Biên giới quốc gia ngày nay giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là cương giới thời cổ. Vì vậy, rất có thể lãnh thổ nước ta thời Trưng Vương đã lan đến gần như toàn bộ khu vực nay là hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và một phần nhỏ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, lãnh thổ này là dựa trên cơ sở kế thừa lãnh thổ nước Nam Việt cũ (tương ứng với bộ Giao Chỉ/châu Giao thời Hán thuộc), chứ thực sự là nó rộng lớn hơn rất nhiều so với thời Văn Lang. Hơn nữa, trong sách "Đại Việt sử ký tiền biên", Ngô Thì Sĩ có lời bình: "Cho nên tiếc Ngũ Lĩnh, là tiếc cái sau khi bà Trưng mất". Ngũ Lĩnh là tên hệ thống các dãy núi mà nay chạy qua các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Các sử gia thời phong kiến quan niệm: dãy Ngũ Lĩnh chính là ranh giới phía Bắc của nước Việt ta thời nhà Triệu và thời Trưng Vương, ngăn cách với lãnh thổ nhà Hán (Trung Quốc).


Bản đồ nước Văn Lang vào thế kỷ 3 TCN


Bản đồ phỏng ước lãnh thổ nước Âu Lạc của An Dương Vương Thục Phán vào khoảng thế kỷ 3 TCN