Lời bàn của Hai Xe Ôm:
Ông tướng này " ngu tín hơn cả bọn ngu tín" ?!
Theo ông tướng này thì khi hiệp thương chỉ nên đưa vào Quốc hội những người Đảng nói gì cũng gật, cũng vỗ tay nhiệt liệt...
Phần đông chúng nó bây giờ, cái đám " hậu sinh khả ố' ấy vì ' xôi thịt" mà chúng nó giả vờ ngu tín; Còn ông, tôi e ông bị ngu tín thật, thưa tướng quân ?!
Cô giáo: Con trai của ông bà đến lớp hay ngủ gật ?
Ông bố: Lo gì, lớn lên cháu sẽ làm đại biểu Quốc hội !
( Tranh biếm họa của Rumani)
"Quân đỏ" của tướng Thước đây !
“Tuyệt đối tránh trường hợp đưa “quân xanh” vào hiệp thương, bầu cử để "lót đường". Đó không gọi là dân chủ bầu cử”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.
LTS: Một số cựu quan chức từng là Đại biểu Quốc hội cảnh báo hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” sẽ ảnh hưởng tới tính dân chủ trong bầu cử.
Để làm rõ vấn đề này, hôm 20/3, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.
Vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị"
PV: Thưa Trung tướng, quan điểm của ông như thế nào về nhận định “Tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử”?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Không có một sự kiện chính trị quan trọng nào mà không có các thế lực thù địch tìm cách chống phá. Đó là quy luật.
Họ là những tổ chức, thành phần bất đồng chính kiến với quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Họ tìm cách xuyên tạc, nói xấu những người được Đảng cử, dân bầu vào bộ máy quản lý nhà nước, hoặc tìm cách đưa những người bất đồng chính kiến với chính quyền, vào tổ chức chính trị với ý đồ chống phá.
Do đó, đơn vị có thẩm quyền cần chỉ rõ “tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử” là ai? Họ hoạt động như thế nào?
Từ đó vạch mặt, ngăn chặn những kẻ cơ hội, lợi dụng bầu cử để xuyên tạc, bôi xấu, chống phá chính quyền...
Theo Trung tướng, làm thế nào để chặn đứng những thành phần "cơ hội chính trị" trong quá trình tổ chức bầu cử?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Việc những người tự ứng cử có lọt qua các vòng hiệp thương, bầu cử hay không, còn phụ thuộc vào sự tín nhiệm của cử tri và sự đánh giá của tổ chức bầu cử.
Nếu công tác hiệp thương bầu cử được thực hiện chặt chẽ thì khó có chuyện những người không xứng đáng được lọt vào danh sách bầu cử hoặc trúng cử.
Mặt khác, đối với những người tự ứng cử, dù phía sau có “bà đỡ” tìm cách đưa họ vào cơ quan dân cử thì cũng khó lọt qua con mắt của nhân dân.
Đối với những người ứng cử tự do thì việc giám sát được thực hiện theo quy định hiệp thương bầu cử.