Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Ông Tập Cận Bình bị tố: "bắt cóc" 5 người ở Hồng Kông xuất bản sách bới chuyện đời tư của mình


Trung Quốc phản ứng gay gắt cáo buộc "bắt cóc" 5 người Hồng Kông

Hải Võ | 
Trung Quốc phản ứng gay gắt cáo buộc "bắt cóc" 5 người Hồng Kông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phản ứng gay gắt trước cáo buộc của truyền thông Hồng Kông rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm các vụ "mất tích" của 5 thương nhân kinh doanh sách.

Thời báo Hoàn Cầu cho hay, truyền thông Hồng Kông tối hôm qua, 4/1, đã đăng tải những báo cáo mới nhất về vụ cổ đông hiệu sách ở Vịnh Đồng La, Hồng Kông - ông Lý Ba (Lee Bo) - bị "mất tích" những ngày vừa qua.
Theo đó, vợ của Lý Ba thông báo với cảnh sát đặc khu, cho biết bà đã nhận được bản fax bức thư viết tay từ chồng mình.
Trong thư, Lý Ba nói rằng "có việc gấp cần xử lý nên không thể để bên ngoài biết chuyện", và giải thích nguyên nhân mình "trở về đại lục theo cách của riêng mình".

Theo Hoàn Cầu, thông tin này chứng minh 2 sự thật quan trọng: Thứ nhất là Lý Ba hiện đang ở Trung Quốc đại lục và "tình hình rất tốt".
Thứ hai là Lý Ba không bị "cơ quan an ninh nội địa 'vượt biên' cưỡng chế từ Hồng Kông về đại lục", mà do ông này "chủ động tới đại lục theo cách của riêng mình để phối hợp điều tra với nhà chức trách".
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP, Hồng Kông), truyền thông đặc khu hành chính đã đưa tin 5 người kinh doanh xuất bản sách lần lượt "mất tích" bí ẩn trong thời gian gần đây, trong đó ông Lý Ba được báo cáo là biến mất kể từ 30/12/2015.
Hoàn Cầu cho hay, vợ Lý Ba ban đầu cho biết đã nhận được điện thoại của chồng mình gọi từ Thâm Quyến, Trung Quốc, nhưng thẻ hồi hương (dùng cho người dân Hồng Kông, Macau... đi về đại lục) của ông này vẫn để ở nhà.
Đồng thời, cảnh sát Hồng Kông xác nhận không có ký lục về việc Lý Ba xuất nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục những ngày vừa qua. Điều này khiến một bộ phận truyền thông Hồng Kông cho rằng "cảnh sát đại lục 'bắt cóc' Lý Ba".

Bức thư tay của thương nhân Lee Bo (ảnh trái) và hiệu sách nơi ông có cổ phần ở Hồng Kông vẫn đóng cửa (ảnh phải). Ảnh: Reuters
Bức thư tay của thương nhân Lee Bo (ảnh trái) và hiệu sách nơi ông có cổ phần ở Hồng Kông vẫn đóng cửa (ảnh phải). Ảnh: Reuters
Mất tích vì "sách cấm" liên quan đến đời tư ông Tập Cận Bình?
Cũng theo Hoàn Cầu, thông tin về "bức thư tay" của Lý Ba nhanh chóng bị bộ phận đối lập ở Hồng Kông chỉ trích là do nhà chức chức trách Trung Quốc "ép buộc phải viết".
Tờ này bác bỏ cáo buộc trên bằng tuyên bố "Lý Ba sớm muộn cũng phải trở về Hồng Kông, đó là thực tế không thể che giấu được".
Trước đó, báo chí Hồng Kông cho rằng Lý Ba "biết trước chuyện phối hợp điều tra với cơ quan an ninh đại lục không phải chuyện nhỏ", bởi nhà sách mà ông này góp cổ phần đã nhiều lần phát hành các ấn phẩm về chính trị Trung Quốc bị Bắc Kinh chỉ trích là "giả mạo, chống phá chế độ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng".
Nghị sĩ Hồng Kông Albert Ho trả lời trong một cuộc họp báo, cho biết ông tin rằng Lý Ba "bị bắt cóc vì lý do chính trị và đưa trái phép về đại lục" do dính líu đến một cuốn sách có nội dung về đời tư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Như những gì tôi biết... cuốn sách có nội dung liên quan tới chuyện tình cảm về bạn gái của ông Tập Cận Bình... từ vài năm trước," ông Ho nói với hãng CNN của Mỹ.
Trong khi đó, theo SCMP, các nghị sĩ Hồng Kông James To và Michael Tien ngày hôm nay (5/1) đã bày tỏ nghi ngờ xoay quanh bức thư của thương nhân Lý Ba gửi về ngày 4/1.
"Ông ta (Lý Ba) đã đăng ký với nhà chức trách để đi lại giữa đại lục-Hồng Kông liên tục, vậy tại sao phải trở về nội địa 'theo cách của riêng mình'? Và tại sao ông ấy không dùng thẻ hồi hương để làm việc đó?" ông To nói.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh tại Trung Nam Hải ngày 23/12/2015. Ảnh: Xinhua
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh tại Trung Nam Hải ngày 23/12/2015. Ảnh: Xinhua
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm Chủ nhật (3/1) khẳng định sẽ là hành động "không thể chấp nhận và vi hiến" nếu các cơ quan chấp pháp của Trung Quốc đại lục tới thực thi nhiệm vụ của họ tại Hồng Kông.
"Không lực lượng hành pháp nào bên ngoài Hồng Kông có thẩm quyền đó (chấp pháp ở Hồng Kông)," ông Lương tuyên bố.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu thì chỉ trích các nhóm đối lập ở Hồng Kông đang tìm cách phá hoại chính sách "1 quốc gia, 2 chế độ".
Hoàn Cầu bình luận, Hồng Kông không được quên bên cạnh "2 chế độ" thì trước hết phải là "1 quốc gia" và "không được để đặc khu này biến thành căn cứ địa của các hoạt động phá hoại thể chế quốc gia".
TỔNG BIÊN TẬP THỜI BÁO HOÀN CẦU, TRUNG QUỐC
HỒ TÍCH TIẾN
Với những vụ "mất tích" như Lý Ba thì điều đầu tiên một số người nghĩ đến là xuyên tạc nó, tô vẽ theo hướng chính trị hóa nhằm tạo mâu thuẫn giữa xã hội Hồng Kông và đại lục, bôi nhọ "1 quốc gia, 2 chế độ". Trong khi đó, điều đáng buồn là dư luận Hồng Kông lại thiếu cảnh giác với những thông tin xuyên tạc như vậy, rất dễ bị ảnh hưởng... Dường như "1 quốc gia, 2 chế độ" lúc nào cũng đối diện với mối đe dọa, mỗi sự vụ xảy ra đều là thách thức với chính sách này và được tất cả mọi người tập trung vào đó. Đây vốn dĩ là một kiểu thành kiến. Cần phải nỗ lực để có góc nhìn đúng đắn.
theo Thế giới trẻ

Không có nhận xét nào: