Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

THẠCH QUỲ: CÂU KINH VĂN CỦA ĐỨC THÁNH TRẦN " VĨ BẠCH MAO HOÀNG" LÀ GÌ ?




Có người hỏi tôi : " vĩ bạch, mao hoàng" nghĩa là gì ?

Xin trả lời :
Vĩ bạch nghĩa là Đuôi trắng. Mao hoàng nghĩa là Lông vàng. Bốn chữ " Đuôi trắng, lông vàng" là để nói về một con vật.
Nhưng đó là con vật gì ?
Câu này nằm trong văn bản kinh văn được coi là của Đức Trần Hưng Đạo. Nguyên văn như sau :
Ngổn ngang vĩ bạch, mao hoàng
Chân vòng qua lợi, gót trường phen danh

Đức Trần Hưng Đạo nói về một loại người sinh ra ở trên đời này, chỉ biết có 2 thứ đó là danh và lợi, ngoài ra, mù tịt, không biết một thứ gì khác. Ông coi loại người đó như là một con vật " Đuôi trắng, lông vàng", không ra cái con người đã đành, nhưng cũng không ra cái con vật gì cả. cáo không phải cáo, thỏ không phải thỏ, chó không phải chó, dê không phải dê...Nghĩa là bát nháo, khoang khoang, đốm đốm, loại người đó thực chất chỉ là cái ống để đựng 2 thứ là danh với lợi, chứ không ra cái con vật nào cả, không thể ví nó với con vật nào cả.
Do vậy mà Đức Trần Hưng Đạo gọi nó là cái loài " Vĩ bạch, mao hoàng", không xác định được giống loài cụ thể trong thế giới các loài vật.
Vậy thôi, đ/c rõ chưa ?

Không có nhận xét nào: