Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Nga có lập trường mơ hồ về Biển Đông

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội (Ảnh tư liệu ngày 12/11/2013).
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội (Ảnh tư liệu ngày 12/11/2013).
Không như Hoa Kỳ, điện Kremlin không bày tỏ quan điểm dứt khoát và rõ rệt về vụ tranh chấp Biển Đông, bất chấp chính sách xoay trục sang hướng Đông của Moscow, theo quan điểm của ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore.
Trong một bài viết tải lên trang mạng của tạp chí Eurasia, nhà nghiên cứu này cho rằng có hai lý do về hướng tiếp cận không thu hút nhiều sự chú ý của điện Kremlin, đó là Nga không phải là một bên có quyền lợi gắn liền với Biển Đông, và lý do thứ nhì là bởi vì Moscow không muốn làm mích lòng hai đối tác chủ yếu của mình tại Đông Á và Đông Nam Á, là Trung Quốc và Việt Nam, hai nước đều tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Lập trường chính thức của Nga về cuộc tranh chấp Biển Đông cũng tương tự như lập trường của nhiều quốc gia khác. Đó là Moscow không nghiêng về bên nào, mà cổ vũ cho việc giải quyết vụ tranh chấp một cách hoà bình, và kêu gọi các bên tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS. Moscow cũng hậu thuẫn việc thi hành Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển đã đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002.
Giáo sư Ian Storey lưu ý rằng cũng như Trung Quốc không công khai ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine, khi bỏ phiếu trắng tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Ba năm 2014, Moscow cũng không công khai ủng hộ Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vì lo ngại sẽ làm tổn thương quan hệ Việt-Nga, mặc dù Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov từng đồng ý với quan điểm của Trung Quốc rằng vấn đề này nên được giải quyết giữa các bên tranh chấp với nhau, không có sự can thiệp từ bên ngoài - ám chỉ Hoa Kỳ.

Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?


Print Friendly
la-baisse-du-petrole-ne-
Nguồn: Kenneth Rogoff, “Pourquoi la baisse du pétrole ne relance pas la croissance”, Les Echos, 16/12/2015.
Biên dịch: Lê Hoàng Thu Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Một trong những ngạc nhiên lớn nhất của nền kinh tế năm 2015 chính là việc sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu thế giới đã không giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc cho giá dầu giảm mạnh từ 115 đô la/thùng ở thời điểm tháng 6 năm 2014 xuống còn 45 đô la/thùng vào tháng 11 năm 2015, phần lớn các mô hình vĩ mô đều cho thấy tác động của giá dầu giảm lên tăng trưởng toàn cầu thực sự kém hiệu quả hơn so với mong đợi, chỉ khoảng 0,5% GDP toàn cầu.
Tin vui là, tác động tích cực nhưng khiêm tốn này có khả năng sẽ không biến mất vào năm 2016. Tuy nhiên điều đáng tiếc là giá dầu giảm sẽ tạo áp lực nặng nề hơn cho những quốc gia xuất khẩu dầu chính trên thế giới.

Trung Quốc đòi một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc tại Hoàng Hải


Vị trí núi ngầm Ieodo giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo báo Telegraph số ra ngày 23/12/2015, Bắc Kinh đang đòi hỏi Seoul phải nhượng lại một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế trên biển Hoàng Hải, trong đó có cả khu vực núi ngầm Ieodo (Ly Ư đảo), nơi có một trung tâm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc.
Các viên chức hai nước đã bắt đầu thương lượng tại Seoul từ hôm qua, cho dù các yêu sách về ngọn núi ngầm trên, được Trung Quốc cho rằng thuộc về mình và gọi là Tô Nham (Suyan Rock), là một trở ngại.


Bắc Kinh hiện đang kiểm soát trên thực tế một số rạn san hô và bãi cạn tại Biển Đông, làm ngơ trước các tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.

Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay

21:30' 22/12/2015

Đôi lời đề dẫn của blog Phạm Viết Đào về 2 bài viết mới trên Tạp chí Cộng sản:

Xin giới thiệu với quý một bài viết công phu của Nhị Lê -TS, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;
Có thể coi đây là một công trình lý luận “ tiểu mini” nhưng công phu, bài bản; bài viết cho thấy tác giả tuy vẫn chưa thoát ra khỏi cái "vòng kim cô" của lối tư duy tư biện, sách vở giáo điều của “ con chim cảnh” “chốn cung đình”;
Có lẽ do bởi tác giả có điều kiện tiếp xúc hoặc được nghe tới nhiều nguồn tài liệu gốc, có điều kiện tiếp cận nhiều yếu nhân đang nắm trong tay quyền hoạch định đường lối chính sách trong bộ máy cầm quyền của Đảng, những vị nắm trong tay cái quyền “được ăn được nói, được gói mang về”…
Bài viết của Nhị Lê phần nào hé lộ những cuộc đấu đá khốc liệt, sống mái trong nội bộ bộ máy của Đảng, tác giả đã mạnh dạn lật bài, lật một số vấn đề được coi vấn nạn cốt yếu trong bộ máy cầm quyền đảng trị; Tất nhiên những thứ tự vấn nạn cái nào là chính, là cốt tử, là không căn bản thì người đọc còn phải suy ngẫm kiểm chứng, kiểm định thêm…
Có một nguy cơ rất lớn, có thật nhưng  tác giả Nhị Lê vẫn còn né tránh, chưa dám đụng bút, đưa vào trong 5 nhóm nguy cơ, cái nguy cơ này nó đụng tới cả làng Vũ Đại, đó là nguy cơ mà như xã hội đặt tên, đó là nguy cơ " hậu duệ"; (Vào công chức: “Hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, trí tuệ”);
 nạn kéo bè kéo cánh theo đường giây "con cha cháu ông" đang hoành hành từ trung ương tới địa phương ?
Người đọc mong tác giả Nhị Lê -TS, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản hãy mở một cuộc điều tra xem trong bộ máy nhà nước có bao nhiêu người được cơ cấu, tuyển dụng, đề bạt, cất nhắc bị chi phối bởi quy trình của cái quan hệ " hậu duệ " và hệ quả của nguy cơ này ?
Đưa về blog ngoài bài của Nhị Lê, xin đưa thêm bài của TS Vũ Huy Hoàng, hiện đang là Phó Ban Tuyên giáo TW gần đây đã công bố hàng loạt bài viết mà dư luận cảm thấy xao xác như lời của cổ nhân xưa: Con chim sắp chết thì thường cất tiếng hót kêu thương; Con người sắp về hưu thì hay nói ra điều thẳng thắn…
Ông Vũ Huy Hoàng là người mạnh dạn vạch ra cái ác của đám đám quan chức Đảng, của " thể chế" đảng trị...
Blogger Phạm Viết Đào mới viết, gãi sơ sơ mà đã bị 15 tháng tù; Nếu viết như ông Vũ Huy Hoàng chắc là mọt gông!
Một nhà thơ đã từng viết: Làng tôi toàn người thẳng ngay; Chỉ ưa nói thật những ngày về hưu...

TCCS - Kinh nghiệm 85 năm lãnh đạo, trong đó có hơn 70 năm cầm quyền của Đảng ta khẳng định, một trong những bài học thành công là, luôn cảnh giác, chủ động dự báo và kiên quyết khắc phục có hiệu quả những thách thức, nguy cơ đối với cách mạng, trước nhất từ trong nội bộ Đảng. Trong bối cảnh mới hết sức phức tạp, có mặt diễn biến khôn lường, hiện nay, cùng với những vận hội mới, thời cơ mới, Đảng đứng trước những hiện trạng đáng cảnh báo, những thách thức mới.


Tại Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng thiếu sức chiến đấu và không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh... Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt”(1). Tới Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”(2).

Chiến lược kinh tế 2016 của Trung Quốc sẽ là gì?

Đăng Bởi  - 

kinh te trung quoc

Cuộc họp quan trọng cuối cùng của năm 2015 của các nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa kết thúc vào cuối ngày thứ Hai 21/12/2015 đã vạch ra những chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo của nước này trong năm 2016.

Theo đó, Hội nghị kinh tế trung ương Trung Quốc nhấn mạnh vào việc tăng cường chính sách tài khóa như một đòn bẩy chủ đạo để cơ cấu nền kinh tế và kích thích tăng trưởng. Trọng tâm về tăng cường đầu tư được nhấn mạnh đến mức, Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận tăng mức thâm hụt ngân sách để thực hiện chiến lược cơ cấu kinh tế dựa trên con át chủ bài là đầu tư này. Chỉ có điều, chiến lược ấy của Trung Quốc đang có quá nhiều nghịch lý.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Vì sao phạm nhân TQ thường bị hành hình vào giờ ngọ?

Nguyễn Nhung | 

Vì sao phạm nhân TQ thường bị hành hình vào giờ ngọ?

Người Trung Quốc xưa thường thực hiện các cuộc hành hình phạm nhân vào giờ ngọ. Đâu là nguyên nhân dẫn đến quyết định này?

Trong các tiểu thuyết thời cổ đại thường xuất hiện câu “giờ ngọ 3 khắc khai đao”, có nghĩa là vào đúng 12h kém 15 phút tội nhân sẽ bị đem đi hành hình.
Vào thời khắc này, mặt trời sẽ ở vị trí trung tâm nhất trên không trung, là thời điểm bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất.
Theo quan niệm cổ, đây là lúc "dương khí" cực thịnh trong ngày trong khi giết người là “âm sự”, cho dù phạm nhân có thực sự đáng chết hay không, âm hồn họ vẫn luôn lảng vảng, đeo bám những người tham gia vào việc hành hình như pháp quan, đao phủ…
Vì lẽ đó, cổ nhân đã quyết định chọn thời khắc “dương khí” nhiều nhất trong ngày để hành hình nhằm tránh sự quấy nhiễu của phạm nhân sau khi chết.
Ngoài ra, vào thời điểm “giờ ngọ 3 khắc”, con người ở vào trạng thái mệt mỏi ủ rũ, là thời điểm mà người người muốn có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

Thêm giả thiết về hội nghị Thành Đô

  • 1 giờ trước
Image copyrightXinhua
Image captionÔng Trần Quang Cơ kết luận Hội nghị Thành Đô là một "vết nhơ về ngoại giao của Việt Nam"
Hội nghị Thành Đô, họp tại tỉnh Tứ Xuyên, ngày 3-4/9/1990 đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy vậy, sự kiện này đến nay vẫn gây tranh cãi đối với không ít người Việt vì cho rằng có những bí mật trong đàm phán đã không được Việt Nam công bố.
BBC xin giới thiệu thêm một quan điểm gần đây của một học giả người Mỹ đưa ra trong một cuốn sách về đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Chủ tịch QH nêu vấn đề trên biển với ông Tập Cận Bình

Cập nhật : 20:14 | 23/12/2015

Trong cuộc hội kiến Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu vấn đề trên biển, đề nghị xử lý tôn trọng đầy đủ lợi ích chính đáng của mỗi nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, chiều 23/12, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình, bất đồng trên Biển Đông 
Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Tổng Bí thư Trung Quốc bày tỏ tin tưởng chuyến thăm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng đi vào chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng được gặp lại ông Tập Cận Bình sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tháng 11 vừa qua.

'Đàn bà dáng đi như rắn, chuyên cắn chết chồng trên giường'

2015-12-23T09:51:20+07:00

Tôi lao ra khỏi nhà anh, vừa đi vừa khóc. Mặc kệ cho anh ra sức gọi, ra sức giải thích. Tôi không muốn nghe thêm một lời nào nữa.
Có chết tôi cũng không quên được dáng vẻ của mẹ anh khi ném vào mặt tôi những câu kinh khủng như thế: "Cô tránh xa con trai tôi ra. Tôi chỉ có mình nó nên không muốn nhìn nó bị cô hại chết. Đàn bà có dáng đi như rắn chỉ chuyên cắn chết chồng trên giường".
Tôi nhìn mẹ anh, người đàn bà mà anh vẫn bảo là rất hiền lành, chỉ biết yêu thương anh và hy sinh tất cả vì anh. Nhưng cũng là phụ nữ, tôi thấy hình như mẹ anh vì tình yêu dành cho con trai nên không thể nào chấp nhận nổi một người đàn bà nào khác yêu con mình. Dường như suốt bao nhiêu năm qua, mẹ anh sống một mình nuôi anh để rồi coi anh là riêng của mỗi mình mình, không thể nào chia sẻ nổi.
Tôi vốn là cô gái được nhiều người đành giá là xinh xắn, biết cách làm đẹp, biết cách ăn mặc. Tôi không khoe khoang hay kiểu như loại con gái trắng trợn khoe mình. Tôi biết cách phối hợp quần áo để lộ rõ những đường cong nóng bỏng của mình, để khoe kín đáo dáng người cao rá, vòng một tròn trịa.
Tôi tự tin về bản thân mình, nên chưa bao giờ hình dung cảnh mình bị người khác đánh phủ đầu bằng những câu nói như thế. Tôi tái mặt nhìn mẹ anh rồi bảo: "Lần đầu tiên cháu về nhà thăm bác, nếu có gì không nên không phải, bác bảo cháu, cháu sai cháu sẽ xin lỗi và sửa lỗi. Còn những gì bác nói với cháu hôm nay thực sự làm cháu rất buồn. Cháu có phải là loại đàn bà đó hay không, chắc chắn con trai bác biết rõ nhất. Xin phép bác cháu về".

Đàn bà dáng đi như rắn, chuyên cắn chết chồng trên giường

Vô lý, Quân đội Việt Nam có 3 đại tướng đang cầm quân không nhẽ lại sợ Trung Quốc ?



Lời bàn: Hàm tướng cao nhất Trung Quốc hiện tại chỉ có thượng tướng, trình độ kém tướng Việt một bậc, có gì mà lo ?!

Ba đại tướng đương nhiệm của quân đội Việt Nam

Phượng Nguyễn - Tuấn Dũng - Công Khanh | 
Ba đại tướng đương nhiệm của quân đội Việt Nam

Ối giời ôi ...kẻ "bẫy" doanh nghiệp lại là các cơ quan nhà nước




Phải "sục" vào các Bộ tìm "bẫy"

Ông Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng ông luôn trăn trở cần phải "sục" vào các Bộ tìm hàng loạt các "bẫy" quy định, từ đây bật ra hàng loạt thủ tục, cơ chế trói buộc doanh nghiệp...
Sáng 22/12, VCCI tổ chức khởi động cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Vũ Tiến Lộc cho biết, cuộc bình chọn có thể coi như giải Oscar và Mâm xôi vàng cho các quy định pháp luật.
Hoạt động này có tác dụng thiệt thực góp phần cổ vũ những văn bản pháp luật tốt, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời cảnh báo những quy định bất lợi, không phù hợp đang gây cản hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, các quy định này được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước cấp trung ương trong thời gian từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2015. Đây sẽ là những quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh.


Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng văn bản pháp luật của Việt Nam thiếu khoa học và cơ sở thực tiễn