Sau khi có tin hội nghị cấp cao Bắc Đới Hà vừa kết thúc, trang Weixin của Trung Quốc nhanh chóng lan truyền văn bản ’20 chính sách cải cách chính trị – xã hội’ do ông Tập Cận Bình khởi xướng. Thông tin nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ người dân.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường củaDutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Ngày 14/8, truyền thông quốc tế phân tích báo cáo từ các trang tin từ phía chính phủ Trung Quốc cho thấy, những quan chức Đảng cao cấp của chính quyền đã lần lượt xuất hiện trước công chúng, dấu hiệu này cho thấy rõ, hội nghị Bắc Đới Hà hẳn đã kết thúc.
Ngay sau đó, trên trạng mạng quốc nội Weixin, nhanh chóng lan truyền 1 bản tin có nhan đề 20 chính sách cải cách chính trị – xã hội do ông Tập Cận Bình khởi xướng với nhiều cải cách sâu rộng. Thông tin này nhanh chóng được lan truyền trên rất nhiều các trang mạng tiếng Trung.
20 chính sách cải cách bao gồm:
1. Miễn phí điều trị y tế và giáo dục.
2. Hủy bỏ lệnh cấm của Đảng và cho phép tự do báo chí.
3. Công khai thu nhập của các quan chức.
4. Cắt giảm nhân viên công vụ.
5. Hủy bỏ xe công.
6. Bãi bỏ các khoản thu phí không hợp lý của ngân hàng, điện tín.
7. Bảo đảm thị trường chứng khoán rõ ràng minh bạch.
8. Xí nghiệp quốc doanh đều chuyển sang doanh nghiệp tư nhân.
10. Tách biệt ngân sách của Đảng và ngân sách quốc gia.
12. Nâng cao mức thu nhập của người dân, nâng gấp đôi mức thu nhập tối thiểu.
13. Trên 50% thu nhập tài chính sẽ được dùng vào dân sinh, chi phí hành chính giảm xuống dưới mức 20%.
14. Giải thể các đoàn văn công.
…………………
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc nhận định, đây có thể là 1 “âm mưu đen tối” nhắm vào ông Tập Cận Bình, nhằm đẩy ông sang thế đối lập với các đảng viên ĐCSTQ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là 1 phương thức biểu đạt ý nguyện của người dân.
Giới quan sát cũng nhận xét thêm, với thể chế chính trị Trung Quốc hiện tại, nếu không bắt giữ Giang Trạch Dân, không giải thể chính quyền Cộng sản, thì cục diện chính trị – xã hội trên cơ bản sẽ không thể lay chuyển.
Cuộc chiến giành quyền lực đi đến hồi kết
Trong tình cảnh xã hội Trung Quốc lâm vào khủng hoảng trầm trọng, và cuộc chiến quyền lực giữa phe cánh ông Giang Trạch Dân và chủ tịch Tập Cận Bình đã đi đến hồi kết thúc, thì bất kỳ 1 động thái không cẩn trọng nào của 2 bên, cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường.
Ngày 18/7, trang Mingjingnews.com đăng bài xã luận có nhận xét: “Hội nghị Bắc Đới Hà lần này sẽ là hội nghị căng thẳng nhất từ trước đến nay, gọi nó là một trường đại quyết chiến chính trị cũng không quá chút nào”.
Trước đó, trong khoảng thời gian bí mật diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà, trang weixinqz.com (kênh truyền thông quốc nội) đã đăng tin: “Ông Tập Cận Bình sắp tới sẽ có những tuyên bố về chính sách cải cách to lớn, khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc, mong nhân dân cả nước tiếp nhận,…v.v”. Ngay lập tức, thông tin đã có gần 40 triệu lượt chia sẻ.
Giới truyền thông quốc tế nhận xét, sau khi đánh ngã 2 con hổ lớn Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu, ông Tập Cận Bình đã giành được quyền kiểm soát hệ thống an ninh và quân đội toàn quốc. Tuy nhiên, ông Lưu Vân Sơn, 1 trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, người nắm trong tay hệ thống truyền thông và tuyên truyền của Đảng vẫn luôn tỏ ra trung thành với Giang Trạch Dân và ra sức ‘quấy rối’ ông Tập Cận Bình. Dễ thấy, nếu có thể đánh đổ được họ Lưu, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức nắm toàn quyền kiểm soát đất nước.
Cải cách là lối thoát duy nhất của Trung Quốc
La Vũ con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, đã từng đăng tải loạt bài viết công khai dành cho ông Tập Cận Bình chỉ rõ rằng, lối thoát duy nhất của Trung Quốc là từng bước tiến về dân chủ hóa. Đồng thời đưa ra 5 phương thức cải cách: “Tự do báo chí, giải trừ lệnh cấm của Đảng; độc lập tư pháp; tự do tuyển cử, quốc gia hóa quân đội”.
Ngô Tộ Lai học giả ở Mỹ, từng đăng bài bình luận trên BBC cho rằng:
“Ông Tập Cận Bình đã trở thành người quyết định thật sự. Ông ấy có 3 con đường có thể đi, cách thức thứ nhất là hy vọng ông Tập Cận Bình có thể đi con đường tương tự như Tưởng Kinh Quốc, chính là kết thúc 1 đảng cầm quyền.
Phương thức thứ 2 là phương cách của Singapore, gỡ bỏ phong tỏa truyền thông và điều cấm của Đảng một cách hữu hạn, thực hiện chế độ cộng hòa nghị viện, khiến cho chính quyền Cộng sản Trung Quốc được kiểm soát trường kỳ bởi chính nó hoặc người dân, bảo đảm cho chính sách dân chủ pháp quyền được thực hiện lâu dài.
Phương thức thứ 3 chính là phương thức kiểu Đại Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông, cũng gọi là mô thức Triều Tiên. Tiến hành phong tỏa đất nước, đặt mọi thứ nằm dưới sự cai trị của Đảng, dưới sự giám sát và điều khiển của cảnh sát quốc gia, thực hành thống trị theo chủ nghĩa phát-xít toàn diện“.
Ông Trần Phá Không chuyên gia bình luận chính trị ở Mỹ trong bài viết nhan đềMưu kế của Tập Cận Bình, ngày tàn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông cho rằng trong những biến động của “ván cờ chính trường” ở Trung Nam Hải, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn có lẽ sẽ có những động thái bất ngờ.
Trong bài viết Tập Cận Bình viếng thăm nước Anh, một chi tiết bị bỏ sót được đăng trên trang Secretchina.com có nhận xét: “Nhóm người của ông Tập Cận Bình có thể đã biết, nếu không giải quyết Giang Trạch Dân tên đầu sỏ tạo nên các loại vấn đề của xã hội, Trung Quốc không thể có được cải biến từ căn bản. Và có một ngày những người lãnh đạo đương nhiệm có lẽ sẽ phát hiện, nếu không giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì không thể thay đổi được gì cả“.
Theo Chinaexamine
Hai câu nói cuối đời của Từ Tài Hậu, tiết lộ bí mật động trời trong quân đội
Thượng tướng Lưu Á Châu, trong một bài phát biểu mới đây, đã tiết lộ 2 câu nói lúc cuối đời của Từ Tài Hậu, cho thấy những góc tối gây động trời trong quân đội Trung Quốc.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường củaDutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Trong bài phát biểu này, tướng Lưu Á Châu, con rể của cố Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm, tiết lộ nhiều tình tiết bên trong đại án tham nhũng Cốc Tuấn Sơn (nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần PLA). Ông nói rằng trong 10 năm qua, quân đội Trung Quốc đã trở thành “chợ mua bán lớn”, “cái gì cũng có thể định giá”.
Mới đây, hàng loạt cơ quan truyền thông bên ngoài Trung Quốc Đại lục như Đa chiều, Minh kính, Đông phương Nhật báo, Tinh đảo Nhật báo, Liên hợp Buổi sáng… đã đăng tải, trích dẫn bài phát biểu của tướng Lưu Á Châu tại một cuộc tọa đàm ngày 1/7 do Đại học Quốc phòng tổ chức.
Theo tướng Lưu, trình độ văn hóa của Cốc Tuấn Sơn rất thấp, nhưng đầu óc lại rất minh mẫn. Cốc Tuấn Sơn đã cung khai hơn 1.000 người. Cụ thể là ai, đưa bao nhiêu tiền, khi nào đưa, đưa ở đâu, tất cả đều rành mạch như máy tính.
Và để đạt được mục đích, Cốc Tuấn Sơn sẵn sàng làm tất cả, dâng cho Từ Tài Hậu (nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc mất tháng 3/2015 vì ung thư) những ca sĩ nổi tiếng, minh tinh màn bạc, nữ phục vụ viên, thậm chí còn hiến dâng luôn cả con gái của mình.
Ngoài ra, tướng Lưu còn cho biết trước khi chết, Từ Tài Hậu nói hai câu. Một là“vấn đề của Quách Bá Hùng (nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cùng thời với Từ Tài Hậu, đã bị kết án chung thân vì tham nhũng vào cuối tháng 7 vừa qua) nghiêm trọng hơn tôi nhiều”.
Hai là “trong số tướng lĩnh giữ chức trưởng cấp quân khu chỉ có 2 người không biếu tiền tôi, một là tướng X (đa phần cho rằng đó là Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ) và hai là Lưu Á Châu”.
Những tiết lộ của tướng Lưu có thể sẽ khiến những quan chức tham nhũng chưa bị phát hiện trong quân đội Trung Quốc phải giật thột, nhất là khi tờ New York Times mới đây dẫn nguồn tin là một quan chức về hưu từng có thời cộng sự với Chủ tịch Tập Cận Bình tiết lộ rằng, trong một cuộc họp nội bộ, nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc từng nói trong quân đội nước này tồn tại “hiện tượng Cốc Tuấn Sơn” ở phạm vi lớn hơn, yêu cầu phải hốt đi “mảnh đất sinh ra Cốc Tuấn Sơn”.
Thông tin công khai cho thấy sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, tới nay có tổng cộng 56 tướng lĩnh cao cấp của quân đội Trung Quốc “ngã ngựa”.
Ngoài ra, tờ “Tinh đảo Nhật báo” cho biết gần đây xuất hiện nhiều đồn đoán rằng nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thượng tướng Liêu Tích Long và nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Lý Kế Nại đã chính thức bị điều tra do liên quan đến tham nhũng.
Theo Baotintuc
Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Tại sao ĐCSTQ không danh chính ngôn thuận từ bỏ chủ nghĩa Marxist
- Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Từ chủ nghĩa xã hội tới chủ nghĩa tư bản
- Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước
- Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua trộm cắp tràn lan
- Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Tại sao ĐCSTQ không danh chính ngôn thuận từ bỏ chủ nghĩa Marxist
Kể từ khi ông Mác (Marx) sáng tạo ra lý thuyết cộng sản của mình, Trung Quốc đã trở thành hệ thống kinh tế tư bản đầu tiên dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu sự thống trị của mình bằng cách loại bỏ chủ nghĩa tư bản – chuyển hình thức sở hữu tư nhân sang hình thức sở hữu nhà nước – nhưng đã không thể tạo ra một hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa thành công. Cuối cùng, họ đã phải chuyển về hệ thống tư bản, nhằm kéo dài sự cai trị của mình.
Trong khi cải cách sang sở hữu tư nhân, các quan chức ĐCSTQ ở tất cả các cấp, và gia đình của mình, đã trở thành các doanh nhân, chủ bất động sản và chủ sở hữu các tài sản tài chính rất lớn. Quá trình tích lũy của cải của họ đầy đen tối và tội ác. Do đó họ cần chế độ cộng sản để bảo vệ tài sản và cuộc sống của mình, và họ cũng cần sự độc quyền của chính phủ để tiếp tục tích lũy của cải nhiều hơn nữa. Vì vậy những người này ủng hộ mạnh mẽ cho hệ thống hiện tại của Trung Quốc, chứ không trợ giúp cho dân chủ hóa [ở Trung Quốc].
Chiếm đoạt sai trái, bất hợp pháp
Làm thế nào mà tầng lớp lãnh đạo của ĐCSTQ đã từ chỗ không có gì để sở hữu lại trở thành siêu giàu có trong một thời gian ngắn từ 20 đến 30 năm? Điều này là bí mật của ‘các nhà tư bản cộng sản’, và là chỉ dẫn cho việc hiểu được hệ thống ‘tư bản cộng sản’ và khuynh hướng chính trị trong tương lai của các nhóm lợi ích của ĐCSTQ. Về cơ bản, họ đã đạt được nó thông qua việc tham ô, biển thủ, chiếm đoạt bất hợp pháp các tài sản nhà nước, duy trì sự độc quyền của các ngành quan trọng, và bằng cách thao túng các chính sách để đạt được lợi ích và duy trì chế độ độc tài của mình.
Chiếm đoạt bất hợp pháp các tài sản nhà nước là nói đến việc tầng lớp lãnh đạo ĐCSTQ đã trực tiếp tiếp quản các doanh nghiệp nhà nước (SOE) nhỏ và vừa, và có được cổ phần miễn phí tại các SOE lớn, trong quá trình tư nhân hóa.
Duy trì những ngành độc quyền là nói đến các SOE lớn trong những lĩnh vực tài chính, năng lượng, điện, giao thông, viễn thông và các ngành khác, trong đó tầng lớp đỏ hoặc con cháu thế hệ thứ hai của họ, nắm giữ những chức vụ quan trọng. Một vài các doanh nghiệp này nằm trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Họ cung cấp một lượng lớn các khoản thu thuế để hỗ trợ cho chế độ [Trung Quốc] và giúp cho tầng lớp đỏ nhanh chóng trở nên giàu có, thông qua việc mua lại cổ phần, lại quả, và tiền thưởng.
Bằng cách gây ảnh hưởng và thao túng việc hoạch định – chính sách, tầng lớp đỏ và thân nhân của mình là những người đầu tiên tham gia vào nhiều dự án và các ngành kinh tế, từ đó đã dễ dàng kiếm được những lợi ích to lớn.
Duy trì chế độ độc tài là nói đến thái độ cực kỳ thù địch của tầng lớp đỏ đối với dân chủ hóa, và hy vọng của họ nhằm duy trì lâu dài quyền lực của chế độ đỏ, sao cho họ mãi mãi có đặc quyền và một lượng lớn của cải bất hợp pháp được bảo vệ bởi chế độ ĐCSTQ.
Các nhà tư bản đỏ
Khi một số lượng lớn các doanh nghiệp và sự giàu có của Trung Quốc nằm trong tay các nhà tư bản đỏ, hệ thống tin cậy duy nhất để bảo vệ cho họ không phải là nền kinh tế thị trường, cũng không phải là tinh thần thượng tôn pháp luật [hay pháp quyền], mà là “nền chuyên chính [hay sự độc tài] của giai cấp vô sản”, có nghĩa là họ luôn có quyền lực tuyệt đối trên tất cả các tầng lớp khác của xã hội.
Họ biết rõ ràng, rằng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền thống là không khả thi; họ có thể có được của cải một cách dễ dàng hơn nhiều so với của cải mà các doanh nhân ở các nước dân chủ kiếm được; họ cũng có một vị thế chính trị tuyệt vời mà không có cạnh tranh, và họ có thể ngăn chặn việc dân chủ hóa chính trị vốn có thể dẫn đến sự phá sản kinh tế và chính trị. Đây là bản chất của “mô hình Trung Quốc.”
Rõ ràng, dưới chế độ của ĐCSTQ, chủ nghĩa tư bản đỏ này sẽ không tự nhiên chuyển thành hệ thống dân chủ tư bản. Trong một thời gian dài, các học giả phương Tây đã tin tưởng rằng, sau tự do hóa kinh tế, tầng lớp lãnh đạo đỏ sẽ tự nhiên đi theo dân chủ và tự do. Sự chuyển đổi của Trung Quốc đã chứng minh rằng suy nghĩ này không những [rất] ngây thơ, mà còn sai lầm [nghiêm trọng].
Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đỏ cũng biết rất rõ về thực tế rằng, mô hình Trung Quốc phải đối mặt với các mối đe dọa liên tục từ [tầng lớp] thấp nhất của xã hội. Do đó, họ đã đang chuyển những tài sản cá nhân đến các nước phương Tây trong khi thu xếp cho các thành viên trong gia đình mình nhập cư vào các nước phương Tây, khi có nhu cầu. Điều này chỉ ra rằng tương lai của “mô hình Trung Quốc” thực sự rất mong manh.
Xét lại Marx
Vào đầu năm 1989, Viện Friedrich Ebert, một tổ chức phi chính phủ (NGO) của Đức, đã bố trí cho một số học giả đến thăm Ngôi nhà Karl Marx ở [thành phố] Trier. Có ai đó đã viết bằng tiếng Trung Quốc [dòng chữ]: “Ông Mác, ông đã thực sự làm hại chúng tôi rồi”.
Bây giờ, có vẻ như tuyên bố này chỉ đúng có một nửa bởi vì chủ nghĩa Mác cũng đã bị tổn hại bởi mô hình Trung Quốc. Nếu như Mác có thể nhận xét về chủ nghĩa tư bản cộng sản hiện nay, ông có thể vừa bị làm cho phát cáu vừa hài lòng cùng một lúc. Bị phát cáu bởi vì những người cộng sản đã kết hôn với kẻ thù của mình để tồn tại; và hài lòng rằng một vài người cộng sản vẫn còn đó, bất kể là họ đã sử dụng những loại học thuyết chống lại chủ nghĩa Mác. Vì vậy, Mác có thể cảm thấy rằng ông đã không hoàn toàn trở nên không thích hợp.
Nhưng Mác sẽ vẫn bị làm cho bối rối bởi một mâu thuẫn rất lớn. Theo khuôn khổ lý thuyết của ông “nền tảng kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng” và “lực lượng sản xuất tiên tiến chắc chắn thay đổi một kiến trúc thượng tầng lạc hậu”. Tuy nhiên, mô hình Trung Quốc đã buộc Mác phải phá đổ hoàn toàn khái niệm cốt lõi của mình, và do đó phá đổ toàn bộ hệ tư tưởng Mác-xít, bởi vì dưới hệ thống tư bản cộng sản hiện nay, kiến trúc thượng tầng của “chuyên chính vô sản”, trên thực tế, dựa vào nền tảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Vì vậy, vẫn còn câu hỏi lớn về số phận của kiến trúc thượng tầng còn sót lại của nền tảng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũ sẽ là cái gì. Phải chăng nó sẽ hoàn toàn bị lịch sử quên lãng? hay nó thực sự chứa đựng một bản chất “tiên tiến”, chắc chắn sẽ sản sinh ra một cuộc cách mạng cộng sản mới để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản cộng sản?
Cũng có khả năng, để học hỏi từ mô hình Trung Quốc, Mác có thể cần phải cập nhật lý thuyết của mình từ “nền tảng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc” sang “thượng tầng kiến trúc quyết định nền tảng kinh tế.” Điều này sẽ không chỉ là một bài học khó khăn mà Mác phải đương đầu, mà còn gây ra một cuộc khủng hoảng về ý thức hệ không thể tránh khỏi đối với ĐCSTQ.
ĐCSTQ vẫn tôn kính Mác vì ông đã cung cấp tính hợp pháp về tư tưởng cho giai cấp tư sản đỏ đặc quyền, cũng như cho sự tiếp tục và kéo dài thêm mô hình “chuyên chính vô sản”. Nghịch lý là ở chỗ, mô hình Trung Quốc bản thân nó lại chống lại chủ nghĩa Mác.
Bí quyết cho sự sống sót của ĐCSTQ là phải giữ cho được ngọn cờ của chủ nghĩa Mác trong khi xây dựng và củng cố hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, một hệ thống trái với chủ nghĩa Mác. Do đó, mô hình Trung Quốc là trái ngược với cả chủ nghĩa Mác và nền dân chủ.
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong) là một học giả về chính trị và kinh tế của Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp Đại học Nhân Dân – nơi ông lấy được bằng thạc sĩ kinh tế học, và Đại học Princeton – nơi ông lấy bằng tiến sĩ ngành xã hội học. Ở Trung Quốc, ông Trình là một nhà nghiên cứu chính sách và là trợ lý của cựu Lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông Triệu là thủ tướng. Ông Trình từng là học giả thỉnh giảng tại Đại học Gottingen và Princeton, và ông từng là tổng biên tập của tạp chí nghiên cứu Trung Quốc hiện đại. Các bài bình luận và chuyên mục của ông thường xuyên xuất hiện trên truyền thông tiếng Hoa hải ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét