Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang rất có thể là những công cụ do thám của Trung Quốc, vì Tuyên Quang là...


Blog Phạm Viết Đào: Theo nguồn tin riêng của chủ blog, ở Tuyên Quang có những "cái" mà phía Trung Quốc rất quan tâm và lo lắng; Chủ blog có một vài người bạn sống ở vùng Tuyên Quang hé cho biết nhiều chuyện ly kỳ...nhưng chủ blog không tiện nói !!!


Lại xuất hiện thêm vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang

Hoàng Đan | 
Lại xuất hiện thêm vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang
Hình ảnh vật thể lạ mới và từng rơi tại Tuyên Quang trước đó (bên phải)



Lãnh đạo UBND xã Minh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang xác nhận, vào tối qua, trên địa bàn tiếp tục phát hiện một vật thể lạ hình cầu trong khu vực đất của một hộ dân.



Xác nhận với chúng tôi vào 8h30 sáng nay, ông Ma Đình Lượng, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang cho biết, vào khoảng 18 giờ tối qua, người dân thôn Pù Đồn đã phát hiện một vật thể lạ rơi tại địa bàn.
Cụ thể, vật thể lạ rơi tại khu vực đất của gia đình ông Ma Văn Thắng (thôn Pù Đồn, Minh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang).
Ngay sau đó, người dân đã báo về chính quyền xã và địa phương đã báo cáo lãnh đạo huyện cũng như Ban chỉ huy quân sự huyện cùng các cơ quan chức năng khác tiến hành kiểm tra, làm rõ.
Ảnh vật thể lạ phát hiện ở xã Minh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ảnh: FB Mai Mun.
Ảnh vật thể lạ phát hiện ở xã Minh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ảnh: FB Mai Mun.

Nước – ẩn đố vĩnh hằng (video)

Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân


Într-o perioadă de 100 de ani, o moleculă de apă petrece 98 de ani în ocean, 20 de luni sub formă de gheaţă, 2 săptămâni în lacuri şi râuri şi mai puţin de o săptămână în atmosferă.
Trong một giai đoạn 100 năm, một phân tử nước trải qua 98 năm trong đại dương, 20 tháng dưới dạng băng, hai tuần trong các hồ và sông,và chưa đến 1 tuần trong bầu khí quyển. (Google.com)
Nước đàn hồi, nước có cấu trúc, nước băng, nước sinh hoạt. Một bí ẩn lớn mà nhân loại luôn tìm cách làm sáng tỏ. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra những sự thực mới và những tính chất của nước có cấu trúc, hết sức hấp dẫn.
8 000 000 000 000 000 000 000 000 (8 septillion – 8 tỷ tỷ) – là số phân tử được chứa trong một ly nước, theo tính toán của các nhà nghiên cứu. Một phát hiện thú vị, nhưng quan trọng hơn là để biết được thành phần hóa học của nước hoặc các phân tử nước được sắp xếp như thế nào? Các nhà khoa học đã chứng minh được khi cấu trúc của nước thay đổi, sẽ làm thay đổi thành phần hóa học và vi sinh vật của nước và ngược lại.

Những cuộc tranh đoạt quyền lực trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam


Trinh Tung
Chân dung Trịnh Tùng. Tranh vẽ trong sách Trịnh gia chính phả.
Hoa Anh Đào
Đặt vấn đề
Quyền lực là thứ mê hoặc và ám ảnh lớn nhất của con người. Có những con người vì tham quyền đã để lại tiếng xấu muôn thuở, trở thành những kẻ bán nước cầu vinh bị người đời khinh miệt như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… cũng có những con người dựa vào quyền lực để đưa đất nước tiến lên, vượt qua khủng hoảng. Là anh hùng hay tội đồ dựa vào thành bại trong cuộc tranh giành và những việc đã làm đối với dân tộc, với nhân dân.

Thông điệp từ các bức ảnh của AFP:" RÃ ĐÁM " ?

12-1-2016

Ảnh: BBC/ AFP
1) Mình rất thích những bức ảnh báo chí do phóng viên AFP chụp về các vị lãnh đạo Việt Nam. Đó là những bức ảnh biết nói. Tính chuyên nghiệp rất cao của những tay máy lão luyện.
Xem ảnh mình hình dung ra người bấm máy đã có chủ ý ngay từ khâu chuẩn bị vị trí và góc nhìn của một địa điểm và không gian cố định bao năm qua: trước phòng họp ở Ba Đình.
Mỗi bức ảnh ẩn chứa một thông điệp mang tính thời sự không cần lời chú thích. Những người quan tâm thế sự nhìn thoáng qua ảnh là hiểu ra vấn đề ngay.
2) Hai ảnh đăng kèm đây chụp các tứ trụ và uỷ viên TW từ các hội nghị TW khoá 11 của ĐCSVN. Mình đặt tên stt này là RÃ ĐÁM. Đó là ý nghĩa chợt đến với mình khi nhìn thấy ảnh 2
.
H1Ảnh: BBC/ AFP

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đã nhiều lần là yếu tố quyết định vận mạng ngôi vị TBT

 “Chính phủ của ông Dũng đã không làm bất kỳ động thái nào, có hiệu quả lâu dài, để đối phó với những hành vi bành trướng của TQ. Nếu ông Dũng có lòng vì đất nước, thì bất chấp những cản trở của BCT, ông phải làm các việc này. Ở VN hiện nay, chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng là có tư cách để làm. Ông không làm, thì ai làm?”

___
12-1-2016
Lê Khả Phiêu bị lật đổ tại Đại hội IX vào tháng 4 năm 2001 với lý do “bán đất nhượng biển” cho Trung Quốc. Nhiệm kỳ TBT của Lê Khả Phiêu chưa tới hạn (lên TBT ngày 26-12-1997, trên lý thuyết hết hạn ngày 26-12- 2002). Hai hiệp ước về biên giới được ký kết dưới thời Lê Khả Phiêu: Hiệp định phân định biên giới trên đất liền (ngày 30 tháng 12 năm 1999) và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (ngày 25 tháng 12 năm 2000). Hai hiệp ước này kết liễu sự nghiệp chính trị của LKP.
Cũng trong Đại hội IX Nông Đức Mạnh được bầu làm TBT. Lý do bầu ông Mạnh cũng (có lẽ) liên quan đến vấn đề “lãnh thổ”.
Ông Mạnh vốn người dân tộc Nùng mà vùng biên giới Việt-Trung là địa bàn sinh hoạt của dân tộc này. Theo một số tài liệu đã được phía VN công bố, sau chiến tranh 1979, phía TQ đã sử dụng những chính sách ưu đãi để chiêu dụ những dân tộc Tày, Nùng… trở về TQ. Điều cần biết là dân tộc Tày, Nùng có cùng nguồn gốc với dân tộc Choang ở Quảng Tây. Quảng Tây và Quảng Đông là vùng “tự trị” của TQ (Lưỡng quảng tự trị quốc). Nếu việc này thành công, một số vùng lãnh thổ của VN (thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn…) sẽ thuộc về TQ. Vì vậy ông Nông Đức Mạnh được chọn làm TBT, với mục tiêu hóa giải chính sách chiêu dụ của TQ. Việc này thành công. Ngoài vùng đất mang tên Trình Tường (thuộc tỉnh Quảng Ninh), của VN theo các Công uớc Pháp-Thanh (1887-1895) về biên giới, bị nhượng cho TQ. Các vùng khác thì được bảo toàn.

Hà Nội " giết gà dọa khỉ " ?

Để ‘lộ’ thông tin nhân sự, một đảng viên cộng sản VN bị cách chức

Đại biểu đảng cộng sản Việt Nam bỏ phiếu về các chính sách tại lễ bế mạc Đại hội đảng lần thứ 11 tại Hà Nội, ngày 19/1/2011.
Đại biểu đảng cộng sản Việt Nam bỏ phiếu về các chính sách tại lễ bế mạc Đại hội đảng lần thứ 11 tại Hà Nội, ngày 19/1/2011.

Tin liên hệ

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘theo chân’ Tổng thống Putin?

Đương kim thủ tướng Việt Nam vẫn là “ứng viên sáng giá” cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và nếu 'lên ngôi', ông sẽ là 'Putin của Việt Nam'
Một đảng viên cấp huyện ở Hà Nội đã bị “khai trừ khỏi đảng” và bị “bãi nhiệm” vì cung cấp các thông tin nhân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị Đại hội Đảng 12.
Báo chí trong nước đưa tin, sáng nay, Phó bí thư thường trực thành ủy Hà Nội, Ngô Thị Thanh Hằng cho hay, Ủy ban kiểm tra của thành phố đề nghị “cắt tất cả các chức vụ trong Đảng và bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân huyện” đối với một ủy viên ban thường vụ huyện ủy Mê Linh vì đã “cung cấp thông tin, tài liệu liên quan nhân sự Ban chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020” cho những người không có trách nhiệm và “không phải là đảng viên, từng gửi nhiều đơn thư tố cáo, thiếu tính xây dựng”.
Ngoài ra, tin cho hay, trong năm 2015, Hà Nội đã kỷ luật 753 đảng viên cũng như nhận được 1.130 đơn tố cáo, phản ánh, kiến nghị (tăng 220 đơn so với 2014).

Nhật sẵn sàng dùng Hải quân đuổi tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải

Trọng Nghĩa


An aerial photo shows Chinese marine surveillance ship Haijian No. 66 (C) cruising, surrounded by Japan Coast Guard patrol ships in the East China Sea, near what are known as the Senkaku isles in Japan and the Diaoyu islands in China, in this file photo taREUTERS/Kyodo/Files
Trước việc Bắc Kinh thường xuyên cho tàu xâm nhập vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư dưới quyền quản lý của Nhật Bản, Tokyo đã có phản ứng cứng rắn hẳn lên. Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản vào hôm nay 12/01/2016, tiết lộ rằng mới đây, Tokyo đã lưu ý Bắc Kinh rằng Hải quân Nhật Bản đã được lệnh trục xuất mọi tàu thuyền nước ngoài tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản với một mục tiêu khác hơn là « qua lại vô hại ».
Trong một cuộc họp báo tại Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản ông Yoshihide Suga xác nhận rằng Nhật Bản đã thông báo quyết định của mình cho Trung Quốc biết từ tháng 11 năm 2015, sau vụ tàu Hải quân Trung Quốc thâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Quần đảo này do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, con người ta hối tiếc nhất điều gì?

Tác giả: Nam Hoàng

Shortly before their deaths, people who aren't able to remember their own names for years may suddenly recognize their family members and have normal conversations with them. (AlexRaths/iStock)
Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, con người ta hối tiếc nhất điều gì? (AlexRaths/iStock)
Đức Khổng Tử có câu: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Con người ta vào độ tuổi thanh xuân nhất của cuộc đời lại thường hay mải mê trong vòng xoáy của danh, lợi, tình; lúc về già mới chợt nhận ra, dẫu có hối hận thì cũng đã muộn.
Bronnie Ware là một nữ y tá đã có nhiều năm chăm sóc cho các bệnh nhân sắp bị trả về nhà chờ chết. Cô cho biết, con người ta trưởng thành lên rất nhiều khi họ đối diện với lằn ranh sinh tử, và tất cả những bệnh nhân của cô đều tìm thấy sự bình yên thanh thản trước lúc họ rời xa cõi đời. Khi được hỏi về điều gì làm cho họ cảm thấy hối tiếc nhất và muốn được làm lại trong cuộc đời, cô nhận được những câu trả lời rất giống nhau, dưới đây là 5 câu trả lời phổ biến nhất (đã được Bronnie Ware tổng hợp và in thành sách):

1. Ước gì tôi có đủ can đảm để sống một cuộc đời đúng nghĩa cho chính bản thân tôi, chứ không phải là cuộc đời mà mọi người mong muốn tôi đạt được.

Theo cô Ware, đây là điều hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời mình sắp sửa kết thúc và quay đầu nhìn lại thật rõ ràng về nó, họ dễ dàng thấy được rằng mình có bao nhiêu ước mơ vẫn còn dang dở. Sức khỏe mang lại sự tự do nhưng chỉ có ít người nhận ra được điều đó, cho tới khi họ mất đi sức khoẻ. Một khi đã mất đi sức khoẻ thì đã quá muộn rồi.

Học sinh lên tiếng vì sao ngày càng xa rời Lịch sử

'Tại sao sách giáo khoa luôn nhắc đến sự thất bại, hy sinh trong chiến tranh rất nhẹ nhàng trong khi các tài liệu lịch sử bên ngoài có cái nhìn khách quan, đánh giá toàn diện vấn đề hơn?', một học sinh đặt câu hỏi về cách dạy lịch sử.
Tọa đàm "Làm sao để học tốt và yêu thích môn Lịch sử" tổ chức ở trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) chiều 11/1 với sự tham dự của nhiều học sinh giỏi lịch sử khắp các tỉnh thành... Hội trường nhỏ nóng lên khi giáo sư Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đặt câu hỏi "Vì sao các em ngày càng không yêu quý môn Lịch sử?". Hàng chục cánh tay giơ lên. 
Em Đào Duy Tân, THPT chuyên Thái Bình cho rằng xuất phát từ chính cách dạy, cách thi hiện nay. Trên lớp, giáo viên truyền đạt kiến thức khô khan, chủ yếu là con số, sự kiện. Đề thi rất đóng, trả lời trúng ý là được. Học sinh chỉ cần học thuộc cho qua kỳ thi, sau đó thì quên sạch. "Vậy nên mới có chuyện khôi hài là học sinh cho rằng vua Quang Trung với Nguyễn Huệ là hai người khác nhau", Tân nói.
Đồng tình với ý kiến trên, em Thúy Ngân, THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) kể, nhiều thầy cô bảo học sinh chỉ cần học trong sách giáo khoa mà đi thi. Trúng đề thì điểm cao, nhưng chỉ cần đề chuyển hướng một chút là học sinh không thể tư duy, thậm chí là điểm yếu, điểm liệt Lịch sử.
Học sinh bày tỏ, sách giáo khoa ngồn ngộn sự kiện, con số mà không có thông tin các em muốn. "Tại sao sách giáo khoa luôn nhắc đến sự thất bại, hy sinh trong chiến tranh rất nhẹ nhàng trong khi các tài liệu lịch sử bên ngoài có cái nhìn khách quan, đánh giá toàn diện vấn đề hơn? Bọn em muốn sách giáo khoa cũng nên có những đánh giá khách quan về sự thắng - bại sau mỗi trận chiến như vậy", em Lê Nguyễn Thái Dương đến từ Vĩnh Long nói.
hoc-sinh-len-tieng-vi-sao-ngay-cang-xa-roi-lich-su
Nữ sinh THPT Phan Đình Phùng cho rằng, nhiều học sinh không thích, không chọn môn Sử vì các trường đại học tốp đầu đều không có chỗ cho môn học này. Ảnh:H.P.

Cựu binh Trung Quốc kể lại 13 năm bị 2 nữ dân quân Việt Nam " áp trại trượng phu" ( bắt làm chồng )

Cựu binh Trung Quốc kể lại 13 năm bị 2 nữ dân quân Việt Nam bắt giữ

CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, một cựu binh Trung Quốc trong lúc chi viện tiền tuyến không may bị bắt và giải vào một khu rừng rậm nguyên sơ, làm “áp trại trượng phu” (người chồng sơn trại), từ đó bắt đầu cuộc sống nguyên thủy ly kì kéo dài suốt 13 năm.

Việt Nam, Trung Quốc, tình yêu thời chiến, chiến tranh biên giới Việt Trung,
Ông tên Hoàng Can Tông, nhà ở trong một thôn làng nhỏ ngay sát biên giới Việt – Trung. Ngày 17/1/1979, chiến tranh biên giới Việt – Trung đã nổ ra chấn động toàn thế giới. Ông và những người cùng làng đã ghi danh tham gia hàng ngũ dân công đi theo quân đội lái xe đến tiền tuyến, giúp vận chuyển đạn dược, thực phẩm và những thương binh.

Tập Cận Bình hủy cơ chế " cửu long trị thủy" để thâu tóm quyền lực tuyệt đối về tay mình








(Quốc tế) - Thêm những tín hiệu từ Bắc Kinh cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá được cục diện quyền lực tồn tại hàng chục năm qua ở Bộ chính trị nước này. 

Ủy ban thường vụ Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp trong cả ngày 7/1 vừa qua, dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình, để nghe báo cáo từ Ban bí thư trung ương và 5 cơ quan tổ đảng lớn nhất nước này.
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho rằng thông báo “không bình thường” của các cơ quan thông tấn Trung Quốc về Hội nghị này đã phản ánh tình hình quyền lực trong giới lãnh đạo Trung Nam Hải thời điểm hiện tại.
Theo Đa Chiều, sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc, rút kinh nghiệm từ người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông Tập vừa thiết lập lại các tiểu ban quyết sách, đồng thời thông qua chiến dịch chống tham nhũng để cải tổ cơ cáu quyền lực.
Phá thế “cửu long trị thủy”
Tại Hội nghị 7/1, ông Tập đã nghe báo cáo công tác của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Quốc vụ viện, Chính hiệp toàn quốc, Pháp viện (tòa án) nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Loại hình hội nghị báo cáo thế này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, tuy nhiên năm ngoái hội nghị không bao gồm phần báo cáo của Ban bí thư trung ương.
Năm nay, Bí thư thứ nhất Ban bí thư trung ương đảng CSTQ Lưu Vân Sơn là người báo cáo với ông Tập.
Đa Chiều phân tích, có khả năng hình thức này đã được Tập Cận Bình xây dựng thành hoạt động mang tính cơ chế. Bên cạnh đó, trong thông báo của truyền thông Trung Quốc cũng ẩn chứa nhiều tín hiệu đáng chú ý.
Giới quan sát chỉ ra, trong 5 cơ quan tổ đảng phải báo cáo với ông Tập, bên cạnh 2 trường hợp phổ thông là Viện trưởng Pháp viện tối cao Châu Cường và Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Tào Kiện Minh, thì 3 trường hợp còn lại đều là các Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, tức thuộc nhóm 7 người quyền lực nhất Trung Quốc.
3 người này gồm Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Chủ tịch Nhân đại Trương Đức Giang và Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh.
Như vậy, bên cạnh 2 ông Tào, Châu, đã có 4/7 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị phải đứng ra báo cáo công tác.
3 trường hợp không báo cáo ở Hội nghị này là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn và Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ, cùng với… chính ông Tập Cận Bình.
 7 Ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc tại lễ bế mạc Hội nghị Nhân đại toàn quốc lần 3 khóa XII hôm 15/3/2015 tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. Ảnh: THX
7 Ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc tại lễ bế mạc Hội nghị Nhân đại toàn quốc lần 3 khóa XII hôm 15/3/2015 tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân chiến sĩ công an

(Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. 

Thiếu tướng Nông Văn Định, Giám đốc CA tỉnh Lạng Sơn và CBCS CA Lạng Sơn chia buồn, động viên thân nhân 3 CBCS.
Thiếu tướng Nông Văn Định, Giám đốc CA tỉnh Lạng Sơn và CBCS CA Lạng Sơn chia buồn, động viên thân nhân 3 CBCS.
Thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ.