TP Hà Nội đã có lịch dự kiến xét xử sơ thẩm vụ án Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong 2 ngày 26 và 27-10.
Trần Quốc Đông. |
Trước đó, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gồm: Phạm Hải Bằng, nguyên Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng phòng dự án 3 - RPMU; Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU; Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy, nguyên Phó Giám đốc RPMU.
Cơ quan tố tụng xác định, tháng 10-2008, Bộ GTVT phê duyệt Dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), đồng thời giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án tuyến số 01 cho RPMU.
Ngày 5-1-2009, RPMU thành lập Tổ dự án tuyến 01, gồm 21 thành viên trong đó, ông Phạm Hải Bằng làm Chủ nhiệm dự án.
Trong tháng 9-2009, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - đại diện là ông Bằng đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật Dự án tuyến số 1 với Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số công ty khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, ông Phạm Hải Bằng đã nêu một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC, từ đó đề nghị và được phía JTC chấp thuận hỗ trợ kinh phí.
Ông Bằng đã trao đổi lại việc này với Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 - RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, JTC đã chuyển khoảng 11 tỷ đồng cho bộ ba Bằng, Thái và Duy.
Quá trình bị điều tra, các bị can khai nhận toàn bộ số tiền trên được sử dụng cho các chi phí tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp, làm ngoài giờ, nghỉ mát… hết 11 tỷ đồng. Bản thân các bị can đều được hưởng lợi riêng từ những khoản chi này.
Đến khi bị bắt và trong quá trình điều tra, các bị can đã tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của CQĐT Bộ Công an để khắc phục hậu quả.
Cụ thể: ông Bằng nộp 970 triệu đồng và 7.000 USD; ông Duy nộp 65 triệu đồng, ông Thái nộp 600 triệu đồng, ông Lục nộp 100 triệu đồng và ông Đông nộp 30 triệu đồng.
Người mẹ tự tử lấy tiền phúng viếng cho con đi học
(Đời sống) - Thương con, thương chồng lại trách mình bệnh tật, gây thêm gánh nặng cho gia đình nên cuối cùng người người mẹ đã chọn cái chết như một sự giải thoát.
Tâm nguyện cuối cùng của một người mẹ
Những nét chữ viết vội, nguệch ngoạc, những câu từ không chấm phẩy, lủng củng… Tất cả những điều đó đều bị chìm lấp bởi nước mắt, bởi niềm thương và nỗi xót xa vô hạn của những người ở lại khi đọc bức thư, cũng là tâm nguyện cuối cùng của một người mẹ để lại cho chồng và các con:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.
Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và ba đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! Em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh một triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.
Chị Nhân và bức di thư để lại. |
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh. Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!”.
Những dòng tâm sự như rút hết ruột gan và máu thịt ấy chính là bức thư mà chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (38 tuổi), ngụ ở Ấp 5, xã An Xuyên, Cà Mau để lại trước khi quyên sinh vào chiều ngày 24/4/2013. Cái chết của chị Nhân khiến người ở lại đau lòng bởi đó không chỉ đơn thuần là sự từ giã cõi đời theo quy luật vốn có của cuộc sống. Nó là câu chuyện về sự cùng quẫn, về sự hi sinh đầy vĩ đại của một người mẹ với mong ước tương lai con mình sẽ tốt hơn.
Và câu chuyện về một sự hi sinh vĩ đại
Sinh ra trong một gia đình nông nghiệp nghèo khó, cuộc sống của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân không mấy thay đổi khi lập gia đình. Sau 20 năm kết hôn, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình chị. Cùng với chồng, chị Nhân đã làm lụng vất vả, không nề hà bất cứ một công việc gì, miễn là chúng có thể mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Ngay cả những công việc nặng nhọc nhất, vốn chỉ dành cho nam giới, chị Nhân cũng không chối từ để kiếm từng đồng bạc lẻ.
Vậy nhưng, số tiền mà vợ chồng chị kiếm được ngày càng ít ỏi trong khi ba đứa con của chị lại đang ở độ tuổi ăn học. Kinh tế gia đình suy kiệt, chị Nhân lại mắc bệnh hiểm nghèo. Khoản tiền kiếm được giờ đây lại tiếp tục phải san sẻ cho tiền thuốc men của chị nên càng eo hẹp hơn. Cái khốn khổ, nghèo khó cứ vậy mà đè nặng hơn lên đôi vai của người đàn bà mang tên Mỹ Nhân.
Nghĩ phận mình đã khổ cực gần suốt cuộc đời nên chị Nhân dành mọi niềm hi vọng vào những đứa con vốn thông minh và chăm ngoan của mình. Chị mong con được học tập, có đủ kiến thức để mai này có thể vươn xa hơn trong cuộc sống. Vậy nên, nỗi đau lớn nhất của chị Nhân không phải là bệnh tật của bản thân, không phải là những bữa rau cháo qua ngày mà chính là việc những đứa con chị không có đủ tiền để đóng học phí, có nguy cơ phải nghỉ học.
Cũng vì thế, khi biết tin nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị Nhân đã làm thủ tục để vay tiền. Oái oăm thay, chính sách đề ra là chỉ có những hộ nghèo, gia đình cận nghèo mới được vay mà gia đình chị thì lại chưa có cái “chứng nhận” ấy. Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, chị Mỹ Nhân đến và trình bày hoàn cảnh của mình: “Hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Đổi lại, chị Nhân chỉ nhận được lời hứa xem xét.
Đám tang đãm nước mắt của chị Nhân. |
Để có tiền cho con đóng học, chị Nhân đã làm đủ mọi cách: làm việc cật lực, góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay “nóng” bên ngoài. Một tháng trước khi quyết định từ bỏ cuộc sống, chị Nhân đi gọi người để bán nhà và đất đang ở. Tuy nhiên, người ta từ chối và nói rằng cần có thời gian để xem xét. Khi chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con cũng không nhận được sự đồng ý.
Làm hết cách mà vẫn không thể xoay sở được tiền học phí cho các con, lại thấy mình là gánh nặng của gia đình khi tiếp tục tiêu tốn tiền thuốc men nên cuối cùng chị Nhân đã chọn cách quyên sinh. Với chị Nhân, đó là con đường duy nhất mà chị có thể làm được vào thời điểm lúc bấy giờ để duy trì việc học cho các con. Chị hi vọng, khi chị mất đi, số tiền bà con… phúng viếng sẽ giúp các con chị tiếp tục được đi học.
Ngày chị Nhân mất cũng là ngày mà ba người con của chị khóc hết nước mắt. Nỗi đau mất mẹ và câu chuyện mẹ lựa chọn cái chết để các con có thể tiếp tục học tập có lẽ sẽ là một phần kí ức không thể quên trong tâm trí của những đứa trẻ ấy. Về phía chồng chị Nhân, anh không trách chị đã bỏ anh ở lại với ba đứa con thơ dại.
Bởi, hơn ai hết, chồng chị thấu hiểu được những cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi trong suốt một thời gian quá dài của chị. Những dòng chữ cuối cùng chị để lại càng khiến anh thêm trân trọng vợ mình hơn: “Hoàn cảnh em quá khổ… Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”.
Có thể, có ai đó cho rằng những sự hy sinh của chị Nhân là mù quáng, rằng chị đã chọn một cái kết tiêu cực. Và cũng rất có thể, ai đó khẳng định rằng những đứa con của chị Nhân không nên tận hưởng ân phúc mẹ mình một cách đớn đau như thế, bởi việc học hành không phải là con đường duy nhất dẫn để thoát nghèo.
Thế nhưng, sự hy sinh nào của người mẹ dành cho con cũng luôn là tự nguyện, từ cái lý của trái tim. Đặc biệt, khi phải sống trong gia cảnh tận cùng của nghèo đói, khổ đau, mới có thể lý giải nổi những vọng ước, những hy sinh vô điều kiện của chị Nhân. Tháng 7 với lễ Vu Lan lại về. Câu chuyện về đức hi sinh của những người mẹ nói chung và chị Nhân nói riêng vì thế càng khiến mỗi người trong chúng ta thêm xót xa…
An Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét