Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Biển Hồ Cămpuchia cạn kiệt chưa từng thấy trong 40 năm




31/03/2016 12:40 GMT+7

TTO - Biển Hồ Campuchia đang trong cảnh cạn kiệt chưa từng có. Cùng kiệt nguồn sống, nhiều người đã bao đời sống ở nơi này phải bỏ xứ ra đi.
Biển Hồ cạn kiệt chưa từng thấy trong 40 năm
Trâu, bò được thả ăn cỏ trên… Biển Hồ - Ảnh: Tiến Trình
""
“Tôi sống ở đây 40 năm rồi, lần đầu tiên mới thấy Biển Hồ lạ lùng thế này”, đưa chúng tôi chạy dọc Biển Hồ trên chiếc vỏ lãi, cha con ông Lao Min (xã Reng Tul, huyện Can Dieng, tỉnh Pursat) phải liên tục nhắc nhở nhau cẩn thận để tránh mắc cạn.
Nguồn nước cạn kiệt xuống tận đáy, điều mà theo nhiều người sống lâu năm trên Biển Hồ, trước nay chưa từng xảy ra
Đi bộ trên Biển Hồ
“Nước ở đây đã cạn, cạn lạ lùng luôn. Không thấy bóng dáng con cá ở đâu hết. Người dân trên Biển Hồ kiếm con cá để mua ăn cũng khó”. Lao Min nói mùa này năm trước, mỗi ngày cha con ông bủa lưới kiếm được vài chục ký cá. Nay cũng không còn hi vọng gì nữa.

Hàn Quốc: Người dân từ chối nhặt cả chục ngàn đô la bị vứt ngoài đường


Hàn Quốc: Người dân từ chối nhặt cả chục ngàn đô la bị vứt ngoài đường
                                                              (Ảnh: Yonhap, Korea Herald)

Một phụ nữ người Hàn Quốc vì không muốn chồng và con của bà được tiêu tiền mà bà làm ra nên đã quyết định vứt tiền ở ngay trên một con phố trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc…

Nguyện ý của bà là sẵn sàng dành số tiền này cho bất kỳ ai qua đường. Tuy nhiên, dự định này không khả thi vì không một người qua đường nào nhặt số tiền này cả mặc dù có rất nhiều người qua lại trên phố, tổng số tiền đã bị vứt trên đường là 22 triệu won (tương đương với 19.030 đô la Mỹ).

Hàn Quốc: Người dân từ chối nhặt cả chục ngàn đô la bị vứt ngoài đường
Hàn Quốc: Người dân từ chối nhặt cả chục ngàn đô la bị vứt ngoài đườngSố tiền lớn bị vứt ra vỉa hè nhưng không có ai nhặt (Ảnh: Yonhap, Korea Herald)

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

TS TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - Cách tốt nhất để "phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị...
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về nhận định của ông xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Để rộng đường dư luận, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc bài phân tích này của Tiến sĩ Trần Công Trục. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời phỏng vấn đài Phố Bolsa TV về quan hệ Việt - Trung. Ảnh do tác giả cung cấp.
Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tháng 11 năm ngoái, một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh dự án đường ống nước TQ thắng thầu


Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh dự án đường ống nước TQ thắng thầu


Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa yêu cầu đẩy nhanh dự án đường sống nước sông Đà số 2 do Vinaconex làm chủ đầu tư và nhà thầu TQ mới được thông báo thắng thầu.

Văn phòng Thành ủy vừa có Thông báo số 74 - TB/TU truyền đạt Kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè; thoát nước, chống úng ngập mùa mưa năm 2016 khu vực đô thịthành phố Hà Nội .
Cụ thể, đối với công tác bảo đảm cung cấp nước sạch, yêu cầu:
Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tập trung chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Vì sao người Việt rất giỏi mà vẫn nghèo!

Người phương Tây có ý tưởng mới thì cổ vũ. Người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng khi có cái mới thì đặt ra quá nhiều câu hỏi, mà không cổ vũ nó phát triển…



Ảnh minh họa.

Trải qua 30 năm đổi mới, chiến tranh đã qua 40 năm, Việt Nam có nhiều tiến bộ và được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao cả về tốc độ phát triển, các chính sách liên quan đến con người. Nhưng có một điều, Việt Nam vẫn còn nghèo.

“Phải chăng điều này tất cả là do khách quan? Chắc không phải. Phải chăng người Việtchỉ có thế này thôi? Chắc cũng không phải”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề.Một câu hỏi đau đáu mà mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp đặt ra là: Tại sao nói người Việt Nam rất giỏi mà vẫn cứ nghèo? Sao người Việt đầy đức tính tốt và vẫn đầy rẫy các vấn đề xã hội?

Lịch sử mấy nghìn năm cho thấy, nếu kém vậy thì làm sao chúng ta giữ được đất nước đến ngày nay.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người Việt hiện có 3 vấn đề.

Tiết lộ chuyện Triều Tiên âm thầm nhận viện trợ của Mỹ




Dân trí Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng đe dọa “xóa xổ toàn bộ lãnh thổ Mỹ” bằng một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng Bình Nhưỡng cũng âm thầm nhận viện trợ từ một tổ chức phi chính phủ của Mỹ để đối phó với dịch lao đang bùng phát tại Triều Tiên, báo chí Anh tiết lộ.
 >> Triều Tiên kêu gọi chuẩn bị cuộc "trường chinh gian khổ"
 >> Mỹ có đủ khả năng phòng thủ nếu tên lửa Triều Tiên tấn công?
 >> Triều Tiên công bố video mô phỏng tấn công Washington bằng tên lửa từ tàu ngầm


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc thị sát quân sự (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc thị sát quân sự (Ảnh: Reuters)
Tờ Telegraph đưa tin, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã vào Triều Tiên để trợ giúp nước này, bất chấp những lời đe dọa của Bình Nhưỡng nhằm “thiêu cháy Manhattan thành tro bụi” và “xóa xổ toàn bộ lãnh thổ Mỹ” bằng một cuộc tấn công hạt nhân.
Tổ chức Eugene Bell chuyên về đối phó vi khuẩn lao kháng nhiều loại thuốc (MDR-TB), một chủng vi khuẩn Lao không phản ứng với các loại thuốc thông dụng, đã chuyển lô thuốc viện trợ đầu tiên tới Triều Tiên kể từ khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 hồi tháng 1.

Chuyện ít biết về 12 thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng

Thứ Ba, ngày 29/03/2016, 17:17

Tổ tư vấn của Thủ tướng gồm những ai? Công việc của họ thế nào? Đó là những thông tin không phải ai cũng biết.

 0
Kết thúc phiên họp Chính phủ tháng 3.2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói chia tay với các thành viên Chính phủ trước khi Quốc hội bầu tân Thủ tướng vào đầu tháng 4 tới. Thủ tướng chúc 15 người nghỉ chính sách cố gắng giữ gìn sức khỏe, tiếp tục đóng góp cho Đảng, cho dân. Thủ tướng đã tặng quà cho tất cả các thành viên Chính phủ (các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ) và tiếp đó là tất cả các thành viên của Tổ tư vấn của Thủ tướng.
chuyen it biet ve 12 thanh vien to tu van thu tuong hinh anh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Riêng về Tổ tư vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Đồng chí Trương Đình Tuyển nói với tôi hôm nay Chính phủ chưa phải kết thúc, nhưng về nhiệm vụ thì Tổ tư vấn đã hoàn thành, nên tổ tư vấn cũng xin thôi".
Tổ tư vấn này gồm những ai? Công việc của họ thế nào? Đó là những thông tin không phải ai cũng biết. Thực tế, theo tìm hiểu của Dân Việt, Tổ tư vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có 12 chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực và một người đặc cách theo dõi tổ này. Tổ tư vấn thường xuyên có các báo cáo đánh giá, tư vấn gửi cho Thủ tướng.

Tập Cận Bình "đau đầu" giải 3 bài toán giúp TQ thoát bế tắc

Thủy Thu | 

Tập Cận Bình "đau đầu" giải 3 bài toán giúp TQ thoát bế tắc
Việc ông Tập can thiệp nhiều vào quản lý kinh tế Trung Quốc khiến người ta nhắc đến "kinh tế học Tập Cận Bình" (Xiconomics) nhiều hơn "Likonomics" của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Chỉ còn hơn 5 năm "ngồi ngai" ở Trung Nam Hải, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải gỡ nút thắt kinh tế thành công nếu muốn "ra đi" trong tư thế ngẩng cao đầu.

Kỳ vọng và thách thức từ Trung Nam Hải
Trước đây, báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo từng có ý "gán ghép" ông Tập Cận Bình với Đường Thái Tông Lý Thế Dân, được cho là nhằm "nhắc nhở" và kỳ vọng ông sẽ giúp Trung Quốc đạt được những thành tựu như thời kỳ cực thịnh trong quá khứ.

Hội Nhà văn Việt Nam cần xem lại cách tiếp đón, hợp tác với Hội nhà văn Trung Quốc...

Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: 

Đây là một thông tin đáng lưu ý về quan hệ đối ngoại của Hội Nhà văn VN và Hội Nhà văn Trung Quốc; Bản tin dưới đây được Website của Hội Nhà văn VN đưa ( Vanvn.net): dẫn đầu đoàn nhà văn Trung Quốc thăm và làm việc với Hội Nhà văn VN là nhà LLPB Yan Jingminh ( Hội Nhà văn VN có nhiều dịch giả tiếng Trung trong đó có nhà văn Hà Phạm Phú mà sao không phiên âm ra tiếng Việt như theo thông lệ để người đọc khỏi " đau" cả mồm khi đọc tên ông này ?)...

Theo thông lệ đối ngoại khi bàn về hợp tác quốc tế giữa các tổ chức, người đại diện cho tổ chức phải là người có cương vị, chức sắc, tức có trách nhiệm được ủy quyền của tổ chức đó ? Ví dụ TBT Đảng Cộng sản TQ cử cái ông gì đó sang gặp TBT Nguyễn Phú Trọng thì ghi rõ "đặc phái viên" của TBT...

Tiếp đoàn nhà văn Trung Quốc và bàn thảo về chương trình hợp tác giữa 2 hội phía Việt Nam có hai ông Phó Chủ tịch là Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa ? 

Hội Nhà văn VN có tự hạ thấp mình hay không và sự thỏa thuận này có khả tín không khi đại diện Hội Nhà văn TQ Trung Quốc chỉ là một hội viên bình thường, đứng ra thay mặt một Hội cho dù là lớn thỏa thuận một vấn đề liên quan tới quan hệ đối ngoại giữa Hội Nhà văn TQ với 6 hội; 

Thỏa thuận này không chỉ liên quan tới chuyện cơm áo gạo tiền vì hoạt động của diễn đàn này đòi hỏi có một khoản tiền không nhỏ mà còn liên quan tới " tầm, thế" của tổ chức hội nhà văn của các quốc gia ASEAN ??? 

Sự thỏa thuận này có hợp thức, hợp lệ và khả thi không? Chờ hồi sau sẽ biết ?!


Kết quả làm việc giữa Hội Nhà văn Việt Nam với đoàn đại biểu Hội Nhà văn Trung Quốc

Ngày 17-3-2016 vừa qua, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), đoàn cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội, phụ trách Đối ngoại làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Hội Nhà văn Trung Quốc do nhà LLPB Yan Jingminh làm trưởng đoàn.
Trong đoàn nhà văn Trung Quốc còn có ông Đàm Dực - Bí thư thứ 3 Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cùng tham dự.
Hai bên đã nghe ý kiến đề xuất của Hội Nhà văn Trung Quốc về việc tiếp tục phát huy sự phát triển của Giải Văn học sông Mê Kông do Việt Nam đề xướng và tổ chức luân phiên từ 2007 đến nay. Hội Nhà văn Trung Quốc nhận thấy sự tham gia của Hội Nhà văn Vân Nam với tư cách là người đại diện của Hội Nhà văn Trung Quốc chưa thực sự có kết quả. Vì lý do đó, Hội Nhà văn Trung Quốc muốn được tham dự với tư cách Hội Nhà văn quốc gia. Chính vì thế, Hội Nhà văn Trung Quốc đề xuất tổ chức Diễn đàn Văn học sông Mê Kông với đầy đủ 6 nước tham gia: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma.

Trung Quốc siết chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam chọc phá bằng được mối quan hệ Việt-Mỹ

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Năm, ngày 31 tháng 3 năm 2016 | 31.3.16

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
                                  Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đề nghị quân đội Việt-Trung tăng cường trao đổi, liên lạc, và siết chặt hữu nghị.

Lời kêu gọi được đưa ra nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tới Hà Nội trong tuần này giữa bối cảnh căng thẳng tranh chấp Biển Đông leo thang vì các hành động bất chấp của Trung Quốc.

Bản tin Reuters ngày 30/3 cho hay trong cuộc gặp với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, ông Thường thúc giục hai nước nên nỗ lực duy trì các mối quan hệ mật thiết mà cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã gầy dựng từ trong quá khứ.

Lưu Trọng Văn - Vài lời khuyên gửi ngài Nguyễn Xuân Phúc, ứng cử viên thủ tướng.


Báo chí vừa tiết lộ danh tánh của 12 vị trong tổ tư vấn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi ngài Phan Văn Khải lên thủ tướng  cơ bản vẫn giữ nguyên thành viên tổ tư vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi ngài Nguyễn Tấn Dũng lên thì toàn bộ tổ tư vấn gồm rất nhiều chuyên gia nhiều lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa hàng đầu quốc gia bị giải tán thay vào đó là tổ tư vấn mới.

Ông Nguyễn Xuân Phúc và nhà tư vấn Châu Xuân Nguyễn
Ngài Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp cuối cùng của nội các cho biết, ông Trương Đình Tuyển tổ trưởng tổ tư vấn của ngài nói với ngài rằng, tổ tư vấn cũng xin tự giải tán. 

Thưa ngài Nguyễn Xuân Phúc, nếu không có gì thay đổi thì một tuần nữa ngai thủ tướng vào tay ngài. Liệu ngài có cần một tổ tư vấn của mình như các tiền nhiệm không?

Lời khuyên của gã giành cho ngài : Không.

*** 

Gã xin kể tiếp câu chuyện về bác bắt ếch nửa đêm tìm gã nhờ xin gã tư vấn. Nhà bác chỉ hai sào ruộng, hai con lợn và bốn đứa con đang đi học. Bác biết chỉ có học mới thoát khỏi nghèo đói, nhưng bác không đủ tiền cho cả bốn đưa ăn học . Cả bốn đứa bác đều rất thương và đều có quyền mà Luật pháp VN bảo vệ đó là quyền được học.

Gã đã ngậm đắng nuốt cay mà tư vấn rằng: Bác phải xem trong bốn đứa, đứa nào thông minh nhất, sáng nhất lại có chí học nhất tập trung toàn bộ cho nó ăn học đàng hoàng tại một trường học đàng hoàng.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?

Hải Võ | 

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?
(Ảnh minh họa)

Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận".

Những năm gần đây, mức độ quan tâm của xã hội quốc tế đối với vấn đề biển Đông tăng cao, cùng với đó là tình hình phức tạp trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
Trong bài viết trên tạp chí China and World Affairs (Trung Quốc), học giả Đặng Duật Văn cho rằng điểm khác biệt lớn trong tình hình biển Đông năm nay là sự "bước ra ánh sáng" rõ rệt của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ.