Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

BẰNG CHỨNG "TÍNH ƯU TRỖI" NGHI LÀ CỦA " CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN KIỂU TÀU"...( Số 1)

     
                         
Từ hôm nay FB Pham Van Viet mở mục này chủ yếu thông qua các ví dụ cụ thể đã được báo chí đưa, không lý luận dài dòng vì chủ thớt không có thời gian để đọc lý thuyết...
Mở đầu chủ thớt xin nêu một số ví dụ và hy vọng quý vị bổ sung thêm vào nhé:
1/Lương của lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà bao nhiêu trong bối cảnh "ôm" nợ khủng 11.000 tỷ?
-Mấy năm gần đây, tình hình kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà không mấy khả quan. Năm 2019, tổng tài sản của Sông Đà là 15.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỷ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty còn có hàng nghìn tỷ nợ chưa thu hồi được: tiền nợ khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình 3.757 tỷ đồng, tiền khối lượng xây lắp các công trình đã thi công dở dang khoảng 2.000 tỷ, tiền thu từ thoái vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ.
Về tiền lương, thù lao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà, năm 2018, theo Nghị quyết, Chủ tịch HĐQT nhận 52,7 triệu đồng/tháng, tương ứng với 632 triệu đồng một năm.
4 thành viên HĐQT nhận được 45,9 triệu đồng/tháng, tương đương với 550 triệu đồng một năm. Trong khi đó, thù lao của Trưởng Ban Kiểm soát và 2 thành viên lần lượt là 30,6 và 25,5 triệu đồng/người mỗi tháng.
Kế hoạch năm 2019, Tổng công ty cũng giữ nguyên tiền lương, thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát như năm 2018.
(https://www.doisongphapluat.com/…/luong-cua-lanh-dao-tong-c…)

2/Bán quặng rẻ cho Trung Quốc, mua lại giá gấp 3
(Thị trường) - Sau thời gian dài xuất khẩu lượng lớn than đá, dầu thô, quặng khoáng sản giờ đây Việt Nam đang phải mua về với giá đắt gần 3 lần.
TKV đề xuất giảm thuế tài nguyên: Không nên có tiền lệ
Đào tài nguyên đem bán, loạt công ty con TKV vẫn lỗ
Thống kê của mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, 5 tháng qua Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu than đá: khoảng 8,4 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 985 triệu USD, lượng nhập tăng 50%, giá trị tăng gần 70% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường lớn xuất khẩu than cho Việt Nam như Nga, Trung Quôc, Indonesia, trong đó Indonesia là nước cung cấp than nhiều nhất với giá rẻ nhất cho Việt Nam.
Cụ thể, Trung Quốc nhập hơn 307.000 tấn, trị giá 112 triệu USD, bình quân hơn 8 triệu đồng/tấn.
Indonesia là thị trường cung cấp than nhiều nhất cho Việt Nam với hơn 4,5 triệu tấn, giá trị hơn 318 triệu USD, bình quân 1,6 triệu đồng/tấn.
Nga cung cấp gần 800.000 tấn, giá trị kim ngạch hơn 83 triệu USD, giá nhập bình quân 2,3 triệu đồng/tấn.
Trong 5 tháng đầu năm, cả nước nhập hơn 5,1 triệu tấn quặng và khoáng sản, kim ngạch hơn 445 triệu USD, tăng 126% về lượng và 122% về giá trị.
Tính trung bình, mỗi tấn quặng có giá gần 2 triệu đồng. Giá quặng và khoáng sản nhập khẩu về tăng gấp đôi so với giá mà Việt Nam xuất đi, trung bình chỉ 1 triệu đồng/tấn.
Chủ yếu quặng và khoáng sản nhập của Việt Nam là Thái Lan với hơn 510.000 tấn, kim ngạch hơn 23 triệu USD, giá bình quân hơn 1 triệu đồng/tấn.
Quặng xuất xứ Trung Quốc đạt 136.000 tấn, kim ngạch hơn 31 triệu USD, giá trung bình hơn 5 triệu đồng/tấn.
Qua các con số, có thể thấy một cách rõ ràng, hàng hóa của Trung Quốc bán cho Việt Nam đang ở mức cao ngất ngưởng so với các thị trường khác và cao hơn nhiều so với lượng mà Việt Nam bán đi.
Đường nào cho than, khoáng sản?
GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường cho biết thực trạng bán rẻ quặng và khoáng sản của Việt Nam cho Trung Quốc không hề mới mà đã diễn ra nhiều năm nay và những nhà kinh tế, nhà khoa học cũng đã lên tiếng nhiều lần.
Theo vị chuyên gia, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia là sòng phẳng, do đó, Việt Nam không nên và không cần bán rẻ tài nguyên cho bất kỳ quốc gia nào.
Ông Bá nói: "Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại bán rẻ quặng và khoáng sản cho Trung Quốc? Đánh đổi như thế để được cái gì? Nếu một số loại quặng quý hiếm như đất hiếm và các loại quặng khác có giá trị cao mà bán như thế thì rất nguy hiểm. Việc này cơ quan quản lý Nhà nước và cả TKV phải giải thích cho rõ. Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, được bao nhiêu cứ bán hết thì còn gì cho con cháu đời sau?"
"Khoáng sản là tài sản của nhân dân, bán rẻ thì chỉ có dân thiệt, còn doanh nghiệp chỉ cần tiền trao cháo múc, tiền tươi thóc thật cầm về, tiêu cực cũng nảy sinh từ đây"- GS.TSKH Lê Huy Bá trăn trở.
3/ Việt Nam tăng nhập than từ Trung Quốc
13/08/2020 08:32 GMT+7
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong tháng 7, lượng than đá nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 4,4 triệu tấn, giá nhập khẩu than về nước khoảng 1,4 triệu đồng/tấn. Lũy kế 7 tháng đầu năm, lượng than nhập khẩu về Việt Nam đạt gần 36 triệu tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD.
Sản lượng than nhập khẩu về Việt Nam ước tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm trước, đơn giá bình quân đạt 1,6 triệu đồng/tấn.
Các thị trường Việt Nam nhập than nhiều nhất là Indonesia, Nga và Trung Quốc. Riêng than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam dù ít, khoảng 140.000 tấn, nhưng giá lại rất cao, khoảng 6,2 triệu đồng/tấn, gấp gần 3 lần so với giá mua bình quân của các nước khác và giá trên thị trường.
Than từ Indonesia được nhập về nhiều nhất trong 7 tháng qua với 11,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 540 triệu USD, giá bình quân đạt hơn 1,1 triệu đồng/tấn.
So sánh với giá than xuất khẩu của Việt Nam cùng thời điểm, giá than nhập bình quân các nước hiện rẻ hơn 1,5 triệu đồng/tấn. Lượng than xuất của Việt Nam trong 7 tháng qua đạt hơn 410.800 tấn, kim ngạch hơn 57 triệu USD, giá bán bình quân 3 triệu đồng/tấn, bằng 1/2 giá than nhập từ Trung Quốc và cao hơn gần 3 lần giá than nhập từ Indonesia.
(https://vietnamnet.vn/…/viet-nam-nhap-than-trung-quoc-voi-g…)

Không có nhận xét nào: