Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Chiến tranh biên giới 1979: Tướng TQ gọi Tổng chỉ huy là "tên điên"

Kiều Tỉnh | 

Chiến tranh biên giới 1979: Tướng TQ gọi Tổng chỉ huy là "tên điên"

Nhân kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU RẤT KỸ, CÔNG PHU TỪ CHÍNH TƯ LIỆU CỦA TRUNG QUỐC, LIÊN XÔ... CÙNG CÁC HỌC GIẢ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI, cũng như truyền thông Hoa ngữ.

LTS: 37 năm đã qua kể từ khi Trung Quốc huy động 60 vạn quân tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam ngày 17/2/1979, nhưng đây vẫn là một vấn đề mà các nhà lịch sử và quân sự thế giới suy ngẫm.
Không ít học giả Trung Quốc cho rằng đây là cuộc chiến sai lầm của cá nhân ông Đặng Tiểu Bình và cần xét lại.
Dù ông Đặng Tiểu Bình và một số nhà lãnh đạo Trung Quốc dùng quyền uy biện minh, bóp méo sự thực khách quan về cuộc xâm lược biên giới Việt Nam, nhưng cuối cùng vẫn không thể nào che đậy được sự thực lịch sử mà ngay người Trung Quốc và kể cả giới cầm quyền khi đó đã nhìn thấy.
Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn những ý kiến của lãnh đạo, tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng như các nhà nghiên cứu về Chiến tranh biên giới 1979 và báo chí tiếng Hoa nhìn nhận về cuộc chiến tranh xâm lược này.
---
Ngày 22/1/2016, trang Đa Chiều trích dẫn ý kiến của giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng Kông lưu hành viết về cuộc Chiến tranh biên giới 1979.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Hé lộ thông tin ông Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ lập nghiệp ?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn thành lập Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ


(GDVN) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất thành lập một Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ về hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặt tại Việt Nam.

Sáng nay, 16/2,  Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ.
Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng và cũng là Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ đầu tiên được tổ chức tại Hoa Kỳ.
​Chủ trì hội nghị, Tổng thống Barack Obama khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình.
Tổng thống Obama mong muốn Hoa Kỳ cùng với các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ. ảnh: VGP.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là một thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đóng góp vì Cộng đồng ASEAN và sự phát triển thịnh vượng ở khu vực.

Ai, nhằm mục đích gì đã tung tin đe dọa: đưa Tướng Lê Duy Mật, Tướng Vũ Lập ra tòa án binh ? ( Phần 2)

" Nhưng nếu người Việt không đánh người Việt, mà đoàn kết với nhau để đánh Tàu, thì tốt hơn ?!"


Blog Phạm Viết Đào:

Đoạn “Vị Xuyên, Hà Giang năm 1984” dưới đây rút từ bài Tướng Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ | hochiminhbao.com hochiminhbao.com/tuong-hoan-dan/; một bài viết đọc thấy được viết bởi người trong cuộc; tức từng tham gia các trận đánh tại Vị Xuyên Hà Giang…
Có điều không rõ vì lý do gì mà trang mạng này viết một bài công phu về Tướng Hoàng Đan nhưng lại không đề tên tác giả; đuôi tên miền của trang mạng lại na ná với một tờ báo của Trung Quốc ( Minh báo )…
Chủ yếu bài viết dài tập trung ca ngợi về cuộc đời binh nghiệp của Tướng Hoàng Đan khá công phu…
Blog Phạm Viết Đào không bình luận gì về phần viết về Tướng Hoàng Đan, ông là bạn chiến đấu với Tướng Lê Duy Mật; Theo Tướng Lê Duy Mật thì Tướng Hoàng Đan được Bộ Tổng tham mưu phái xuống giúp Bộ Tư lệnh quân Khu 2 phòng thủ mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang mặt trận 1984-1988…
Về Tướng Hoàng Đan blog Phạm Viết Đào có nghe các chiến sĩ Tiểu đoàn 1 trung đoàn 876 nhắc đến trong đầu năm 1985, khi lên đơn vị này, lúc đó đang đóng quân tại dốc Mã Tin, ngoại vi thành phố hà Giang để hỏi về thông tin chú em LS Phạm Hữu Tạo hy sinh trong trận 12/7/1984 ở cao điểm 772…
Tại đơn vị này, hồi đó blog Phạm Viết Đào đã nghe anh em chiến sĩ cho biết trước trận đánh, Tướng Hoàng Đan đã đến đơn vị động viên: Chúng mày mang theo thật nhiều giây thừng bắt trói tù binh Trung Quốc về đây…
Nhớ lại chi tiết này cho thấy: trước trận đánh cả quân và tướng ta đều tỏ ra khinh địch, chủ quan; Điều này phần nào thể hiện trong bài viết Vị Xuyên, Hà Giang…
Về tướng Hoàng Đan, người viết bài này có một nguồn tư liệu riêng cho thấy nguyên do ông được cử lên Hà Giang là do bởi những chiến tích nổi tiếng trong chiến tranh chống Mỹ…
Quân của Tướng Hoàng Đan được ví với “quân của Lưu Bang đã vào thành Hàm Dương của nhà Tần trước cánh quân của Hạng Vũ” trong trận huyết chiến Hán- Sở tranh hùng; trong trận Tổng tấn công mùa xuân 1975 khi đánh vào Sài Gòn, Quân đoàn dưới quyền chỉ huy của Lê Trọng Tấn-Hoàng Đan đã vào Dinh Độc Lập trước cánh quân của Phạm Hùng-Văn Tiến Dũng; mặc dù ý đồ trận đánh bố trí cánh quân của Quân đoàn của Chính ủy Phạm Hùng- Đại Tướng văn Tiến Dũng tiếp quản vào Dinh Độc Lập…
Khi vào tới dinh Độc Lập, Chính ủy Phạm Hùng có ý định bắt ông Dương Văn Minh quỳ dâng cờ của của Chính quyền Sài Gòn cho ông; thế nhưng Tướng Hoàng Đan đã can ngăn không chấp hành.
Sở dĩ Hoàng Đan không chấp hành mệnh lệnh này là do bởi ông vào trước nên ông đã điện được cho Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, ông Duẩn đã dặn Tướng Hoàng Đan: “Không được làm nhục người ta”…
Do nhận trực tiếp ý kiến này của ông Lê Duẩn nên mới cản được việc ông Phạm Hùng bắt Tổng thống Dương Văn Minh quỳ dâng cờ…
Trong chiến trận được thua là chuyện bình thường của người cầm quân; Vấn đề trách nhiệm thuộc về ai trong trận 12/7/1984 theo tác giả bài viết Vị Xuyên-Hà Giang, Tướng Lê Trọng Tấn đứng ra nhận với Thủ tướng Phạm Văn Đồng là có phần khách quan, đúng với thực tế lịch sử...
Do vậy việc tác giả cho rằng:”Cả ông Lê Duy Mật, lẫn ông Vũ Lập đáng phải đưa ra Tòa án binh để xét xử, sau trận ngày 12 tháng 7 năm 1984…” là một ý kiến hồ đồ, thiếu cẩn trọng; ý kiến này xúc phạm tới vong linh của Tướng Vũ Lập, ông là một trong 34 chiến sĩ của Trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Tướng Giáp chỉ huy; Xúc phạm Tướng Lê Duy Mật, người đã đảm nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng nổi tiếng năm 1953, một trung đoàn nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp.
Tướng Lê Duy Mật được mệnh danh là vị tướng trải ngàn trận nam chinh bắc chiến; chinh đông chinh tây: ông tham gia chiến đấu cả sang Lào và Cămpuchia và đi tàu không số vào Miền Nam
Blog Phạm Viết Đào là người đầu tiên đưa lên mạng trận 12/7/1984 phía Việt Nam chịu tổn thất 3700 bộ đội; thông tìn này dựa vào số liệu của một bài viết trên mạng Quốc phòng Trung Quốc của Trung Quốc viết bằng tiếng Anh; Bài viết này được một blogger là Hà Minh Thành từ Nhật Bản dịch và gửi cho Phạm Viết Đào…
Ngay khi thông tin 3700 bộ đội ta hy sinh trận 12/7/1984 blog Phạm Viết Đào cũng đã mở đầu: rất có thể đây là con số do phía Trung Quốc phóng đại…Còn chi tiết một Trung đoàn trưởng pháp binh Trung Quốc nói: Việt Nam bị tổn thất là do một sĩ quan quân báo cao cấp của Việt Nam đã bán thông tin bí mật kế hoạch mang Mật danh MB 84 cho Trung Quốc là có cơ sở ? Thông tin này không do Tướng Lê Duy Mật đưa ra !
Vì nếu không bị lộ thì làm sao mà blogger Hà Minh Thành từ Nhật lấy được, ghi rõ nguồn Trung Quốc để cung cấp cho blog Phạm Viết Đào, một người ngoại đạo để đưa lên mạng ? Đây là tài liệu tác chiến của một chiến dịch chứ có phải là chuyện bói toán đâu ?
Về chiến dịch mang Mật danh MB 84, chính blog Phạm Viết Đào đã mấy lần hỏi kỹ Tướng Lê Duy Mật, lúc đầu ông nhận do Bộ tư lệnh Quân khu 2 vạch ra nhưng hôm sau ông đã cải chính: Chiến dịch MB 84 là do Bộ Tổng tham mưu lập ra và Tướng Lê Ngọc Hiền mang xuống trực tiếp truyền đạt…
Do vậy, mới dẫn tới việc Tướng Lê Trọng Tấn đứng ra nhận trách nhiệm với Thủ tướng Phạm Văn Đồng…
Tóm lại, đưa lại thông tin này để cho thấy rất có thể ý kiến trong bài viết không đứng tên trên mạng Hochiminhbao.com là một thao tác “ rung cây dọa khỉ” vì: Tướng Lê Duy Mật là người tham gia ký Bản kiến nghị 5 điểm và “Nhóm kiến nghị 61 ” gồm  nhiều lão thành và tướng lĩnh quân đội tham gia…Mặc dù tác giả kết bằng câu xanh rờn:"" Nhưng nếu người Việt không đánh người Việt, mà đoàn kết với nhau để đánh Tàu, thì tốt hơn ?!"


          Ảnh P.V.Đ chụp trước khi Tướng Lê Duy Mật qua đời 1 tháng: mất ngày20/10/2015

Xin giới thiệu với quý vị đoạn trích viết về Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang đoạn viết về Tướng Lê Duy Mật và Tướng Vũ Lập…để hiểu thêm nội tình phía ta trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược !
Tướng Lê Duy Mật và Phạm Viết Đào
( Ảnh chụp trước khi Tướng Lê Duy Mật mất 1 tháng ) 

Vị Xuyên, Hà Giang năm 1984

Thế nhưng năm 1984, chiến tranh với Tàu lại bùng lên ở biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Năm 1979, Tàu đánh ta, trình độ chiến đấu và vũ khí của họ khi đó rất kém, nên bị thua đau. Sau đó, họ lập tức rút kinh nghiệm, tổ chức lại quân đội, huấn luyện lại, trang bị lại, phát triển mới tất cả các loại vũ khí, súng bộ binh, đại bác, tên lửa,,,.Họ tự sản xuất được tất cả các loại vũ khí, tên lửa, đạn các loại, khí tài, quân trang, quân dụng, xe pháo,,,.Và nhất là, họ cũng rất tích cực học cách đánh từ người Việt Nam ta.

Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN: Gia tăng áp lực và ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông


Dân trí Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đang diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, California (Mỹ) được kỳ vọng sẽ tạo thành một mặt trận liên kết để gia tăng áp lực lên Trung Quốc dừng các hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
 >> Tiết lộ dự thảo tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN
 >> Tổng thống Philippines sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN
 >> Hé lộ về nơi Tổng thống Obama tiếp đón lãnh đạo ASEAN

Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước ASEAN (Ảnh: Eastbysoutheast)
Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước ASEAN (Ảnh: Eastbysoutheast)
Theo AFP, Nhà Trắng nhận định thượng đỉnh Mỹ-ASEAN là cơ hội và diễn đàn có uy tín để chính quyền Tổng thống Obama giương cao “chính sách sách xoay trục sang châu Á” và nêu bật tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017.
Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt và hàng đầu là nhằm hình thành một mặt trận liên kết để phản đối Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp và hạn chế gia tăng bành trướng quân sự trong khu vực.

Nhắc ông Thưởng: Chớ có tìm " sư thầy" Trung Cộng mà hỏng cả mình lẫn Ban Tuyên giáo...

‘Tôi đang trong quá trình tầm sư học đạo’

Thứ ba, 16/02/2016, 12:25 (GMT+7) 0 Phản hồi
(Hoạt động) - “Tôi đảm nhận công việc ngày hôm qua, kinh nghiệm trong công tác tuyên giáo còn rất ít ỏi, đang trong quá trình tầm sư học đạo”, tân Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng chia sẻ.

Buổi giao ban báo chí đầu xuân Bính Thân sáng nay có sự tham dự của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư; ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng và nhiều lãnh đạo ban, bộ trung ương, cơ quan báo chí.
Nhìn lại báo chí Việt Nam 5 năm qua, ông Đinh Thế Huynh cho rằng, không chỉ diễn ra cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí mà còn cả sự cạnh tranh giữa báo chí chính thống với các loại hình truyền thông khác trên Internet (không hoặc chưa được đăng ký pháp luật).
Nguồn thu nhiều cơ quan báo chí khó khăn, sụt giảm. Tổng biên tập nào cũng thấy rõ sức ép vừa đảm bảo chất lượng thông tin vừa đảm bảo đời sống cán bộ, nhân viên. Báo chí Việt Nam cũng đối mặt thách thức về chất lượng nhân sự so với yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi ngày càng cao của độc giả.
“Báo chí vừa có tính chiến đấu, hấp dẫn vừa phải có tính nhân văn, đẩy lùi cái xấu cái ác, xây dựng con người Việt Nam có những phẩm chất mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Niềm tin của công chúng là mục tiêu, căn cứ để chúng ta hành nghề”, ông Huynh kỳ vọng,
Ở trách nhiệm mới được giao, ông Đinh Thế Huynh cho biết, sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để báo chí Việt Nam phát triển, các nhà báo tác nghiệp thuận lợi hơn.
Ra mắt báo giới trên cương vị Trưởng ban Tuyên giáo, ông Võ Văn Thưởng đánh giá cao báo chí dịp Tết Bính Thân. Ông đề nghị các nhà báo cần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, bám sát thực tiễn.
'Tôi đang trong quá trình tầm sư học đạo'
Tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng.

Lính Trung Quốc thảm sát ở Cao Bằng: Ký ức kinh hoàng của những người sống sót

(An Ninh Quốc Phòng) - Khung cảnh làng bản chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi. 

Kỳ 2 (Kỳ cuối): Ký ức hãi hùng của những người còn sống sót
Thời điểm chúng tôi quay lại Tổng Chúp (TP. Cao Bằng), không còn mấy người nhớ rõ sự kiện thảm sát ngày 9/3. Phần lớn họ là dân di cư đến đây sinh sống từ sau năm 1979. Một số nhân chứng đã mất, số khác trải qua sự kiện bi thảm 37 năm trước cũng chuyển đi nơi khác vì ám ảnh với những nỗi đau mất mát quá lớn.
Đối với số ít người còn bám trụ lại sau cơn hoạn nạn ấy, ký ức về câu chuyện khủng khiếp cứ như mới xảy ra từ hôm qua.
Thời điểm quân Trung Quốc đánh tới TP. Cao Bằng, bà Nông Thị Nương, ở khu Đức Chính, xã Hưng Đạo, mới 15 tuổi. Nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên bà thoát chết. Bà Nương kể, hôm đó là tảng sáng ngày 24/2, khi đang ngủ, thì bất ngờ bà nghe thấy tiếng nổ như bom phía sau nhà, người bị sức ép thổi bắn vào tường. Lồm cồm bò dậy, bà mới biết phía sau nhà mình bị trúng một quả đạn pháo, cái bếp tan tành.
Bà Nương bật khóc khi nhắc lại ký ức kinh hoàng 37 năm trước
Bà Nương bật khóc khi nhắc lại ký ức kinh hoàng 37 năm trước

Những bài học cay đắng của quân đội TQ trong Chiến tranh biên giới 1979

(PetroTimes) - 37 năm sau cuộc chiến tranh mà quân đội Trung Quốc gây ra trên biên giới Việt – Trung, nhiều bài học đã được rút ra. Chính dư luận Trung Quốc đã thừa nhận sai lầm trong chiến lược và yếu kém trong tác chiến của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là QGPND).

nhung bai hoc cay dang cua quan doi tq trong chien tranh bien gioi 1979
Bản đồ mô tả các hướng tấn công của quân Trung Quốc.
Theo truyền thống của QGPND, tất cả các binh sĩ tham gia vào cuộc xung đột đã được lệnh phải viết tóm lược kinh nghiệm chiến đấu của họ.
Nhìn lại cuộc chiến, bộ chỉ huy QGPND cũng thấy những mâu thuẫn nội tại. Dù huyênh hoang tuyên bố sai sự thật rằng Trung Quốc “đã giành chiến thắng” nhưng họ cũng phải thừa nhận cái giá quá đắt mà QGPND đã phải trả.

Số phận " Bản kiến nghị 5 điểm" về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979-1988 và "những người ký" ( Phần 1)

Phạm Viết Đào.

Tháng 4/2012, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 

Nghị định số 23/2012/NĐ-CP, một Nghị định đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975.

Trước sự xuất hiện của văn bản Nghị định quan trọng và có ý nghĩa này, một số CCB là sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân VN gồm: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2; Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán VN tại Trung Quốc, Đại tá Tạ Cao Sơn, nguyên Tham mưu phó Quân khu 2; Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị và tôi nhà văn Phạm Viết Đào… đã bàn bạc và cuối cùng thống nhất soạn một Bản kiến nghị 5 điểm gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Quốc phòng hoan nghênh và ủng hộ Nghị định 23, đồng thời đề nghị:
BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC SAU 30/4/1975 ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 23/NĐ-CP/2012…
Bản kiến nghị đã được gửi đi ngày 12/9/2012…
Sau khi Bản kiến nghị đã gửi, sau hơn 30 ngày chờ đợi hồi âm theo Luật khiếu nại tố cáo của công dân; nhóm soạn thảo đã không nhận được hồi âm từ các cơ quan chức năng mà kiến nghị đã gửi nên đã quyết định công bố “Bản kiến nghị 5 điểm” này lên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào…
Khi bản kiến nghị được đưa lên mạng, hàng trăm cựu chiến binh từ nhiều địa phương đã hồi âm gửi chữ ký, tán thành và hưởng ứng bản kiến nghị 5 điểm này…
Một số Đài nước ngoài và trang blog trong nước đã đã đưa tin, giới thiệu Bản kiến nghị 5 điểm; Một số đài, báo nước ngoài đã phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật, Đại tá Phạm Xuân Phương, nhà văn Phạm Viết Đào để tìm hiểu thêm nội dung thông tin của Bản kiến nghị 5 điểm gửi ngày 12/9/2012…
Bản tin A của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổng thuật lại thông tin về bản kiến nghị 5 điểm…
Sau khi “Bản kiến nghị 5 điểm”… được đưa lên mạng và được dư luận chú ý, phản ứng tích cực, ngày 10/1/2013, Tướng Lê Duy Mật đã nhận được Công văn số 308/ VPCP của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi cho ông Lê Duy Mật của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định ký thay thông báo:
“ Căn cứ quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành theo Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16/2/2012 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xin chuyển Bộ Quốc phòng đề nghị ( Bản kiến nghị 5 điểm…) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời ông Lê Duy Mật”…
Sau khi nhận được thông báo chuyển đơn này từ Văn phòng Chính phủ, cơ quan duy nhất hồi âm; (Bản kiến nghi đã được gửi tới 7 cơ quan chức năng)…, nhóm soạn thảo không nhận được bất cứ một hồi âm nào từ phía Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác..
Sau Bản kiến nghị này, một loạt sự cố đã xảy ra với một số người tham gia ký kiến nghị:
1/ Nhà văn Phạm Viết Đào bị khởi tố, bắt giam vì tội viết blog xâm phạm Điều 258 của Bộ Luật Hình sự;
2/ Tháng 10/2013 Đại tá Quách Hải Lượng đã qua đời vì bạo bệnh;
3/ Trên mạng internet xuất hiện trên một trang mạng một bài viết dài, với nội dung chính ca ngợi một vị tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, là bạn chiến đấu của Tướng Lê Duy Mật, có công trong chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc; phần kết của bài viết nhân đề cập tới cuộc chiến tranh ở Vị Xuyên, Hà Giang, trang mạng này đã có những lời lẽ khiếm nhã khi viết về Tướng Lê Duy Mật và lên tiếng đe dọa: đưa Tướng Lê Duy Mật và Tướng Vũ Lập-(Nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã mất) ra Tòa án binh ?
Ngày 20/10/2015 Tướng Lê Duy Mật đã qua đời vị bạo bệnh…

7036. TQ lập kế hoạch và chuẩn bị đánh VN năm 1979 như thế nào?

Posted by adminbasam on 16/02/2016

Vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

Tác giả: Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming/张晓明)
Dịch giả: Phan Văn Song
15-2-2016
Thị xã Lạng Sơn bị quân xâm lược Trung Quốc tàn phá. Nguồn ảnh: Vietnamdefence
Thị xã Lạng Sơn bị quân xâm lược Trung Quốc tàn phá. Nguồn ảnh: Vietnamdefence

[Chương 3 trong cuốn Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình: xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991 (Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991. The New Cold War History). The University of North Carolina Press, 2015, pp. 67-89]

Một bức ảnh "giải độc" dư luận cho chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng bữa tại một quán ăn bình dân trong chuyến công du tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ tại Califonia từ 15-16/2/2016

Trên trang mạng Facebook Bao Du học vừa loan tải bức ảnh trên, bức ảnh đã được một số trang mạng khác đưa lại với nhiều lời bình khác nhau;
Có ý kiến cho rằng bức ảnh cho thấy mức độ quý trọng, thân tình của một lưu học sinh Việt Nam quê Thái Bình bày tỏ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểu như "tình cảm cha con"...
Riêng chủ blog thì cho rằng: đây là bức ảnh được đưa lên với dụng ý nhằm cải chính, giải độc một thông tin " bố láo" của một trang mạng nói rằng: Chuyến công du này của Thủ tướng bị kèm chặt, không được phép giao lưu với ai, xong việc phải về ngay không được la cà đây đó vì sợ Thủ tướng không hồi hương...
Bức ảnh cho thấy Thủ tướng qua Mỹ giao lưu thoải mái; thậm chí còn ra các quan ăn bình dân để ăn món ăn Mỹ, tiếp xúc thoải mái với thực khách cả ta, lẫm Mỹ mà không bị làm sao, rất được quý trọng...

H.X.Ô.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 1)

Tôi thực hiện lọat bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch. Bởi lẽ Kinh dịch có khả năng dự đóan trước được tương lai vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể liễu giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con người trước đây vốn chưa có ai nêu ra.


Hiểu biết của bản thân tôi cũng chỉ là những gì đã được biết từ trước tới nay, kiến thức về lĩnh vực này vốn chẳng hơn ai. Tôi tổng hợp thêm kiến thức và bài viết của các đồng môn vốn hiểu rõ Dịch lý là Thần Quang, Tiểu Nham, Chính Ngộ để đưa ra bài viết này