Toàn cảnh vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị 3 đối tượng hành hung ...
https://www.youtube.com/watch?v=6Wo3yve_CXg
https://www.youtube.com/watch?v=6Wo3yve_CXg
>Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung: 'Kẻ chủ mưu đánh tôi là trí thức'
www.vtc.vn/nha-bao-do-doan-hoang-bi-hanh-hung-ke-chu-muu-danh-t...
(Chính trị) - Những đột ngột, sững sờ của vụ thảm sát rồi cơ quan chức năng sẽ làm sáng tỏ. Nhưng bây giờ như đang lẩn quất, lởn vởn đâu đây hình bóng ông Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường…
Khi ấy ông là Chủ tịch Yên Bái.Câu chuyện chúng tôi lui mãi về đêm về câu thơ bát cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng… Chủ tịch Phạm Duy Cường gạ cả bọn rằng, có biết cái chăn sui, chăn bằng vỏ cây sui ấy như thế nào?
Khi cả đám tắc. Ông mới thư thả về cái cây sui cùng vỏ sui. Tại sao người dân tộc trên vùng cao Yên Bái thuở ấy phải dùng thứ vỏ cây nện cho dẹt, mềm dùng làm chăn? Và nếu muốn, ông sẽ đưa chúng tôi về vùng cây sui Yên Bình…
Những năm cuối bảy mươi, chàng trai đất bánh cuốn Thanh Trì Phạm Duy Cường lạ lẫm bỡ ngỡ. Háo hức, buồn chán ngang nhau khi lần về đất Yên Bái kiếm sống. Từng là thợ đốt lò nhà máy xi măng Yên Bái. Rồi chững chạc các vị thế phụ trách nhà máy xi măng Yên Bái, lãnh đạo huyện Yên Bình. Tất tả nhưng thanh bình một thuở đêm đêm giúp vợ soạn giáo án dạy học trẻ nhỏ vùng cao, và vẫn học được hai bằng đại học…
Là cả câu chuyện dài khi chúng tôi được chứng kiến thời điểm Nippon Zuky, một chuyên gia Nhật thuyết trình trước Bí thư Yên Bái phương án rót 1.700 tỷ đồng cho dự án chăn nuôi thỏ để chế biến dược liệu và cung cấp thịt đưa sang trời Âu. Hẳn họ phải như thế nào mới đặt cược niềm tin với Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường ngoài thổ nhưỡng, khí hậu và con người Yên Bái?
Niềm tin của nhà đầu tư có vẻ như hồn nhiên “Đất Yên Bái nuôi thỏ thì làm chơi mà ăn thật, không thể có nơi nào thuận lợi hơn đâu, chỉ tiếc là chúng tôi chưa có nguồn lực và công nghệ tốt, người dân đã thu nhập tiền tỷ từ nuôi thỏ, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội”. Nippon đã cho mọc lên ở sơn cước Yên Bái trại nuôi thỏ tầm cỡ quốc tế. Bây giờ là Tập đoàn Hoa Sen đầu tư làm khu nghỉ dưỡng, dịch vụ, rồi Tập đoàn Vincom đang xây khu trung tâm thương mại lớn nhất vùng Tây Bắc…
Những vỡ vạc sáng sủa đã hình thành trên vùng đất khó, để lại dấu ấn và tầm nhìn của một Bí thư Tỉnh ủy khi mời gọi họ về đầu tư với cam kết đồng hành cùng nhau vực dậy một Yên Bái gian nan vẹo xiêu trong cái nghèo từ muôn kiếp.
Còn nhớ hôm cùng ông vào Nậm Khắt. Bản ấy 100% người Mông trên đất Mù Cang Chải. Ông đang đôn đáo cùng tham vọng biến nơi này thành khu du lịch cộng đồng và nghỉ dưỡng bởi độ lạnh quanh năm chẳng kém gì Sa Pa. Ông nói về tiếng khèn và váy Mông cùng tập tục hương ước gần như hoang sơ nguyên thủy để dân ở đây đổi đời chứ chả thể thoát nghèo đói bằng cây con gì đấy.
Ông hào hứng vạch kế hoạch, cơ sở hạ tầng để mời gọi, rồi chỉ đạo cho các cán bộ ban ngành đi cùng những công việc cụ thể cho một đề án lớn. Hôm ấy, cuộc làm việc ở xã vùng cao không trống rong cờ mở, không cơm rượu gì, cả chủ tịch và bí thư xã đều đi họp vắng ở huyện, chỉ có anh Bí thư xã Đoàn nói tiếng Kinh còn chưa thạo ngồi làm việc cùng Bí thư Tỉnh ủy. Ông kéo tôi ra mép đồi khoát tay chỉ ra phía cánh rừng táo Mèo đã có con đường lớn từ Sơn La chạy sang và hàng điện cao thế mới tinh, khoe rằng, đây còn có hang động và suối nước nóng rất đẹp.
Bài toán thoát nghèo Yên Bái dường như có thủ lĩnh Phạm Duy Cường đã ló được đáp số từ ngày làm chủ tịch tỉnh. Sản phẩm nông- lâm nghiệp chủ lực của Yên Bái đã thực sự khởi sắc với những hướng đi mạnh dạn đang trở thành giải pháp đột phá không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn tạo cơ hội cho người dân nơi đây làm giàu.
Dăm năm đã sử dụng tới 230 đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, xây dựng nông thôn mới bằng nông nghiệp công nghệ cao để tăng thu nhập cho người dân.
Những con số ấn tượng đã nhân ra bằng những con số ấn tượng: 12.000ha chè đã thành vựa chè lớn nhất nhì cả nước, quế mang lại doanh thu đến 500 tỷ đồng/năm cho huyện Văn Yên với 30.000ha, rồi 500ha cam Văn Chấn có vị ngọt thơm giòn nổi tiếng mang lại nguồn thu khoảng 60 tỷ đồng/năm.
450 lồng cá đang có thu nhập khá khẩm cho cư dân vùng lòng hồ. Rồi những cánh rừng măng Bát độ đã hình thành vùng tập trung… Chỉ dăm năm, tỷ lệ nghèo đã giảm từ 35% xuống còn gần 10%.
Ông bảo người Yên Bái đau đáu thoát nghèo, làm giàu không còn là mơ ước xa. Không lẽ đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai chạy qua Yên Bái chỉ chạy suông? Yên Bái chỉ là thành phố để đi qua? Hạt gạo Sén Cù, lúa Mường Lò, chè Suối Giàng, cà chua sạch… lẽ nào cũng chỉ tự cung tự cấp và cho khách du lịch ăn chơi?
Trận lụt lịch sử năm 2008 ở TP Yên Bái, ông quyết tâm cùng cả hệ thống chính trị phải cho ra đời bằng được con đường tránh ngập nối từ thành phố chạy ra cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Du khách không khỏi trầm trồ khen ngợi con đường dài hơn 10km lướt thật mịn, nhưng có thể họ chưa biết rằng nó đã được đầu tư đến cả 1.000 tỷ đồng, và nằm trong ý đồ quy hoạch thành phố sơn cước đến năm 2030 mở rộng ra phía đường cao tốc.
Gần đấy là cây cầu Tuần Quán trị giá hơn 500 tỷ đồng, bệnh viện đa khoa tầm cỡ khu vực 500 giường sắp được nâng lên 1.000 giường… Diện mạo Yên Bái hôm nay đã bỏ xa 6 năm về trước, với lượng thu ngân sách lên đến 1.700 tỷ đồng khi mà mấy năm trước chỉ tính tiền trăm. Và ngạc nhiên chưa, khó ai nghĩ những thứ triển khai sắm sanh bộn bề như thế mà Yên Bái chỉ còn nợ công vài chục tỷ đồng.
Bữa ngồi lâu lâu với ông tỉ mẩn được biết, ông kiên quyết chỉ đạo không dàn trải đầu tư, tất cả dành cho cấp bách dân sinh và đầu tư vào nông nghiệp, trong đó giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông – lâm nghiệp được chú trọng đặc biệt.
Hạ tầng giao thông thúc mạnh trải đậm vào đất quế Văn Yên, vào vùng chè Nghĩa Lộ, bon qua xứ Mù Cang Chải rộng lớn, bức tranh nhà nông ở vùng cao đã bắt mắt bởi những sắc màu ấm, táo bạo với phương thức Yên Bái phải “đi bằng hai chân” – phát triển đô thị và nâng cao đời sống người miền rừng của Bí thư Phạm Duy Cường.
Từng nghe dân văn phòng Yên Bái kháo nhau là ở cương vị chủ tịch rồi Bí thư Tỉnh ủy, nhưng ông Cường chưa bao giờ bỏ một buổi tiếp dân. Mà dân tỉnh này trên 50% là Thái, Mông, người Dao. Đường sá nhiêu khê diệu vợi. Nhưng ông biết khơi, đặt ra nhiều kênh để đến, để xuống với dân.
Chiều nay tin dữ loang nhanh… Không khí tang tóc cộng với vẻ sụt sùi âm u của hoàn lưu cơn bão cấp 12 đang rập rình làm chiều xứ thượng du Yên Bái như thêm phần u ám thê lương. Tự dưng thấy thèm thấy quý những giờ phút từng được quấy quả ông vì công việc và cả những chén rượu mạn ngược thân tình.
Hồi nãy chúng tôi vừa chứng kiến gương mặt tạnh hẳn đi những nét cởi mở thường thấy khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua thắp hương cho 2 đám tang, chợt bừng ra một ý nghĩ là lạ… Mới chiều qua thôi, Thủ tướng đã công khai xin lỗi việc đoàn xe công vụ của ông non tuần trước đã trót dạo qua phố cổ Hội An.
Động thái ấy gây cảm giác bất ngờ và ngạc nhiên với bao nhiêu người bởi lâu nay đã ám vào suy nghĩ đã định hình đã trì trệ rằng những việc tương tự vậy của quan chức thì còn lâu mới có chuyện xin lỗi!
Cũng là thói quen nghề nghiệp và cả phần tình cảm lâu nay với xứ thượng du Yên Bái cùng cá nhân vị Bí thư Phạm Duy Cường, sau khi nghe tin dữ, chúng tôi vuột luôn lên Yên Bái…
Bụng bảo dạ những sự kiện đau buồn u ám như thế này chắc mình cũng chỉ làm được cái việc đến thắp hương cho người quá cố chứ giới truyền thông thì chỉ đành thúc thủ (!?). Nhưng trên đường đi nghe cái tin dữ này công khai trên bản tin trưa của Đài Truyền hình quốc gia lại thấy như tiếp tục cái mạch đột ngột, bất ngờ?
Bất ngờ bởi thẳng thắn kịp thời cái việc mà trước đây, mới đây thôi thấy không dễ nói dễ đưa, dễ làm? Nhưng rất nhanh tiến trình dân chủ dường như đã đột biến đã có khúc ngoặt. Như khó thay và cũng dễ thay cái chuyện xin lỗi của Thủ tướng!
Và sau cái tin trưa nay trên truyền hình như một kiểu giúp Yên Bái công khai phát tang. Rồi những sự thăm nom, kết hợp với cả hỏi han cắt đặt công việc trực tiếp với những lãnh đạo cả tỉnh, sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời khắc khó khăn bối rối này, với người thân của ông Bí thư Cường và dân Yên Bái dường như được tiếp thêm một thứ năng lượng ấm áp, thân gần?
(Theo Tiền Phong)
Đi bộ, leo núi, mưa sạt không thể vượt qua nổi các con đèo vòi vọi, từ mờ sáng luồn rừng, đến 16 giờ chiều, chúng tôi mới tìm được một nóc nhà để xin… ăn trưa. Giở tấm bản đồ ướt nhoe nhoét ra, thấy mình đang vật lộn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu diện tích 16.000 ha, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chao ôi, toàn những cái tên xã (chứ chưa nói tên bản) thoáng nghe đã thấy gập ghềnh trắc trở: Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Viễn Sơn. Lếch thếch bò theo các con đường trơn, đến 19h cùng ngày, thì hun hút dưới chân đèo, trong sương mơ, hiện ra một quầng sáng lờ nhờ. Cuộc sống có ánh điện của xã vùng cao Mỏ Vàng cứ treo trong cơn đói, trong rét run tuyệt vọng của những kẻ “bước đã mỏi mà trông càng thấy mỏi”.
Chúng tôi như cô bé bán diêm sắp chết đói nằm mơ về một con ngỗng quay béo ngậy, ngỗng loạng quạng tiến về phía em, trên lưng ngỗng cắm sẵn bộ thìa dĩa leng keng. Chợt nảy ra so sánh, rừng bảo tồn nơi này, với những cây gỗ đường kính gần ba mét bị chặt hạ đầy khuất tất kia, cũng chỉ là một đàn ngỗng béo trong mắt những kẻ sấp mặt vì tiền mà thôi.
Chuyến đi để nhớ đến thời “hai tay chắp bụng”
Mọi chuyện bắt đầu bằng những vụ việc tôi đã phanh phui trên đất Yên Bái, rồi ít nhiều cũng được bà con tin cậy “dốc bầu tâm sự”. Một cán bộ kiểm lâm viết email (thư điện tử) cho tôi từ địa chỉ chung chung: “Quê hương tôi”. Anh bảo, rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu bị tàn phá đến man rợ: “Tôi chỉ muốn làm việc với một mình anh. Tôi sẽ gửi ảnh, gửi văn bản, gửi tất cả những gì tôi có thể kiếm được qua email cho anh. Chỉ xin anh hãy lên với thảm cảnh rừng Nà Hẩu một lần”. Cả tháng ròng tôi đi điều tra về nạn giết hại tê giác ở Nam Phi nên không lên Yên Bái được, anh viết thư oán trách, tuyệt vọng, thậm chí nguyền rủa tôi chỉ là “con hổ giấy”.
Nửa đêm hôm đó chia tay, chúng tôi trả 500.000 đồng/người xe ôm mà vẫn thấy quá rẻ, vì cả ngày họ phục vụ cực khổ dọc các cung đường thăm thẳm. Hóa ra các bác xe ôm hay xem tivi, đọc báo và nhận ra nhóm PV chúng tôi. Họ bảo, giao các chú cho đám lục lâm thảo khấu, mặt còn ma cô hơn cả bọn nghiện ấy, chúng tôi không làm sao yên lòng được. Nhưng vào đến suối là “chúng nó” kiên quyết đuổi chúng tôi về. “Nhỡ các ông là công an thì sao, về, muốn ăn đòn à!”. Nhìn những bộ mặt đó, 3 anh trinh sát đặc công lão luyện mà chúng tôi có ý nhờ đi theo hộ tống đánh lầm lũi hạ sơn. Tôi đi theo gã rằn ri độ 1 tiếng thì tất cả các sóng điện thoại “ngủm” hết.
Cả ngày, 3 anh cựu đặc công ngồi ngoài cửa rừng đưa ra các phương án “nhóm nhà báo bị thủ tiêu” ra sao. Đêm ấy, khi tôi ướt lút thút, bùn bám từ đầu đến chân, về đến xóm Cánh Tiên, xã Mỏ Vàng, 3 anh cựu quân nhân đã lao ra đón, có anh ứa nước mắt. Đến bây giờ, ánh mắt lo âu, sự mừng vui náo nức họ, trong đêm đồng rừng ấy, vẫn đeo bám lấy tôi, nó thật ấm áp, nó là bằng chứng về việc những nhà báo tử tế sẽ không cô đơn trong các vụ việc kiểu này.
Lại nói về chuyến leo núi tìm sự thật. Đúng là đến lúc về chầu tổ tiên “hai tay chắp bụng” tôi không thể nào quên được. Vứt chiếc xe Min-khơ bánh cuốn xích quẫy như con cá trê trong bùn đất ở rệ rừng, rút trong các túi hộp của quần rằn ri ra toàn bia, rượu, với gói mì tôm sống, anh ta mời chúng tôi dùng tạm. Không biết anh ta làm nghề gì, tên là gì, đưa chúng tôi đi đâu? Các máy quay bí mật là cái cúc áo, cái đồng hồ đeo tay cứ “tèn tèn” ghi hình trong lúc sợ vãi mồ hôi hột.
(http://m.giadinhvietnam.com/tin-nhanh/yen-bai-bat-giu-60-vu-vi-pham-thu-giu-hang-nghin-m3-go-d93448.html )
Rừng bảo tồn là con ngỗng béo cho quan chức
Thông tin đáng tin cậy cho biết, những cây gỗ đường kính 2-3 m bị ngả, xẻ thành các “sập” (tấm lớn) rất nhiều. Thậm chí, ở làng bên, đến cửa rừng chúng tôi đã thấy cưa máy gào rít ong ong khắp nơi. “Đại công trường” trong rừng bảo tồn! Một năm, ít ra thì kiểm lâm huyện cũng phải “xử lý hành chính” mấy chục vụ vi phạm lâm luật tại đây. Ai đã buông lỏng quản lý, ai đã trục lợi từ việc “im lặng” cho phá rừng?Chúng tôi như cô bé bán diêm sắp chết đói nằm mơ về một con ngỗng quay béo ngậy, ngỗng loạng quạng tiến về phía em, trên lưng ngỗng cắm sẵn bộ thìa dĩa leng keng. Chợt nảy ra so sánh, rừng bảo tồn nơi này, với những cây gỗ đường kính gần ba mét bị chặt hạ đầy khuất tất kia, cũng chỉ là một đàn ngỗng béo trong mắt những kẻ sấp mặt vì tiền mà thôi.
Chuyến đi để nhớ đến thời “hai tay chắp bụng”
Mọi chuyện bắt đầu bằng những vụ việc tôi đã phanh phui trên đất Yên Bái, rồi ít nhiều cũng được bà con tin cậy “dốc bầu tâm sự”. Một cán bộ kiểm lâm viết email (thư điện tử) cho tôi từ địa chỉ chung chung: “Quê hương tôi”. Anh bảo, rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu bị tàn phá đến man rợ: “Tôi chỉ muốn làm việc với một mình anh. Tôi sẽ gửi ảnh, gửi văn bản, gửi tất cả những gì tôi có thể kiếm được qua email cho anh. Chỉ xin anh hãy lên với thảm cảnh rừng Nà Hẩu một lần”. Cả tháng ròng tôi đi điều tra về nạn giết hại tê giác ở Nam Phi nên không lên Yên Bái được, anh viết thư oán trách, tuyệt vọng, thậm chí nguyền rủa tôi chỉ là “con hổ giấy”.
Tôi cũng đã nói toạc ra suy nghĩ của mình, rằng vì sao anh tìm tôi để tố cáo, có thật là vì anh thương xót rừng hay là anh muốn hạ bệ đối thủ của mình, câu chuyện này chỉ là cái cớ để anh mưu lợi cá nhân? Chúng tôi cắt liên lạc, cho đến khi tôi gửi những bức ảnh tôi ở Nam Phi và các hoạt động của mình, anh kiểm lâm “lai vô ảnh khứ vô hình” kia lại xin lỗi và tiếp tục tin nhắn, email tố cáo về rừng bị tàn phá.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao tôi vượt qua các trạm gác kiểm lâm để xâm nhập các cánh rừng bị tàn sát ở nơi quá xa xôi kia? Anh ta đã tình nguyện tìm người dẫn đường, giúp chúng tôi ngụy trang để vào rừng. Hai đồng nghiệp ở VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam) muốn theo chân tôi để làm một bộ phim phóng sự kiểu “truyền hình thực tế” tại các điểm đen hủy hoại môi trường. Anh kiểm lâm sắp xếp một kế hoạch rất “hình sự”, rất “thám tử”, nghe đã thấy run: “Anh đi qua thành phố Yên Bái vài chục cây số, gặp một cái cột mốc ven đường. Từ đó, rẽ vào nhà nghỉ Thiên Hương, bịt biển số xe ôtô vào. Nai nịt như người về thăm quê cũ. Sẽ có 3 người đi xe Min-khơ đến chở anh vượt núi vào Nà Hẩu. Đi qua trạm kiểm lâm, có cái nhà cộng đồng xếp toàn gỗ phay tang vật vụ án, anh đừng có quay phim chụp ảnh. Tốt nhất mang theo giấy tờ, ai hỏi bảo tôi là cán bộ địa chất đi tìm khoáng sản. Đi 5 km nữa thì gặp một cái nhà sàn.
Bỏ xe máy đi bộ qua phía trước cửa nhà sàn. Qua một con suối lớn, đến cánh rừng quế thì sẽ có một người gầy, tóc xoăn từ trong bụi rậm đi ra. Đừng hỏi tên anh ta là gì. Anh ta sẽ dẫn các anh đến gặp một người to béo, đội mũ cối, mặc áo rằn ri. Lúc ấy sẽ đuổi anh tóc xoăn về, rồi theo người mặc đồ rằn ri đi vào rừng. Nhớ là gã tóc xoăn và gã áo rằn ri không được phép biết mặt nhau”.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao tôi vượt qua các trạm gác kiểm lâm để xâm nhập các cánh rừng bị tàn sát ở nơi quá xa xôi kia? Anh ta đã tình nguyện tìm người dẫn đường, giúp chúng tôi ngụy trang để vào rừng. Hai đồng nghiệp ở VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam) muốn theo chân tôi để làm một bộ phim phóng sự kiểu “truyền hình thực tế” tại các điểm đen hủy hoại môi trường. Anh kiểm lâm sắp xếp một kế hoạch rất “hình sự”, rất “thám tử”, nghe đã thấy run: “Anh đi qua thành phố Yên Bái vài chục cây số, gặp một cái cột mốc ven đường. Từ đó, rẽ vào nhà nghỉ Thiên Hương, bịt biển số xe ôtô vào. Nai nịt như người về thăm quê cũ. Sẽ có 3 người đi xe Min-khơ đến chở anh vượt núi vào Nà Hẩu. Đi qua trạm kiểm lâm, có cái nhà cộng đồng xếp toàn gỗ phay tang vật vụ án, anh đừng có quay phim chụp ảnh. Tốt nhất mang theo giấy tờ, ai hỏi bảo tôi là cán bộ địa chất đi tìm khoáng sản. Đi 5 km nữa thì gặp một cái nhà sàn.
Bỏ xe máy đi bộ qua phía trước cửa nhà sàn. Qua một con suối lớn, đến cánh rừng quế thì sẽ có một người gầy, tóc xoăn từ trong bụi rậm đi ra. Đừng hỏi tên anh ta là gì. Anh ta sẽ dẫn các anh đến gặp một người to béo, đội mũ cối, mặc áo rằn ri. Lúc ấy sẽ đuổi anh tóc xoăn về, rồi theo người mặc đồ rằn ri đi vào rừng. Nhớ là gã tóc xoăn và gã áo rằn ri không được phép biết mặt nhau”.
Có lẽ người giấu mặt sợ chúng tôi biết là đường sá quá khủng khiếp mà bỏ cuộc, nên anh ta tính toán rất kỹ từng chặng, nhưng tuyệt nhiên không nói sự hiểm trở và xa xôi trùng trùng của núi Nà Hẩu. Vì thế chúng tôi thậm chí không chuẩn bị đủ đồ ăn, vật dụng leo núi. Từ bờ sông Hồng, đi xe ôm gần 40 km xóc đến mức ruột gan phèo phổi dường như không còn bấu víu gì với nhau nữa.
Nửa đêm hôm đó chia tay, chúng tôi trả 500.000 đồng/người xe ôm mà vẫn thấy quá rẻ, vì cả ngày họ phục vụ cực khổ dọc các cung đường thăm thẳm. Hóa ra các bác xe ôm hay xem tivi, đọc báo và nhận ra nhóm PV chúng tôi. Họ bảo, giao các chú cho đám lục lâm thảo khấu, mặt còn ma cô hơn cả bọn nghiện ấy, chúng tôi không làm sao yên lòng được. Nhưng vào đến suối là “chúng nó” kiên quyết đuổi chúng tôi về. “Nhỡ các ông là công an thì sao, về, muốn ăn đòn à!”. Nhìn những bộ mặt đó, 3 anh trinh sát đặc công lão luyện mà chúng tôi có ý nhờ đi theo hộ tống đánh lầm lũi hạ sơn. Tôi đi theo gã rằn ri độ 1 tiếng thì tất cả các sóng điện thoại “ngủm” hết.
Cả ngày, 3 anh cựu đặc công ngồi ngoài cửa rừng đưa ra các phương án “nhóm nhà báo bị thủ tiêu” ra sao. Đêm ấy, khi tôi ướt lút thút, bùn bám từ đầu đến chân, về đến xóm Cánh Tiên, xã Mỏ Vàng, 3 anh cựu quân nhân đã lao ra đón, có anh ứa nước mắt. Đến bây giờ, ánh mắt lo âu, sự mừng vui náo nức họ, trong đêm đồng rừng ấy, vẫn đeo bám lấy tôi, nó thật ấm áp, nó là bằng chứng về việc những nhà báo tử tế sẽ không cô đơn trong các vụ việc kiểu này.
Lại nói về chuyến leo núi tìm sự thật. Đúng là đến lúc về chầu tổ tiên “hai tay chắp bụng” tôi không thể nào quên được. Vứt chiếc xe Min-khơ bánh cuốn xích quẫy như con cá trê trong bùn đất ở rệ rừng, rút trong các túi hộp của quần rằn ri ra toàn bia, rượu, với gói mì tôm sống, anh ta mời chúng tôi dùng tạm. Không biết anh ta làm nghề gì, tên là gì, đưa chúng tôi đi đâu? Các máy quay bí mật là cái cúc áo, cái đồng hồ đeo tay cứ “tèn tèn” ghi hình trong lúc sợ vãi mồ hôi hột.
Những tiết lộ “động trời” trong lõi rừng Nà Hẩu
Đi bộ qua bạt ngàn các nương quế, bà con người Mông thu vỏ quế về, hương quế thơm và rực ấm, trĩu trịt nói cười. Mỗi lúc như thế, “người dẫn đường” lại ẩn mình vào bụi rậm, lẩm bẩm: “Chúng mày về Hà Nội rồi, lộ ra là tao đưa đường thì chúng nó giết tao”. Đường mưa dính đến mức, bước chân xuống, nhấc lên là mất cả giày. Phạm Hùng (VTV2) thì ngã như đập mẹt. Thuận gầy như que củi, cầm máy quay nhưng bị cấm bấm máy nếu chưa được gã rằn ri đồng ý.
Qua các tán rừng hoa chuối đỏ ngỡ ngàng, hoa sim tím rắt, rồi những cái lều lợp bằng lá chuối xanh tươi của lâm tặc, người dẫn đường bắt đầu cởi mở hơn: “Tao bỏ nghề lâm tặc được 2 năm rồi”. “Anh thấy nghề này nguy hiểm quá à?”. “Không, hết bố nó gỗ rồi. Muốn phá phải vào sâu trong rừng bảo tồn, vất vả lắm. Vả lại, phải “đút” cho các cửa “bảo kê” rất tốn kém, lãi lời còn chả bao nhiêu”. “Một bộ sập đường kính 80 cm gồm 2 tấm, mỗi tấm 14 triệu đồng. Ngả một cây có khi được hơn 200 triệu đồng. Nhưng “trả tiền bảo kê” cũng tốn lắm. Tao từng đẵn nhiều cây đường kính gốc lên tới 3 mét. Đẵn cả tuần mới đổ một cây!”. Như để làm chứng cho câu chuyện của mình, anh ta dẫn chúng tôi đi dọc suối, đến những gốc cây to để chúng tôi đo. Quả thật đường kính gốc gần 3 mét.
Sau này, về làm việc chính thức với anh Lưu Văn Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - chúng tôi cũng được xác nhận: Những cây gỗ ở Nà Hẩu bị “ngã đổ” có đường kính hơn 2,5 m. Rừng quá giàu, đúng là “rừng vàng”. Rừng trải thảm đỏ cho con người hiểu và tri ân các báu vật thiên nhiên như thế, chỉ tiếc, lâm tặc và những cán bộ tha hóa đang dùng thảm đỏ đó để… chùi chân, hoặc chùi cái mép ăn vụng của họ.
Đi bộ qua bạt ngàn các nương quế, bà con người Mông thu vỏ quế về, hương quế thơm và rực ấm, trĩu trịt nói cười. Mỗi lúc như thế, “người dẫn đường” lại ẩn mình vào bụi rậm, lẩm bẩm: “Chúng mày về Hà Nội rồi, lộ ra là tao đưa đường thì chúng nó giết tao”. Đường mưa dính đến mức, bước chân xuống, nhấc lên là mất cả giày. Phạm Hùng (VTV2) thì ngã như đập mẹt. Thuận gầy như que củi, cầm máy quay nhưng bị cấm bấm máy nếu chưa được gã rằn ri đồng ý.
Qua các tán rừng hoa chuối đỏ ngỡ ngàng, hoa sim tím rắt, rồi những cái lều lợp bằng lá chuối xanh tươi của lâm tặc, người dẫn đường bắt đầu cởi mở hơn: “Tao bỏ nghề lâm tặc được 2 năm rồi”. “Anh thấy nghề này nguy hiểm quá à?”. “Không, hết bố nó gỗ rồi. Muốn phá phải vào sâu trong rừng bảo tồn, vất vả lắm. Vả lại, phải “đút” cho các cửa “bảo kê” rất tốn kém, lãi lời còn chả bao nhiêu”. “Một bộ sập đường kính 80 cm gồm 2 tấm, mỗi tấm 14 triệu đồng. Ngả một cây có khi được hơn 200 triệu đồng. Nhưng “trả tiền bảo kê” cũng tốn lắm. Tao từng đẵn nhiều cây đường kính gốc lên tới 3 mét. Đẵn cả tuần mới đổ một cây!”. Như để làm chứng cho câu chuyện của mình, anh ta dẫn chúng tôi đi dọc suối, đến những gốc cây to để chúng tôi đo. Quả thật đường kính gốc gần 3 mét.
Sau này, về làm việc chính thức với anh Lưu Văn Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - chúng tôi cũng được xác nhận: Những cây gỗ ở Nà Hẩu bị “ngã đổ” có đường kính hơn 2,5 m. Rừng quá giàu, đúng là “rừng vàng”. Rừng trải thảm đỏ cho con người hiểu và tri ân các báu vật thiên nhiên như thế, chỉ tiếc, lâm tặc và những cán bộ tha hóa đang dùng thảm đỏ đó để… chùi chân, hoặc chùi cái mép ăn vụng của họ.
Chúng tôi đang đi tố cáo một phần chìm của “tảng băng” về sự tha hóa của các cán bộ lẽ ra phải vững tay bảo vệ rừng. Họ đã: Hoặc là buông lỏng quản lý; hoặc đã câu kết với lâm tặc để xả thịt những con “ngỗng béo” mang tên Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Rừng đặc dụng, thì phải bảo vệ nghiêm ngặt, dù cây đổ cũng để im, dù lấy măng lấy nấm từ rừng cũng là vi phạm.
Xin nhấn mạnh: Sự việc chỉ bị tố cáo, khi mà chính lực lượng kiểm lâm sở tại có ý định “chơi” nhau. Cụ thể là khi ông Nguyễn Đức Thiện - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Văn Yên - được điều lên làm Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, cái chức lãnh đạo kiểm lâm huyện được ba bề bốn bên xông vào xâu xé. Việc chúng tôi bị “xui” lên điều tra về rừng Nà Hẩu, cũng là nằm trong kế hoạch của những người muốn “ân oán giang hồ có ngày phải trả”.
Thông tin đáng tin cậy cho biết, những cây gỗ đường kính 2-3 m bị ngả, xẻ thành các “sập” (tấm lớn) rất nhiều. Thậm chí, ở làng bên, đến cửa rừng chúng tôi đã thấy cưa máy gào rít ong ong khắp nơi. “Đại công trường” trong rừng bảo tồn! Một năm, ít ra thì kiểm lâm huyện cũng phải “xử lý hành chính” mấy chục vụ vi phạm lâm luật tại đây. Ai đã buông lỏng quản lý, ai đã trục lợi từ việc “im lặng” cho phá rừng?
Tôi cao 1m62, đứng lọt thỏm, dang chân dang tay trong lòng một cây gỗ đổ chổng kềnh, người ta “xắn” lấy vài khúc, còn lại bỏ hết. Vậy là đường kính cây gỗ phay đó phải gần 3m. Thử hỏi, mất mấy trăm năm để thiên nhiên hun đúc nên một “bảo tàng” như vậy? Các đồng nghiệp ở VTV chỉ còn biết thốt lên: Khu suối này, cánh rừng này có tên là Khe Phay, bởi nó vốn tràn ngập các triền cây phay cổ thụ. Còn bây giờ, đến cái cây lớn cuối cùng nằm rạp dưới chân chúng tôi mà lâm tặc chưa kịp xẻ mang đi kia, thì có lẽ, bà con và bản đồ địa phương nên đổi tên khe này là Khe Chuối Hột, hoặc Khe Cỏ Dại, vì ngoài chuối rừng và cỏ dại, chẳng còn gì nữa cả.
Xin nhấn mạnh: Sự việc chỉ bị tố cáo, khi mà chính lực lượng kiểm lâm sở tại có ý định “chơi” nhau. Cụ thể là khi ông Nguyễn Đức Thiện - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Văn Yên - được điều lên làm Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, cái chức lãnh đạo kiểm lâm huyện được ba bề bốn bên xông vào xâu xé. Việc chúng tôi bị “xui” lên điều tra về rừng Nà Hẩu, cũng là nằm trong kế hoạch của những người muốn “ân oán giang hồ có ngày phải trả”.
Thông tin đáng tin cậy cho biết, những cây gỗ đường kính 2-3 m bị ngả, xẻ thành các “sập” (tấm lớn) rất nhiều. Thậm chí, ở làng bên, đến cửa rừng chúng tôi đã thấy cưa máy gào rít ong ong khắp nơi. “Đại công trường” trong rừng bảo tồn! Một năm, ít ra thì kiểm lâm huyện cũng phải “xử lý hành chính” mấy chục vụ vi phạm lâm luật tại đây. Ai đã buông lỏng quản lý, ai đã trục lợi từ việc “im lặng” cho phá rừng?
Tôi cao 1m62, đứng lọt thỏm, dang chân dang tay trong lòng một cây gỗ đổ chổng kềnh, người ta “xắn” lấy vài khúc, còn lại bỏ hết. Vậy là đường kính cây gỗ phay đó phải gần 3m. Thử hỏi, mất mấy trăm năm để thiên nhiên hun đúc nên một “bảo tàng” như vậy? Các đồng nghiệp ở VTV chỉ còn biết thốt lên: Khu suối này, cánh rừng này có tên là Khe Phay, bởi nó vốn tràn ngập các triền cây phay cổ thụ. Còn bây giờ, đến cái cây lớn cuối cùng nằm rạp dưới chân chúng tôi mà lâm tặc chưa kịp xẻ mang đi kia, thì có lẽ, bà con và bản đồ địa phương nên đổi tên khe này là Khe Chuối Hột, hoặc Khe Cỏ Dại, vì ngoài chuối rừng và cỏ dại, chẳng còn gì nữa cả.
Cuộc phỏng vấn của chúng tôi với người đi rừng muốn giấu mặt diễn ra giữa những bãi gỗ mênh mông bị xẻ trái phép trong Khu bảo tồn. Anh ta cho phép ghi âm, ghi hình từ phía sau. “Bọn phá rừng nó không chặt cây tươi luôn đâu. Nó cứ dùng cưa máy hoặc rìu chặt gốc trước, cho bão về làm đổ cây lớn, rồi cây khô đi, sau đó mới vào xẻ. Coi như xẻ một cây bị “thiên tai làm chết”. Đó là cách phá rừng rất “cao thủ” của họ. Có thể sờ vào các gốc cây đổ “do gió bão”, sẽ thấy các vết cắt bằng cưa máy rất ngọt” - anh ta tiết lộ.
Hôm sau, về làm việc với Hạt kiểm lâm, với ông Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - thì điều này mới càng được xác tín. Ông Đoàn còn kể rõ: Họ phá rừng, bằng cách ken (chặt, đẽo) gốc cây cho nó chết, nó đổ. Họ đốt nương chỉ đốt bảy, tám trăm mét vuông một lần thôi, nếu bị bắt thì đỡ phải… khởi tố hình sự. Ông Đoàn là người tâm huyết, thẳng thắn, ông bảo: Huyện đã phải phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, quyết liệt tố cáo những đối tượng đầu sỏ trong phá rừng. Thậm chí có những tay “lâm tặc anh chị” làm nhà ở cửa khu bảo tồn, chính quyền xúc tiến kế hoạch “trục xuất” họ đi cho trong sạch địa bàn.
Có lẽ, rừng Nà Hẩu sẽ bị cạo trụi trong lủi thủi tội tình, “không một tiếng vang” nếu như không có sự kiện Giàng A Thào. Thào năm nay ngoài 30 tuổi, người Mông, nhà ở núi cao, đi bộ toạc máu chân mới đến. Mới đây, nghe theo chính sách vận động hạ sơn, Thào quyết tâm làm một căn nhà ở nơi thoáng rộng để tiện đường trồng lúa, thu hái thảo quả. Cu cậu cùng mấy người anh em dựng các thanh xà, vác cưa dài lên rừng xẻ hai cây gỗ phay về làm cột nhà. Mỗi cây gỗ, đường kính chừng 1 m. “Phó Chủ tịch xã Mỏ Vàng, rồi cán bộ kiểm lâm, hai “thằng” nó lên nó bắt tao. Tao có tội thì tao phải đi tù thôi” - Thào nói rất hồn nhiên. Anh ta cũng không quên miêu tả cảnh đem tiền “đút” những đâu để được ưu ái như thế nào.
Có một âm mưu “mua giấy phép” để chở gỗ ra khỏi rừng bảo tồn?
Chuyện là thế này: ngày 26.9.2012, phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Yên Bái tuyên phạt Thào 1 năm 6 tháng tù giam vì hành vi xẻ gỗ trái phép ở tiểu khu 79, xã Nà Hẩu. Đồng thời, họ quyết định bán đấu giá toàn bộ gỗ tang vật do Thào đã xẻ ra: Gồm 6,3 m3 gỗ đã xẻ và 22,7 m3 gỗ tròn chưa xẻ. Các gỗ ấy vẫn nằm trên rừng bảo tồn. Đúng như ông Chủ tịch huyện Văn Yên nói: việc “bán đấu giá” gỗ tang vật nằm ngay trong rừng bảo tồn này là hành vi không đúng pháp luật. Nhưng, cái sai không dừng lại ở đó.
Sau khi phát mại, một ông “có máu mặt” ở địa phương đã được “ưu ái” mua với giá rẻ mạt rồi bán trao tay cho người khác để kiếm lời, người này lại giao cho bà vợ tên là Duy thay mặt mình “quyết” mọi thứ. Tuy nhiên, do đường rừng xa xôi, hiểm trở, không thể mang những khúc gỗ khổng lồ kia về ngay. Bên mua bèn để gỗ tại rừng, cơ quan chức năng giao cho UBND xã Nà Hẩu trông coi mấy chục mét khối “gỗ tang vật”.
Ít ngày sau, cán bộ xã Nà Hẩu - ông Lý Hữu Ton và cán bộ công an Lờ A Làng dẫn người mua lên rừng bàn giao gỗ. Ngắm gỗ xong, thấy gỗ rỗng, bên mua không nhận hàng. Đúng 15 ngày sau, tổ bảo vệ rừng phát hiện gỗ tang vật bị “phá hoại” bằng cưa máy. Chủ tịch xã Giàng Chẩn Phử cấp tốc làm văn bản báo cáo cấp trên. Phòng tài chính - kế hoạch của huyện cũng “kịp thời một cách kỳ lạ”: Có văn bản đề nghị hủy kết quả đấu giá, “hoàn trả lại tiền” cho bên mua.
Tuy nhiên, cơ quan hữu trách đã ngay lập tức có công văn đáp trả: Rằng đấu giá rồi, giờ tang vật bị hủy hoại, thì phải tìm cách thu hồi tài sản hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với người trông coi, chứ “hủy kết quả đấu giá” sao dễ dàng thế được. Thế là từ “con toán” không biết vô tình hay ai đó cố tình sắp đặt (!) này, một bước đi đáng sợ nữa đã ra đời: bà Duy đem cưa, đem 2 xe cơ giới vào tận lõi rừng bảo tồn để xẻ và khênh rất nhiều gỗ quý khác ra khỏi rừng. Theo tố cáo của vị kiểm lâm “bí ẩn” kể trên, thì người ta cố tình tạo ra tình huống “mất gỗ”, “gỗ bị hủy hoại” để tìm cách cho bà Duy được “xẻ bù” vào số gỗ tang vật mà bà đã mua nay bị “phá hoại” kia. Đố ai biết họ “xẻ bù” bao nhiêu cây gỗ, bao nhiêu súc gỗ, tiền bán gỗ chia cho những ai! Và đây có thể sẽ là một điệp vụ hoàn hảo, nếu như sự việc không bị bà con và Giàng A Thào kịp thời ngăn chặn.
Hôm sau, về làm việc với Hạt kiểm lâm, với ông Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - thì điều này mới càng được xác tín. Ông Đoàn còn kể rõ: Họ phá rừng, bằng cách ken (chặt, đẽo) gốc cây cho nó chết, nó đổ. Họ đốt nương chỉ đốt bảy, tám trăm mét vuông một lần thôi, nếu bị bắt thì đỡ phải… khởi tố hình sự. Ông Đoàn là người tâm huyết, thẳng thắn, ông bảo: Huyện đã phải phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, quyết liệt tố cáo những đối tượng đầu sỏ trong phá rừng. Thậm chí có những tay “lâm tặc anh chị” làm nhà ở cửa khu bảo tồn, chính quyền xúc tiến kế hoạch “trục xuất” họ đi cho trong sạch địa bàn.
Có lẽ, rừng Nà Hẩu sẽ bị cạo trụi trong lủi thủi tội tình, “không một tiếng vang” nếu như không có sự kiện Giàng A Thào. Thào năm nay ngoài 30 tuổi, người Mông, nhà ở núi cao, đi bộ toạc máu chân mới đến. Mới đây, nghe theo chính sách vận động hạ sơn, Thào quyết tâm làm một căn nhà ở nơi thoáng rộng để tiện đường trồng lúa, thu hái thảo quả. Cu cậu cùng mấy người anh em dựng các thanh xà, vác cưa dài lên rừng xẻ hai cây gỗ phay về làm cột nhà. Mỗi cây gỗ, đường kính chừng 1 m. “Phó Chủ tịch xã Mỏ Vàng, rồi cán bộ kiểm lâm, hai “thằng” nó lên nó bắt tao. Tao có tội thì tao phải đi tù thôi” - Thào nói rất hồn nhiên. Anh ta cũng không quên miêu tả cảnh đem tiền “đút” những đâu để được ưu ái như thế nào.
Có một âm mưu “mua giấy phép” để chở gỗ ra khỏi rừng bảo tồn?
Chuyện là thế này: ngày 26.9.2012, phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Yên Bái tuyên phạt Thào 1 năm 6 tháng tù giam vì hành vi xẻ gỗ trái phép ở tiểu khu 79, xã Nà Hẩu. Đồng thời, họ quyết định bán đấu giá toàn bộ gỗ tang vật do Thào đã xẻ ra: Gồm 6,3 m3 gỗ đã xẻ và 22,7 m3 gỗ tròn chưa xẻ. Các gỗ ấy vẫn nằm trên rừng bảo tồn. Đúng như ông Chủ tịch huyện Văn Yên nói: việc “bán đấu giá” gỗ tang vật nằm ngay trong rừng bảo tồn này là hành vi không đúng pháp luật. Nhưng, cái sai không dừng lại ở đó.
Sau khi phát mại, một ông “có máu mặt” ở địa phương đã được “ưu ái” mua với giá rẻ mạt rồi bán trao tay cho người khác để kiếm lời, người này lại giao cho bà vợ tên là Duy thay mặt mình “quyết” mọi thứ. Tuy nhiên, do đường rừng xa xôi, hiểm trở, không thể mang những khúc gỗ khổng lồ kia về ngay. Bên mua bèn để gỗ tại rừng, cơ quan chức năng giao cho UBND xã Nà Hẩu trông coi mấy chục mét khối “gỗ tang vật”.
Ít ngày sau, cán bộ xã Nà Hẩu - ông Lý Hữu Ton và cán bộ công an Lờ A Làng dẫn người mua lên rừng bàn giao gỗ. Ngắm gỗ xong, thấy gỗ rỗng, bên mua không nhận hàng. Đúng 15 ngày sau, tổ bảo vệ rừng phát hiện gỗ tang vật bị “phá hoại” bằng cưa máy. Chủ tịch xã Giàng Chẩn Phử cấp tốc làm văn bản báo cáo cấp trên. Phòng tài chính - kế hoạch của huyện cũng “kịp thời một cách kỳ lạ”: Có văn bản đề nghị hủy kết quả đấu giá, “hoàn trả lại tiền” cho bên mua.
Tuy nhiên, cơ quan hữu trách đã ngay lập tức có công văn đáp trả: Rằng đấu giá rồi, giờ tang vật bị hủy hoại, thì phải tìm cách thu hồi tài sản hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với người trông coi, chứ “hủy kết quả đấu giá” sao dễ dàng thế được. Thế là từ “con toán” không biết vô tình hay ai đó cố tình sắp đặt (!) này, một bước đi đáng sợ nữa đã ra đời: bà Duy đem cưa, đem 2 xe cơ giới vào tận lõi rừng bảo tồn để xẻ và khênh rất nhiều gỗ quý khác ra khỏi rừng. Theo tố cáo của vị kiểm lâm “bí ẩn” kể trên, thì người ta cố tình tạo ra tình huống “mất gỗ”, “gỗ bị hủy hoại” để tìm cách cho bà Duy được “xẻ bù” vào số gỗ tang vật mà bà đã mua nay bị “phá hoại” kia. Đố ai biết họ “xẻ bù” bao nhiêu cây gỗ, bao nhiêu súc gỗ, tiền bán gỗ chia cho những ai! Và đây có thể sẽ là một điệp vụ hoàn hảo, nếu như sự việc không bị bà con và Giàng A Thào kịp thời ngăn chặn.
Hôm ấy, một ông họ Giàng ở Nà Hẩu, ông ấy thấy xe ôtô Hoa Mai chở gỗ ầm ầm, xẻ cả đống cả núi gỗ mà chả ai bị sao, trong khi Thào cả đời ở rừng, chỉ đẵn gỗ về dựng nhà thôi mà đi tù những 1,5 năm. Thào và ông họ Giàng cùng bảo: “Chúng mày xẻ cả đống gỗ thế này mà được à. Tao không cho xe của chúng mày đi nữa”. Thế rồi họ báo cáo đến Công an và Kiểm lâm tỉnh Yên Bái về bắt (chứ không phải kiểm lâm huyện!).
Sau này, Kiểm lâm Văn Yên có bản báo cáo đề ngày 16.5.2014, nói rằng gỗ kia là gỗ tang vật nhà bà Duy đã mua xẻ đem về nhưng không báo cáo kiểm lâm để đóng dấu búa. Báo cáo này là thiếu trung thực, nó càng làm rõ hơn cái sự mập mờ trong “màn kịch” mà chúng tôi đã nói ở trên.
Thêm nữa, khi đối chất với chúng tôi, ông Phạm Văn Hưởng - đại diện Kiểm lâm huyện Văn Yên - đã buộc phải thừa nhận “ngược lại” với báo cáo trên: Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã có văn bản nói rõ, gỗ mà 2 xe cơ giới vào lõi rừng bảo tồn vận chuyển trái phép vừa bị bắt kia là gỗ mới được xẻ thêm, chứ không phải gỗ đã được bán đấu giá. Tóm lại là người ta đã “đóng cửa bảo nhau” xẻ gỗ rừng bảo tồn, định đem đi bán, có chia chác hay không thì còn phải chờ kết luận của tỉnh.
Vừa qua, trong cuộc làm việc rất minh bạch, thẳng thắn và đầy tinh thần cầu thị của ông Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - với chúng tôi, ông Đoàn thừa nhận chắc nịch: Trong một cuộc họp, huyện đã đặt vấn đề, tại sao “doanh nghiệp” kia lại mặn mà mua gỗ đã bị chặt ngã, gỗ rỗng, ở tít trong cánh rừng không một phương tiện nào vào vận chuyển được ấy? Có phải họ chỉ mua gỗ để có được cái hồ sơ, “hóa đơn” sở hữu gỗ trong rừng bảo tồn, rồi lấy đó làm “con bài” chuyển gỗ khác ra khỏi rừng với “số lượng” bao nhiêu thì tự người quản lý rừng và “đối tác” biết với nhau thôi?
Theo tài liệu mà chúng tôi điều tra được, có thể khẳng định: việc “đặt vấn đề” mua giấy hợp thức hóa cho hành vi chở gỗ ra khỏi rừng kể trên của lãnh đạo huyện Văn Yên, đã dần tiệm cận được với bản chất của vụ việc. Điều này, giống như một số trang trại “gây nuôi động vật hoang dã”, họ vẫn mua được “giấy phép” của kiểm lâm để hợp pháp hóa việc buôn bán, vận chuyển, giết thịt hoang thú.
… Khi tôi đang giúp nhóm điều tra của VTV “dẫn chuyện” ở cổng UBND huyện Văn Yên, thì nhiều “quần chúng tốt” đã bám theo, cung cấp cho nhà báo tư liệu thuyết phục về những đường dây xẻ gỗ rừng bảo tồn, “lo lót” chở bằng xe khách về giao… tận nhà cho người mua. Tức là gì, tức là họ coi khu bảo tồn với những cây gỗ đường kính 2 – 3 mét như những con ngỗng béo mẫm, hết!
Đỗ Doãn Hoàng
(Lao Động)
Sau này, Kiểm lâm Văn Yên có bản báo cáo đề ngày 16.5.2014, nói rằng gỗ kia là gỗ tang vật nhà bà Duy đã mua xẻ đem về nhưng không báo cáo kiểm lâm để đóng dấu búa. Báo cáo này là thiếu trung thực, nó càng làm rõ hơn cái sự mập mờ trong “màn kịch” mà chúng tôi đã nói ở trên.
Thêm nữa, khi đối chất với chúng tôi, ông Phạm Văn Hưởng - đại diện Kiểm lâm huyện Văn Yên - đã buộc phải thừa nhận “ngược lại” với báo cáo trên: Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã có văn bản nói rõ, gỗ mà 2 xe cơ giới vào lõi rừng bảo tồn vận chuyển trái phép vừa bị bắt kia là gỗ mới được xẻ thêm, chứ không phải gỗ đã được bán đấu giá. Tóm lại là người ta đã “đóng cửa bảo nhau” xẻ gỗ rừng bảo tồn, định đem đi bán, có chia chác hay không thì còn phải chờ kết luận của tỉnh.
Vừa qua, trong cuộc làm việc rất minh bạch, thẳng thắn và đầy tinh thần cầu thị của ông Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - với chúng tôi, ông Đoàn thừa nhận chắc nịch: Trong một cuộc họp, huyện đã đặt vấn đề, tại sao “doanh nghiệp” kia lại mặn mà mua gỗ đã bị chặt ngã, gỗ rỗng, ở tít trong cánh rừng không một phương tiện nào vào vận chuyển được ấy? Có phải họ chỉ mua gỗ để có được cái hồ sơ, “hóa đơn” sở hữu gỗ trong rừng bảo tồn, rồi lấy đó làm “con bài” chuyển gỗ khác ra khỏi rừng với “số lượng” bao nhiêu thì tự người quản lý rừng và “đối tác” biết với nhau thôi?
Theo tài liệu mà chúng tôi điều tra được, có thể khẳng định: việc “đặt vấn đề” mua giấy hợp thức hóa cho hành vi chở gỗ ra khỏi rừng kể trên của lãnh đạo huyện Văn Yên, đã dần tiệm cận được với bản chất của vụ việc. Điều này, giống như một số trang trại “gây nuôi động vật hoang dã”, họ vẫn mua được “giấy phép” của kiểm lâm để hợp pháp hóa việc buôn bán, vận chuyển, giết thịt hoang thú.
… Khi tôi đang giúp nhóm điều tra của VTV “dẫn chuyện” ở cổng UBND huyện Văn Yên, thì nhiều “quần chúng tốt” đã bám theo, cung cấp cho nhà báo tư liệu thuyết phục về những đường dây xẻ gỗ rừng bảo tồn, “lo lót” chở bằng xe khách về giao… tận nhà cho người mua. Tức là gì, tức là họ coi khu bảo tồn với những cây gỗ đường kính 2 – 3 mét như những con ngỗng béo mẫm, hết!
Đỗ Doãn Hoàng
(Lao Động)
Yên Bái: Bắt giữ 60 vụ vi phạm, thu giữ hàng nghìn m3 gỗ
Từ đầu năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái đã ngăn chặn hàng chục vụ phá rừng, thu giữ hàng nghìn mét khối gỗ.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã bắt giữ gần 60 vụ. Trong đó, bắt 23 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, 19 vụ chế biến, tích trữ lâm sản trái phép, các vi phạm về khai thác, cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy là 16 vụ. Khối lượng gỗ xẻ tịch thu được là 24,344m3, gỗ tròn từ N2-N8 là 36,487m3.
Với nỗ lực trên, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã xử phạt số tiền trên 257 triệu đồng.
Ngoài nỗ lực ngăn chặn các vụ vận chuyển lâm sản trái phép, kiểm lâm tỉnh Yên Bái còn thực hiện công tác phòng chống cháy rừng có hiệu quả.
Lực lượng kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng
Theo đó, mặc dù thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng do công tác phòng tránh cháy rừng được thực hiện quyết liệt, nên từ đầu tháng 4 cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chỉ xảy ra 02 vụ cháy rừng nhỏ tại xã Bản Mù huyện Trạm Tấu.
Cơ quan chức năng cùng vận động người dân bảo vệ rừng
Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 05/4/2016 tại tiểu khu 586, khoảnh 10 khu vực thôn Mù Cao, diện tích thiệt hại là 3,4 ha rừng tự nhiên phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu quản lý. Vụ thứ hai xảy ra vào ngày 06/4/2016 tại tiểu khu 586, khoảnh 7; TK 582, khoảnh 14 khu vực thôn Mông Đơ. Diện tích thiệt hại 6,3 ha rừng tự nhiên phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu quản lý.
Khi xảy ra cháy rừng, lãnh đạo huyện và lực lượng Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, dân quân tự vệ, người dân, chính quyền địa phương xã đã có mặt chỉ đạo và tham gia chữa cháy, do đó đã giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất do cháy rừng gây ra.
Phòng Quản lý bảo vệ rừng Chi cục phối hợp với Phòng Hành chính Tổng hợp đi kiểm tra công tác nghiệm thu giao khoán và bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất năm 2015 của các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Thành phố Yên Bái và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng tự nhiên hiện có năm 2016.
Hà An
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét