Hiến kế: bắt thêm mấy ông dân chủ làm "hàng " đổi tiền vay ?!
Kinh tế Việt Nam có ‘Bắt đầu một chu kỳ thịnh vượng mới’?
Đầu năm 2016, như một não trạng quá xơ vữa và giả dối, cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam lại tung ra một tựa đề hào nhoáng “Bắt đầu một chu kỳ thịnh vượng mới”, cùng “Năm 2015, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song Việt Nam đã đạt được thành quả to lớn, thành công trên 2 mặt kinh tế và bảo đảm an ninh trật tự xã hội”.
Nhưng ngay vào thời điểm cuối năm 2015, điều được coi là “thành công kinh tế” của chính phủ này lại được chứng minh không thể sống động hơn: ngân sách trung ương chỉ còn vỏn vẹn 45,000 tỷ đồng, cùng lúc Ngân hàng thế giới quyết định “dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam”.
Sự thật là sau đại hội 12 của đảng Cộng sản, bất cứ một khung giá nhân sự cao cấp nào cũng phải bó tay trước một phương trình quá nhiều ẩn số, trong đó ẩn số lớn nhất là kinh tế và ngân sách.
Bởi cho đến nay, không một cơ quan nhà nước nào, từ Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cho đến Bộ Tài Chính, có thể hình dung việc làm sao có nổi số tiền dù chỉ 1 tỷ USD để trước mắt cơ cấu lại số nợ quốc tế đến hạn phải trả.
Trong 2 năm 2015-2016, ngân sách Việt Nam lại có trách nhiệm phải trả 363,166 tỷ đồng (hơn 16 tỷ USD) nợ trái phiếu đến hạn thanh toán.
Dù kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trong nước là 226,000 tỉ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm 2015 mới thực hiện được 51% kế hoạch. Kết quả này cho thấy việc huy động bằng trái phiếu chính phủ là cực kỳ khó khăn. Đó cũng là lý do mà tại kỳ họp quốc hội cuối năm 2015, phía chính phủ phải rắp tâm đề xuất kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Không còn cách nào khác, Quốc hội Việt Nam đành “gật”, dù cái gật này là trái với Luật về nợ công quốc gia.
Không chỉ mong ngóng bán cho được 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế - một kế hoạch rất hão huyền vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính tìm bất kể lối thoát nào, trong đó đã phải vay mượn Ngân hàng nhà nước 30,000 tỷ đồng, kể cả việc phải rút vốn từ những ‘con bò sữa’ lợi nhuận như Tập đoàn Vinamilk để có tiền bù đắp ngân sách rỗng ruột.
Sẽ chẳng có chu kỳ thịnh vượng” nào, nếu không thể trả nợ trước mắt.
Tình trạng nhập siêu tái hiện, cùng việc quỹ dự trữ ngoại hối sụt giảm chỉ còn bảo đảm 2,1 tháng nhập khẩu đang cho thấy 2016 sẽ là một năm cực kỳ căng thẳng về ngân sách và nguồn chi ngoại tệ. Số doanh nghiệp phá sản trong tháng cuối cùng của năm 2015 lại tiếp thêm một bằng chứng nữa về “triển vọng cất cánh” của nền kinh tế Việt Nam mà báo cáo chính phủ luôn hồng hào.
Xin nhắc lại, dù tổng bí thư đại hội 12 là ai, một trong những việc đầu tiên mà Bộ chính trị mới phải làm là căng óc để tìm phương cách trả nợ nước ngoài.
Bởi nếu không thể trả nợ thì đừng nói đến “ổn định chính trị” và “tồn vong chế độ”.
Lê Dung
Nhưng ngay vào thời điểm cuối năm 2015, điều được coi là “thành công kinh tế” của chính phủ này lại được chứng minh không thể sống động hơn: ngân sách trung ương chỉ còn vỏn vẹn 45,000 tỷ đồng, cùng lúc Ngân hàng thế giới quyết định “dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam”.
Sự thật là sau đại hội 12 của đảng Cộng sản, bất cứ một khung giá nhân sự cao cấp nào cũng phải bó tay trước một phương trình quá nhiều ẩn số, trong đó ẩn số lớn nhất là kinh tế và ngân sách.
Bởi cho đến nay, không một cơ quan nhà nước nào, từ Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cho đến Bộ Tài Chính, có thể hình dung việc làm sao có nổi số tiền dù chỉ 1 tỷ USD để trước mắt cơ cấu lại số nợ quốc tế đến hạn phải trả.
Trong 2 năm 2015-2016, ngân sách Việt Nam lại có trách nhiệm phải trả 363,166 tỷ đồng (hơn 16 tỷ USD) nợ trái phiếu đến hạn thanh toán.
Dù kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trong nước là 226,000 tỉ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm 2015 mới thực hiện được 51% kế hoạch. Kết quả này cho thấy việc huy động bằng trái phiếu chính phủ là cực kỳ khó khăn. Đó cũng là lý do mà tại kỳ họp quốc hội cuối năm 2015, phía chính phủ phải rắp tâm đề xuất kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Không còn cách nào khác, Quốc hội Việt Nam đành “gật”, dù cái gật này là trái với Luật về nợ công quốc gia.
Không chỉ mong ngóng bán cho được 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế - một kế hoạch rất hão huyền vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính tìm bất kể lối thoát nào, trong đó đã phải vay mượn Ngân hàng nhà nước 30,000 tỷ đồng, kể cả việc phải rút vốn từ những ‘con bò sữa’ lợi nhuận như Tập đoàn Vinamilk để có tiền bù đắp ngân sách rỗng ruột.
Sẽ chẳng có chu kỳ thịnh vượng” nào, nếu không thể trả nợ trước mắt.
Tình trạng nhập siêu tái hiện, cùng việc quỹ dự trữ ngoại hối sụt giảm chỉ còn bảo đảm 2,1 tháng nhập khẩu đang cho thấy 2016 sẽ là một năm cực kỳ căng thẳng về ngân sách và nguồn chi ngoại tệ. Số doanh nghiệp phá sản trong tháng cuối cùng của năm 2015 lại tiếp thêm một bằng chứng nữa về “triển vọng cất cánh” của nền kinh tế Việt Nam mà báo cáo chính phủ luôn hồng hào.
Xin nhắc lại, dù tổng bí thư đại hội 12 là ai, một trong những việc đầu tiên mà Bộ chính trị mới phải làm là căng óc để tìm phương cách trả nợ nước ngoài.
Bởi nếu không thể trả nợ thì đừng nói đến “ổn định chính trị” và “tồn vong chế độ”.
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét