Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc
Về bản chất, những mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bộc lộ rõ rệt từ sau giai đoạn nước ta giải phóng Miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước. Tuy nhiên, những mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.
Các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968, khi chúng ta nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ với cả Moscow lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao, đặc biệt là sau xung đột biên giới Xô-Trung năm 1969.
Ngoài ra, việc Việt Nam cương quyết tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước cũng bất đồng với chủ trương của Bắc Kinh là tiến hành chiến tranh có giới hạn để đàm phán với Mỹ, thông qua vai trò trung gian chi phối của Trung Quốc.
Sau thời kỳ “Ngoại giao bóng bàn” năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và Moscow là “những kẻ thù”.
Giấc mộng cường quốc đã khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô, đồng thời ngăn chặn các nước khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với Liên Xô.
Năm 1975, việc Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hòa bình lập lại trên toàn bán đảo Đông Dương đã giúp vị thế của nước ta trong khu vực đã được nâng lên một tầm cao mới, khiến Trung Quốc lo ngại, sợ bị mất ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Quan điểm “quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trong khối” được Tổng bí thư Lê Duẩn tiếp tục tái khẳng định trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1977, với tuyên bố cảm ơn “tất cả các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em đã giúp đỡ Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.