Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

HÔN NHÂN VÀ TANG CHẾ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI ALEXANDRE DE RHODES

Lại Nguyên Ân và 3 người khác đã chia sẻ bài viết của Lê Nguyễn.
Lê Nguyễn đã thêm 5 ảnh mới — cùng với Hoàng Thị Ngọc Trâm và 29 người khác.
Một người phương Tây viết kỹ về phong tục tập quán của một dân tộc Á Đông xa xôi là điều hiếm có. Alexandre de Rhodes làm được điều này nhờ khả năng tiếp thu ngôn ngữ Việt một cách nhạy bén và nhanh chóng. Sáu tháng sau khi đặt chân lên Đàng Trong năm 1624, ông đã giảng đạo được bằng tiếng Việt. Nhờ vậy, chỉ sau ba năm sống ở Đàng Ngoài, ông đã có nhiều cuộc tiếp xúc rộng rãi, quan sát, ghi chép lại từng chi tiết về phong tục tập quán của người Việt vào nửa đầu thế kỷ 17. Chắc chắn rằng với một người ngoại quốc như ông, những gì ông viết khó có thể chính xác 100%, song nếu chưa thể tìm ra những tư liệu, chứng cứ nào xác thực hơn, chúng ta buộc phải tạm tin vào ông vậy.

Hội nghị Thành Đô năm 1990 (tài liệu mới)

Zhang, Xiaoming (2015/05/06). Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình: xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991 (The New Cold War History) The University of North Carolina Press.


Chương 8: Con đường dẫn tới chấm dứt xung đột

(tr. 202-206).

Hội nghị Thành Đô năm 1990

Tháng 6 năm 1990 (khi Đông Âu lần đầu tiên thoát khỏi chế độ cộng sản sau hơn bốn mươi năm), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có một yêu cầu khẩn thiết khác cho một chuyến thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Nguyễn Văn Linh nhắc lại các chuyến đi Trung Quốc của ông trước khi có tranh chấp biên giới và các cuộc gặp gỡ của ông với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Nguyễn Văn Linh tự nhận mình là một học trò của Mao về lý luận cách mạng và rất trân trọng viện trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Sau đó, ông thừa nhận rằng Việt Nam đã cư xử không tốt với Trung Quốc và sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình. Đối với Campuchia, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng tình hình sẽ được giải quyết một cách hòa bình, nhưng kêu gọi cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên cùng hợp tác với nhau ngăn chặn không để phương Tây và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Campuchia trong tương lai. Nguyễn Văn Linh cũng thừa nhận việc loại trừ Khmer Đỏ khỏi chính phủ Campuchia trong tương lai là không thực tế. Cuối cùng, phần nào theo cách của Đặng Tiểu Bình, ông bày tỏ mong muốn đuợc gặp các  lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Việt-Trung trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn dửng dưng với quan điểm của nhà lãnh đạo Việt Nam này về Campuchia và thấy khó chịu bởi cái mà họ cảm nhận như là thái độ táo tợn của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã không còn hài lòng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia mà bây giờ mong đợi nhiều hơn ở Hà Nội. Trong một phúc đáp nhanh cho Nguyễn Văn Linh, Trung Quốc nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước chỉ có thể xảy ra sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia: Việt Nam vẫn cần phải hoàn thành việc rút quân và sau đó giúp vào việc hòa giải dân tộc Campuchia.

Tín hiệu gì: Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản không phủ nhận ‘Bộ Luật về Đảng’

Ông Nhị Lê hiện là Phó tổng biên tập của Tạp chí Cộng sản - một kênh phát ngôn đặc biệt quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là một trong những địa chỉ thủ cựu nhất. Trước khi trở thành tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng có thời làm việc tại tạp chí này.

                                                     Tạp chí Cộng sản số đặc biệt

Chỉ vài ngày trước khi đại hội 12 khai mạc, trang Viettimes đã có một bài phỏng vấn ông Nhị Lê. Gần như là lần đầu tiên, một trang báo nhà nước dám nêu ra câu hỏi: “Từ khi ra đời đến nay Đảng hoạt động chủ yếu dựa trên Điều lệ Đảng. Theo ông thì Điều lệ Đảng đã đủ chưa? Đảng có cần một Bộ Luật về Đảng không?”.

Phó Ban Tuyên giáo TW Nguyễn Thế Kỷ chối:Không ngăn cấm đưa tin cụ Rùa chết

Không ngăn cấm đưa tin cụ Rùa chết

Xuân Linh(ghi) | 
Không ngăn cấm đưa tin cụ Rùa chết
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ

Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Thế Kỷ bác bỏ việc ngăn cấm đưa tin cụ Rùa Hồ Gươm chết như một số thông tin trên mạng nói "hình như có sự ngăn cấm thông tin".

“Tôi xin khẳng định, không ai ngăn cấm cả”, ông Thế Kỷ nói với báo chí bên lề phiên họp trù bị của Đại hội Đảng 12 sáng nay.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ xác nhận: “Chiều qua cụ Rùa Hồ Gươm ra đi”.
“Với người Việt Nam, cụ Rùa Hồ Gươm là một biểu tượng thiêng liêng từ hàng trăm năm nay, đặc biệt là truyền thuyết trao trả gươm báu sau khi Lê Lợi đánh tan quân xâm lược. Đó là câu chuyện về hòa hiếu, hòa bình của Việt Nam. Sự ra đi của cụ gây xúc động”, ông nói.
Không nên suy diễn “điềm”
Ông Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, sự ra đi của cụ Rùa là một tổn thất mặc dù, theo quy luật của con người hay động thực vật, đều có sinh lão bệnh tử.

Hà Nội: Xử phạt sai phạm trong bảo tồn, trùng tu di tích: “Giơ cao đánh khẽ” nên... nhờn(?!)

Xử phạt sai phạm trong bảo tồn, trùng tu di tích: “Giơ cao đánh khẽ” nên... nhờn(?!)

Công trình “Hương nghiêm pháp đường” nằm bên phải chùa Thiên Trù được xây dựng trái phép nhiều năm mà cơ quan quản lý văn hóa không hay biết.
Thời gian gần đây, số vụ vi phạm trong việc trùng tu, bảo tồn di tích ngày càng tăng, gây bức xúc trong dư luận. Nhưng kết quả xử lý cho đến nay vẫn là… không ai bị xử lý, kể cả ở mức cảnh cáo. Chính việc xử phạt theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” của cơ quan chức năng đã khiến không ít người “phớt lờ luật” để xâm phạm di tích.
    KỲ 1: KHÔNG DỠ BỎ CÔNG TRÌNH TRÁI PHÉP VÌ… TIẾC TIỀN
    Một công trình 3 tầng, diện tích gần 400m2, có kiến trúc lạ trong khuôn viên chùa cổ của danh thắng nổi tiếng Chùa Hương đã “qua mặt” cơ quan văn hóa để tồn tại tới 4 năm không ai phát hiện. Đến khi bị dư luận phản ánh, dù thừa nhận sai phạm là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội và các nhà khoa học đều thống nhất với phương án “xử lý… cho tồn tại”, tức là chỉ tu sửa, chứ không dỡ bỏ công trình.

    Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

    Cao Nhân Dự Đoán Thời Điểm Sụp Đổ của Chính Quyền Trung Quốc

    Tác giả: Tiếu Sanh, Dajiyuan | Dịch giả: Nhóm biên tập Việt Nguyên

    Ảnh: Ngày 10 tháng 5 năm 2014, hơn 600 học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông và khu vực châu Á diễu hành dưới mưa, chào mừng Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền 22 năm trên toàn thế giới (Phan Tại Thù / Đại Kỷ Nguyên)
    Trong lịch sử có rất nhiều lời dự ngôn sau này đã thành hiện thực. Hiện nay, rất nhiều lời dự ngôn về tình trạng hỗn loạn của chính quyền Trung Quốc cũng như việc kết cục đảng cộng sản TQ (ĐCSTQ) giải thể đang dần trở thành hiện thực.
    Có một dự ngôn 4 chữ của một cao nhân trong dân gian về số mệnh của ĐCSTQ, trong đó 3 chữ đã thành hiện thực, chữ còn lại hiện đang sắp thành. Còn có một cao nhân trong dân gian khác căn cứ vào phồn thể của 3 chữ “cộng sản đảng” dự đoán được thời gian kết thúc của ĐCSTQ. Dưới đây là tập hợp những dự ngôn có liên quan.
    Dự ngôn thời gian kết thúc cuộc xâm lược của Nhật Bản
    Năm 1931, sau khi Nhật Bản xâm lược, tại Đông Bắc thành lập một khu gọi là “Mãn Châu Quốc”, lúc đó có một viên quan cao cấp Nhật Bản, ở Thẩm Dương hỏi chuyện một ông già người Trung Quốc.
    Viên quan Nhật Bản: Ông xem xem Nhật Bản có thể chiếm được Trung Quốc không?

    Chủ quyền của chúng ta trên biển Đông bị thách thức nghiêm trọng

    20/01/2016 12:11 GMT+7

    TTO - Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương đã chia sẻ với báo chí như vậy xung quanh một số vấn đề về đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bên lề phiên họp trù bị sáng 20-1.
    Ông Nguyễn Thế Kỷ trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII - Ảnh: Viễn Sự
    Ông Nguyễn Thế Kỷ trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII - Ảnh: Viễn Sự
    Về những tiêu chuẩn đặt ra với các ủy viên trung ương khóa XII, ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: “Những người trong danh sách để đưa ra đại hội bầu vào ban chấp hành lần này đã được chuẩn bị qua các vòng làm nhân sự khá kỹ lưỡng. Có thể nói đó là những phương án gần như là tốt nhất ở từng địa phương, từng ngành”.
    Cán bộ phải nhìn dân mà sống
    * Tiêu chuẩn cụ thể là gì thưa ông?
    “30 năm qua, từ khi đất nước đổi mới, thế giới đã đi rất xa. Ngay cả việc bảo vệ chủ quyền trên biển Đông cũng đặt ra những thách thức rất mới, buộc chúng ta phải xác định chiến lược trong tình hình mới”.
    Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương
    - Người dân mong muốn những người được bầu phải có quyết tâm đổi mới và tư duy đổi mới, có tài, có đức.
    Đức ở đây trước hết là phải trong sạch, không giàu lên nhanh chóng, không có biểu hiện nhóm lợi ích, không có những biểu hiện xa rời Nhân dân, đặc biệt là không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tư lợi.
    Người cán bộ trong điều kiện mới, tất nhiên không ai bắt anh phải sống kham khổ nhưng mà rõ ràng phải luôn nhìn mức sống bên cạnh anh thế nào, đồng bào vùng sâu vùng xa thế nào để anh sống và làm việc.

    Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng...

    Đăng Bởi  - 

    Tong thong Thieu ra lenh tai chiem Hoang Sa, nhung...

    Ngay sau khi các chiến hạm của hải quân VNCH thất thủ trước Trung Quốc, đích thân Tổng thống  Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tư lệnh hải quân vùng I "bằng mọi giá" phải giành lại đất của tổ tiên. Lần này, lực lượng không quân được giao vai trò tiên phong.







    Gấp rút chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa
    Ngay trong ngày 19.1.1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh điều 5 phi đoàn chiến đấu F5, bao gồm 4 phi đoàn thuộc sân bay Biên Hoà, 1 phi đoàn thuộc sân bay Đà Nẵng, tổng cộng 120 chiếc.
    Địa điểm tập kết là sân bay Đà Nẵng.

    Sếp' dự án đường sắt tiếp khách, nghỉ mát... hết 11 tỷ đồng

    TP Hà Nội đã có lịch dự kiến xét xử sơ thẩm vụ án Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong 2 ngày 26 và 27-10.

    sep du an duong sat tiep khach nghi mat het 11 ty dong
    Trần Quốc Đông.
    Trước đó, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gồm: Phạm Hải Bằng, nguyên Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng phòng dự án 3 - RPMU; Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty  Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU; Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy, nguyên Phó Giám đốc RPMU.

    Nếu không “gánh” thuế và phí, giá xăng chỉ hơn 7.800 đồng/lít


    BizLIVE

    8 liên quan

    Với 5 loại thuế và một số khoản phí như chi phí định mức, lợi nhuận định mức lên đến 8.214 đồng/lít. Giả thiết đặt ra nếu trừ các khoản thuế, phí kể trên giá xăng Việt Nam chỉ ở mức 7.816 đồng/lít.
    Nếu không “gánh” thuế và phí, giá xăng chỉ hơn 7.800 đồng/lít
    Ảnh minh họa.
    Gánh nặng thuế, phí
    Từ ngày 4/1 vừa qua, sau khi đã điều chỉnh giảm gần 400 đồng/lít, giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng RON 92 tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang ở mức 16.030 đồng/lít.

    Than củi, mùn cưa ‘đốt cháy’ thị trường xuất khẩu

    08:00 AM - 20/01/2016 Thanh Niên

    Đóng gói than củi xuất khẩu - Ảnh: Lê Dung
    Đóng gói than củi xuất khẩu - Ảnh: Lê Dung

    Trong năm 2015, xuất khẩu lại có những tăng trưởng đột biến. Trong đó, đáng chú ý nhất là than củi, viên nén mùn cưa.
    “Cơn sốt” than củi
    “Từ mấy tháng cuối năm 2015 đến nay, có rất nhiều doanh nghiệp (DN) liên lạc với chúng tôi nhờ tìm đầu mối xuất khẩu than củi sang Trung Đông…”, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty cp VIETGO - một công ty chuyên tư vấn, xúc tiến xuất, nhập khẩu cho biết. Theo ông Việt, trong khoảng một năm qua, VN nổi lên như một nước xuất khẩu than củi chính cho các nước sử dụng nhiều than củi, nhất là Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc do có những biến động về nguồn cung trên thị trường này. 

    Xác cụ Rùa hồ Gươm sẽ được đưa vào Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

    Đăng Bởi  - 

    rua Ho Guom chet, qua doi, cu rua, UBND thanh pho Ha Noi
    Hình ảnh về cụ Rùa hồ Gươm ngày 27.3 (Ảnh: Nguyễn Đăng Sơn).

    UBND thành phố Hà Nội cho biết: Gần 18 giờ ngày 19.1, UBND thành phố nhận được nguồn tin từ Ban quản lý Hồ Gươm thông báo cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm đã chết nổi trên mặt nước.







    Sau khi nhận được thông tin, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm cử cán bộ ra tận hiện trường để làm các thủ tục liên quan. UBND thành phố cũng quyết định chuyển xác cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết cụ Rùa chết là do quy luật tự nhiên "Sinh - lão - bệnh - tử", đặc biệt là dịp này thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cụ Rùa ra đi.

    Ai là người đang hạn chế, cản trở TỰ DO hở ông Vũ Ngọc Hoàng ?

    Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN.

    1.Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm.

    Tự do và bình đẳng là cặp đôi cùng tồn tại. Không thể người này có quyền tự do hơn người khác, trừ khi người khác ấy bị tước quyền tự do vì phạm pháp. Tự do bao gồm nhiều nội dung, trong đó, quan trọng nhất là: Con người có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, tự do tiếp cận chân lý. Con người ở mọi thời đại, mọi nơi và mọi lúc đều mong muốn và luôn chiến đấu cho tự do, đó cũng là biểu hiện tính tất yếu của tự do. Không ai không được tự do nếu như người đó không tự đánh mất. Thế nhưng, từ khi có xã hội loài người thì đồng thời quan niệm về tự do cũng chịu tác động của các quan hệ xã hội.

    Chi hơn 9 tỉ USD để nhập máy móc Trung Quốc

    19/01/2016 14:55 GMT+7

    TTO - Tổng cục Hải quan vừa công bố, năm 2015, Việt Nam chi nhiều tiền nhất, chi tới 9 tỉ USD để nhập máy móc, thiết bị dụng cụ từ Trung Quốc.
    Theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố, năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng giá trị nhập khẩu hơn 45 nhóm mặt hàng lên đến trên 49,5 tỷ USD, tăng gần 6 tỉ USD so với năm 2014.
    Cụ thể, mặt hàng mà Việt Nam chi nhiều tiền nhất, chi tới 9 tỉ USD để nhập máy móc, thiết bị dụng cụ từ Trung Quốc. Khoản tiền tăng thêm để nhập mặt hàng này là hơn 1,2 tỉ USD.
    Tiếp tục ở vị trí dẫn đầu trong nhiều năm qua về cung cấp máy móc, thiết bị cho Việt Nam, Trung Quốc vượt Nhật Bản và Hàn Quốc…
    Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Trung Quốc chiếm 30% tổng giá trị nhập khẩu.