Mặc dù còn tranh cãi nhưng theo nhiều chuyên gia đầu ngành ở Việt Nam, nếu ăn nhiều nước chấm công nghiệp và mì tôm có chứa chất bảo quản E102 và E105 thì có thể bị ung thư.

Sản xuất thực phẩm chứa chất cấm

Chất tạo màu, chất bảo quản E 102 và E 105 là hai phụ gia gây tranh cãi suốt thời gian qua. Theo các chuyên gia thực phẩm, hai chất này là phụ gia, không phải chính gia nên không cần sử dụng. Và điều đặc biệt là nếu sử dụng lâu có thể gây ra các bệnh ung thư, dị ứng.

PGS, TS Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, hiện nay các loại chất E 102 có trong mì tôm, E 105 có trong các loại nước chấm công nghiệp mà người ta vẫn gọi là nước mắm thực sự đáng báo động, đây là chiêu bài sản xuất cần được cảnh báo tới người tiêu dùng. 

TS Đáng cho biết đã đến lúc cần phân biệt rõ nước chấm và nước mắm, không thể để người dân bị đánh lừa giữa hai khái niệm. Không thể để nước chấm công nghiệp mượn tên của nước mắm và nước chấm công nghiệp có chứa chất bảo quản sử dụng lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
Cùng quan điểm này, PGS TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay chúng ta đang nhầm lẫn giữa các khái niệm nước chấm và nước mắm. Nước mắm cổ truyền hoàn toàn khác với các loại nước mắm đóng chai quảng cáo trên ti vi. 


Các sản phẩm nước chấm được quảng cáo rầm rộ trên ti vi thực ra được pha chế từ hương liệu và có chứa chất bảo quản. Ngay cả giá trị dinh dưỡng của nước chấm công nghiệp cũng cực thấp.
Giá trị dinh dưỡng của nước chấm công nghiệp cực thấp. (ảnh minh họa)
Nước mắm cổ truyền là làm từ cá, muối, nước và cho lên men tự nhiên bằng cách ướp theo một tỉ lệ cá và muối nhất định trong khoảng thời gian 1-1,5 năm cho tới khi các chất đạm trong cá được phân hủy hết rồi tăng thêm dần lượng muối để chắt nước cốt mắm. Sau đó tiếp tục bổ sung nước để nấu lại để có được nước mắm hạng 2, hạng 3. 
Đó là toàn bộ nguyên liệu để làm nên nước mắm. Và nước mắm thật không được có phẩm màu và chất ngọt tổng hợp, không được dùng chất sát khuẩn. Còn nước chấm hiện nay thì có tất cả.

Chất phụ gia không cần thiết

Nói về các chất phụ gia còn đang gây tranh cãi được cho vào thực phẩm, PGS. TSKH Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, trong thức ăn nhanh, đặc biệt là các sản phẩm đóng túi chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Các chất phụ gia chỉ được sử dụng ở mức độ cho phép, điều các chuyên gia lo ngại là nhà sản xuất thường “nâng” tỉ lệ cho phép lên.
PGS Lê Bạch Mai cho biết, các chất phụ gia, đặc biệt là nhóm E, hầu như cơ thể con người không cần dung nạp bởi cơ thể chúng ta chỉ thiếu các vitamin và khoáng chất. Quan điểm là không nên dùng những cái gì mà cơ thể không dùng. 
Hiện nay, nhiều loại mỳ tôm ở Việt Nam đều công khai ghi có sử dụng chất tạo màu E102, là chất không bị tác động bởi nhiệt độ, độ acid (PH), quá trình oxy hóa cũng như ánh sáng mặt trời. Nhờ thế chất này được dùng nhiều trong công nghiệp nhuộm màu vải và tạo màu cho thực phẩm nói chung như các loại bánh ngọt, đồ uống có ga, kẹo cao su, snack…
Nhiều loại mỳ tôm ở Việt Nam công khai ghi có sử dụng chất tạo màu E102 (ảnh minh họa)
Tại Nhật Bản, chất E102 từ lâu đã bị cấm dùng trong thực phẩm. Tại châu Âu, chất E102 cũng đang hạn chế sử dụng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định sự độc hại của phẩm màu E102 với sức khỏe người tiêu dùng.
TS Trần Đáng cho biết các chất như HT Brown, E105, E102… trong phẩm màu tổng hợp gây tăng động ở trẻ, dị ứng hoặc suy giảm chức năng sinh dục, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú... 
Trước tình hình thị trường có nhiều loại hàng giả, người sản xuất hám lợi cho các chất bảo quản, hóa chất độc hại vào thực phẩm, TS Trần Đáng cho rằng hiện nay quản lý còn kém, phạt mới chỉ là hình thức, nên người dân phải tự biến mình thành người tiêu dùng thông thái.
Phúc Mai
( Infonet)


Không đưa vào danh sách ứng cử người tham vọng quyền lực


-Không đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực...
tham nhũng, lãng phí, Tổng bí thư, bầu cử, công tác nhân sự
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 4/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 dự kiến tiến hành vào ngày 22/5.
Chỉ thị nhấn mạnh, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2016.
Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những yêu cầu 8 nhóm nhiệm vụ. Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Chỉ thị nêu rõ: "Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng".
Bầu đủ đại biểu, đảm bảo cơ cấu hợp lý
Một trong những nhiệm vụ khác đó là lãnh đạo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đặc biệt coi trọng chất lượng đại biểu.
Đồng thời, bảo đảm cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Chỉ thị cũng yêu cầu chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử.
Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối an ninh, trật tự. Có các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử.
Đối với 10 tỉnh, thành phố đang thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết của Quốc hội, các cấp ủy chú trọng chỉ đạo công tác lựa chọn nhân sự đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo VTC

Hơn 2 ngày có một đoàn Bộ TN-MT đi công tác nước ngoài

05/01/2016 12:01 GMT+7
TT - Bộ Tài nguyên và môi trường vừa có thống kê “giật mình” cho thấy bộ có tới 170 đoàn đi công tác nước ngoài năm 2015, tức bình quân hơn hai ngày bộ này có một đoàn đi nước ngoài.

Thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường 
(TN-MT) về công tác cán bộ năm 2015, trong đó nêu rõ bộ có tới 170 đoàn đi công tác nước ngoài, 800 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm trong nước, khoảng 600 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. 
Báo cáo chuyên đề kết quả thực hiện công tác tổ chức cán bộ năm 2015 của Bộ TN-MT dẫn chứng những đợt cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm nước ngoài như cử 6 cán bộ đăng ký khóa bồi dưỡng trung hạn tại Mỹ và Canada theo đề án của trung ương về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là đề án 165);
Cử 13 cán bộ đi học tập tại Ba Lan quản lý nhà nước về khoáng sản, đo đạc và bản đồ; cử 20 cán bộ đi học tập tại Úc về biến đổi khí hậu; tổ chức một đoàn đi học tập tại Mỹ cho 22 cán bộ theo đề án 165 (năm 2016); cử 16 cán bộ tham gia dự tuyển chương trình học bổng Chính phủ Úc;
Cử 43 cán bộ đi học tập, bồi dưỡng tại Trung Quốc về quản lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường; cử 4 cán bộ đi học tập tại Nhật về môi trường và dữ liệu khoáng sản; cử 19 cán bộ tham gia dự tuyển chương trình Kinh tế xanh tại Đức; cử 9 cán bộ đi học tại Singapore...
Theo nhận định tại báo cáo chuyên đề kết quả thực hiện công tác tổ chức cán bộ năm 2015, Bộ TN-MT cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngắn hạn nói chung được chú trọng.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ TN-MT cũng thừa nhận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả trong nước lẫn ngoài nước có một số tồn tại.
“Thái độ tham gia học tập của một số công chức, viên chức chưa nghiêm, chưa xác định đúng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn tập trung nhiều vào lý thuyết” - báo cáo nêu rõ.
XUÂN LONG