Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC ĐANG HỌC BÀI TRÁ HÀNG CỦA MẠNH HOẠCH THỜI TAM QUỐC?


Phúc Lộc Thọ


Trước những hành vi quye quyệt bất minh của Đảng CS Trung Quốc đã nhiều năm thao túng thị trường Mỹ, bắt chẹt lừa đảo nhiều quốc gia trên thế giới; Dân Mỹ đã bầu cho Donald Trump lên làm Tổng thống vì ông đưa ra cương lĩnh tranh cử: Nước Mỹ trên hết...
Xuất thân là một nhà tài phiệt, Trump là Tổng thống Hoa Kỳ có khả năng " đọc vị" ra được những trò gian manh quỷ quái của người Tàu và ông đã " ra đòn" theo kiểu của chàng caoboy Texas; Kết cục nhừng đòn trừng phạt của ông đã làm cho Đảng CS Trung Quốc lung lay và đang tìm cách trá hàng hy vọng được Trump nhẹ tay, tha mạng sống...
Những việc làm của Trump với Trung Cộng và hành động gấp gáp xuống thang, hạ vụ khí trá hàng của Trung Quốc khiến cho chúng ta nhớ tới Chiến dịch Nam Trung thời Tam Quốc; Trong chiến dịch này Mạnh Hoạch đã 7 lần trá hàng; Đến lần thứ 7 mới giơ tay chịu trói, tự nhận chiếu dưới thôi không dám làm loạn...
Cho tới hiện nay, nếu kiểm đếm thì hình như Trump mới bắt bài Trung Quốc được vài ba đòn ví như: Đánh thuế cao hàng hóa; Bắt trùm 5 G Trung Quốc; đưa hạm đội vào Biển Đông, Ấn Độ Dương kèm sát các hành động quậy phá của Trung Cộng; Đuổi Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston; Ban bố chế tài với một số quan chức Trung Quốc do hành vi đàn áp người Tân Cương; Luật an ninh mạng Hồng Kong...Đối với Mạnh Hoạnh phải 7 lần chịu trói mới thần phục; Còn với Trung Cộng ngày nay, chí ít phải trên 10 đòn may ra Trung Cộng mới cải tà quy chính...
Hy vọng các cố vấn Hoa Kỳ nhắc Trump nghiên cứu trò ' trá hàng" của Mạnh Hoạch để không vì mùi lòng mà tha sớm qua.
Trung Quốc đã bị Trump bắt 6 hành vi, song mới chịu nhận hàng mỗi chuyện mua bán hàng bằng cách: Tăng mua ngô và đậu tương của Mỹ... để chuộc lỗi; Những chuyện khác Trung Quốc ăn miếng tả miếng chứ chưa chịu HÀNG Trump đâu?
Xin nhắc lại một số lần trá hàng của Mạch Hoạch được mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa...


CHIẾN DỊCH NAM TRUNG 7 LẦN BĂT MẠNH HOẠCH
Chiến dịch Nam Trung hay còn gọi là Gia Cát Nam chinh hay Thất cầm Mạnh Hoạch (chữ Hán:諸葛亮南征) là tên gọi của chiến dịch tấn công vào vùng Nam Trung do Gia Cát Lượng chỉ huy vào năm 225 trong thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Chiến dịch này nhằm dập tắt những mầm móng phản loạn gây hại đến nhà Thục Hán và cũng chuẩn bị một bước cho các chiến dịch Bắc phạt.
Sau thất bại tại Trận Di Lăng, Lưu Bị ốm chết, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá hậu chúa Lưu Thiện lúc này mới 17 tuổi, ông đảm nhận chức Thừa tướng gách vác trọng trách trị vì thực quyền của nhà Thục Hán, tiếp tục theo đuổi mục tiêu thống nhất Trung Nguyên. Năm 223, Gia Cát Lượng bắt tay vào việc thực hiện bước 2 của bản kế hoạch chiến lược Long Trung đối sách. Một mặt ông cử Đặng Chi sang làm sứ giả Đông Ngô, khôi phục lại mối quan hệ đồng minh với Tôn Quyền. Đồng thời chấn chỉnh nền chính trị trong nước, ổn định nội bộ, dự trữ lực lượng chuẩn bị ráo riết cho chiến dịch Bắc phạt.[1]
Khổng Minh thần cơ diệu toán, cùng tướng sĩ trải bao phen sinh-tử, hết lần này tới lần khác mới bắt được Mạnh Hoạch. Thế nhưng lần nào bị bắt, Mạnh Hoạch cũng cứng đầu không phục, coi Khổng Minh không ra gì.
Lần thứ nhất, Hoạch nói:
“Đường hẻm núi cao, lỡ sa vào tay ngươi, ta đâu có chịu!”.
Lần thứ hai: “Hoạch nói:
– Đó là thủ hạ ta muốn hại lẫn nhau, mới đến nông nỗi này, chớ không phải là tài của ngươi, sao ta có chịu!”.
Lần thứ ba: “Hoạch thưa:
– Đó chỉ vì em ta tham ăn, tham uống, trúng phải thuốc độc, bởi thế lỡ việc. Nếu ta đến mà để cho em ta đi tiếp ứng bên ngoài thì chắc xong việc. Đó là trời không tựa ta, chớ không phải ta có dại dột gì. Đành chết thì chết, chớ ta vẫn chưa chịu!”.
Lần thứ tư: “Hoạch nói:
– Ta tuy là người rợ mọi, nhưng không chuyên dùng qủy kế như thừa tướng, cho nên ta chưa phục”.
Lần thứ năm: “Hoạch nói:
– Ta bị bắt là không phải do tài của ngươi. Vì người trong động ta hại lẫn nhau, mới đến nỗi này! Muốn giết thì giết, chớ ta vẫn chưa chịu!”.
Lần thứ sáu: “Hoạch thưa:
– Chuyện này thực là tự chúng ta đem thịt đến miệng hùm chớ không phải là tài của ngươi, chết thì chết chứ ta vẫn chưa chịu”.
Cảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 1996: Mạnh Hoạch bị Khổng Minh bắt được hết lần này tới lần khác, nhưng vẫn ngoan cố không phục.
Cuối cùng, đến lần thứ bảy:
“Mạnh Hoạch khóc, nói:
– Từ xưa đến nay, chưa có ai đánh giặc, bảy lần bắt được mà bảy lần tha bao giờ. Tôi tuy là người mọi rợ, cũng hiểu đôi chút lễ nghĩa, có đâu mà lại mặt dày mãi thế được!
Nói đoạn dắt díu vợ con, anh em, họ hàng, cởi trần ra khúm núm vào quỳ cả dưới trướng, tạ tội rằng:
– Thừa tướng thực là thiên oai, người phương nam tôi không dám làm phản nữa!
Khổng Minh nói:
– Ông nay đã chịu rồi à?
Mạnh Hoạch khóc, nói:
– Con con cháu cháu tôi cũng được đội ơn sinh thành của thừa tướng, dám đâu không phục”.
Có thể nói rằng, Mạnh Hoạch ngoan cố đã tạo nên một “khảo nghiệm” to lớn đối với Gia Cát Lượng. Sự ngoan cố của Mạnh Hoạch từng khiến Khổng Minh phải thốt lên:
“Ngươi lừa ta vào nơi không có nước, lại đem bốn suối độc hại quân ta. Thế mà quân ta không việc gì, chẳng phải là lòng trời ư? Sao người u mê làm vậy?”.
Nhưng rốt cuộc thì, gian nan “bảy lần bắt, bảy lần tha” ấy không thể làm suy bại ý chí của Gia Cát Lượng, chỉ có thể làm sáng tỏ cái tâm đại nhẫn của Khổng Minh. Nhẫn là kiên trì để tỏ lòng thành kính, là nhẫn chịu để vượt qua khó khăn, là bao dung để hoá giải ân oán. Khổng Minh vẫn để Mạnh Hoạch làm chúa các động Nam Man như trước, cũng không cắt cử quan lại Thục Hán cai trị, là bởi vì Mạnh Hoạch kẻ thù với nước Thục thực sự đã bị ông tiêu diệt rồi, giờ chỉ còn một Man vương thực lòng cảm ân, quy thuận nhà Hán.
Vậy mới thấy để thức tỉnh người trong mê, khiến họ hồi tâm chuyển ý, cải tà quy chính không phải việc dễ dàng, nếu không sẵn lòng nếm trải nguy nan, không có đủ Thiện và Nhẫn thì khó lòng làm nổi. Quá trình thu phục Mạnh Hoạch cũng là quá trình Gia Cát Lượng không ngừng bồi đắp tâm đại nhẫn và làm sáng tỏ lòng từ thiện của chính mình, ấy cũng chính là con đường tu luyện vậy.
Về sau, Nguyên Vi Chi có bài thơ ca ngợi rằng:
Dẹp loạn phò chúa yếu,
Ân cần việc thác cô.
Tài cao hơn Quản, Nhạc.
Mẹo giỏi quá Tôn, Ngô.
Thắm thiết lời dâng biểu,
Tài tình phép trận đồ.
Đức ngài cao thịnh lắm,
Thiên cổ tiếng thơm tho!
Xem trọn bộ Cảm ngộ Tam Quốc

Không có nhận xét nào: