Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Tập Cận Bình: Kinh tế chính trị Mác-xít là nền tảng để quốc gia phát triển

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng nền kinh tế chính trị Mác-xít của Trung Quốc sẽ tiếp tục thay đổi để thích ứng với môi trường quốc tế và trong nước, nhưng nó vẫn phải là nền tảng cho việc xây dựng tương lai của đất nước, theo SCMP.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Pháp ngày 25/3/2018. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO / Shutterstock)

“Nền tảng của nền kinh tế chính trị Trung Quốc chỉ có thể là kinh tế chính trị Mác-xít, chứ không được dựa trên lý thuyết kinh tế nào khác,” ông Tập cho biết trong một bài báo đăng hôm 15/8 trên tạp chí Qiushi.

Miền Bắc Việt Nam đối mặt với ‘tổ hợp ba yếu tố thời tiết vô cùng bất lợi’

Truyền thông nhà nước dẫn lời ông Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, người dân tại khu vực miền Bắc đang phải đối mặt với tổ hợp ba yếu tố thời tiết vô cùng bất lợi, đó là mưa lớn, bão số 4 và động đất.
mưa lớn, lũ lụt
Mưa lũ tại Điện Biên gây thiệt hại hơn 1,1 tỷ đồng. (Ảnh từ báo điện biên)
Ông Hiệp nói với báo chí trong nước rằng, khu vực này đã hứng chịu mưa lớn trong suốt một tuần qua (có nơi đo được lượng mưa lên tới 500mm/24h), làm 3 người chết, 14 người bị thương và gây nhiều thiệt hại về tài sản.

Sự thăng trầm quan hệ Việt Nam với Triều Tiên (260)

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)


Nguồn: Trade can no longer anchor America’s relationship with China“, The Economist, 16/05/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
1. Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Trung
Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”.
Đột nhiên, việc kiếm tiền là chưa đủ. Trong vài năm qua, tranh luận về cách can dự với Trung Quốc sao cho hiệu quả đã nhường chỗ cho những thảo luận về cạnh tranh chiến lược và các mối đe dọa an ninh. Thay vì tìm các thuật ngữ mới hấp dẫn, các học giả lại đang quay lại các so sánh lịch sử. Một số nói về năm 1914, khi đụng độ giữa các tham vọng của Anh và Đức đã khiến mối quan hệ thương mại sâu sắc giữa hai nước bị gạt qua một bên. Các nhà phân tích Trung Quốc bị ám ảnh về “bẫy Thucydides”, thứ được cho là sẽ kích thích cường quốc đang nổi dậy gây chiến chống lại cường quốc đang thống trị, như sử gia Hy Lạp Thucydides đã viết về cuộc chiến giữa thành Sparta và thành Athens.

Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu

Nguồn: Gideon Rachman, “The decoupling of the US and China has only just begun”, Financial Times, 17/08/2020.
Biên dịch: Trần Hùng
Khi mọi thứ quen thuộc và thoải mái thay đổi đột ngột, bản năng của con người là tin rằng nó sẽ sớm trở lại bình thường. Ý tưởng rằng cuộc sống có thể đã thay đổi vĩnh viễn là điều quá đáng lo ngại khiến chúng ta khó chấp nhận. Chúng ta đã nhìn thấy tâm lý này dưới thời Covid-19. Chúng ta cũng đang chứng kiến ​​điều đó khi các doanh nghiệp phản ứng với vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ – Trung.

BẰNG CHỨNG "TÍNH ƯU TRỖI" NGHI LÀ THEO " CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN KIỂU TÀU"...( Số 1)

                                                                      Blog Phạm Viết Đào
( Tổng hợp)

Từ hôm nay FB Pham Van Viet mở mục này chủ yếu thông qua các ví dụ cụ thể đã được báo chí đưa, không lý luận dài dòng vì chủ thớt không có thời gian để đọc lý thuyết...
Mở đầu chủ thớt xin nêu một số ví dụ và hy vọng quý vị bổ sung thêm vào nhé:
1/Lương của lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà bao nhiêu trong bối cảnh "ôm" nợ khủng 11.000 tỷ?
-Mấy năm gần đây, tình hình kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà không mấy khả quan. Năm 2019, tổng tài sản của Sông Đà là 15.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỷ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỷ đồng.

BẰNG CHỨNG "TÍNH ƯU TRỖI" NGHI LÀ CỦA " CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN KIỂU TÀU"...( Số 1)

     
                         
Từ hôm nay FB Pham Van Viet mở mục này chủ yếu thông qua các ví dụ cụ thể đã được báo chí đưa, không lý luận dài dòng vì chủ thớt không có thời gian để đọc lý thuyết...
Mở đầu chủ thớt xin nêu một số ví dụ và hy vọng quý vị bổ sung thêm vào nhé:
1/Lương của lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà bao nhiêu trong bối cảnh "ôm" nợ khủng 11.000 tỷ?
-Mấy năm gần đây, tình hình kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà không mấy khả quan. Năm 2019, tổng tài sản của Sông Đà là 15.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỷ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty còn có hàng nghìn tỷ nợ chưa thu hồi được: tiền nợ khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình 3.757 tỷ đồng, tiền khối lượng xây lắp các công trình đã thi công dở dang khoảng 2.000 tỷ, tiền thu từ thoái vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ.
Về tiền lương, thù lao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà, năm 2018, theo Nghị quyết, Chủ tịch HĐQT nhận 52,7 triệu đồng/tháng, tương ứng với 632 triệu đồng một năm.
4 thành viên HĐQT nhận được 45,9 triệu đồng/tháng, tương đương với 550 triệu đồng một năm. Trong khi đó, thù lao của Trưởng Ban Kiểm soát và 2 thành viên lần lượt là 30,6 và 25,5 triệu đồng/người mỗi tháng.
Kế hoạch năm 2019, Tổng công ty cũng giữ nguyên tiền lương, thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát như năm 2018.
(https://www.doisongphapluat.com/…/luong-cua-lanh-dao-tong-c…)

Trung Quốc ngày nay là ‘thuộc địa’ của ĐCSTQ, người dân bị áp bức nặng nề

  Thế giới  530

Gần đây, Mỹ đã có những tuyên bố mạnh mẽ về việc tách biệt người dân Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số học giả, quan chức Đài Loan cũng nhận định rằng ĐCSTQ không đại diện cho Trung Quốc, thậm chí Trung Quốc còn là thuộc địa của ĐCSTQ.
Quân đội Trung Quốc trấn áp người Duy Nô Nhĩ biểu tình ở Tân Cương. (Ảnh: Getty Images)
Thời báo New York gần đây đưa tin chính phủ Mỹ đang xem xét áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của tất cả thành viên ĐCSTQ. Bên cạnh đó, các bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo và quan chức Mỹ cấp cao khác cũng cho thấy xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là xung đột với ĐCSTQ, chứ không phải với người dân Trung Quốc.

Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng cao gấp đôi thế giới

  Việt Nam  10,616

Hệ số lây nhiễm cơ bản – R0 tại Đà Nẵng là 5.0, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính R0 toàn cầu chỉ từ 1.4 đến 2.5.
Chỉ số lây nhiễm ở đợt dịch lần này tại Đà Nẵng là 5-6, nghĩa là cứ 1 người có thể lây nhiễm cho 5 đến 6 người khác. (Ảnh qua VNE)
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chủng Covid-19 mới tại Đà Nẵng có đột biến dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao. Chỉ số lây nhiễm ở đợt dịch lần này là 5-6, nghĩa là cứ 1 người có thể lây nhiễm cho 5 đến 6 người khác. Trong đợt dịch lần trước, chỉ số lây nhiễm chỉ từ 1.8 đến 2.2, tương đồng với chỉ số chung của thế giới.

Hội nghị Bắc Đới Hà có thể vẫn đang diễn ra, giới chức cao tầng Trung Quốc tranh cãi quyết liệt

Vũ Dương | DKN 4 giờ trước 332 lượt xem

Bãi biển Beidaihe chỉ dành cho các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (AP) (ảnh: Chụp màn hình Soundofhope).
Trung Quốc đang có những dấu hiệu xuống nước trước quốc tế, nhưng nội bộ có lẽ lại đang rất căng thẳng.
Theo nguồn tin từ Reuters ngày 14/8 cho biết, cuộc họp để đánh giá giai đoạn đầu của Hiệp định thương mại Trung-Mỹ dự kiến ​​được tổ chức vào ngày 15/8 đã bị hoãn lại, bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang cử hành hội nghị Bắc Đới Hà. Vào thời điểm ĐCSTQ đang gặp khó khăn cả trong lẫn ngoài, những thông tin liên quan đến đấu đá quyền lực nội bộ ĐCSTQ càng thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Mỹ "đuổi cùng diệt tận" tinh hoa công nghệ Trung Quốc?

HƯƠNG THẢO
16-08-2020 11:27

Kinhtedothi - Tổng thống Donald Trump hôm 15/8 xác nhận, ông đang xem xét liệu có nên cấm tập đoàn thương mại điện tử Alibaba ở thị trường Mỹ hay không.IN LIÊN QUAN
  • Người thắng - kẻ thua khi ông Trump mở đường cho Microsoft thâu tóm Tiktok Trung Quốc

    Người thắng - kẻ thua khi ông Trump mở đường cho Microsoft thâu tóm Tiktok Trung Quốc

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Trump liên tục có các động thái nhằm vào những tập đoàn cộng nghệ lớn của Trung Quốc, từ Huawei đến TikTok của ByteDance và WeChat của Tencent.

Sầm Sơn: Xuất hiện đám mây đen khổng lồ, bao trùm cả bầu trời

 16/08/2020, 21:31 GMT+07:00

Được biết, đám mây đen kỳ lạ này đã từng xuất hiện ở Sầm Sơn vào năm 2017, khiến người dân tò mò muốn được tận mắt chứng kiến.

Thông thường, trước khi trời nổi cơn giông bão, mây đen sẽ kéo đến, bao trùm khắp cả bầu trời. Thế nhưng, một đám mây đen to lớn, như sà sát xuống bờ biển, muốn "nuốt trọn bờ biển" thì lại rất kỳ lạ.
Những hình ảnh về đám mây đen này đã được một bạn trẻ chụp ảnh lại và đăng tải trên MXH. Ngay lập tức, bức ảnh này thu hút đông đảo dân tình.
 
Đám mây đen sà xuống bờ biển Sầm Sơn được ghi lại. (Ảnh: Sầm Sơn 24/7)
Đám mây đen sà xuống bờ biển Sầm Sơn được ghi lại. (Ảnh: Sầm Sơn 24/7)
Đám mây đen kỳ lạ tại bãi biển Sầm Sơn
Được biết, những bức ảnh này được chụp vào hồi 16 giờ 48 phút ngày 16/8 tại Sầm Sơn. Chủ nhân của những bức ảnh này còn hóm hỉnh cam đoan rằng: "Cam kết ảnh gốc không qua chỉnh sửa".

Trung Quốc “kiềm chế” nhưng có “xuống thang” ở Biển Đông?

ANTD.VN - Không khỏi bất ngờ khi Trung Quốc mới đây đã yêu cầu các lực lượng của quân đội nước này “kiềm chế” với Mỹ ở Biển Đông, song điều này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ “xuống thang” trong các hành động và nhất là tham vọng độc chiếm vùng biển này.
Trung Quốc “kiềm chế” nhưng có “xuống thang” ở Biển Đông? ảnh 1
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Teagan trở lại tập trận ở Biển Đông
Nguy cơ “chạm trán” quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông
Tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (South China Morning Post - SCMP) ở Hồng Kông mới đây đã dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Trung Quốc đã yêu cầu binh sĩ nước này “không nổ súng trước” trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách xuống thang căng thẳng với Washington trên Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc đã yêu cầu phi công chiến đấu và binh sĩ hải quân “kiềm chế” giữa lúc tàu chiến và máy bay quân sự hai bên thường xuyên đối đầu nhau ở Biển Đông.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc

09:26 | 15/08/2020

Print
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 435,11 triệu USD. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 339,31 nghìn tấn, trị giá 435,11 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.282 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019.
viet nam la thi truong cung cap cao su lon thu 2 cho trung quoc
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020
Trong 6 tháng đầu năm 2020, 85,4% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc là cao su hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280), đạt 289,84 nghìn tấn, trị giá 378,2 triệu USD, tăng 1,6% về lượng, nhưng giảm 2,3% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.305 USD/tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc kêu gọi ông Pompeo ngừng 'nói xấu' Bắc Kinh

Thứ Hai, ngày 17/8/2020 - 14:32

Trung Quốc kêu gọi ông Pompeo ngừng 'nói xấu' Bắc Kinh
(PLO)- Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngừng tuyên bố “sai lầm” về Bắc Kinh và “chính trị hóa” vấn đề 5G.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ba Lan hôm 16-8 lên tiếng phản đối những tuyên bố “sai lầm” của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đối với Bắc Kinh trong chuyến thăm của ông tới Warsaw.

Con Quỷ trấn yểm QUỶ MÔN QUAN khiến cho giặc Tàu chết như ngả rạ ở Ải Ch...

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn

Song Thanh | DKN 4 giờ trước 781 lượt xem

Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn
(Ảnh chụp màn hình/Secret China)
Thiên tai, nhân họa vẫn đang liên tiếp xảy ra ở Trung Quốc, khiến việc thu mua ngũ cốc dự trữ mùa hè trong năm nay sụt giảm gần 10 triệu tấn. Đứng trước bối cảnh nhiều khu vực sản xuất ngũ cốc vẫn còn đang bị nhấn chìm trong mưa lũ, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Trung Quốc đã ban hành một lệnh khẩn, tăng cường việc thu mua ngũ cốc vụ mùa thu. Động thái làm dấy lên nghi ngờ Trung Quốc đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực. 
Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu của Trung Quốc công bố ngày 12/8, tính đến ngày ⅝, có tổng cộng 42,857 triệu tấn lúa mì được thu mua tại các khu vực sản xuất chính, giảm 9,383 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.