Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

THƠ CỦA LÍNH VỊ XUYÊN



BI TRÁNG TRẬN 12/7/1984


Trận chiến này thật vô cùng bi tráng, năm tháng đó tôi cũng đang trực chiến ở Nà Cáy, nơi đặt cứ tiền tiêu. Cách trận địa không xa, khi bước vào chiến dịch, địch vãi đạn như mưa, như xối xuống các trận địa của ta....Sau trận đánh được tận mắt chứng kiến những hy sinh, mất mát của của chiến sỹ mình, nỗi buồn thương, đau xót cứ ám ảnh mãi trong tôi....
Ở trận này, ta bất lợi và thất thế hầu như toàn diện về mọi mặt trên chiến trường. Quân thù thì ở trên cao, vũ khí, hỏa lực chúng lại chiến phần áp đảo nên đúng là thật khó cho bộ đội ta. Ngày đó mình có viết mấy câu thơ, nhằm ghi lại cái cảnh bi tráng của bộ đội mình khi ấy. Hôm nay xin được nhắc lại để mọi người cùng nhớ:

-Hà Giang có suối Nà Na*
Có cầu Thanh Thủy nối qua đôi bờ
Non cao phủ trắng mây mờ
Suối, khe uốn lượn, lững lờ nước trôi


Giờ đây súng nổ vang trời,
Khắp vùng thịt nát, xương rơi chất chồng,
Cỏ cây tắm máu anh hùng
Suối khe tắc ứ, tanh nồng xương ai.
Biên cương vùi xác nhân tài
Hà Giang hóa kiếp thân trai mấy lần

Sau này ai có dừng chân
-Hương thơm một nén tri ân, gọi là!!!

Đến mãi sau này, năm 1986, ta đã trừng phạt lại chúng những đòn đau ít ra là 2 trận. Tôi mới thấy nhẹ nhõn trong lòng, nội dung này tôi đã viết trong mục: ký ức thời chiến tranh.

*Đoạn suối Thanh Thủy chảy ra sông Lô ngày trước có bản Nà Na nên 1 số tài liệu ghi là suối Nà Na.


CAO ĐIỂM 685



Ai đã từng lên Thanh Thủy Vị Xuyên 
Mới thấu hiểu một phần đời của Lính
685 tôi đã từng ở đỉnh
Mới thấy được đời Lính quá lầm than…


685 là phép cộng cơ hàn
Là phép nhân bao hiểm nguy vất vả
Hỡi nhà văn hãy lên đây mô tả
Cho hôm nay và cho cả ngày mai


Hiểu sâu hơn cuộc giữ đất nơi này
Trong từng phút những lo âu kế tiếp
Rất giản đơn không có gì lịch thiệp
Giấc ngủ ngồi ôm súng thiếp trong mưa…


Ở nơi đây ai thấy nụ cười tươi
Khi đồng đội thân phơi trên sườn đá
Đạn quân thù xé thịt da tơi tả
Nghĩ phận mình mà toát cả mồ hôi


685 núi ăn gỏi thịt người
Cối xay thịt xây lên thành tường đá
Pháo xới tung tạo thành gió bụi
Góp xương người thành mỏm 400


Để đời sau ghi nhớ 685
Một núi đá hàng trăm người ngã xuống
685 là thực chẳng tô màu
685 là mồ chôn sự sống


Những ngày buồn vận tải lên 685
Hang Làng Lò 20/2/1985

  

 THƠ CỦA MAI THÀNH CÔNG, LÍNH TRUNG ĐOÀN 754…
Thơ : Mai Thành Công

Những dòng thơ từ cao điểm 812 điểm tựa Hà Tuyên

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Nguyễn Quang Dy - Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt dàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS). 

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang
Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn HD-8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu HD-8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu HD-8 về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

Khủng hoảng lần 2 

Biển Đông khủng hoảng lần 2 không còn là tranh chấp chủ quyền biển đảo và tài nguyên dầu khí như trước, mà đây là hành động xâm lược bằng lực lượng hải giám có vũ trang của Trung Quốc. Họ muốn biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành “khu vực tranh chấp” theo chiến lược “vùng xám” (grey area) và “tam chủng chiến pháp” (three warfare doctrine). Trung Quốc không chỉ bắt nạt Việt Nam mà còn thách thức cộng đồng quốc tế.

Các thế lực thù địch thường xuyên thu thập tài liệu mật để chống phá

Quan tâm


Bí mật nhà nước là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch thường xuyên thu thập nhằm chống phá, đả kích Đảng và Nhà nước ta.

Tại hội nghị tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng, tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước năm 2019 chiều nay, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh bảo vệ bí mật nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh, chính trị quốc gia.
Theo Bộ trưởng, trong thời gian qua, công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại Bộ Nội vụ luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Mức độ rất nghiêm trọng
Ông Tân lưu ý, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của an ninh thế giới và trong khu vực, đặc biệt khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bí mật nhà nước là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch thường xuyên thu thập nhằm chống phá, đả kích Đảng và Nhà nước.
Các thế lực thù địch thường xuyên thu thập tài liệu mật để chống phá
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Bộ trưởng Nội vụ cho biết, công tác bảo vệ bí mật nhà nước của các cơ quan Đảng, nhà nước trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, sơ hở. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trong đó, phổ biến là vi phạm khi thực hiện xác định mức độ mật; thống kê, lưu giữa, bảo quản sao chụp tài liệu bí mật nhà nước; sử dụng máy tính và các thiết bị trong soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa bí mật nhà nước.

TẠI SAO TRUNG QUỐC CHỌN BÃI TƯ CHÍNH ?; TƯ CHÍNH CỘT MỐC KHỔNG LỒ THỂ HIỆN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

TẠI SAO TRUNG QUỐC CHỌN BÃI TƯ CHÍNH?
 Không có mô tả ảnh.
Bãi Tư Chính là địa danh được nhắc đến nhiều nhất, nóng bỏng nhất trên mạng xã hội trong khoảng nửa tháng nay. Các hãng thông tấn báo chí quốc tế có uy tín như BBC, RFI, RFA, AP, AFP, Reuters… cũng luôn cập nhật các bản tin về tình hình căng thẳng tại địa danh này.
Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong thềm lục địa 350 hải lý và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, tức là Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán về Bãi Tư Chính. Bãi Tư Chính không phải là khu vực đang có tranh chấp giữa sáu bên liên quan là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo trang Đại sự ký Biển Đông, “sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

NAKAMUARA MASANONI-TÙY VIÊN QUÂN SỰ NHẬT TẠI VN NHỮNG NĂM 80: SAU “LÃO SƠN” VÀ “GẠC MA”-QUÂN ĐỘI VIỆT NAM “XUỐNG HẠNG” TẠI CHÂU Á


Không có mô tả ảnh.
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản
Nghiên cứu viên Nakamura Masanori,
Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội giai đoạn 1984

Trận chiến Lão Sơn, (Các cao điểm tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy trong đó có cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một số căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng 4 năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ 2 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 1984
Giai đoạn 2: Từ 2 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 1984
Giai đoạn 3: Từ 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào các cao điểm xung quanh 1509 của Việt Nam, mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984.

Một hành động xuyên tạc lịch sử, xúc phạm Tổ tiên

Hà Văn Thùy

Lâu nay nghe dư luận xôn xao: người Trung Quốc khuyên dân Việt “lãng tử hồi đầu!”. Nghĩ rằng đó là việc rất nghiêm trọng, vừa xuyên tạc lịch sử vừa xúc phạm tổ tiên, chắc cơ quan chức năng như Tuyên giáo, Hội Sử phải nhanh nhạy ra tay… nhưng chờ mãi chỉ thấy im ắng, dường như chẳng có vấn đề, không đáng chấp! Trong khi đó dân tình nháo nhác, không hiểu do cơn cớ nào người ta khuyên như vậy và khuyên vậy là có ý gì? Mới đây người bạn chuyển cho bài Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’ trên Nghiên cứu quốc tế, bảo đọc rồi cho ý kiến nên chúng tôi viết bài này.
H.V.T.
BVN đăng bài viết dưới đây nhằm góp thêm một tiếng nói soi sáng các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt, một vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi có cái nhìn thật thấu đáo và chưa thể có kết luận cuối cùng, nhưng hễ đã có sự nhúng tay của đám học giả dưới trướng Tập Cận Bình (習近平邪惡的狼) thì lập tức biến ngay thành những giả thuyết giản đơn và vô cùng tệ hại, chỉ có lợi cho việc lôi kéo dân tộc Việt Nam kiên cường trở về trong một “đại gia đình Hán tộc” hỗ lốn bất bình đẳng, để ngoắt đuôi cúi đầu trước ách đô hộ của người Hán, mà bất kỳ học giả chân chính nào cũng phải lên tiếng bác bỏ.
Bauxite Việt Nam
Vào đầu thế kỷ XXI, di truyền học phát hiện loài người xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước rồi từ đó lan tỏa ra thế giới, làm nên nhân loại. Riêng việc con người đến châu Á, giữa các nhà di truyền lại có hai quan điểm khác nhau. Phái con đường phương Nam cho rằng, từ châu Phi, người tiền sử sang bán đảo A Rập rồi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam 70.000 năm trước. 40.000 năm cách nay, nhờ khí hậu ấm hơn, người từ Việt Nam đi lên Đông Á. Từ Đông Á có một dòng rẽ sang phía Tây, tới Trung Á rồi vào châu Âu. Tại đây họ gặp người Europid từ Trung Đông tới. Hai dòng người hòa huyết cho ra tổ tiên người châu Âu. 30.000 năm trước, từ Đông Á người tiền sử vượt qua eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ. Dòng di cư này làm nên đại bộ phận loài người ngoài châu Phi. (1)
Đối chọi với nó là phái chủ trương con đường phương Bắc, cho rằng, có chuyến di cư theo con đường phương Nam nhưng chuyến ra đi 45.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi, vào Trung Đông, lên Trung Á rồi sang phương Đông mới quan trọng vì tạo ra đại bộ phận nhân loại ngoài châu Phi. (2)
Nhiều nhà di truyền Trung Quốc theo trường phái con đường phương Bắc, cho rằng, người từ châu Phi vào Trung Quốc tạo nên cộng đồng Bách Việt mà người Hán là trung tâm. Dựa theo cổ thư viết: “ Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt, một bộ phận người Việt chạy vào Bắc Việt Nam, trở thành người Việt Nam.”Từ “khám phá lịch sử” đó dẫn tới chủ trương kêu gọi đám con đi hoang hãy trở về nhà!
Tuy nhiên đó là sự lầm lẫn ê chề của giới khoa học. Thực tế khảo cứu cho thấy, có con đường phương Bắc nhưng dòng di cư này không hề làm nên dân cư Đông Á. Ở trên chúng tôi nói, 40.000 năm trước, có dòng người từ Đông Á qua Trung Á vào châu Âu. Khoảng 15.000 năm trước, một dòng người từ châu Âu qua Trung Á, đi ngược lại con đường cũ để tới phương Đông.(1) Nhưng khoảng 10.000 năm trước, người ở phía Tây Hoa lục đã đông và có những bộ tộc du mục dũng mãnh như bộ tộc Tần đã ngăn không cho người di cư phương Tây vào Trung Quốc. Đoàn di cư này buộc phải chia đôi: một bộ phận trượt xuống Tây Nam, trở thành dân thiểu sổ Uighur sau này. Một nhánh lên phía Bắc rồi tới Đông Bắc Trung Quốc, làm nên các sắc dân thiểu số ở Bắc Trung Quốc hiện nay. Thất bại trong việc xâm nhập Trung Quốc nhưng về mặt di truyền, cuộc di cư vẫn để lại những dấu hiệu (marks) trong bộ gen của dân cư. Do vậy, một số nhà di truyền học khi khảo sát bộ gen con người đã sa vào cái bẫy của cuộc xâm nhập bất thành. Nếu dòng di cư này vào được Hoa lục, sẽ để lại ba hệ quả:
i. Người Trung Quốc phải mang mã di truyền Ấn-Âu mà không phải Mông Cổ phương Nam như hiện nay.

Không quân Mỹ cam kết duy trì tuần tra Biển Đông

Tham mưu trưởng không quân Mỹ David Goldfein ngày 16/8 cho biết Washington sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông để ngăn chặn ý đồ kiểm soát vùng biển này của Bắc Kinh.

Tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng không quân Mỹ. Ảnh: AP.
Tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng không quân Mỹ. Ảnh: AP.
"Tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ không ngừng duy trì sự sẵn sàng và khả năng điều chiến hạm hoặc máy bay tuần tra ở bất cứ khu vực hoặc bất cứ thời điểm nào chúng tôi cần. Đó là cam kết của chúng tôi trong khu vực", tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng không quân Mỹ, ngày 16/8 tuyên bố với báo giới Philippines nhân chuyến thăm Manila.

NẾU BẠN MUỐN HÒA BÌNH, HÃY CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


“Si vis pacem, para bellum” là một câu tục ngữ tiếng Latin có thể dịch như là "nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Nguồn gốc câu tục ngữ này vẫn còn là một điều bí ẩn[1]. Thêm vào đó, câu tục ngữ được tin tưởng một cách rộng rãi này, có thể là đúng mà cũng có thể là sai, là bắt nguồn từ một câu của nhà sử học La Mã Publius Flavius Vegetius Renatus Igitur qui desiderat pacem, praeparet bellum.[2]. Người ta nói rằng nó được ghi lại một trong những tác phẩm của ông, Epitoma rei militaris (Về việc quân sự), có thể được viết vào khoảng chừng năm 390.
Có một sự khác biệt khó có thể nhận ra giữa hai câu trên. Câu đầu tiên là mạnh mẽ, hay dứt khoát. Đó là một mệnh đề phụ thuộc mà mở đầu là một mệnh đề có trạng từ bổ nghĩa với một động từ trong lối trình bày. Một câu bình thường yêu cầu phải có một động từ chính để trình bày nhưng tác giả đã biến nó thành một lối trình bày. Kết quả là một nghĩa quả quyết: "nếu bạn thật sự muốn hòa bình, chuẩn bị cho chiến tranh."
Ý kiến câu của Vegetius chỉ là một giả thiết. Nó ít quả quyết, ít dứt khoát hơn, trong điều kiện giả định với một mệnh đề có chức năng tính từ và cả hai động từ trong lối trình bày cầu khiến: "bất cứ ai trước khi muốn hòa bình đều phải chuẩn bị cho chiến tranh."

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Câu nói này được chuyển thể từ một tuyên bố được tìm thấy trong quyển 3 bộ sách De Re Militari của tác giả Publius Flavius Vegetius Renatus (thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5),[3]mặc dù ý tưởng mà nó truyền tải cũng đã xuất hiện trong các tác phẩm trước đó như Nomoi (Pháp luật) của Plato và Sử ký Tư Mã Thiên.[4][5][6] Cụm từ được sử dụng trên hết để khẳng định rằng một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đảm bảo hòa bình là luôn luôn được trang bị và sẵn sàng tự bảo vệ mình.

Sử dụng và biến thể[sửa | sửa mã nguồn]


Napoleon thần thánh, Andrea Appiani, 1807
Dù là nguồn gốc nào, câu tục ngữ đã trở thành một từ vựng sống, sử dụng để tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau trong nhiều ngôn ngữ. Những từ có thật của Vegetius không được một số lớn các nhà văn thừa nhận, những người đó quy Si vis pacem, para bellumchắc chắn là câu nói của ông.

Si vis bellum para pacem[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ, qua tham khảo chính sách ngoại giao của Napoléon Bonaparte, sử gia de Bourrienne nói rằng[7]: "Ai cũng biết câu tục ngữ... đặc biệt nếu Bonaparte là một học giả Latin có thể ông sẽ đảo ngược câu này và nói Si vis bellum para pacem." Có nghĩa là nếu bạn đang chuẩn bị cho chiến tranh thì bạn phải làm các quốc gia khác mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng hòa bình.

Si vis pacem para pactum[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng bảo đảm cho hòa bình bằng cách răng đe các thế lực hiếu chiến bằng vũ trang xuất hiện ở thế kỷ thứ 20. Có thể là do đơn thuần là chuẩn bị thì chưa đủ. Có lẽ rằng đôi khi cần thiết phải tiến hành chiến tranh để chống chiến tranh. Hội nghị Quốc gia về Hòa giải và Hòa bình Hoa Kỳ năm 1907, chủ tọa là Andrew Carnegie, đã đề cập tới vấn đề này:
"These vast armaments on land and water are being defended as a means, not to wage war, but to prevent war.... there is a safer way... it requires only the consent and the good-will of the governments. Today they say.... If you want peace, prepare for war. This Congress says in behalf of the people:Si vis pacem, para pactum, if you want peace, agree to keep the peace.[8]

VIỆT NAM KHỐN KHỔ, KHỐN NẠN VÌ QUAN HỆ VIỆT - NGA - TRUNG

CaoSon HD
5 giờ

(Theo FB Thanh Hieu Bui)

Tháng 4 năm 2017, chính phủ VN chấp thuận kế hoạch phát triển mỏ Cá Rồng Đỏ.
Tháng 7 năm 2017 Trung Quốc đe doạ nếu Việt Nam khai thác mỏ dầu này, họ sẽ dùng vũ lực tấn công những căn cứ quân sự của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Đích thân phó chủ tịch quân uỷ trung ương gửi lời cảnh cáo đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ chính trị Việt Nam khoá 12 họp và đi đến quyết định gìn giữ tình hữu nghị.
Đến tháng 3 năm 2018 Việt Nam rút kế hoạch Cá Rồng Đỏ, bồi thường cho đối tác Tây Ban Nha 400 triệu usd và bồi thường thêm ở các mỏ dầu khác. Nếu không bồi thường khai thác mỏ khác, thì bù tiền mặt đến vài tỷ USD.
Trung Quốc được đà đòi Việt Nam phải bỏ mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh.
Mỏ Lan Đỏ chính là điểm mà người Nga đang hợp tác với Việt Nam khai thác. Bọn Nga lợn này nó bình chân như vại, nó chờ kết cục như mỏ Cá Rồng Đỏ, đợi Việt Nam bị Trung Quốc ép phải phá hợp đồng, thế là nó ẵm mớ tiền bồi thường của Việt Nam. Nó chả tội gì lên gân với Trung Quốc rằng tao làm ăn với chính chủ hợp pháp, chúng mày đừng phá. Nga lợn nó im lặng, có thể nó ăn tiền cả của Trung Cộng rồi chờ tiền phạt vạ Việt Nam.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Hai tàu hải quân Việt Nam ra đương đầu tại bãi Tư Chính; Cập nhật diễn biến ngày 16-17/8 – những giờ phút theo dõi hồi hộp


17-8-2019
Ngày hôm qua 16/8, thêm chiếc hải cảnh 46111 đã xuống khu vực, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8.
Theo dõi những tàu khả nghi trong nhiều ngày qua Marine Traffic, chúng tôi quan sát thấy chiếc hải cảnh 46111 này thật ra đã cùng với hải cảnh 46301 rời Hải Nam từ thứ Sáu tuần trước. 46111 sau đó đã neo đậu ở Hoàng Sa trong khi hải cảnh 46301 tiến xuống phía nam, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 và sau đó chuyển đến khu vực gần block 06.1 và Bãi Tư Chính, như chúng ta đã biết.
Cho đến ngày 15, 46111 cũng đã rời Hoàng Sa tiến xuống và chính thức tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 vào ngày 16/8.
46111 là hải cảnh thuộc lớp tàu Zhaojun (Type 718B) – một trong ba lớp tàu hải cảnh chủ lực được trang bị pháo 76 mm. Tham khảo thêm và các lớp tàu hải cảnh chủ lực của Trung Quốc tại: Phân nửa lực lượng chủ lực của Hải cảnh Trung Quốc hăm dọa Việt Nam ở Biển Đông.
Sáng sớm nay, ngày 17/8, chiếc Haijing 37111 trong nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát nơi Việt Nam đang đóng quân. GS Alexander Vuving đã xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đến 18h cùng ngày, PGS Ryan Martinson cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Quan sát trên Marine Traffic có thể thấy 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Haiyang Dizhi 8.
Tuy vậy vẫn cần phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến tiếp theo.
Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, đã có thể quan sát trên Marine Traffic hai tàu của Việt Nam đang bám đuổi chặn đường nhóm tàu Haiyang Dizhi 8. Chúng tôi hầu như không mua dữ liệu tàu Việt Nam vì thứ nhất là hầu hết các tàu Việt Nam không cho biết vị trí tàu, và thứ nhì là vì tài chính của Dự án còn eo hẹp, chỉ có thể trang trải được việc mua dữ liệu vệ tinh của tàu của Trung Quốc.
Ảnh 1: tàu 46111 tham gia vào đoàn Haiyang Dizhi 8 quấy nhiễu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gần bãi ngầm Mỹ Hải ở phía tây Đá Lát. Tàu Việt Nam có màu xám trắng đang chặn đuổi nhóm tàu Trung Quốc. (Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic).
Cũng cần lưu ý rằng Marine Traffic chỉ ghi nhận được những tàu bật AIS. Có thể còn có những tàu khác của cả Trung Quốc và Việt Nam ở thực địa nhưng không bật AIS nên không thể theo dõi qua Marine Traffic.
Ảnh 2: tàu 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải vào sáng nay (Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic).

Hai tàu khu trục Việt Nam đi vào bãi Tư Chính: ‘Nguy cơ hải chiến đã tăng’

Hình ảnh cho thấy hai tàu khu trục Việt Nam có mặt ở bãi Tư Chính. (Hình: Ryan Martinson)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tàu khu trục mang tên Hoàng Đế Quang Trung và Lý Thái Tổ của Hải Quân Việt Nam được cho là đã xuất hiện ở bãi Tư Chính. Tin và hình ảnh được loan trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, nhà nghiên cứu về Hải Quân Trung Quốc và là giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Tám.
Ông Ryan đưa lên Twitter hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu có tên Vpns Quangtrung và Truong Sa 401012 đang đi vào khu vực bãi Tư Chính. Xung quanh vẫn là những tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 37111 và Zhongguohaijing 33111.
Cũng theo ông Ryan, chiến hạm Quang Trung đã rời cảng Cam Ranh từ ngày 15 Tháng Tám.
Vài giờ đồng hồ sau đó, cũng chính ông Ryan ghi nhận trên Twitter: “Nếu điều này là đúng và tàu khu trục Việt Nam đang làm điều này, thì nguy cơ xảy ra đụng độ vũ trang với Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.”
Hiện chưa có thông tin chi tiết hai tàu khu trục Vpns Quangtrung và Truong Sa 401012 thuộc loại nào. Nhưng nếu đó là tàu 016 – Quang Trung, thì đó là tàu hộ vệ hỏa tiễn thứ tư thuộc lớp Gepard 3.9 được biên chế Lữ Đoàn 162 (đơn vị tàu chiến đấu mặt nước tối tân nhất của Quân Chủng Hải Quân Việt Nam).
Hình ảnh cho thấy tàu khu trục Quang Trung rời cảng Cam Ranh hôm 15 Tháng Tám. (Hình: Ryan Martinson)