Tác giả: Nam Hoàng
Đức Khổng Tử có câu: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Con người ta vào độ tuổi thanh xuân nhất của cuộc đời lại thường hay mải mê trong vòng xoáy của danh, lợi, tình; lúc về già mới chợt nhận ra, dẫu có hối hận thì cũng đã muộn.
Bronnie Ware là một nữ y tá đã có nhiều năm chăm sóc cho các bệnh nhân sắp bị trả về nhà chờ chết. Cô cho biết, con người ta trưởng thành lên rất nhiều khi họ đối diện với lằn ranh sinh tử, và tất cả những bệnh nhân của cô đều tìm thấy sự bình yên thanh thản trước lúc họ rời xa cõi đời. Khi được hỏi về điều gì làm cho họ cảm thấy hối tiếc nhất và muốn được làm lại trong cuộc đời, cô nhận được những câu trả lời rất giống nhau, dưới đây là 5 câu trả lời phổ biến nhất (đã được Bronnie Ware tổng hợp và in thành sách):
1. Ước gì tôi có đủ can đảm để sống một cuộc đời đúng nghĩa cho chính bản thân tôi, chứ không phải là cuộc đời mà mọi người mong muốn tôi đạt được.
Theo cô Ware, đây là điều hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời mình sắp sửa kết thúc và quay đầu nhìn lại thật rõ ràng về nó, họ dễ dàng thấy được rằng mình có bao nhiêu ước mơ vẫn còn dang dở. Sức khỏe mang lại sự tự do nhưng chỉ có ít người nhận ra được điều đó, cho tới khi họ mất đi sức khoẻ. Một khi đã mất đi sức khoẻ thì đã quá muộn rồi.
2. Ước gì tôi đừng có ham công tiếc việc.
Tất cả những nam bệnh nhân mà cô Ware từng chăm sóc đều thổ lộ điều này. Họ hối tiếc vì đã không quan tâm đến sự trưởng thành của con cái và không vun vén cho hạnh phúc vợ chồng. Nhiều nữ bệnh nhân cũng nói về điều này nhưng hầu hết họ đều thuộc thế hệ cũ, thời mà phụ nữ không phải là người trụ cột về mặt kinh tế trong gia đình.
3. Ước gì tôi có đủ can đảm để bày tỏ cảm xúc của mình.
Nhiều người thường kìm nén cảm xúc của mình để sống “yên ổn” với người khác. Hệ quả là họ sống nhạt nhoà và không trở thành người như họ thực sự mong muốn. Nhiều người vì thế mà sinh bệnh do những nỗi cay đắng và phẫn uất trong cuộc đời.
4. Giá như tôi vẫn giữ được liên lạc với bạn bè.
Thông thường người ta không nhận ra giá trị thực sự của những người bạn cũ cho đến thời điểm vài tuần lễ trước khi chết, song lúc đó thì họ không thể tìm lại được nữa. Nhiều người đã quá chăm lo cho cuộc sống riêng của mình mà để cho những tình bạn vàng tuột mất. Trước lúc lìa đời, tất cả mọi người đều nhớ đến bạn mình.
5. Giá như tôi để cho bản thân mình được sống hạnh phúc hơn.
Thật ngạc nhiên vì đây là một điều hối tiếc rất phổ biến. Nhiều người đã không nhận ra rằng,hạnh phúc là một sự lựa chọn.
Richard Strauss, người nhạc sỹ sáng tác “Tod und Verklärung (Cái chết và Sự thay hình đổi dạng)”, trước lúc qua đời đã nói với người con dâu tên là Alice của mình rằng: “Điều này thật buồn cười, Alice à, cái chết nó giống hệt như những gì mà ta đã sáng tác trong Tod und Verklärung”.
Trang Tử (Thế kỷ III, IV TCN) là một triết gia có địa vị rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa. Trong Liệt Ngự Khấu có kể lại rằng, lúc Trang Tử hấp hối, các môn sinh bàn với nhau sẽ hậu táng cho ông. Ông nghe được bảo: “Đừng. Ta đã có trời đất làm quan quách, mặt trời mặt trăng làm ngọc bích, các tinh tú làm ngọc châu, vạn vật sẽ đưa ma ta, như vậy đồ táng ta chẳng đủ rồi sao? Còn phải thêm gì nữa?”.
Môn sinh đáp: “Chúng con sợ quạ và diều hâu sẽ rỉa xác thầy”.
Trang Tử bảo: “Tại trên mặt đất thì bị quạ và diều hâu rỉa, ở dưới đất thì bị kiến và sâu đục. Tại sao các con lại thiên vị, cướp của các loài ở trên mà đem cho các loài ở dưới?”
Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên
Vương Bưu, một viên quan thông sự của Hoàng đế triều đại nhà Đường ( 618 – 917 sau công nguyên) từng nói “Mọi sự việc gặp phải trong đời đều có nhân duyên. Nhân duyên và sự nghiệp đều có tiền định từ lâu. Là phúc hay họa, cả thời gian quá khứ và tương lai đều đã được định trước”.
Khi Thái hậu Võ Tắc Thiên ( 625 – 705 SCN) giành được ngai vàng, bà đã tru di tông tộc của Hoàng đế. Thái tử bị đưa đến Đại Lý Tự kết án tử hình. Thái tử nói “Ta phải chết, hà tất làm vấy máu cây đao”. Rồi đến nửa đêm, liền dùng áo treo cổ tự tử. Đã chết, nhưng đến trưa ngày sau thì tỉnh lại.
Ông ta cười đùa vui vẻ như thường. Ăn uống tự nhiên như thể đang ở nhà vậy. Khi ông ta tỉnh lại, ông nói “Ta đã đến thiên quốc của Thần, và một vị thần trên đó giận giữ với ta. Ông ta yêu cầu ta trở lại chấp hành bản án. Ta hỏi sao lại cần phải thế. Vị thần đó đưa ta xem một bộ hồ sơ về những điều ta đã làm trong những kiếp trước. Nó ghi chép rằng ta đã giết người trong kiếp trước, và kiếp này ta phải trả nợ”.
Thái tử biết rằng mọi thứ đều đã được sắp đặt sẵn nên ông không sợ hãi gì khi bị xử tử hình. Dường như khi một người sinh ra trên cõi đời, sự sống và cái chết của anh ta đã được sắp đặt sẵn. Mùa quả trong đời này là từ những hạt giống đã gieo trồng từ đời trước. Phú quí được hưởng từ việc gieo công đức. Nghiệp báo là do kiếp trước đã làm điều sai. Nhân quả không ai thoát được.
Trong thời kỳ Trinh Quán ( 627 – 649 SCN), Trương Bảo Tàng là một Võ Tướng trong Đại Nội. Ông thường đi về Lạc Dương trong những ngày nghỉ. Một ngày, ông chạy đến chỗ người thợ săn đang nướng thịt của một con thú mà anh ta đã bắn được. Ông dựa vào một thân cây, thở dài và nói “ Ta đã sống 70 năm. Điều ta tiếc nuối là chưa từng được ăn thứ thịt tươi ngon đến thế”. Ngay lúc đó, một hòa thượng đi qua và nói với ông Trương rằng “Trong vòng 60 ngày tới, ông sẽ được thăng làm quan tam phẩm, sao ông lại thở dài?” rồi hòa thượng đó biến mất. Ông Trương rất ngạc nhiên. Thay vì đi về Lạc Dương, ông quay lại kinh thành.
Cùng lúc đó, Hoàng đế Đường Thái Tông ( 599 – 649 SCN) đang mắc bệnh kiết lỵ. Không có quan ngự y nào trong triều chữa khỏi bệnh của ông. Vua bèn ban lệnh nếu quan ngự y nào tìm được một đơn thuốc hữu hiệu thì sẽ được ban thưởng chức quan xứng đáng. Trương Bảo Tàng từng mắc bệnh kiết lỵ trước đó vì thế ông biết được cách chữa công hiệu. Ông liền dâng đơn thuốc cho Đường Thái Tông.
Đường Thái Tông thử thuốc và ngay lập tức hết bệnh. Ông liền ban cho ông Trương chức quan Ngũ Phẩm. Nhưng vị tể tướng không nghe theo lệnh, hơn một tháng mà ông không soạn chiếu ban chức. Thái Tông đột nhiên mắc bệnh trở lại, ông lệnh cho dùng đơn thuốc cũ và được chữa khỏi.
Thái Tông ngạc nhiên sao ông không thấy chiếu thăng quan cho ông Trương, vì ông Trương là người dâng đơn thuốc công hiệu. Khi ông hỏi tể tướng điều gì xảy ra, tể tướng sợ hãi nói, ông không chắc là quan ngũ phẩm là chức quan quản lý hay một vị trí trong quân đội. Thái Tông biết rằng vị tể tưởng đó đã đề cử một người lên làm quan tam phẩm vì đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng. Ông liền nói với tể tướng “Vì sao một người chữa khỏi bệnh cho hoàng thượng lại không được được ban chức ngang hàng với người đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng? Ta muốn ông Trương làm quan tam phẩm thuộc cấp quản lý, với những lễ nghi ban chức đầy đủ”. Mệnh lệnh của hoàng đế được thực hiện trong vòng 60 ngày như lời vị hòa thượng nói.
Dường như không chỉ sinh tử đời người là hữu mệnh, mà phú quý của một người cũng là nhân duyên. Cổ nhân có câu “Mệnh lí hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cưỡng cầu” (tạm dịch: Khi điều gì đã được sắp đặt, nó sẽ đến đúng thời điểm. Nếu điều gì không được sắp đặt, không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?).
Chuyện được trích từ Thái Bình Quảng ký, một sưu tập truyện được biên soạn từ năm 977 SCN đến 988 SCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét