Ngày 17/2/2019 là tròn 40 năm kể từ xảy ra Chiến tranh biên giới Việt – Trung. Một người tự nhận là cựu chiến binh Trung Quốc đại lục đã tiết lộ 11 sự tình liên quan đến cuộc chiến này, NTD đưa tin.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn không biết tại sao năm đó đại lục lại muốn gây chiến với Việt Nam.
Vào ngày 17/2/1979, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu tiến hành cuộc tấn công vào biên giới miền bắc Việt Nam và gọi đó là “cuộc phản công tự vệ”, đó là lúc quân đội Việt Nam đang chiến đấu chống lại chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia.

Có ý kiến cho rằng, mục tiêu chính ĐCSTQ khi tấn công Việt Nam là để giải cứu em trai của họ – chế độ Khmer Đỏ, và “thị uy” với các nước Đông Nam Á, để thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới, như một bước đệm chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự hậu kỳ của quân đội, theo NTD.
Bài báo của NTD cho biết một cư dân mạng có nickname “Thư Tính Hải Quy” (Cíxìng hǎiguī) nói rằng người này từng tham gia Chiến tranh Trung – Việt, và tiết lộ 11 sự tình ẩn giấu bên trong cuộc chiến năm đó. Dưới đây là bản lược dịch lời kể của người này.
1. Nguyên nhân của cuộc chiến
Cho đến nay, vẫn chưa có một lời giải thích công khai nào có đủ thẩm quyền khiến người dân hai nước “tâm phục khẩu phục”, ngay cả nguyên Tổng tham mưu Trương Thắng [con trai của Thượng tướng Trung Quốc, Trương Ái Bình], đã tiết lộ trong 2 cuốn sách “Bước ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng ẩn núp ở Đại lục” rằng, nguyên nhân khởi chiến năm đó “đến cả Bộ trưởng Quốc phòng đương thời cũng không rõ tại sao phải đánh”.
2. Chưa đạt được các mục tiêu chiến lược cơ bản
Trong cuộc chiến đó, chúng tôi có lợi thế tuyệt đối về binh lực và cả hỏa lực, nhưng chúng tôi chưa đạt được mục tiêu chiến lược là tiêu diệt hai sư đoàn 316A và 316B của Quân đội Việt Nam.
3. Tài khí quân sự tiên tiến trở thành vật trang trí
Vào thời điểm đó, chúng tôi đã sở hữu các khí tài quân sự hiện đại như máy bay, xe tăng và tên lửa, nhưng các chỉ huy lại không thành thục khi kết hợp tác chiến, các thiết bị tiên tiến gần như là hàng trưng bày. Vốn dĩ một chiếc máy bay có thể giải quyết vấn đề phong tỏa, nhưng lại đưa thêm vào một trung đoàn bộ binh, đi ngược lại giá trị quan của chiến tranh hiện đại.
Nữ dân quân Việt Nam canh giữ nam tù binh Trung Quốc. (Ảnh: Pinterest)
4. Hỗ trợ hậu cần vô cùng tồi tệ
Tôi bị thương vào ngày 19/2/1979 nhưng đến ngày 27/2 mới được tiếp nhận điều trị chính quy, giữa thời gian đó tôi chỉ uống mỗi loại thuốc sulfonamide để cầm chừng, vì thế vết thương mưng mủ phải khẩn trương cắt bỏ ngón chân cái bên trái. Nhiều binh sỹ chưa được học cách sơ cấp cứu cơ bản, sau khi bị thương do bom mìn, không biết cách cầm máu và chết, một binh sỹ trước khi chết đã túm lấy tôi và chửi bới trong tuyệt vọng.
5. Tấn công không có quy tắc
Vừa khai chiến, bộ đội chúng tôi đã ùa ra. Khi ở vùng cao “796”, khi nhìn hết tầm mắt toàn là núi đồi san sát nhau, tôi phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Ngay cả tìm một đứa trẻ đứng đầu trong làng cũng không tệ như chỉ huy”, kẻ địch chỉ cần đã bắn một phát đại bác hay 1 trận đấu súng cũng có thể quét sạch chúng tôi.
6. Tiểu đại bác phóng loạn xạ, đại bác lớn số lượng hạn chế
Các loại pháo hoả đi kèm số lượng không giới hạn, các loại đại bác hạng nặng như 152 và 130 thì bị hạn chế, một số cần phải có sự chấp thuận của Tổng tham mưu, nhưng binh sỹ rất đông.
7. Sự cố tự làm mình bị thương trên chiến trường xảy ra liên tiếp
Vì để trốn khỏi cuộc chiến, một số binh sĩ đã tự nổ súng làm gãy chân của mình.
Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến. (Ảnh: Wikipedia)
8. Phí thương tật vẫn là tiêu chuẩn của chiến tranh giải phóng
Chính sách hoạch định của chúng tôi (Trung Quốc) thực sự quá lạc hậu, sau khi tôi bị thương, tôi được trả 15 nhân dân tệ cho phí thương tật theo tiêu chuẩn của Chiến dịch Hoài Hải. Số tiền này chỉ bằng 1/10000 tiêu chuẩn thương tật cùng kỳ của Hoa Kỳ và Anh, trong khi đó Tổng sản phẩm quốc dân thời kỳ đó lại không có chênh lệch lớn như vậy.
9. Bồi thường chiến binh tương đương với một cái thủ lợn
Thân nhân một liệt sỹ khi đó chỉ nhận được 300 tệ, số tiền chỉ mua được 1 cái thủ lợn.
10. Các cựu chiến binh bị thương sống một cuộc sống khốn khổ
Sau khi tôi bị thương và nghỉ hưu, tôi chỉ nhận được 30 tệ mỗi năm trong 10 năm đầu tiên. Năm 2010, sau 31 năm bị thương, tôi mới nhận được quà an ủi của chính phủ. Đêm đó, tôi giữ lại muốn quà an ủi này (trị giá hơn 300 tệ), uống rượu một mình, uống uống 1 hơi, tôi bật khóc, nhiều năm trôi qua rồi! Các lão binh sỹ như chúng tôi vẫn không có nhà, không có vợ.
11. Sách viết về chiến tranh Việt – Trung không được xuất bản
Năm 2010, dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mình, tôi đã viết hai cuốn sách “Bản chép tay của một thương binh trong chiến tranh Việt Nam” và cuốn “Màu thực phẩm” đăng lên mạng, và sau đó toàn Trung Quốc “phát hoả”. Cuốn sách đầu tiên nhận được thông báo không được xuất bản. Cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam không thể quá kích động, chỉ có thể gọi là “cuộc xung đột vũ trang một phần ở miền nam”.
Một cuộc chiến gây đổ máu đối với hàng trăm ngàn người lại không được phép cất lời.
Bài báo nói rằng, ông Đặng Tiểu Bình (khi đó là Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiêm Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc) là người đã phát động và ép buộc Chủ tịch Đảng lúc đó là Hoa Quốc Phong phải đồng ý phê duyệt chiến tranh biên giới với Việt Nam. Cuộc chiến là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo tuyên bố của ông Đặng.
Ông Đặng Tiểu Bình là người phát động chiến tranh biên giới với Việt Nam. (Ảnh: Getty Images)
Khai Tâm