Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Sau buổi họp báo ra mắt báo chí của Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân, vì sao các vị khác né báo chí?; Các thành viên Chính phủ được phê chuẩn với số phiếu cao

Phúc Lộc Thọ.
chu-tich-nguyen-thi-kim-ngan-quoc-hoi-se-giam-sat-chat-che-vu-formosa-1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời báo chí sáng 23/7. Ảnh:Giang Huy
9h sáng 23/7/2016, sau khi được bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì cuộc gặp các cơ quan báo chí.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí này, bà Nguyễn thị Kim Ngân đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của báo chí và nhiều tờ báo đã đưa tin với cách giật tít khác nhau:

-Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Quốc hội sẽ giám sát chặt chẽ vụ Formosa…; ( Vnexpress )

-Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời chất vấn của báo chí ...

hanoimoi.com.vn/.../chu-tich-qh-nguyen-thi-kim-ngan-tra-loi-chat-van-..

-Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân bật mí về những tấm áo dài

nld.com.vn › Thời sự trong nước

-Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời 7 vấn đề "nóng" báo chí nêu

congly.com.vn › Thời sự

-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Nếu ĐBQH Võ Kim Cự né ...

anninhthudo.vn/thoi-su/...kim-ngan...kim...bao.../692782.antd

-Hình ảnh: Chủ tịch Quốc hội trả lời báo chí “như phiên chất vấn“ - Vov

vov.vn/.../hinh-anh-chu-tich-quoc-hoi-tra-loi-bao-chi-nhu-phien-chat-van

-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các ... - Báo Nhân Dân

nhandan.com.vn/.../30214502-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-kim-ngan-...

-Chủ tịch QH: "Tôi sẽ nhắc ông Võ Kim Cự không tránh né báo chí"

soha.vn/chu-tich-qh-toi-se-nhac-ong-vo-kim-cu-khong-tranh-ne-bao-chi..
Theo dõi những thông tin báo chí đưa, có 2 câu trả lời của tân Chủ tịch Quốc hội được bàn luận nhiều nhất cả trên báo chính thống và cả các trang mạng xã hội có ý kiến ghi nhận và có cả ý kiến “ ném đá”:
-“Vai trò dân chủ rất quan trọng. Ngay trong gia đình, nếu bố mẹ không tôn trọng con cái thì ra đời con cái không tôn trọng người khác. Quyền của trẻ em không phải ở chỗ được chăm sóc, bảo vệ mà còn là quyết phát triển, nói lên tiếng nói của mình. Một đất nước mà không có dân chủ thì lòng dân sẽ không yên, không có sự đồng thuận xã hội”…

Ông Cự đã nổi, bộ ngành vẫn lặn; Cần công khai bút tích cấp phép cho Formosa; Vụ Formosa: Xử trách nhiệm cả người không còn đương chức

14:31 27/07/2016

(Tin tức) - 12 bộ ngành cũng là cầu thủ trong đội bóng cùng ông góp phần đưa Formosa chễm chệ đăng quang tàn phá môi trường, các vị cũng… lặn đâu rồi, sao không có ai lên tiếng?

Ông Võ Kim Cự, nguyên bí thư và chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, đang là nhân vật “hot”, sau ba tháng ông… lặn sâu từ vụ Formosa xả thải, rồi... trồi lên trả lời báo chí về thời hạn cấp phép 70 năm cho dự án trên và trách nhiệm cá nhân ông.
Hình như ông Cự có nghiên cứu sách xưa của Trung Quốc về các bậc Trương Nghi, Tô Tần thuyết khách, biện biệt lẽ được mất đúng sai vòng vèo, đi như tay lái lụa trên đường đua, như cầu thủ siêu hạng trên sân, nói một lèo, đều dẫn đến chỗ ông chẳng sai gì cả. Theo lời ông, để Formosa được cấp phép 70 năm, Hà Tĩnh làm sao thẩm định nổi, cũng không thể tự quyết, mà đã có đến 12 bộ ngành “không có bộ nào không đồng ý” và Chính phủ chấp thuận.
Ông Cự nói văn bản còn nguyên đó. Vậy bây giờ lật văn bản ra, vị nào, ngành nào đã gật đầu ký? Ông còn nói lúc đó chẳng ai có ý kiến về lai lịch ô nhiễm môi trường cực kỳ bất hảo của Formosa mà các nước trên thế giới nghe đến là… chờn, né liền, đuổi như đuổi tà.
Ong Cu da noi, bo nganh van lan
Ông Võ Kim Cự - Ảnh: VNE

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Đại biểu QH: Muốn bảo vệ chế độ, phải sớm ban hành Luật Biểu tình

Đại biểu Quốc hội hiến kế "bảo vệ người tốt, ngăn chặn những kẻ phá chế độ"


(GDVN) - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: "Cần có chính sách minh bạch nhất quán, xử lý kẻ xấu, bảo vệ công dân tốt trong việc quản lý biểu tình”.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, dự án "Luật Biểu tình" đã chính thức được đưa ra thảo luận, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 11.
Đây là dự luật được người dân chờ đợi trong suốt thời gian qua, đặc biệt là khi người dân mong muốn được bày tỏ quan điểm, góp phần gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước những hành vi ngang ngược của nước láng giềng.
Trước đó, từ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII (tháng 6/2013), khi thảo luận về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh, nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề nghị đưa "Luật Biểu tình" vào chương trình năm 2014.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) dẫn thí dụ, ngay từ năm 1945, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, chính quyền còn trong trứng nước, đặc biệt là dân trí còn rất thấp, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không bãi bỏ quyền biểu tình mà yêu cầu báo trước 21 tiếng.
Ông Nghĩa khẳng định: "Ban hành luật Biểu tình sẽ ngăn chặn, đề phòng và chống được việc lạm dụng gây mất trật tự an ninh xã hội và thậm chí là những hành vi xấu chống lại chế độ… vừa đáp ứng được quyền hiến định của nhân dân".
Tuy nhiên, cho tới nay, Chính phủ vẫn chưa hoàn thiện dự thảo luật này, do đó Quốc hội chưa thể đưa vào chương trình xây dựng luật.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa tiếp tục đề nghị xây dựng Luật Biểu tình nhằm bảo đảm quyền của công dân theo Hiến pháp. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.

Phía sau Formosa là một âm mưu chính trị thâm độc...; Đoàn giám sát phát hiện nhiều sai sót tại xưởng luyện cốc của Formosa

   0 Comment

27 tháng 7 năm 2016

Vấn đề thảm họa môi trường do Formosa đã bắt đầu nóng lên nơi nghị trường chính trị Việt Nam. Nhiều câu hỏi chất vấn được đặt ra, nhiều câu trả lời cũng đã được các cá nhân và cơ quan liên quan được công bố. Tuy nhiên, chưa có câu hỏi nào hay lý giải nào cho câu hỏi: Vụ xả thải gây nhiễm độc vùng biển Việt Nam của Formosa là vô ý hay cố ý ?
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pictures82014/vohoangyen-tbtc/formosa_iomv.jpg
Ngay sau khi sự cố xảy ra chỉ khoảng một tuần và khi có lời kêu gọi các nhà khoa học, các nhóm hoạt động đậc lập tự tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên mạng. Cũng chỉ thêm mấy ngày sau đó đã có thông tin kết luận trong nước biển miền lấy tại khu vực cá chết lẫn mẫu sinh thiết từ xác cá và rong rêu, bùn cát, san hô.. đều có tỷ lệ Phenol và Xianua rất cao. Thêm khoảng bốn, năm ngày nữa thì có thông tin tiếp tục cho biết ngoài Phenol và Xianua còn có tới ba, bốn loại hóa chất cực độc được phát hiện, nó hoàn toàn trùng hợp với thông tin báo chí phát hiện ra hóa đơn nhập khẩu gần 300 tấn hóa chất với hơn 40 loại và có tới gần một nửa các loại trong đó là chất cực độc. Những loại độc tố này đều có nguồn gốc là chất độc vô cơ nên dẫn đến kết luận hoàn toàn do tác nhân từ hoạt động con người mà ra. Tất nhiên, con số 296 tấn hóa chất Formosa nhập về chỉ là trên một vận đơn, còn bao nhiêu tấn trong những vận đơn khác hoặc nhập lậu thì không ai biết. Kèm theo những kết quả phân tích, người ta không khó và có nhiều cơ sở để khẳng định Formosa chính là thủ phạm chứ không cần chờ tới gần ba tháng sau như Chính phủ Việt Nam công bố.

Mua tàu biển "hết đát", hàng chục tỷ đồng vốn Nhà nước "bốc hơi"; Hai bệnh viện ở TP.HCM sai phạm tài chính hàng trăm tỉ

Dân trí Nguồn tin từ Dân trí cho biết, cơ quan chức năng đã xác định Công ty CP Vận tải biển Hoa Sen mua 2 tàu biển Golden Lotus, Golden Rice kinh doanh thua lỗ, gây mất vốn Nhà nước gần 23,5 tỷ đồng.
 >> Kiểm điểm, xử lý Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc Vinafood 2
 >> Kinh doanh thua lỗ, Vinafood 2 bị giám sát tài chính

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Theo nguồn tin của Dân trí, Công ty Hoa Sen thành lập từ năm 2008 với vốn điều lệ 16 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) góp 5,6 tỷ đồng và 2 cá nhân là ông Trần Văn Lâm và Phạm Quang Mạnh góp lần lượt 800 triệu đồng và 1 tỷ đồng, số còn lại được quyền chào bán trị giá 9,44 tỷ đồng.

Vay tiền Trung Quốc làm cao tốc: Hỏi khó Bộ Giao thông; Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc: Việt Nam phải chấp nhận chỉ định thầu; Vay tiền Trung Quốc làm cao tốc: Quảng Ninh nói cần thiết

Chính trị - Xã hội / Tin tức thời sự

(Tin tức thời sự) - Các sở, ngành tại Quảng Ninh khẳng định việc xây dựng đoạn cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là cần thiết, tạo điều kiện thông thương hàng hóa.

Vay tiền Trung Quốc làm gì?
Liên quan đến việc Bộ GTVT, Bộ tài chính và Bộ kế hoạch – đầu tư đang xem xét lời đề nghị của Trung Quốc về việc vay  hơn 300 triệu USD thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc  để thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, trao đổi với Đất Việt, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông khẳng định, cần phải nhìn nhận lại vấn đề này.
Theo TS Sanh, đoạn cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có thể xem như dự án thành phần của dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái. Hiện nay, đoạn Hạ Long Vân Đồn đã có dự án BOT, chỉ còn gần 100 km đoạn Vân Đồn – Móng Cái.
Vay tien Trung Quoc lam cao toc: Quang Ninh noi can thiet
Các sở, ngành tại Quảng Ninh khẳng định rằng việc xây dựng đoạn cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là cần thiết, tạo điều kiện thông thương hàng hóa. Ảnh minh họa

Những thách thức cho tân Thủ tướng VN

Phạm Quý Thọ

  • 26 tháng 7 2016
Image copyrightAFP
Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ trước Quốc hội khoá 14, ngày 26/07/2016.
Ngày 7/4/2016 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội khóa 13.
Ngày 26/7/2016, ông lần nữa tuyên thệ trước Quốc hội khóa 14.
Tân chính phủ của Việt Nam tiếp nhận di sản đầy khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội từ các nhiệm kỳ trước để lại.

Giai đoạn nhiều khó khăn

Kinh tế Việt Nam hiện nay tuy tăng trưởng nhưng chưa vững chắc với những yếu kém nội tại, với thâm hụt tài khóa so với GDP ở mức cao trong thời gian dài, tình trạng nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp và đang có xu thế giảm, đầu tư công kém hiệu quả, dàn trải với nhiều dự án hàng nghìn tỷ đồng dở dang, bỏ hoang, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng chưa được cải thiện, doanh nghiệp nhà nước vẫn quá nhiều và kém hiệu quả, khu vực tư nhân trong nước thì yếu và gặp nhiều trở ngại…
Nguồn lực trong nước dần cạn kiệt, trong lúc việc tiếp cận với nguồn tài trợ quốc tế gặp khó khăn.

Có thể khởi tố Phạm Viết Đào về tội danh gì?

RFA 18-3-14

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Sáng mai 19 tháng 3 tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm đối với nhà báo Phạm Viết Đào do vi phạm điều 258, đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Mặc Lâm tìm hiểu thêm trường hợp đặc biệt của nhà báo này.

Bạch hóa trận chiến biên giới phía Bắc
 

Hai tuần sau khi Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án nhà báo Trương Duy Nhất với tội danh vi phạm điểu 258, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng sẽ áp dụng điều này đối với ông Phạm Viết Đào, một nhà báo kỳ cựu có trang blog riêng để đưa các bài viết của ông và những người khác nhằm chia sẻ với người đọc về những thông tin mà ông quan tâm và luôn chú trọng trên trang blog mang tên ông.
Nhà báo Phạm Viết Đào từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên là Cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa Thông tin, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa.
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ông bị bắt các trang mạng mang tên của những lãnh đạo cao nhất nước đã đăng cùng một bài viết rất chi tiết về những điều mà tác giả cho là ông dưới bút danh Phúc Lộc Thọ đã chửi bới Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chửi bới chế độ, đòi đa nguyên đa đảng.

"Văn bản của ông Võ Kim Cự vi phạm pháp luật và vượt thẩm quyền"; “Formosa không đáng được tồn tại 70 năm trên lãnh thổ Việt Nam”; Ông Võ Kim Cự từng nói gì về 'đứa con đẻ' Formosa?; Đâu chỉ có Formosa? Hãy nhìn thẳng vào những chuyện "đúng quy trình" đáng sợ ở Việt Nam

Dân trí “Formosa chỉ là một dự án “lớn” về ô nhiễm, chứ hoàn toàn không phải là một dự án lớn về lợi ích mang lại cho Hà Tĩnh. Do vậy, Formosa không đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm”.
 >> Cho Formosa thuê đất 70 năm: Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì?
 >> “Cần trả lời thoả đáng, dự án Formosa có xứng đáng tồn tại không?”

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), về dự án Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Chia sẻ với phòng viên Dân trí, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết, từ khi thành lập đến nay, tập đoàn Formosa - công ty “mẹ” của Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh không phải là doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm về gang thép. Vậy tại sao Formosa lại bỗng nhiên lao vào lĩnh vực gang thép vốn không phải thế mạnh của mình và lại lao vào ngay khi thị trường thép thế giới bắt đầu xuống dốc, đó là những câu hỏi mà Tiến sĩ Sơn băn khoăn.
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam
“Nếu nghiêm túc, có trách nhiệm, không có doanh nghiệp nào đầu tư như Formosa Hà Tĩnh. Nhưng Formosa đã dám đầu tư, vì tập đoàn này đã lựa chọn ngành nghề đầu tư không bình thường và theo “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi” của mình - đó là kinh doanh môi trường bẩn”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nói.

Bắc Kinh và chiếc “gông địa chính trị trên cổ”

27/07/2016  06:00 GMT+7

 Việc người ta tin rằng những động thái sau phiên tòa, có thể sẽ giúp TQ lặng lẽ “biến đại sự thành tiểu sự”, “không sinh sự ắt sự không sinh” là có cơ sở.
LTS: Tại cuộc Hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982” do trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại TP.HCM, có nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt có trên 20 học giả và chuyên gia quốc tế về luật biển, luật quốc tế. quan hệ quốc tế nổi tiếng tham gia…
Tuần Việt Nam sẽ chọn lọc và lần lượt giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Hội thảo này
Các học giả và giới nghiên cứu đã cùng nhìn lại một cách bình tĩnh câu chuyện Biển Đông suốt thời gian qua. Họ đồng thuận rằng, những hành động ngạo ngược của TQ chính là “hạt mầm” cho kết quả là phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016.
TS. Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế đã phác thảo bức tranh “từ không đến có” của TQ trên biển Đông.
Biển Đông, Sau phiên tòa, Đường 9 đoạn
TQ tiến hành bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, mở rộng tiền đồn lãnh thổ TQ tới trung tâm Biển Đông. Ảnh minh họa: AP.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Nhật, Australia ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc dừng hoạt động phi pháp


Tin mới hôm nay về Biển Đông: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Nhật, Australia ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc dừng hoạt động phi pháp, dù ASEAN bế tắc


   

Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Nhật Bản, Australia cùng đồng lòng ra tuyên bố chung về Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa PCA hôm 12/7, điều mà ASEAN không thể làm được vì bị Campuchia liên tiếp cản phá. (ABCnews)

Theo tin mới hôm nay về Biển Đông, ba bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Nhật và Australia đã đồng lòng ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xây dựng phi pháp trong vùng biển tranh chấp và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài PCA hôm 12/7, mặc dù ASEAN bế tắc về việc này do Campuchia cản phá.

Tướng an ninh Lê Kiên Trung kể về ba mình: TBT Lê Duẩn

(Chính trị) - Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp
- Nhà báo Tô Lan Hương: Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn?
- Thiếu tướng Lê Kiên Trung: Thực ra tôi đã từng viết một bài trên Báo An ninh thế giới nhiều năm trước với những câu chuyện của tôi về cha. Nhưng đặc thù công việc khiến tôi không phải lúc nào cũng thấy mình nên xuất hiện trên mặt báo để chia sẻ những suy nghĩ trong lòng.
- Thế thì, khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề ANTG Giữa tháng – Cuối tháng chúng tôi, với cương vị mà anh đang nắm giữ, anh có ngại ngần nếu tôi hỏi anh những câu hỏi mà bao năm qua, nhiều người vẫn cho là nhạy cảm, về TBT Lê Duẩn?
– Bạn hãy cho tôi một lý do để một người con phải ngại ngần, né tránh khi nói về cha mình?! Đặc biệt, một con người của dân tộc, của nhân dân, hết đời cống hiến hy sinh vì sự nghiệp của đất nước.
- Vậy thì, tôi muốn bắt đầu với một điều giản dị. Có phải khi còn bé, anh là người con được gần gũi với TBT Lê Duẩn và được ông thương yêu, cưng chiều nhiều nhất? Ký ức của anh về người cha chính khách có gì khác với ký ức của những đứa con bình thường?
– Ký ức bao trùm trong tôi về ba có lẽ là ký ức về tình thương. Nói là ba thương tôi hơn những anh chị em khác cũng không hẳn là đúng. Tôi không dám nói ba tôi dành cho tôi nhiều tình thương nhất, nhưng tôi may mắn là đứa con được gần ba nhiều nhất so với các anh chị trong nhà.
Thật ra ba tôi đi hoạt động cách mạng từ sớm, thời gian ông gần gũi gia đình, con cái gần như không có. Các anh chị tôi, từ lúc đẻ ra cho đến khi trưởng thành, hầu hết đều chỉ được gặp ba khi ông ghé thăm nhà. Tôi may mắn  sinh ra khi ba tôi đã ra Hà Nội, trong bối cảnh miền Bắc đã được hưởng hoà bình.
Mẹ tôi khi đó đang học ở Trung Quốc, tôi lại là con út trong nhà, nên ba tôi, với tâm trạng của một người cha “gà trống nuôi con”, thương tôi phải xa mẹ, đã luôn dành cho tôi tình yêu thương đặc biệt.
Dù là TBT và phải đảm đương trách nhiệm lớn lao với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng ông đã luôn để tôi là “cái đuôi” của ông trong suốt nhiều năm trời. Tôi ăn cùng ba, quanh quẩn bên ông khi ông làm việc và tôi ngủ cùng giường với ông cho đến tận khi học lớp 7, lớp 8.
- Điều đặc biệt nhất mà anh cảm nhận ở ba mình?
– Cũng là tình thương! Nhiều người nghĩ với vị trí người lãnh đạo đất nước, ba tôi là người lạnh lùng, cứng rắn, nhưng thực ra, ông vô cùng tình cảm với người xung quanh.
Không chỉ là tình cảm của người cha dành cho con, tình cảm của người chồng dành cho vợ, mà còn là tình cảm giữa người với người. Ba tôi coi những người giúp việc cho ông như người thân trong nhà. Ông cũng là người mà nếu đi ra đường, gặp một người nghèo, sẽ dễ dàng rơi nước mắt. Nhiều người đi làm cách mạng bắt đầu từ lý tưởng, từ lý trí, nhưng ba tôi đi làm cách mạng bắt đầu từ tình thương.
Khi còn nhỏ, có lần bà nội tôi nói với ba tôi: “Đến bao giờ nhà mình mới có một nồi khoai như nồi khoai nhà bên cạnh?”. 
Ông kể ông đã khóc khi nghe câu nói ấy, dù khi đó ông chỉ là một đứa trẻ nhỏ đang ngồi trong lòng mẹ. Ông thương xót cái ao ước nhỏ bé đến tội nghiệp của bà nội tôi bao nhiêu thì ông thấy căm giận chế độ đã tạo ra cả một dân tộc nghèo khổ, với một lớp người mà ước mơ của họ chỉ là một nồi khoai để ăn bấy nhiêu. Và vì muốn thay đổi điều đó, ông đã đi làm cách mạng.
- Anh nói, TBT Lê Duẩn đi làm cách mạng từ tình thương, nhưng trong một giai đoạn lịch sử dài sau này, khi nhắc về TBT Lê Duẩn, người ta vẫn cho rằng ông rất độc đoán trên cương vị của mình khi ông còn nắm quyền?