Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Cựu binh Trung Quốc kể lại 13 năm bị 2 nữ dân quân Việt Nam " áp trại trượng phu" ( bắt làm chồng )

Cựu binh Trung Quốc kể lại 13 năm bị 2 nữ dân quân Việt Nam bắt giữ

CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, một cựu binh Trung Quốc trong lúc chi viện tiền tuyến không may bị bắt và giải vào một khu rừng rậm nguyên sơ, làm “áp trại trượng phu” (người chồng sơn trại), từ đó bắt đầu cuộc sống nguyên thủy ly kì kéo dài suốt 13 năm.

Việt Nam, Trung Quốc, tình yêu thời chiến, chiến tranh biên giới Việt Trung,
Ông tên Hoàng Can Tông, nhà ở trong một thôn làng nhỏ ngay sát biên giới Việt – Trung. Ngày 17/1/1979, chiến tranh biên giới Việt – Trung đã nổ ra chấn động toàn thế giới. Ông và những người cùng làng đã ghi danh tham gia hàng ngũ dân công đi theo quân đội lái xe đến tiền tuyến, giúp vận chuyển đạn dược, thực phẩm và những thương binh.

Buổi tối ngày 25/1, nơi dừng chân của đội dân công đột nhiên bị đạn pháo tập kích, nhóm dân công vốn không có chút kinh nghiệm gì nên sợ quá bỏ chạy tán loạn. Bởi trời tối đến đen như mực, mất phương hướng, ông một hơi đã chạy hơn mấy cây số đường núi. Đột nhiên vấp ngã, ông bị người ta trói ngược tay ra sau lưng, bắt lên núi.
Việt Nam, Trung Quốc, tình yêu thời chiến, chiến tranh biên giới Việt Trung,
Trời dần dần sáng hẳn, khi tỉnh lại Hoàng Can Tông mới nhìn rõ người bắt giữ ông tối qua là hai nữ dân quân Việt Nam. Họ biết nói một ít tiếng Hoa, nên bảo ông rằng họ sẽ không giết ông, chỉ cần ông không chạy lung tung. Người có thân hình cao tên Lê Thị Bình, tính tình hoạt bát vui vẻ, người thấp hơn tên Nguyễn Thị Anh, tính cách khá hướng nội, không thích nói chuyện.
Hai lính nữ Việt Nam này hoàn toàn không tàn nhẫn độc ác giống như những lời đồn thổi, mà rất nhã nhặn, tâm trạng của ông có chút được thả lỏng. Từ trong cuộc trò chuyện với nhau ông biết được, chiến tranh trong nước kéo dài trong mấy chục năm, ở chỗ của họ gần như không còn thanh niên trai tráng gì nữa. Họ 18 tuổi thì bị bắt phải nhập ngũ, trong cuộc chiến tranh với miền Nam Việt Nam Cộng Hòa (chính quyền được Mỹ hỗ trợ) đã chinh chiến suốt 5 năm trời. Năm 1976, sau khi chiến tranh thắng lợi, lại xảy ra cuộc chiến tranh biên giới với người Trung Quốc.
A Bình và A Anh đã 26 tuổi rồi, họ không biết chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ mở rộng hay không, bản thân họ đều rất chán ghét chiến tranh, không muốn chôn vùi tuổi thanh xuân vào trong khói lửa chiến tranh nữa. Tất nhiên họ không dám trở về quê nhà, bởi vì sự trừng phạt đối với lính đào ngũ vào thời chiến tranh rất nghiêm khắc, chỉ có đi vào nơi rừng rậm nguyên sơ cách xa khỏi thế giới con người mới có thể được sống những ngày tháng bình yên.
Khi tỉnh lại, Hoàng Can Tông nằm nghỉ trong ngôi nhà lá, A Bình và A Anh ôm chặt lấy ông, sưởi ấm cho ông. Lúc này, ông chẳng may ngất đi, được họ cứu sống lại, sau đó lại hôn mê suốt 2 ngày liền. Hai người họ ngày đêm đắp nước lạnh, bón thảo dược cho ông, về sau mới biết rằng, nếu không dùng thân thể sưởi ấm, máu của ông sẽ dần dần chuyển lạnh, mãi đến từ từ xơ cứng mà chết.
A Bình nói với Hoàng Can Tông rằng: “Từ nay về sau tuyệt đối đừng có đi lại lung tung nữa, đừng nói rắn rết bò cạp sẽ cắn chết anh, ngay đến cả phương hướng anh cũng khó mà nhận biết được. Hơn nữa hiện giờ bên ngoài đang giao chiến, dù cho có chạy ra được thì có an toàn được không?“. Nhìn thấy ánh mắt cầu khẩn của A Bình, Hoàng Can Tông không còn lời gì để nói nữa. Trong nhà ông còn có cha mẹ, em gái và bạn bè, ông biết rõ không thể sống ở đây cả đời được, nhưng mà một mình mình nếu muốn chạy ra cánh rừng nguyên thủy rậm rạp này quả thật không phải chuyện dễ, ông đành phải nhẫn nại, đợi khi có cơ hội rồi hãy tính tiếp.
Mùa khô đã đến rồi, ba người họ đi ra khỏi nhà lá, thừa lúc thời tiết còn tốt săn thêm một số động vật. A Bình cầm theo dao pha đi trước mở đường, họ băng qua một ngọn núi, A Bình đang đi phía trước bỗng cảm thấy dưới chân bị gì đó quấn lấy, cô đã nhanh trí lăn một vòng dưới đất, ngay lúc đó ba mũi tre sắc bén “vù, vù, vù” bắn vào chỗ vướng chân lúc nãy.
Đây là một cái bẫy săn thú tự động bắn ra, nhưng không biết là ai đã đặt cái bẫy này, họ quyết định núp ở một chỗ kín đáo chờ đợi người thợ săn. Buổi trưa ngày hôm sau, một người đàn ông trung niên tay cầm một chạc cây, ở trần đi đến, nhìn thấy họ liền lập tức giương cung. A Bình nói rõ tình hình với ông, nét mặt căng thẳng của ông mới dịu lại, ông tự mình giới thiệu tên A Căn, 20 năm trước, thế hệ cha chú của ông vì để trốn tránh chiến loạn, đã dọn vào trong rừng rậm nguyên sơ sinh sống, trở thành thổ dân nơi này, ông mời họ đến làm khách trong bộ lạc của mình.
Toàn bộ nam nữ già trẻ trong bộ lạc đều ra nghênh tiếp họ, điều khiến người ta kinh ngạc nhất là, hết thảy những người phụ nữ thành niên ở đây cũng đều ở trần như đàn ông vậy, bộ ngực nở nang để lộ ra trước mặt người lạ. Hết thảy cư dân trong bộ lạc này đều vô cùng hiếu khách, đã hầm thịt chiêu đãi khách. Năm 1953, trong thời kháng chiến tranh với Pháp, năm hộ gia đình của họ đã đi vào trong chốn rừng rậm nguyên sơ, chọn dựng nhà cửa, trồng ngô, kiều mạch và rau củ, nuôi heo, gà, ngỗng ở nơi này, sống một cuộc sống nguyên thủy tự cung tự cấp.
Ba người họ quyết định chuyển đến sống trong bộ lạc, A Bình và Hoàng Can Tôn cùng nhau xây dựng một “gia đình”, còn A Anh thì gả cho A Căn (người vợ trước của A Căn đã mất do khó sinh). Ông đến chốn rừng rậm nguyên thủy đã 13 năm rồi, một ngày nọ ông một mình mang theo cung ra ngoài săn bắn, băng qua mấy ngọn núi, đột nhiên nhìn thấy trước mặt có một gian nhà lá, trên mặt đất để mấy cái chai trống không. Ông cầm cái chai lên xem thử thương hiệu bên trên, không khỏi giật mình kinh ngạc, thì ra là chai không đựng bia được sản xuất ở Quảng Tây.
Vì để kiểm chứng vì sao lại có số chai bia này, từ đó trở đi mỗi ngày ông đều lấy cớ đi săn, đến nơi này chờ đợi, cuối cùng đã gặp được hai người vào rừng lấy mủ cao su. Ông đã thông qua hai người này mà biết được tình huống ở bên ngoài, mới biết chiến tranh Trung – Việt đã kết thúc từ lâu, hơn nữa mậu dịch ở biên giới hai nước ngày càng được thúc đẩy mạnh.
Ông quyết định không làm “áp trại trượng phu” ở đây nữa, ông muốn trở về quê nhà. Trải qua vô số lần dày vò trong đau đớn, cuối cùng ông vẫn quyết định trở về. Tháng 9/1991, Hoàng Can Tông băng rừng vượt suối suốt ba ngày ba đêm cuối cùng đã ra khỏi cánh rừng rậm nguyên sơ, trở về bên cạnh người thân đã rời xa suốt 13 năm nay.
Về sau, ông đã mở một cửa hàng nhỏ buôn bán ở vùng thương mại biên giới, làm chủ một cửa hàng nhỏ. Rất nhiều người đã giới thiệu vợ cho ông, muốn ông có một gia đình, nhưng ông cự tuyệt hết thảy. Ông nói, trong lòng ông luôn cảm thấy rất day dứt, buổi tối thường mơ thấy A Bình đáng khóc lóc cầu xin ông trở về. Theo những gì được biết, đến bây giờ ông vẫn nhớ đến A Bình, dự tính đón cô về đoàn tụ.
Tiểu Thiện dịch từ Meirihaowen

Không có nhận xét nào: