3 vị vua này gây tranh cãi nhất lịch sử Việt Nam. Tuy họ đều là những đấng minh quân với nhiều cải cách tiến bộ, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, nhưng con đường tiến đến ngai vàng lại không hề bằng phẳng.
Vị vua đầu tiên: Hồ Quý Ly - nhà cách tân nhầm thời
Hồ Quý Ly, tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Sau khi đỗ thi Hương, Hồ Quý Ly gia nhập chốn quan trường triều Trần. Ông có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông còn người kia sinh ra Trần Duệ Tông. Hoạn lộ của Hồ Quý Ly lên như diều gặp gió. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng, thao túng gần như tuyệt đối quyền lực trong triều.
Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Trong thời gian trị vì, Hồ Quý Ly đã thực hiện một loạt canh tân tiến bộ: chế tạo súng thần công, phát hành tiền giấy, xây dựng thành nhà Hồ đầy kiên cố, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, đầy bứt phá, hiếm ai có thể sánh kịp.

Tuy nhiên, trong mắt dân chúng đương thời, Hồ Quý Ly chỉ là một kẻ phản phúc, vong ân phụ nghĩa. Vậy nên, dù là một nhân tài về quân sự, sở hữu binh lực hùng hậu, ông nhanh chóng thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh dưới lá cờ "phù Trần diệt Hồ". Giống như câu nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai ông, như sau: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi!"
Vị vua thứ 2: Lê Hoàn - tấm hoàng bào đầy nghị kỵ
Lê Đại Hành, tên thật là Lê Hoàn. Thủa còn thiếu thời, ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, giữa chức Thập đạo tướng quân. Đến năm 979, sau khi hoạn quan Đỗ Thích giết vua Đinh và Thái Tử, người con thứ tên Đinh Toàn nối ngôi lúc 6 tuổi, Lê Hoàn làm Nhiếp chính, xưng là Phó vương, nắm đại quyền triều đình.


Giữa thế sự rối ren, Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn chuyên quyền để phát binh xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Vân Nga bèn khoác chiếc hoàng bào cho ông, như một hành động ẩn dụ cho cuộc chuyển giao quyền lực. Từ đó, triều Đinh chấp dứt, triều Tiền Lê chính thức ra đời. 
Vớt tài thao lược hơn người, Lê Đại Hành đã nhanh chóng đánh tan quân phương Bắc, giúp muôn dân an cư lạc nghiệp, lưu danh vào lịch sử như một vị anh hùng kiệt xuất. Tuy nhiên, cuộc chuyển giao quyền lực giữa ông và Thái hậu Dương Vân Nga vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhất là lúc ấy lại xảy ra cái chết bất thường của 2 người đàn ông quyền lực nhất nhà Đinh.
Tuy nhiên, "Dân không thờ sai ai bao giờ", người bất nhân khó thu được lòng dân. Nếu không có Lê Hoàn tại thời điểm lịch sử đầy biến cố ấy, cùng chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, chắc chắn hậu thế chúng ta sẽ không có được ngày hôm nay.
Vị vua thứ 3: Vua Gia Long - tội nhân bán nước hay là vị minh quân sáng suốt, tài hoa?
Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh, là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Gia Long là vị vua gây nhiều lĩnh tranh cãi nhất từ xưa đến nay: ông là tội nhân bán nước hay vị minh quân sáng suốt, tài hoa? Bởi để đánh bại nhà Tây Sơn, ông đã mượn lực quân Phát và ký Hiệp ước Versailles vào năm 1787 với vua Pháp là Louis XVI.
Nội dung cụ thể: Nếu Gia Long đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp sẽ đưa quân và vũ khí sang đánh bại nhà Tây Sơn. Thế nhưng cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 đã chấm dứt chế độ quân chủ tại đất nước hình lục lăng, thế nên không hề có sự viện trợ nào cho Gia Long cả. Toàn bộ tàu thuyền súng ống hầu hết là do Bá Đa Lộc cung cấp. Và cuộc xâm lược của Pháp nổ ra vào năm 1858 là do nhiều nguyên nhân đương thời.
Quả thật, vua Gia Long có hành động cầu viện ngoại bang. Thế nhưng, đó không phải là nguyên nhân trực tiếp dâng nước ta vào Pháp. Và dưới sự cai trị của ông, Việt Nam cũng đã phát triển hưng thịnh với nhiều cải cách tiến bộ.