Huỳnh Bá Phương
Tân khoa Ngô Đình Nhu về nước được bổ trước hết làm Quản Thủ Văn khố Toà Khâm Sứ Huế (1943) sau ra Hà Nội làm việc tại Thư Viện Trường Viễn Đông Bác Cổ và Tổng Văn Khố Quốc Gia (1945, thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim), tức Giám Đốc Quản Thủ Thư Viện Trung Ương Đông Dương tại Hà Nội. Vào thời gian ấy, anh thanh niên Ngô Đình Nhu năng tham gia tích cực những lớp huấn luyện thanh niên Công giáo về xã hội. Đúng như hồi ức hiếm có của một chứng nhân tuổi nhỏ khi đó ở Hà Nội:
“…Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó.
Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội.
Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường Dòng Chúa Cứu Thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học.
Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu. Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người…”
“…Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.
Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm.
Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc”
Sau biến cố chính trị tháng 8/1945, Ngô Đình Nhu tiếp tục làm ở Văn Khố theo bổ nhiệm của Bộ Trưởng Võ Nguyên Giáp. E. Miller có nói “dường như” Ngô Đình Nhu vẫn giữ công việc của mình tại Thư viện Quốc gia trong suốt quãng thời gian Hà Nội nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh theo các điều hiểu biết của tác giả bài viết “Lịch sử đầy đủ về gia đình Cụ Ngô-Đ.-Diệm”, trong báo Saigon Mới, ngày 23 tháng 6 năm 1954. Nhưng với các chứng liệu người viết đã thu thập, thì việc ông Nhu ở lại Hà Nội làm việc sau biến cố Mùa Thu 1945 là chắc chắn. Điều này chứng tỏ tinh thần ái quốc và dân tộc tích cực của Ngô Đình Nhu rất cao trong luồng diễn biến chung các sự kiện lịch sử của cả nước lúc đó
Sau hai thanh niên sinh viên Nhu và Lâu, thì mãi đến năm 1966, mới có một nữ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp khoa này là cô Đặng Phương Nghi. Cô Nghi sau về nước làm Giám Đốc Thư Viện Trung Ương VNCH I ở Sàigòn.
Chính thời gian học ở Paris, Pháp, hai gia đình và hai thanh niên Ngô Đình Nhu và Trần Văn Chương đã có cơ hội quen biết nhau.
Khi làm Quản Thủ Thư Viện Trung Ương tại Hà Nội, Ngô Đình Nhu hơn cô nữ sinh Trần Lệ Xuân 15 tuổi. Năm 1943, Xuân đậu Tú Tài I Pháp, dự định thi xong Tú Tài 2 sẽ học ngành Luật theo gương cha. Nhưng do mối quan hệ từ lâu giữa hai gia đình Trần Ngô, nên hai danh tộc sớm chuẩn bị gả con cho nhau và ưng thuận trở thành Thông Gia
Từ lúc còn ở trung học, một người tên là Hoàng Việt có một thời được giới thiệu làm gia sư, phụ giáo cho Trần Lệ Xuân khi cô mới được 17 tuổi, để học ăn học nói xõi tiếng Việt và cách cư xử khi ra trường đời theo thói quen của nhiều danh gia vọng tộc quyền quí thời đó. Sự chênh lệch về tuổi tác ngay lúc đó ở Hà Nội giữa hai người gây nhiều dư luận xôn xao, nhất là sau chính biến 1/11/1963, trong tương lai.
Để có thể tiến hành việc hôn nhân, theo tinh thần Công giáo, Cô Trần Lệ Xuân ưng thuận từ bỏ Phật Giáo, chấp nhận đức tin mới, tự nguyện xin gia nhập Công giáo và chịu phép Thánh Tẩy theo nghi thức Công giáo ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội, do chính Giám mục Ngô Đình Thục chủ lễ với nhiều quan chức đạo đời tham dự. Khi đó là năm 1943.
Chỉ khoảng gần nửa tháng sau là cô Xuân rửa tội, hai họ Ngô Trần tổ chức ngay Hôn Lễ. Thánh Lễ Hôn Phối được tổ chức trọng thể tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội vẫn do Giám Mục Ngô Đình Thục làm chủ tế, có Giám Mục F. Chaize Thịnh, quản nhiệm Địa Phận Hà Nội, cùng tham dự, với đông đảo Linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân Pháp, Nam và nhiều quí khách, thân hữu ngoài đời thường của hai họ Ngô, Trần.
Về phía họ nhà gái, nhiều thân chủ sang trọng của gia đình Luật Sư Trần Văn Chương, có nhiều nhân vật quốc tế trong giới ngoại kiều như Pháp, Nhật, Hoa, các quan lại Nam triều. Đám cưới diễn ra trong khi người Nhật vẫn còn đang chiếm đóng Đông Dương, đang tranh chấp gay go với phe đồng minh, tuy thế thắng đang nghiêng dần ngày càng rõ rệt về phía Mỹ ở chiến trường Á Đông Thái Bình Dương.
Chiến trường Việt Nam đang chịu nhiều áp lực của quân đội Đồng Minh, mà chủ yếu là những cuộc không tạc chiến lược của quân đội Hoa Kỳ trên khăp các vùng có quân Nhật chiếm đóng. Dù tình hình căng thẳng như thế, vẫn có đến mấy chục xe hơi của quí khách và thân nhân tham dự đậu dài bên đường Gambetta Hà Nội, nơi cư ngụ của gia đình họ Trần cùng với văn phòng làm việc của Luật Sư Trần Văn Chương.
Đến tham dự thánh lễ hôn phối, người ta thấy cô dâu Trần Lệ Xuân đẹp đẽ, duyên dáng, e ấp trong bộ đồ cưới trắng toát, có dát kim tuyến óng ánh vương giả, theo sau có hai cháu bé tay nâng đuôi áo cưới, tay cầm cành thiên tuế. Sau Thánh lễ hôn phối theo nghi thức Công giáo, cô dâu vào bên trong nhà mặc áo, thay bộ quốc phục quần trắng áo dài gấm đỏ tha thướt, thêu vàng, đầu đội khăn màu thiên thanh, quấn nhiễu vàng gần giống lễ phục vương giả của Bà Nam Phương trong ngày lễ thành hôn với Vua Bảo Đại. Pháo hồng tươi nổ dòn dã kéo dài khét lẹt trước dãy phố có tòa biệt thự của gia đình Luật Sư Trần Văn Chương. Xác pháo bây giờ trải đầy xác pháo hồng trên đường, ngập đến hết bàn chân của nhiều khách bộ hành đi qua lại trên mặt phố.
Đám rước dâu bên nhà trai đi đón dâu với tốp hai trẻ, tốp thứ nhất cầm hai đèn lồng đi trước, theo sau là tốp hai trẻ khác cầm hai nhành thiên tuế, nối tiếp với một đám tùy tùng đông đảo các trẻ em ôm hai con ngỗng trắng, câu án có bốn lọng đỏ, cau lồng, rượu ché, heo đóng cũi, bò đeo bông, … kiểu truyền thống vọng tộc đất Thần Kinh xứ Huế. Cô dâu được rước về quê nhà họ Ngô ở Phú Cam, Huế theo lễ nghi trang trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét