Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân

Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 3 – Phần 2


(Luis Novaes/Epoch Times)

3. “Mao đầu ưng” hồng hạnh xuất tường

Sau khi cưới một thời gian, quan hệ hôn nhân của vợ chồng nhà họ Giang cũng khá tốt. Cô Vương vào năm 1952 và 1954 đã lần lượt sinh hạ hai cậu con trai Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang.
Niềm vui chưa dứt, Giang Trạch Dân phải đi thực tập tại Liên Xô vào năm 1955, để cho cô Vương Dã Bình một mình tại Thượng Hải với hai đứa con thơ. Sau thế chiến, xứ Liên Xô nam ít nữ nhiều, không còn giống tình huống hai nam theo đuổi một nữ như trong phim lãng mạn “Moscow Nights” (1935). Chàng tài tử họ Giang vốn sớm quen với những phố hoa vườn liễu tại Nam Kinh không lâu sau cũng đã sa vào vòng tay giai nhân Moscow. Sau khi về nước, trong mắt Giang người vợ Vương Dã Bình đã không còn chút hấp dẫn nào. Tuy rằng phu quân ngoài miệng không nói, nhưng phụ nữ vốn đa cảm, cô Vương cũng dần nhận ra.

Những thân cây lạ quanh ngôi đền linh thiêng không ai dám vào ở Hà Giang

(VTC News) - Bất kỳ thân cây nào trong rừng cấm đều là nơi trú ngụ của thần linh.

Kỳ 2: Thân cây lạ quanh ngôi đền thiêng
Từ nhà thầy cúng Lù Vần Xẻng một lát, thì khu rừng cấm linh thiêng của người Nùng ở núi Đản Kháo trên dãy Tây Côn Lĩnh, thuộc xã Pờ Ly Ngài (Hoàng Su Phì, Hà Giang) hiện ra trước mắt. Ông Xẻng đứng trước cổng rừng, quỳ gối lạy xin thần rừng cho cán bộ vào rừng cấm. 

Sau khi thần rừng “đồng ý”, theo như lời ông Xẻng, thì ông quay sang bắt chúng tôi hứa sẽ không xâm phạm đến rừng. Ông Xẻng lại quay vào rừng cúng khấn, như trò chuyện với thần rừng đang đứng trước mặt bằng thứ ngôn ngữ lạ. Một lát sau, ông Xẻng bảo thần rừng cho vào rồi. 

Bất kỳ ai muốn vào rừng cấm, kể cả người trong bản, đều phải có ông Xẻng, người giữ rừng cấm, trông đền thiêng dẫn đường, mới được vào.





Ông Dương Trung Quốc mạo danh nhân dân VN nhắn qua CRI: mong lãnh đạo TW khóa mới mở rộng quan hệ với Trung Quốc ?

Đại biểu Quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc: Nhân dân Việt Nam mong Ban Lãnh đạo Trung ương khoá mới mở rộng quan hệ với Trung Quốc

2016-01-05 16:31:00     cri
Lời bàn: Ông Dương Trung Quốc nói: " nhân dân Việt Nam" mong "Ban lãnh đạo TW khóa mới" mở rộng quan hệ với Trung Quốc là hàm hồ, là mạo danh " nhân dân"...
Ông Quốc căn cứ vào số liệu điều tra xã hội học nào để đưa ra sự mạo danh hàm hồ kể trên cho dù ông là đại biểu quốc hội ?
Ông Quốc hàm hồ hay CRI xuyên tạc, cắt xén ý, lời của ông Quốc để phục vụ cho quan điểm chính trị thân Trung Quốc...
Ông Quốc nên minh bạch chính kiến của mình về những ý kiến mập mờ trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài CRI ?!

Theo tin Đài chúng tôi: Mới đây, tại Hà Nội, ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học nổi tiếng Việt Nam trả lời phóng viên Đài chúng tôi cho biết, Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp triệu tập, nhân dân Việt Nam mong Ban Lãnh đạo Trung ương khoá mới mở rộng quan hệ với Trung Quốc. Ông cho biết:
"Trong bối cảnh hiện nay rất phức tạp, vì vậy, tôi nghĩ rằng, người dân Việt Nam cũng mong muốn một ban lãnh đạo để có thể gánh vác được đất nước, trước hết vì lợi ích quốc gia, cũng như vì trách nhiệm chung với thế giới và khu vực, nhất là Việt Nam đang mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia, hội nhập với thế giới, trong đó Trung Quốc có vị trí rất quan trọng, vì thế mà mối quan tâm của người dân đối với Đại hội là mối quan tâm hết sức thiết thực, tôi cũng mong có một ban lãnh đạo đảm đương trách nhiệm đó, vừa bảo vệ được lợi ích quốc gia và lại mở rộng được quan hệ quốc tế, trong đó đặc biệt với quan hệ Trung Quốc".

Giúp VN xây đường sắt cao tốc: một cú đấm mõm trắng trợn, thô bỉ để... lãnh đạo VN khoanh tay nhìn Trung Quốc lấn Biển Đông ?

Trung Quốc giúp VN xây đường sắt: Câu hỏi phải trả lời

Châu An

“Phải trả lời tất cả các câu hỏi như khi xây dựng xong có đem lại được lợi nhuận, có khai thác hiệu quả không, lượng hàng hóa ra sao”.
TS Trần Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, ĐH Nông lâm TP.HCM bày tỏ quan điểm với Đất Việt.
Những toan tính của Trung Quốc khi hỗ trợ nghiên cứu dự án
PV: – Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn – Hà Nội. Trước đó, VN cũng đã đồng ý tiếp nhận 10 triệu nhân dân tệ do Trung Quốc tài trợ để nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Một dự án khác, Trung Quốc cũng đã từng đưa ra đề xuất muốn được xây dựng đó là tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh.
Ông nhìn nhận và đánh giá ra sao về việc Trung Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt? Đây có phải là một cơ hội tốt cho Việt Nam hay không khi ngành đường sắt đang được đánh giá có tốc độ phát triển chậm và lạc hậu?
TS Trần Văn Ngãi:- Theo tôi được biết, ở mỗi tuyến đường sắt Trung Quốc đều thay đổi hình thức đầu tư. Nếu như ở tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, phía Trung Quốc hứa sẽ thu xếp vốn giúp Việt Nam nếu chúng ta có nhu cầu, thì tuyến Hà Nội – Lào Cai thì họ đã hỗ trợ 10 triệu Nhân dân tệ để chúng ta nghiên cứu đề án xây dựng. Việt Nam cũng đã tiếp nhận. Riêng tuyến Sài Gòn – Lộc Ninh thì họ muốn đầu tư xây dựng.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Ông Tập Cận Bình bị tố: "bắt cóc" 5 người ở Hồng Kông xuất bản sách bới chuyện đời tư của mình


Trung Quốc phản ứng gay gắt cáo buộc "bắt cóc" 5 người Hồng Kông

Hải Võ | 
Trung Quốc phản ứng gay gắt cáo buộc "bắt cóc" 5 người Hồng Kông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phản ứng gay gắt trước cáo buộc của truyền thông Hồng Kông rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm các vụ "mất tích" của 5 thương nhân kinh doanh sách.

Thời báo Hoàn Cầu cho hay, truyền thông Hồng Kông tối hôm qua, 4/1, đã đăng tải những báo cáo mới nhất về vụ cổ đông hiệu sách ở Vịnh Đồng La, Hồng Kông - ông Lý Ba (Lee Bo) - bị "mất tích" những ngày vừa qua.
Theo đó, vợ của Lý Ba thông báo với cảnh sát đặc khu, cho biết bà đã nhận được bản fax bức thư viết tay từ chồng mình.
Trong thư, Lý Ba nói rằng "có việc gấp cần xử lý nên không thể để bên ngoài biết chuyện", và giải thích nguyên nhân mình "trở về đại lục theo cách của riêng mình".

Vì sao thế giới chìm sâu vào hỗn loạn và bất ổn

Sự sụp đổ của trật tự thế giới đơn cực cùng những mâu thuẫn lợi ích chồng chéo làm cho xung đột và bạo lực tiếp tục lan rộng trên thế giới trong những năm tới.
vi-sao-the-gioi-chim-sau-vao-hon-loan-va-bat-on
Đất nước Syria chìm trong bạo lực sau gần 5 năm chiến sự. Ảnh: Reuters
Mùa hè năm 2014, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius từng đặt câu hỏi: "Tại sao thế giới hiện nay lại chứng kiến nhiều cuộc xung đột xảy ra như vậy?". Đến năm 2015, câu hỏi này vẫn tiếp tục được đặt ra khi các cuộc xung đột trước còn chưa có dấu hiệu suy giảm thì các cuộc xung đột mới đã bắt đầu với quy mô và mức độ nguy hiểm ngày càng cao.

Lật tẩy trò bỉ ổi sau chính sách một con của Trung Quốc

Những âm thanh kỳ lạ xuyên qua bầu không khí lạnh lẽo ở Bắc Kinh, chúng phát ra từ một căn phòng nhỏ, không có gì nổi bật.
Từ 1/1, Trung Quốc nới lỏng chính sách 1 conTừ 1/1, Trung Quốc nới lỏng chính sách 1 con
Phóng viên hãng tin CNN đã đi theo những âm thanh đấy. Chúng đến từ căn phòng nhỏ bên trong có khoảng 20 người, hầu hết đều từ 60 tuổi trở lên. Họ hát những bài hát u sầu từ thời cách mạng Trung Quốc, đau đớn và lạc điệu. Họ tự gọi mình là một ca đoàn, nhưng trên thực tế, họ đến đây không phải để hát. Họ đến để giúp nhau xóa đi đau buồn.

Báo VN bác tin điều tra Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Báo điện tử Một Thế Giới bác bỏ thông tin bịa đặt lan truyền trên mạng xã hội

Đăng Bởi  - 
BBT bao dien tu Mot The Gioi thong bao ve thong tin bia dat lan truyen tren mang xa hoi

Hôm qua (4.1), có trang mạng xã hội chia sẻ một đoạn file ghi âm được cho là nội dung cuộc điện thoại của một phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới mang tên Nguyễn Tuấn Nam với một cán bộ Ban Nội chính Trung ương liên quan đến tài sản của một lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.( http://www.phucvophuc.com,www.phucdaunieng.net)



Ban biên tập báo điện tử Một Thế Giới khẳng định thời gian qua không cử bất cứ phóng viên nào gọi điện phỏng vấn cán bộ Ban Nội chính TW như file ghi âm đã lan truyền. Đồng thời, phóng viên Nguyễn Tuấn Nam cũng xác nhận không thực hiện cuộc gọi điện phỏng vấn như trên và giọng nói trong file này không phải là giọng của mình.

Dù TBT đại hội 12 là ai thì việc đầu tiên:căng óc để tìm phương cách trả nợ nước ngoài.

Hiến kế: bắt thêm mấy ông dân chủ làm "hàng " đổi tiền vay ?!


Đầu năm 2016, như một não trạng quá xơ vữa và giả dối, cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam lại tung ra một tựa đề hào nhoáng “Bắt đầu một chu kỳ thịnh vượng mới”, cùng “Năm 2015, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song Việt Nam đã đạt được thành quả to lớn, thành công trên 2 mặt kinh tế và bảo đảm an ninh trật tự xã hội”.

Biển Đông sôi sục

Trung Quốc vừa tiến hành thử máy bay trên đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: AFP.
             Trung Quốc vừa tiến hành thử máy bay trên đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: AFP.

Trong khi tình hình Biển Đông như dầu sôi lửa bỏng, Tổng Thống Barack Obama vẫn tà tà như thường lệ, và những kiểu đi chậm rãi, mà lại lăng ba vi bộ của Obama như dường khích lệ thêm kiểu hung hăng Tập Cận Bình ở Biển Đông.

Bản tin Reuters cho biết thử nghiệm hạ cánh phi cơ Trung Quốc trên phi đaọ mơ1ới trên một trong các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông cho thấy tiến trình xây dựng có thể đã sẵn sàng để đón các đơn vị quân sự lớn của TQ và cũng có nghĩa là các chuyến bay quân sự TQ sẽ tới lui như sân nhà.

Nước chấm công nghiệp, mì tôm chứa phụ gia gây ung thư?



Mặc dù còn tranh cãi nhưng theo nhiều chuyên gia đầu ngành ở Việt Nam, nếu ăn nhiều nước chấm công nghiệp và mì tôm có chứa chất bảo quản E102 và E105 thì có thể bị ung thư.

Sản xuất thực phẩm chứa chất cấm

Chất tạo màu, chất bảo quản E 102 và E 105 là hai phụ gia gây tranh cãi suốt thời gian qua. Theo các chuyên gia thực phẩm, hai chất này là phụ gia, không phải chính gia nên không cần sử dụng. Và điều đặc biệt là nếu sử dụng lâu có thể gây ra các bệnh ung thư, dị ứng.

PGS, TS Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, hiện nay các loại chất E 102 có trong mì tôm, E 105 có trong các loại nước chấm công nghiệp mà người ta vẫn gọi là nước mắm thực sự đáng báo động, đây là chiêu bài sản xuất cần được cảnh báo tới người tiêu dùng. 

TS Đáng cho biết đã đến lúc cần phân biệt rõ nước chấm và nước mắm, không thể để người dân bị đánh lừa giữa hai khái niệm. Không thể để nước chấm công nghiệp mượn tên của nước mắm và nước chấm công nghiệp có chứa chất bảo quản sử dụng lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
Cùng quan điểm này, PGS TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay chúng ta đang nhầm lẫn giữa các khái niệm nước chấm và nước mắm. Nước mắm cổ truyền hoàn toàn khác với các loại nước mắm đóng chai quảng cáo trên ti vi. 


Các sản phẩm nước chấm được quảng cáo rầm rộ trên ti vi thực ra được pha chế từ hương liệu và có chứa chất bảo quản. Ngay cả giá trị dinh dưỡng của nước chấm công nghiệp cũng cực thấp.
Giá trị dinh dưỡng của nước chấm công nghiệp cực thấp. (ảnh minh họa)

Trung Quốc có thể là bạn tốt với Việt Nam không?

2 mins trước 522 lượt xem

Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, nơi chính quyền Trung Quốc đang cho tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. (Hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố)
Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, nơi chính quyền Trung Quốc đang cho tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. (Hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố)
Từ năm 1999-2002, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dường như bước vào giai đoạn tốt đẹp khi lãnh đạo hai nước cùng nhất trí thực hiện theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Cụ thể 16 chữ vàng theo phương châm là: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,” và 4 tốt là: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”..
Nhưng chỉ 6 năm sau, “bạn bè tốt” Trung Quốc đã có hàng loạt hành động gây hấn, đe dọa ở biển Đông. Đến năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục trình bản đồ 9 đường (còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn toàn bộ biển Đông) lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để tuyên bố chủ quyền.
Sự thực trong quan hệ với Việt Nam, chính quyền Trung Quốc có nhiều mục tiêu khác nhau.

Viện trợ nhưng ủ âm mưu?

Nhìn lại lịch sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có nhiều lần giúp đỡ Việt Nam, nhưng đằng sau những hỗ trợ đó là các toan tính và lợi ích đáng sợ.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã viện trợ nhiều vũ khí, lương thực và cố vấn cho Việt Nam. Nhưng viện trợ đó không hẳn để Việt Nam chiến thắng. Tháng 11/1956, Mao Trạch Đông nói với lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ … Nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm.” Tháng 7/1957, Mao Trạch Đông tiếp tục nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17… Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt.” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt Trung, của NXB Sự Thật).
Sự thực là Mao Trạch Đông và ĐCSTQ không muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam. Họ muốn Việt Nam bị phân chia Nam – Bắc như đất nước Triều Tiên để tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. ĐCSTQ cũng dùng cuộc chiến Việt Nam như quân bài để họ nâng cao vị thế với các nước phương Tây và trên thế giới.
Mao Trạch Đông hội đàm cùng Nixon. (Ảnh: Internet)
Mao Trạch Đông hội đàm cùng Nixon. (Ảnh: Internet)
Trả lời báo Vnexpress, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: “Thời kỳ 1967 -1968, khi Việt Nam đang lên kế hoạch đàm phán Hiệp định Paris với Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để ngăn cản Việt Nam tham gia. Tôi nhớ khi đó, một Thứ trưởng phụ trách Việt Nam của Trung Quốc đã mời toàn thể nhân viên ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, trong đó có tôi, đến dự chiêu đãi, nhằm khuyên nhủ Việt Nam không tham gia.”

“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc?

Phạm Viết Đào.

Về các giá trị quyết toán của “Tài khoản quan hệ chính trị” Việt-Trung:  

-Không chỉ khi bất đồng mà trong nhiều giao thương chính trị-kinh tế- an ninh… giữa Trung Quốc với Việt Nam phần thủ lợi thường nghiêng về phía Trung Quốc, Việt Nam thì thường thua thiệt…
-Việt Nam từ trước đến nay may còn một thứ may chưa bị Hán hóa triệt để đó là văn hóa; cái này do dân thủ giữ…;
-Còn chính trị, chính trường thì nhiều phen bị Hán hóa tệ hại, đau đớn, nhục nhã ?!

Cái bắt tay của 2 ông " Chủ tài khoản quan hệ chính trị"...

Xem thêm:

Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư…


Khai mở

Trong các văn kiện ký tá chính thức cũng như phát ngôn trong các cuộc gặp gỡ Việt-Trung, nhiều lần chúng ta nghe phía Trung Quốc “ quyết toán” với Việt Nam các mối quan hệ đối ứng “NỢ-CÓ” của cái “Tài khoản quan hệ chính trị” giữa 2 nước, theo bản “ quyết toán” này thì: “Lợi ích chung của hai nước lớn hơn bất đồng”?
Bản “tổng quyết toán” do Trung Quốc lập lên này có minh bạch, sòng phẳng không ? Có gian không ? Để minh bạch điều này cần thiết có một cuộc kiểm toán độc lập
Về kết quả của bản “tổng quyết toán” này, ông Tập Cận Bình đắc chí:“ chúng ta hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực kiểm soát tốt bất đồng, giải quyết tốt các vấn đề…”
Ông Tập Cận Bình nói đúng với điều kiện phạm trù “chúng ta” tức chỉ riêng phía Trung Quốc (không liên quan tới Việt Nam):  “hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực kiểm soát tốt bất đồng, giải quyết tốt các vấn đề…”
Ai làm nghề tài chính thì sẽ biết hệ thống sổ sách của nhiều quốc gia đang được bút toán trong một mẫu biểu sơ đồ hình chữ T để ghi, cân đối cái hoạt động kinh tế, tài chính, mua bán, kinh doanh; Mẫu biểu chữ T này được phân ra hai khu vực, một bên được ghi là T-NỢ và một bên là T-CÓ…

Cảnh tượng kinh hoàng mấy ngày nay trên sông Đồng Nai

B. Bình | 

Cảnh tượng kinh hoàng mấy ngày nay trên sông Đồng Nai
Cá chết nổi kín mặt nước trong bè của gia đình ông Nguyễn Đình Thanh. Ảnh: K.T/Zing.vn

Trong mấy ngày qua, người dân làng cá bè Tân Mai trên sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang rơi vào tình trạng hoang mang, điêu đứng do tình trạng cá chết hàng loạt.

Theo thông tin trên tờ VOV thì hiện thành phố Biên Hòa đã hoàn thành việc di dời làng cá bè theo quy hoạch phù hợp với cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai.
Tuy nhiên trong mấy ngày gần đây cá bè trên sông Cái thuộc Nhánh sông Đồng Nai) đoạn qua địa phận thành phố Biên Hòa lại tiếp tục chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi cá bè điêu đứng.
Sáng 30/12, tại bè cá của hộ ông Lê Văn Khiêm thuộc làng cá bè thành phố Biên Hòa, cá diêu hồng, cá chép và cá trắm bị chết hoàng loạt.
Theo ông Khiêm thì cá bắt đầu nổi đầu có biểu hiện ngộp nước và nổi lên mặt nước từ 6h sáng đến 10h trưa. Sau đó cá từ từ chết trong lồng bè.
Một hộ nuôi cá bè trên sông Cái đang vớt cá chết trên bè. Ảnh: Báo Đồng Nai
Một hộ nuôi cá bè trên sông Cái đang vớt cá chết trên bè. Ảnh: Báo Đồng Nai