Có câu rằng: “Đàn ông sợ vợ bỏ vì nghèo; phụ nữ sợ chồng bỏ khi giàu”. Chuyện tiền nong, vật chất cũng là một thử thách không nhỏ trong cuộc sống hôn nhân. Nhưng liệu tiền bạc có phải là kẻ thù của hôn nhân?
Vụ ly hôn của vợ chồng chủ Tập đoàn Trung Nguyên đang thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Theo dõi phiên tòa ngày 21/2, những tranh cãi gay gắt của ông Vũ và bà Thảo về việc phân chia tài sản đã khiến không ít người suy nghĩ về mối quan hệ tình – tiền trong cuộc sống: “Tiền nhiều để làm gì mà để hôm nay ngồi đây như thế này!” – Đó là câu nói đã trở thành trào lưu trên mạng xã hội.
Tiền nhiều để làm gì?
Với phát ngôn đầy triết lý của ông Vũ, nhiều người bất ngờ giật mình và cảm thông cho cuộc đời của những người lắm tiền nhưng vướng toàn rắc rối, bi kịch. Vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên sở hữu gia tài hàng nghìn tỷ đồng, nhưng lại phải trải qua những ngày tháng đau khổ, dằn vặt lẫn nhau cũng chỉ vì đồng tiền. Để rồi họ đi đến kết luận có tiền nhiều cũng chẳng thể mang lại hạnh phúc, thậm chí một bộ phận còn cho rằng tiền chính là nguyên nhân của mọi bi kịch.
Có bất công không khi đổ hết tội lỗi cho đồng tiền – thứ vật vô tri vô giác chẳng thể tự mình làm nên giá trị nếu không có bàn tay con người. Chính những người làm chủ đồng tiền, quan điểm, thái độ và hành động của họ mới là người tạo ra kết quả ngày ngày hôm nay. Đồng tiền chỉ là công cụ, phương thức, con người mới là kẻ cầm trịch và quyết định cuộc sống của mình sẽ đi theo hướng nào. Vậy thì cớ sao lại đổ lỗi do đồng tiền?
Vậy con người có cần kiếm nhiều tiền hay không, và kiếm nhiều tiền để làm gì? Ngay ở trong câu hỏi cũng đã lộ rõ bản chất của vấn đề. Cụm từ “nhiều tiền” đã là một khái niệm trừu tượng khó xác định. Bao nhiêu mới được gọi là “nhiều tiền”? Đối với một số người, có được căn nhà riêng, sổ tiết kiệm có được hơn 100 triệu đã là giàu có. Nhưng với một nhóm người khác, trở thành chủ của 3,4 công ty, thu nhập tính bằng tiền tỷ mới được gọi là nhiều tiền. Chính sự khác biệt trong quan điểm của mỗi người cũng đã tạo ra nhận định khác nhau về cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ vì tiền.
Vậy có được nhiều tiền để làm gì? Mỗi người lại có một mục tiêu khác nhau trong đời, có người cảm thấy hạnh phúc khi dư giả chăm lo cho gia đình được sung túc, người khác lại mãn nguyện vì có thể dùng tiền để cống hiến cho xã hội, có người lại thấy hài lòng vì có được địa vị danh vọng nhờ tiền bạc… Có muôn vàn lý do để con người ta nỗ lực kiếm nhiều tiền để thỏa mãn bản thân.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua cũng sẽ khiến con người thay đổi, thậm chí quên đi những mục tiêu ý nghĩa và tốt đẹp ban đầu mình đã đặt ra mà trở nên đi sai hướng. Để đến khi đạt được kết quả lại chẳng thấy niềm vui, rồi lại đổ lỗi cho đồng tiền.
Đừng than vãn rằng tiền chỉ mang đến bất hạnh hay có nhiều tiền cũng chẳng thể mang lại hạnh phúc. Bởi đồng tiền không có lỗi, chúng không khiến cho cuộc đời con người thăng hoa hay tuyệt vọng, mà chính con người – những kẻ làm chủ đồng tiền mới là nguyên nhân cho bi kịch của đời mình.
Tiền bạc có phải là nguyên nhân cho những đổ vỡ trong hôn nhân?
Có câu rằng: “Đàn ông sợ vợ bỏ vì nghèo – Phụ nữ sợ chồng bỏ khi giàu”. Thử thách hôn nhân với phụ nữ là khi chồng họ nghèo túng, thử thách hôn nhân với đàn ông là khi họ giàu có. Lúc đàn ông tay trắng, nhiều phụ nữ đã bỏ đi, ai còn ở lại hẳn phải rất yêu chồng. Lúc đàn ông giàu có, nhiều anh đã phụ nghĩa tào khang mà có bồ bịch này nọ bên ngoài khiến nhiều phụ nữ lo sợ. Thật tiếc là điều này đã xảy ra khá nhiều trong cuộc sống hiện đại khiến nhiều người sợ lúc giàu có hôn nhân lại tan tành.
Với không ít người, vẫn biết rằng khi đã là vợ chồng thì không hề có sự tính toán với nhau trong chuyện tiền nong, nhưng vẫn xảy ra mâu thuẫn, khúc mắc quanh chữ tiền. Và một thống kê cho thấy, tiền bạc vẫn là nguyên nhân của 1/3 số vụ ly hôn của các cặp vợ chồng.
Trở lại vụ ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên, nhà văn Hoàng Anh Tú – cây bút nổi tiếng của báo Hoa học trò cho rằng tiền bạc ảnh hưởng rất nhiều đến hôn nhân: “Nếu Trung Nguyên hôm nay không có giá trị nghìn tỷ hẳn vợ chồng bà Thảo ông Vũ chỉ đơn thuần là đệ đơn ly hôn rồi ai về nhà nấy chứ không phải tranh cãi 70-30 hay 50-50 như thế. Hoặc kể cả có tranh cãi thì họ cũng không trở thành tâm điểm dư luận như thế này. Ai đó nói còn nhiều lý do khác đi nữa thì theo dõi những tranh cãi trên tòa sẽ thấy rốt cục vẫn chỉ là chuyện ai sẽ sở hữu Trung Nguyên.
Người vợ tào khang từ ngày ông Vũ nghèo rớt mùng tơi hay một chủ tịch lẫy lừng bên cạnh người vợ cũng lừng lẫy không kém (bà Thảo đã khẳng định mình cũng là một nữ doanh nhân có tiếng tăm và năng lực) xét cho cùng chỉ là một cái áo khoác ngoài cho 2 con người đã từng đầu ấp tay gối có với nhau 4 mặt con.
Chính tiền bạc là thứ khiến họ phải nhấn chìm nhau trên tòa hôm nay. Tôi thấy nó thật giống với những cuộc nhấn chìm nhau giữa hai vợ chồng… nghèo ly hôn vì lý do tiền bạc. Khi mà người vợ có thể bật khóc kể chuyện nai lưng kiếm tiền mà chồng lười biếng đem tiền đi cờ bạc hay ngược lại, bao nhiêu tiền chồng kiếm ra, người vợ vung tay quá trán”.
“Vậy cuối cùng, làm thế nào để hôn nhân đừng tan vỡ vì tiền? Hẳn nhiều người, như tôi, đều không muốn cho phép tiền bạc can thiệp vào sinh mệnh hôn nhân. Tôi thật không biết khi tôi có ngàn tỷ thì tôi sẽ thế nào nhưng tôi biết chắc một điều rằng cứ đưa hết tiền cho vợ đi. Nếu mất, bạn sẽ có cơ hội kiếm một cô vợ mới. Bằng không, bạn sẽ có tất cả”.
Nhiều người cho rằng, mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi. Vì thế, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của người vợ và chồng khi quan niệm về tiền bạc.
Nhà văn Anh Khang, một cây bút trẻ với những bài viết nổi tiếng cũng chia sẻ vấn đề này: “Tiền nhiều hay ít không quan trọng bằng tình nhiều hay ít. Vì dẫu vật chất ít ỏi nhưng chân tình dư dả, chúng ta vẫn có thể nắm tay cùng vượt qua những dặm gai đâm, để trông chờ ngày hoa hồng nảy mầm. Còn dẫu tiền tài thừa mứa mà tình cạn lòng không, thì lần lữa níu kéo mấy cũng không thể giữ lại một khối sơ tâm bên cạnh mình nữa”.
Anh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: “Mình thì không có tiền, huống hồ là nhiều, để có thể được ai đó hỏi câu: ‘Tiền nhiều để làm gì?’. Nhưng nếu có ai đó hỏi mình: ‘Tình nhiều để làm gì?’, thì mình sẽ rất tự tin trả lời: Tình nhiều, là để giữ cho lòng mình luôn nguyên vẹn mối chung tình vĩnh cửu. Để cho dù cuộc sống kim tiền có quăng quật cỡ nào cũng không bào mòn được hết hai tiếng vợ chồng. Nên là vẫn phải kiếm tiền, để tình còn có nơi nương náu. Nhưng nếu phải đặt lên bàn cân thì hy vọng chúng ta biết phân định nặng nhẹ, để cán cân nghiêng hẳn về phía nào. Vì suy cho cùng, hết tiền thì có thể sống nghèo sống khổ. Nhưng hết tình thì đó không còn là cuộc sống nữa rồi”.
Và cuối cùng, chọn tình hay chọn tiền gì cũng được, là tuỳ vào quan điểm mỗi người. Nhưng xin nhớ cho rằng chúng ta không phải giáo viên dạy môn Đạo Đức, càng không là Thần Cupid hay ông Tơ bà Nguyệt để đi phán xét chuyện còn yêu hay cạn tình của ai đó không phải mình. Vì chính mình, đôi lúc, còn chưa hiểu nổi bản thân muốn gì, thì chê trách chuyện nhà người khác làm chi.
Chẳng phải Paulo Coelho trong cuốn “Nhà Giả Kim” đã viết đó sao: “Vì hình như ai cũng tưởng mình biết rất rõ người khác phải sống như thế nào cho đúng, trong khi lại mù mờ về cuộc sống của chính bản thân mình”.
Tuệ Tâm (T/h)
Cách giáo dục trẻ của Phần Lan: Khóa học đầu tiên là học “thất bại”
Ở những quốc gia khác, đặc biệt là các nước Châu Á thì phụ huynh thường có khuynh hướng bắt ép trẻ, thậm chí dùng tới đòn roi và hù dọa mỗi khi trẻ gặp thất bại. Cách giáo dục sai lầm đó dễ biến những đứa trẻ trở nên ích kỷ và tranh đấu khi lớn lên. Khi thật sự thất bại cũng sẽ không đủ nghị lực để đứng dậy. Dưới đây là cách giáo dục hoàn toàn khác của Phần Lan rất đáng để tham khảo.
Dạo gần đây, đồng nghiệp của tôi – Mai Dung – đang gặp một rắc rối. Con trai của cô ấy rất cố chấp với việc thắng thua. Đã nhiều lần, khi chơi trò chơi với bạn bè, mặc dù đã thua, nhưng con trai cô ấy lại khóc và hét lên: “Tớ không thua, cậu mới thua đấy!"
La của cậu bé thì cho rằng trẻ con mạnh mẽ, không chịu thua cuộc là một việc tốt, nên được khuyến khích. Nhưng Mai Dung lại lo lắng về điều đó.
La của cậu bé thì cho rằng trẻ con mạnh mẽ, không chịu thua cuộc là một việc tốt, nên được khuyến khích. Nhưng Mai Dung lại lo lắng về điều đó.
Có nhiều cha mẹ thường dạy con: “Không thể thua trên vạch xuất phát. Chỉ có dành chiến thắng, mới xứng đáng được công nhận, người thua cuộc, chỉ là kẻ bỏ đi.”
Thế nhưng, trong nền giáo dục toàn cầu của các nước phát triển, chẳng hạn Phần Lan, thất bại là khóa học bắt buộc cho trẻ em ở đó.
Vậy trong giáo dục ở Phần Lan, trẻ em cần học gì từ thất bại?
Ở Phần Lan có một môn thể thao truyền thống, đó là trượt tuyết. Trẻ em ở Phần Lan thường học trượt tuyết từ khi 4 hoặc 5 tuổi.
Ở Việt Nam, bố mẹ thường ngăn con trẻ đùa giỡn, đùa nghịch, hạn chế chơi vận động mạnh để tránh bị thương tích. Nhưng bài học trượt tuyết đầu tiên mà trẻ em Phần Lan được học chính là tập té ngã.
Ở Việt Nam, bố mẹ thường ngăn con trẻ đùa giỡn, đùa nghịch, hạn chế chơi vận động mạnh để tránh bị thương tích. Nhưng bài học trượt tuyết đầu tiên mà trẻ em Phần Lan được học chính là tập té ngã.
Bởi vì người Phần Lan muốn bọn trẻ hiểu rằng, té ngã là việc rất bình thường khi trượt tuyết. Giáo viên người Phần Lan sẽ đích thân trình diễn màn té ngã trên mặt đất, sau đó từng bước đứng lên lại. Tiếp theo, với một hiệu lệnh, mấy chục trẻ em sẽ ngã xuống mặt đất và tự mình đứng dậy.
“Giáo dục về thất bại” ở Phần Lan giúp bọn trẻ tiếp thu từng chút về cuộc sống.
Trẻ em Phần Lan cần suy nghĩ về một vấn đề, thắng là gì?
Giáo viên ở Phần Lan định nghĩa rằng:
“Đừng mù quáng hoặc tự cao cho rằng bản thân hơn người, nên biết rõ thiếu sót của bản thân, biết rằng dù có thắng cũng không được kiêu ngạo. Đây mới gọi là “Định nghĩa của chiến thắng”.Đợi cho đến khi những đứa trẻ này học lên tiểu học, trung học… giáo viên sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa dạy chúng về cách đối mặt với thất bại.
Ví dụ, ở Phần Lan có tiết học về nghề mộc, trẻ em thường phải đối mặt với những đề bài có độ khó rất cao. Ví dụ, tự thiết kế và tạo ra một chiếc tên lửa. Bọn trẻ phải tự chọn vật liệu, thiết kế tên lửa, vẽ phác thảo và sau đó làm ra nó. Nhà trường sẽ mời những giáo viên chuyên ngành kỹ thuật đến hướng dẫn cho những đứa trẻ, nhưng toàn bộ quá trình sản xuất, người lớn sẽ không bao giờ can thiệp, và bọn trẻ phải tự mình hoàn thành.
Ngay cả khi những đứa trẻ đã thất bại nhiều lần, giáo viên cũng sẽ không làm giúp. Trong quá trình này, bọn trẻ sẽ thất vọng, khó chịu, nhưng cuối cùng vẫn phải cố điều chỉnh tâm lý, tìm ra nguyên nhân thất bại và sửa đổi nó cho đến khi hoàn thành được bài tập về nhà và trình bày nó trước lớp.
Nếu bạn hỏi họ: “Nguy hiểm như vậy, con tôi bị thương thì phải làm sao?”
Vâng, câu trả lời của các giáo viên Phần Lan sẽ là: “Băng keo cá nhân, thuốc sát trùng, và mọi thứ vẫn tiếp tục.”Bạn nên biết, nếu bạn không tự mình thực hành, trải nghiệm, thì bài học có hoàn hảo đến đâu cũng trở nên vô nghĩa.
Vậy làm thế nào khi thất bại và làm sao để học cách chấp nhận thất bại?
1. Dùng cách riêng của bạn, coi thất bại không có gì to tát, bởi vì có thất bại mới có thành công.
2. Không giấu thất bại, nếu thật sự muốn học hỏi, hãy kể rõ thất bại của mình cho những người có kinh nghiệm và xem cách mà họ vượt qua nó.
3. Mua nguyên liệu nấu ăn thật ngon về, nghiên cứu cẩn thận công thức nấu ăn. Khi đã sẵn sàng, hãy bắt tay nấu một bữa thật ngon và thưởng thức.
4. Mọi người thường nói “Tiền không phải vạn năng”. Nên khi thất bại, hãy dùng nó để làm một chuyến du lịch ngắn hạn xả stress khi cần thiết.
5. Tâm sự với người mình tin tưởng.
6. Tìm kiếm những tấm gương vượt qua “thất bại” trên mạng, Youtube, Facebook để lấy lại năng lượng tích cực.
7. Tổng kết lại nguyên nhân và những điều bạn học được từ thất bại của mình.
Trẻ em Phần Lan học ít, chơi nhiều: Điều kì lạ của nền giáo dục liên tục đứng top đầu thế giới – Ảnh 3.Bạn có biết ngày 13/10 là ngày gì không?
Ở Việt Nam, nó được chọn làm ngày Doanh nhân, nhưng ở Phần Lan, nó là Ngày Quốc tế Thất bại. Bởi vì họ cho rằng sợ thất bại chính là ngại thành công, chỉ có những người biết chấp nhận thất bại, mới có thể đứng lên đi tiếp bằng tất cả niềm tin.
Ngày Quốc tế Thất bại là để khẳng định rằng thất bại là một phần của sự đổi mới và nó không hề tiêu cực.
Einstein đã từng nói: “Ai không bao giờ phạm sai lầm thì chẳng bao giờ thử được điều gì mới mẻ.”
Thế nên, nếu muốn dạy con bạn thành công, trước tiên nên dạy bọn trẻ cách đối mặt với thất bại càng sớm càng tốt. Thậm chí là cách nhìn vào thất bại bản thân bằng thái độ thoải mái, không sợ thất bại, vượt qua thất bại và mở ra không gian thành công cho riêng mình.
Theo GenK
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét