Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu với khoảng 60 loài, còn lại 11 loài khác tìm thấy tại các lục địa còn lại bao gồm 2 loài ở Lục địa Bắc Mỹ, 9 loài ở Trung và Nam Mỹ và 3 loài ở Úc.
 
Có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippine tùy theo địa điểm sinh sống. Ví dụ như ở đảo Luzon thì thức ăn chủ yếu là khỉ, chim, cáo bay, cá còn ở đảo Mindanao thì là vượn cáo, rắn, thằn lằn... thậm chí chúng ăn cả các loài động vật móng guốc như lợn con, chó nhỏ. Từ trên cao, đại bàng có thể bổ xuống với tốc độ cực nhanh để tóm gọn và nhanh chóng hạ gục con mồi.
 
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành. 
 
Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg. Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150m, đường kính 2,5m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 - 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 - 5.
Cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày
Vì sao ‘chúa tể bầu trời’ phải đập gãy mỏ, bẻ móng vuốt năm 40 tuổi - ảnh 1Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi.
Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.
 
Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung.
 
Đây là lúc mà đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.
 
Tại tổ đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt.
 
Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua. 

Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho đại bàng. 
 Clip nguồn youtube
Những điều thú vị về đại bàng
Hiện nay, có khoảng 60 loài đại bàng. Hầu hết chúng sống ở Lục địa Á Âu và Châu Phi, nhưng một số loài cũng có thể được tìm thấy ở châu Mỹ cũng như châu Úc. 
 
Phần lớn đại bàng là động vật ăn thịt, nhưng đại bàng cá Vulturine – một loài chim lớn có nguồn gốc từ các tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi chủ yếu ăn trái cây và cọ dầu. 
 
Những con đại bàng lớn nhất thế giới (như đại bàng Harpy và chim đại bàng Philippine) có sải cánh dài hơn 250 cm (8 ft) nổi tiếng vì đã giết và chộp được những con mồi lớn như nai, dê và khỉ. 
 
Ở hầu hết các loài đại bàng, con cái lớn và mạnh hơn con đực.
 
Một số loài đại bàng, chẳng hạn như đại bàng Martial, có khả năng bay cao trong một thời gian dài mà không cần đến một cái vỗ cánh. Chúng sử dụng nhiệt (cột không khí nóng ) để làm điều đó. 
 
Mắt của con đại bàng có một triệu tế bào nhạy sáng trên mỗi milimet võng mạc, nhiều hơn gấp 5 lần con người. Trong khi con người chỉ nhìn thấy ba màu cơ bản thì đại bàng có thể nhìn thấy năm màu. Sự thích nghi này cho phép đại bàng có tầm nhìn cực kì sắc nét và giúp chúng có thể phát hiện ra những con mồi tiềm năng từ một khoảng cách rất xa.  
 
Đại bàng Philippine là một trong những con đại bàng lớn, nặng nhất và mạnh nhất trên thế giới. Thật không may, nó cũng là một trong những loài chim hiếm có nhất và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc giết hại loài chim này ở Philippines có thể bị phạt tới 12 năm tù theo luật pháp địa phương. 
 
Chiếc tổ chim lớn nhất từng được ghi nhận thuộc về đại bàng đầu trắng. Nó dài 4 m, rộng 2.5 m và có trọng lượng lên tới 1 tấn. 
 
Đại bàng là loài chim rất thông minh. Chẳng hạn như ở Hy Lạp, khi đại bàng vàng ăn rùa, chúng thả những con rùa từ trên cao rơi xuống tảng đá để làm vỡ chiếc mai cứng như thép của con mồi rồi sau đó dễ dàng thưởng thức thịt của chúng. 
 
Đại bàng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nền văn hoá – cả cổ đại lẫn hiện đại. Các nhà văn cổ đại như Lucan và Pliny Elder khẳng định rằng đại bàng có thể nhìn thẳng vào mặt trời, và chúng buộc những đứa con của chúng (những con đại bàng non) cũng làm như vậy. Những con chớp mắt sẽ bị ném khỏi tổ không thương tiếc. Niềm tin này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến thời kỳ Trung cổ. 
 
Đại bàng là một biểu tượng đặc biệt phổ biến trong những chiếc huy hiệu, được coi là “Vua của các loài chim” tương đương với sư tử “Vua của các loài động vật” Trên thực tế, có đến 25 quốc gia hiện nay lấy đại bàng là biểu tượng trên áo khoác chiến đấu của họ. 
 
Đại bàng đầu trắng hay đại bàng hói thực sự không bị hóikhông hói. Tên gọi trong tiếng Anh của nó là Bald Eagles với nghĩa hiểu như hiện nay là đại bàng hói. Tuy nhiên nó không thực sự hói, mà tên gọi xuất phát từ ý nghĩa cũ hơn của từ là “đầu trắng”. 
 
Giống như loài ngựa, đại bàng có thể ngủ trong khi đứng. Đại bàng có một cơ chế đặc biệt ở chân cho phép chúng khóa vị trí hay bám chặt móng vuốt vào các cành cây để có thể ngủ trong khi vẫn đứng vững. 
 
Để bảo vệ lãnh thổ của mình và thu hút được bạn tình, những con đại bàng đầu trắng thực hiện những màn trình diễn ngoạn mục trên không bao gồm những cú đánh chết người và những trận hỗn chiến bằng móng vuốt khá nguy hiểm với các loài chim khác. Những vũ điệu bạo lực này có thể khiến chúng choáng và rơi tự do trên không, đôi khi còn có thể phải bỏ mạng. 
 
Đại bàng được phân chia thành bốn nhóm: đại bàng cá (ăn chủ yếu cá), chim đại chân (có lông chân thấp), đại bàng rắn (săn các loài bò sát) và đại bàng Harpy (sống trong rừng nhiệt đới). 
 
Đại bàng có đến 7.000 chiếc lông vũ chiếm khoảng 5% khối lượng cơ thể của chúng. 
 
Với tốc độ tối đa 320 km/h đại bàng vàng là loài đại bàng nhanh nhất và là con chim nhanh thứ hai trên thế giới (sau chim ưng, kẻ có thể bay nhanh đến 389 km/h)
 
Mặc dù với tất cả những nỗ lực để bảo vệ chúng, nhưng 68% cái chết của đại bàng đầu trắng vẫn do con người gây ra. Các nhà khoa học nhận thấy rằng 23% loài đại bàng đã chết khi chúng tấn công các vật thể nhân tạo như dây, ô tô và các tòa nhà. Trong khi 22% số đại bàng chết sau khi bị bắn, 5% chết sau khi bị mắc kẹt, 9% bị điện giật và 11% sau khi bị ngộ độc.