singapore.
Theo chương trình, hai bên sẽ thương thảo về các biện pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Bắc Hàn. Dựa vào những tuyên bố tích cực của chính quyền hai nước trước ngày tổ chức, một số nhà phân tích đã suy đoán rằng hội nghị song phương lần này có thể sẽ đạt được kết quả thực chất, tái lập hoà bỉnh cho bán đảo Triều Tiên và Á châu.
Trump chờ đợi gì ở Kim?
Mục tiêu hàng đầu của Mỹ là phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách toàn diện. Trump đòi hỏi Bắc Hàn từ bỏ vũ khí nguyên tử và các hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục điạ ICBM có khả năng bắn tới Mỹ.