Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân Lai tại Bộ chính trị Trung Quốc


Lê Thu | 

Vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân Lai tại Bộ chính trị Trung Quốc
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) mở tiệc chiêu đãi Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 10/11/1973.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai từng bị "bè lũ 4 tên" âm mưu lật đổ và phải trải qua cuộc đấu tố khủng khiếp kéo dài gần 1 tháng trời.

Từ chuyến thăm Trung Quốc của Henry Kissinger...
Bộ ngoại giao Trung Quốc lập ấn phẩm “Tình hình mới” nhằm thông báo những tình hình mới cập nhật. Nội dung kỳ 153 của ấn phẩm “Tình hình mới” năm 1973 đã khuấy động nên một "cơn bão lớn".
Tháng 6 năm đó, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản (ĐCS) Liên Xô Leonid Brezhnev đến thăm nước Mỹ, tiến hành hội đàm với Tổng thống Mỹ Richard Nixon, đồng thời ký kết một loạt các hiệp định hợp tác.
Theo chỉ thị của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ngày 16/6, Phó Giám đốc sở ngoại vụ Bộ ngoại giao nước này tại Mỹ là ông Trương Tái đã viết bài xã luận “Quan điểm sơ bộ về cuộc hội đàm giữa Nixon và Leonid Brezhnev”, đăng trên kỳ 153 của “Tình hình mới”.
Bài viết chỉ trích cuộc hội đàm Brezhnev-Nixon “có tính lừa đảo lớn hơn, không khí Mỹ-Xô thống trị thế giới càng trở nên nồng nặc”.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Sài Gòn chiều cuối năm, đào mai lên xe rác


06:27 PM - 07/02/2016 Thanh Niên Online


Hàng chục cây đào của ông Thành bị chất lên xe rác, cán nát vì ông không đủ tiền thuê xe chở về quê - Ảnh: Bùi ThưĐào có giá 600 – 700.000 đồng/cây nhưng sắp đến giờ giao thừa, bán còn 50.000 đồng vẫn không ai mua.
Kì kèo giá đến phút cuối
Đến khoảng 11 giờ 45 trưa 29 tháng Chạp, lực lượng trật tự đô thị, bảo vệ công viên và tổ vệ sinh môi trường tiến hành dọn dẹp vệ sinh tại công viên 23.9 (quận 1, TP.HCM). Ngay thời điểm này, nhiều người dân đổ đến mua hoa, ép giá đến cuối cùng. Một phụ nữ chạy đến hỏi giá chậu mai của lô anh Minh Hiếu (Trung Sơn, quận 7), giá bán 1,5 triệu đồng nhưng chị này kì kèo xuống còn 1 triệu: “1 triệu với 1 triệu rưỡi có bao nhiêu, anh bán đi để bỏ cũng vậy. Tôi mua rồi tốn công chở về cũng vậy”.
Sài Gòn chiều cuối năm, đào mai lên xe rác - ảnh 1
Lực lượng trật tự đô thị, bảo vệ công viên đến yêu cầu dọn dẹp - Ảnh: Bùi Thư

CHÚC QUÝ VỊ MỘT NĂM BÍNH THÂN AN KHANG, THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ NHƯ Ý


Cầu Tường tiền Huế sụp năm Mậu Thân 1968 - Thước phim quý giá

Mỹ bố trí trên 50% tàu ngầm hạt nhân bao vây Trung Quốc, sẵn sàng khai chiến


VietTimes  2 liên quan


VietTimes -- Gần 6 tháng nay, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ liên tiếp xuất hiện ở chuỗi đảo thứ nhất, công tác bố trí binh lực tại Thái Bình Dương tăng lên rõ rệt. Hơn 50% tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ đang ráo riết hoạt động tại vùng biển gần Trung Quốc, sẵn sàng khai chiến khi cần.
Mỹ bố trí trên 50% tàu ngầm hạt nhân bao vây Trung Quốc, sẵn sàng khai chiến
Ảnh minh họa
Một số chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết, tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, là sự đe dọa lớn đối với Trung Quốc. Do đó, lực lượng tàu ngầm thông thường của hải quân Trung Quốc cũng cần áp dụng các biện pháp theo dõi, giám sát và chống tiếp cận.

Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga

Vũ Ngọc Yên

6-1-2016
Nguồn ảnh: internet
Nguồn ảnh: internet
Bộ Trưởng thương mại và kinh tế của 12 nước (Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam) đã chính thức ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4-2, tại thành phố Auckland, Tân Tây Lan (New Zealand).
TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa giữa các nước thành viên. Cộng đồng TPP có 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.

GS Chu Hảo trả lời hãng tin Bloomberg về việc từ bỏ Đảng

Vừa qua, nhân sự kiện GS Nguyễn Đình Cống từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, phóng viên hãng tin Bloomberg Mai Ngọc Châu đã phỏng vấn Giáo sư Chu Hảo về phong trào thoái đảng và về Đại hội XII của đảng CSVN vừa diên ra hồi cuối tháng 1 - 2016.



Mai Ngọc Châu: Thưa GS Chu Hảo, ông suy nghĩ gì về quyết định này của giáo sư Cống, ông cho rằng do ông bất mãn với kết quả của Đại hội 12? Đây có phải là trường hợp cá biệt?

Phát triển con người của Việt Nam đang chậm dần và tụt hậu


Dân trí “Tiến bộ chậm dần của Việt Nam trong thập kỷ qua đã kéo lùi sự tiến bộ phát triển con người khá nhanh của Việt Nam trước kia để ngày nay trở nên tụt hậu so với nhiều nước khác có cùng trình độ phát triển”.

Năm 2014, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được xếp thứ 116/188 nước, tức là ở thứ hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình (Ảnh: Thế Kha).
Năm 2014, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được xếp thứ 116/188 nước, tức là ở thứ hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình (Ảnh: Thế Kha).
Sáng 5/2, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2015 về tăng cường bao trùm và Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2015.
Báo cáo cho biết chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục tăng trong 24 năm qua. Năm 2014, Việt Nam được xếp thứ 116/188 nước, tức là ở thứ hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình.
Tuy nhiên tiến bộ của Việt Nam là không đồng đều. Từ năm 1980-1990 chỉ số HDI tăng trung bình chỉ ở mức yếu là 0,26%/năm, sau đó tăng nhanh lên mức 1,92%/năm từ 1990 đến năm 2000, trước khi giảm xuống mức 1,33% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 và thấp hơn nữa là 0,69%/năm từ năm 2008.
Tốc độ tăng bình quân của chỉ số HDI là 1,07%/năm từ 1980 đến 2014, tức là thấp hơn bình quân 1,23% của các nước có mức phát triển con người trung bình và mức bình quân 1,29% của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Trần Lệ Xuân trong ngày cưới với Ngô Đình Nhu, Hà Nội năm 1943

Huỳnh Bá Phương
Tân khoa Ngô Đình Nhu về nước được bổ trước hết làm Quản Thủ Văn khố Toà Khâm Sứ Huế (1943) sau ra Hà Nội làm việc tại Thư Viện Trường Viễn Đông Bác Cổ và Tổng Văn Khố Quốc Gia (1945, thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim), tức Giám Đốc Quản Thủ Thư Viện Trung Ương Đông Dương tại Hà Nội. Vào thời gian ấy, anh thanh niên Ngô Đình Nhu năng tham gia tích cực những lớp huấn luyện thanh niên Công giáo về xã hội. Đúng như hồi ức hiếm có của một chứng nhân tuổi nhỏ khi đó ở Hà Nội:
“…Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó.
Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội.
Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường Dòng Chúa Cứu Thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học.

Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết

Posted By ETvn Staff 18 On In Văn hóa,Văn hoá truyền thống | No Comments


Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.
Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?
Y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet1 [1]

1. Sự tích cây đào ngày Tết

Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc [2], tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Tình tiết “động trời” trong vụ mua tàu cũ của Trung Quốc


Dân trí Không phải năm 2015 kế hoạch mua 164 toa tàu cũ của Trung Quốc mới được xúc tiến, mà chủ trương này đã được triển khai từ năm 2014 với bút phê của lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam “nhất trí thực hiện nhanh... đề nghị tổ chức triển khai”.
 >> Hành trình dạm mua 164 toa tàu cũ của Trung Quốc và cú "phanh" gấp
 >> Chủ tịch Đường sắt: "Tôi chưa được báo cáo việc mua tàu cũ của Trung Quốc" (!?)

Bằng chứng được thể hiện trong văn bản số 399 ngày 15/10/2014 của Ban Kế hoạch Kinh Doanh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) gửi Chủ tịch Hội đồng thành viên Trần Ngọc Thành và và Tổng Giám đốc Vũ Tá Tùng. Nội dung văn bản này thể hiện sự báo cáo của Ban Kế hoạch Kinh doanh về việc mua toa xe đã qua sử dụng của Cục Đường sắt Côn Minh - Trung Quốc, thực hiện theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Tổng Công ty ngày 3/9/2014 tại bút phê văn bản số 229/ĐS-QTCN ngày 29/8/2014.
Chủ trương đầu tư được đề xuất theo 2 phương án: Phương án 1 - Tổng Công ty ĐSVN là chủ đầu tư, khi đó các Ban của Tổng công ty sẽ tham mưu lập dự án đầu tư và thực hiện đầu tư. Phương án 2 - Công ty khách Hà Nội làm chủ đầu tư (tức Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội - PV).
Ban này đề xuất, do các toa xe này chỉ đủ khả năng khai thác từ Vinh ra Bắc và từ năm 2015 các công ty vận tải sẽ trở thành đơn vị hạch toán độc lập nên giao cho Công ty khách Hà Nội làm chủ đầu tư. Nguồn vốn của dự án là vốn khấu hao tài sản cố định khối vận tải và vốn vay ngân hàng; kêu gọi hợp tác đầu tư.

Chủ trương mua tàu cũ của Trung Quốc được triển khai từ năm 2014.
Chủ trương mua tàu cũ của Trung Quốc được triển khai từ năm 2014.
Vấn đề quan trọng nhất trong văn bản này là có bút phê của cấp lãnh đạo cao nhất Tổng Công ty ĐSVN. Cụ thể: Tại đầu văn bản bút phê kính gửi ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên. Đặc biệt, bút phê tiếp đó tại lề trái của văn bản ghi rõ: “K/c TGĐ, VT&ĐHTX. Tôi nhất trí thực hiện nhanh chủ trương đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc. Đề nghị tổ chức triển khai”.

TẾT VIỆT NỬA KỶ XVII QUA CON MẮT NGƯỜI PHÁP

 Lyhong Tuan  

Tác giả: Đỗ Quang Chính, sj.

Tết Nguyên đán là những ngày vui vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa soạn mọi cái cho long trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung dung trong những ngày đầu Xuân [1]. Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm.

Cuối năm, các chợ Tết hết sức nhộn nhịp, vì mọi người giàu sang, nghèo hèn đều đi mua sắm. Quan cũng như dân đều lo may quần áo mới, dọn dẹp nhà cửa cho khang trang, sửa sang võng cáng, tàn lọng, đắp lại mồ mả, cột nhà tường vách treo đầy câu đối, tranh vẽ, vua chúa cũng cho quét dọn lăng tẩm…[2]

Trong lễ bàn giao, ông Phạm Quang Nghị xác nhận tân BT Hoàng Trung Hải:"sinh ra và lớn lên tại Hà Nội" là một ẩn ý ?


Phút tâm tình bàn giao chức vụ của ông Phạm Quang Nghị


 - 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị khẳng định đã cố gắng hết sức mình, không chỉ với lòng quyết tâm, với nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn bằng cả tình yêu và lương tâm đối với công việc, với con người.


Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dành những lời xúc động tâm tình trong ngày bàn giao trọng trách cho ông Hoàng Trung Hải tại hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với Hà Nội sáng nay.
Ông khẳng định, đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội, đây là quyết định quan trọng, kể từ hôm nay, TP và Đảng bộ có người đứng đầu cấp ủy và quan trọng hơn là có người nhận lãnh trách nhiệm chính trị trước Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bộ Chính trị khóa 12
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Về tình cảm với Thủ đô, cho phép tôi được giữ lại mãi cho dù kỷ niệm là nồng ấm hay giá lạnh, thì tất cả đều ngấm vào da thịt của chúng ta
Phát biểu trước các lãnh đạo TƯ và TP, ông tự nhận mình “cảm thấy khó”. Lời đầu tiên ông chúc mừng ông Hoàng Trung Hải, người đã được Bộ Chính trị tin tưởng, giao trọng trách hết sức nặng nề.
“Kể từ hôm nay đồng chí là người đứng đầu của một đảng bộ có số đảng viên đông nhất với hơn 39 vạn đảng viên, là trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, kinh tế...”, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Nguyên Bí thư Hà Nội đánh giá ông Hoàng Trung Hải, người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, là một lãnh đạo có phong cách nhẹ nhàng, từ tốn nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát trong công việc, từ lâu đã luôn quan tâm gắn bó, chia sẻ với Thủ đô rất nhiều. Ông Hải còn là nhà lãnh đạo đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về tầm vĩ mô cũng như trong trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành từ cấp cơ sở đến TƯ, Chính phủ.
“Tôi tin rằng trên cương vị công tác mới, đồng chí sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tôi tin vào điều đó, ngoài những phẩm chất và năng lực cá nhân mà đồng chí hoàn toàn có thể phát huy trên nhiệm vụ công tác mới, cùng với đồng chí là tập thể lãnh đạo cấp ủy có truyền thống đoàn kết, thống nhất và một đội ngũ cán bộ không chỉ được đào tạo bài bản về trình độ, chuyên môn, lý luận mà còn là những cán bộ có năng lực trong hoạt động thực tiễn” , ông nói.
Xin không được bàn giao ai để giữ mãi là kỷ niệm
Về phần mình, ông Phạm Quang Nghị nói, hôm nay cũng là một ngày vui và ngày quan trọng.
“Sau 46 năm làm việc không nghỉ trên nhiều vị trí công tác khác nhau, trong đó có gần 5 năm ở chiến trường và 10 năm làm Bí thư Thành ủy HN. Đến nay tôi được bàn giao trách nhiệm, bàn giao công việc cho đồng chí kế nhiệm vào thời điểm mà sức khỏe còn được, đầu óc, tinh thần, tôi xin nói vui một chút, hầu như mặt IC chưa có bị ẩm”, ông vui vẻ nói.
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bộ Chính trị khóa 12
Ông Phạm Quang Nghị và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh
Về tình cảm với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, ông xúc động “xin không được bàn giao ai”.

Cần đảm bảo an toàn tính mạng cho cán bộ tiếp dân

Thanh Tra  19 liên quan

Trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại Trụ sở Ban Tiếp công dân T.Ư đã xảy ra liên tiếp 8 vụ việc công dân có những hành vi manh động, thậm chí mang tính chất côn đồ gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự. Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân T.Ư cho biết, “căng mình” làm tốt nhiệm vụ nhưng các cán bộ làm công tác tiếp dân còn cần một sự phối hợp, chia sẻ để luôn có những kết thúc có hậu.
Cần đảm bảo an toàn tính mạng cho cán bộ tiếp dân
Trưởng Ban Tiếp Công dân T.Ư Nguyễn Hồng Điệp. Ảnh: PV
+ Vụ việc chị Trần Thị Thu Hiền, cán bộ Ban Tiếp công dân T.Ư bị công dân chém trọng thương dấy lên nhiều dư luận. Ông có thể nói gì về thực trạng này?
- Trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua, công dân khiếu kiện đã tập trung tại Trụ sở các cơ quan T.Ư, Trụ sở Đại sứ quán Mỹ, Vườn hoa Tây Hồ, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Tại Trụ sở Tiếp công dân T.Ư, các công dân khiếu kiện chây ỳ thường xuyên căng băng rôn, khẩu hiệu, mặc áo đồng phục, la hét, cởi quần áo gây mất an ninh trật tự tại Trụ sở.