Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Báo nước ngoài đưa một số dữ liệu liên quan tới Sấm Trạng Trình và Biển Đông

Sấm Trạng Trình tiên đoán Biển Đông 

11/05/2014 - 09:09 (GMT +7)

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì hẳn ai cũng biết rồi. Nhưng có lẽ ít người biết được là cụ cũng đã để lại cho hậu thế những tiên đoán về cuộc chiến trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Cách đây hơn 500 năm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói đến trận đánh ở biển Đông. Sau đây là nguyên văn đoạn viết. Nếu không tin, xin tìm cuốn” Trạng Trình NBK” xuất bản 1992 NXB Văn hóa:
1/-”Phú quý Hồng trần mộng, bần cùng bạch phát sinh; Hoa thôn đa khuyển phệ
(Hoa thôn: làng người Hoa,đa khuyển phệ:có nhiều tiếng chó sủa;);

2/- Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ);

3/-Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền bắc có thành vàng (hoàng-kim) hoành tráng, miền nam có thành Ngọc bích);

4/-Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh ( phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách (canh dần-Tân mão) sẽ khởi binh,nhiễu nhiễu xuất đông chinh:trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến…);

5/- Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)…

6/- Rồi ra mới biết thánh minh, mừng đời được lúc hiển vinh reo hò….Nếu cụ Trạng Trình đúng thì thật may mắn cho xã tắc !

/data/article/mainimages/saveimages/img67502NSMSA-images1304711-he-thong-phong-thu-bien-viet-nam-datviet-vn-02-1398310633423-crop1398310877388p.jpg

Bảo vệ biển Đông là nhiệm vụ của chúng ta

Xin góp thêm một vài ngụ ý:

Về câu 1: “Phú quý hồng trần mộng” có thể hiểu: Do Biển Đông có nhiều dầu, Trung Quốc lại đang “ bần cùng bạch phát sinh”, nghĩa là đang thiếu nhiên liệu trầm trọng do kinh tế phát triển nóng nên phải mơ độc chiếm Biển ĐôngCòn câu: “Hoa thôn đa khuyển phệ” thì quá rõ. Hiện có rất nhiều tướng lĩnh Trung Quốc thuộc phái “ khuyển phệ “ đang chủ trương phái động đánh Việt Nam để độc chiếm Biển Đông; trong đó ý kiến của Lý Hồng Mai trên Hoàn cầu gần là một trong những “khuyển phệ” tiêu biểu…Lời tiên tri của cụ Trạng Trình là chính xác



Kinh tế Trung Quốc mất đà, Việt Nam hưởng lợi



mediaCông nhân xây dựng trên một công trường tại Hà Nội. Ảnh minh họa.REUTERS

Vào tháng 07/2016, khi công bố số liệu về xuất-nhập khẩu giảm, cụ thể là nhập khẩu giảm 12,5% và xuất khẩu giảm 4,4%, Trung Quốc cho thấy nền kinh tế đang mất dần ánh hào quang của những ngày tươi đẹp.




Theo nhận định của phóng viên Richard Dupaul, báo mạng La Presse, Canada (15/08/2016), ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế không còn kỳ vọng vào sức mạnh của con rồng Trung Quốc và bắt đầu đánh cược nhiều tỉ đô la vào những "tiểu rồng" Đông Nam Á, nơi có tiềm năng tốt hơn.
Bản báo cáo mới nhất của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, còn gọi là Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc) khẳng định các nhà đầu tư ngày càng quan tâm nhiều đến khu vực "châu Á đang phát triển".
Bằng chứng là, trên tổng số 765 tỉ đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2015 vào các nước đang phát triển, số vốn đầu tư vào các nước "châu Á đang phát triển" là 541 tỉ đô la, tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng một năm, và tập trung chủ yếu vào ba thị trường tiềm năng Việt Nam, Miến Điện và Ấn Độ.
Việt Nam: Đầu tư sẽ tăng vọt
Những chỉ số mới được công bố khẳng định Việt Nam là mục tiêu được đặc biệt nhắm đến trong thời gian gần đây. Theo thống kê mới nhất của chính phủ, chỉ riêng quý I năm 2016, Việt Nam đã thu hút được 11,3 tỉ đô la vốn FDI, có nghĩa là tăng gấp 105% trong vòng một năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết phần lớn các nhà đầu tư hướng vào các dự án cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến và bất động sản. Với tốc độ này, Việt Nam chắc chắn sẽ phá kỷ lục 14,5 tỉ đô la đạt được vào năm 2015.
Còn theo Văn phòng thống kê FDI Intelligence, một nhánh của tờ Financial Times (Mỹ), lần thứ hai liên tiếp, Việt Nam đứng đầu danh sách 14 đất nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (6,45 điểm), tiếp theo là Hungari (4,32) và Rumani (3,48). Các đối thủ của Việt Nam tại Đông Nam Á là Malaysia (2,86) và Thái Lan (2,43).
Lĩnh vực y tế đặc biệt thu hút
Y tế cũng là một chỉ số khác cho thấy sức hút của Việt Nam, kể từ khi chính phủ nới lỏng quy định về đầu tư nước ngoài.
Hãng tin Bloomberg lấy ví dụ Domesco Medical Import-Export JSC, chỉ số chứng khoán của công ty này đã tăng thêm 151% từ đầu năm 2016. Lĩnh vực dược phẩm cũng tăng thêm 46% trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 2016. Theo thẩm định của văn phòng BMI Researche tại Luân Đôn, ngành công nghiệp dược phẩm sẽ còn tăng 75% (đạt 7,2 tỉ đô la) từ nay đến năm 2020.
Vẫn theo báo cáo tháng 07/2016 của văn phòng Luân Đôn, « Thị trường lao động Việt Nam cũng tạo nhiều thuận lợi về sức cạnh tranh... Rất nhiều người có bằng cấp được đào tạo phù hợp với các công ty đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau ».
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ nổi lên
Công ty bảo hiểm vốn-xuất khẩu Euler Hermes khẳng định : Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định từ giờ đến hai năm nữa.
Ông Kevin Martin, giám đốc quản lý tài sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC phác họa một chân dung đầy hứa hẹn dựa trên sự giầu lên của 620 triệu người tiêu dùng trong vùng này.
Ông cũng nhấn mạnh là GDP tính trên đầu người tại châu Á-Thái Bình Dương chỉ vào khoảng 2.300 đô la vào năm 2007, nhưng từ đó đã tăng 78% và đạt 4.100 đô là (dự tính vào năm 2016). Dĩ nhiên là thu nhập này vẫn còn rất thấp so với các nước Mỹ (55.000 đô la) hay Đức (48.000 đô la), nhưng vùng này lại nhỉnh hơn so với Ấn Độ (1.580 đô la) và gần bằng Trung Quốc (7.590 đô la).
Công ty tư vấn Accenture cũng tỏ ra rất lạc quan. Theo họ, mức tiêu thụ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt 2.300 tỉ đô la từ nay đến năm 2030, tăng 80% trong vòng 8 năm.
( RFI )

Về câu thứ 2: Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ) câu này ứng với đám blogger đang thường xuyên viết bài thúc giục chính phủ không được hèn hạ tìm cách thỏa hiệp, đầu hàng Trung Quốc mà phái có biện pháp cứng rắn bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh hải, lãnh thổ…


Hiểu thêm về VN đưa EXTRA ra Biển Đông




Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rằng Việt Nam đã âm thầm đưa một số lượng không xác định giàn pháo EXTRA tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa. Các giàn phóng tên lửa di động mới được nói là có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc mới xây gần đây.

Cho dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng thông tin này là "thiếu chính xác", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói hồi tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai vũ khí như vậy với mục đích tự vệ.

Động thái này đã chứng tỏ rằng vấn đề Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, và các nước tuyên bố chủ quyền có xu hướng tăng cường leo thang quân sự, dần dần dẫn đến phá hoại hòa hình và ổn định khu vực.

Tuy vậy, việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa không nên là một điều đáng ngạc nhiên. Thay vào đó, đây là một động thái hợp lý theo diễn biến gần đây của cuộc tranh chấp Biển Đông.




Image copyrightOTHER
Image captionQuân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).

Đầu tiên, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình tại Biển Đông, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược hiện đại hóa quân sự trong thời gian qua. Ví dụ, theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, tổng số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 699% so với giai đoạn 2006 -2010, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới trong cùng thời điểm. Hầu hết những vũ khí và trang thiết bị được nhập về có liên quan đến năng lực hải quân.

Giàn phóng tên lửa EXTRA Việt Nam triển khai trên quần đảo Trường Sa được cho là nhập khẩu từ Israel, một trong những đối tác quốc phòng tiềm năng của Việt Nam. Israel là nước đang cung cấp những phương tiện cho nỗ lực phòng thủ của Việt Nam trước những cuộc tấn công khả thi tới các căn cứ quân sự nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Theo nghĩa đó, các bản tin không phải là một điều không tốt cho Việt Nam. Nhằm phòng thủ có hiệu quả, ngoài việc phát triển năng lực quốc phòng để ngăn chặn các nguy cơ, cảnh báo để đối thủ biết về năng lực của mình là một điều cần thiết.

Vì vậy, tin tức về việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa có thể giúp Hà Nội truyền tải được thông điệp, đặc biệt là đối với Bắc Kinh, rằng Việt Nam không chỉ có đầy đủ phương tiện mà còn kiên quyết bảo vệ những lợi ích ở Biển Đông.
Image copyright
Image captionThuyền Hải quân Trung Quốc truy đuổi thuyền Hải quân Việt Nam gần gian khoan Trung Quốc đặt tại khu tranh chấp
Tiếp đó, theo góc nhìn của Hà Nội, việc triển khai vũ khí không phải là một hành động khiêu khích hay gia tăng căng thẳng. Thay vào đó, đây được xem là một phản ứng phòng vệ cần thiết để đáp trả lại những mối đe dọa gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông. Cụ thể là vụ giàn khoan dầu vào năm 2014, khi Trung Quốc rời giàn khoan Haiyang Shiyou 981 chỉ cách 119 hải lý so với bờ biển miền trung Việt Nam, cùng việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông, là một cảnh báo cao độ cho những nguy cơ của Việt Nam và ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì vậy, sự đáp trả mạnh mẽ nhưng có tính toán sẽ đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi tốt hơn.
Tuy không rõ về thời điểm triển khai vũ khí, nhưng việc này có thể đã xảy ra rất lâu trước khi tin tức được đưa ra vào tuần trước. Một số nguồn tin cho hay Hà Nội có thể đã xem xét việc triển khai vũ khí từ tháng Năm năm ngoái, khi có thông tin về việc Trung Quốc triển khai giàn tên lửa đất đối không trên một trong những hòn đảo nhân tạo. Trong trường hợp nào thì những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo trong thời gian gần đây, chắc chắn là nguyên nhân khuyến khích Hà Nội đưa ra những phản ứng mạnh mẽ.
Từ góc nhìn lịch sử, việc triển khai vũ khí cho thấy điển hình về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, vừa phòng vệ nhưng cũng sẵn sàng chống trả.
Vì là nước nhỏ hơn, Việt Nam luôn mong muốn giữ vững mối quan hệ ôn hòa và ổn định với Bắc Kinh. Dưới thời phong kiến, Việt Nam thậm chí nhượng bộ và chấp nhận triều cống cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhiều lần chống lại Trung Quốc khi vấn đề chủ quyền, quyền tự trị và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm.
Image copyrightAP
Image captionGiàn khoan Haiyang Shiyou của Trung Quốc tại biển Đông
Trong những thập kỉ gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề chủ quyền và tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục là thử thách to lớn với hai nước. Tuy nhiên, mức độ giao lưu kinh tế song phương chưa từng có giúp giữ vững sự hợp tác giữa hai nước.
Cụ thể, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng một phần năm thương mại hàng năm. Trung Quốc đồng thời cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ chín tại Việt Nam. Vì vậy, dù Việt Nam thường tỏ ra cứng rắn để bảo vệ quyền lợi vùng biển, nhưng họ không muốn để vấn đề tranh chấp tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang có thể làm hỏng các lợi ích đang có trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn chung, việc triển khai giàn phóng tên lửa của Việt Nam tại Biển Đông cần được xem xét rộng hơn trong bối cảnh những thay đổi gần đây trong tranh chấp tại Biển Đông, cùng với truyền thống ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.
Động thái này, chủ yếu vì mục đích tự vệ, không gây ra mối quan ngại cho các nước láng giềng. Chắc chắn rằng xung đột vũ trang với một Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều là điều cuối cùng Việt Nam muốn vấp vào.
Bài của tác giả Lê Hồng Hiệp đã đăng trên báo Strait Times của Singapore.
( BBC )

Về câu thứ 3: Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền bắc có thành vàng (hoàng-kim) hoành tráng, miền nam có thành Ngọc bích)...




Nhật Bản hiện đại hóa vũ khí để ngăn Trung Quốc ở Biển Hoa Đông


mediaQuân nhân Nhật Bản canh gác một hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 địa đối không, đặt tại bộ Quốc Phòng Nhật Bản, Tokyo. Ảnh chụp ngày 07/12/2012.REUTERS/Issei Kato

Vào năm 2017, ngân sách quốc phòng Nhật Bản có khả năng vượt mức 51 tỷ đô la. Một phần không nhỏ của ngân sách được dùng cho việc nâng cấp kho vũ khí.





Để giải thích cho việc này, Tokyo thường nhấn mạnh đến mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các khoản chi dự trù - được báo chí Nhật ngày 19/08/2016 tiết lộ - giới quan sát có thể nhận ra ngay phần lớn đều nhằm đối phó với Trung Quốc, vẫn hung hăng đe dọa Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Điểm nổi bật nhất trong kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của Nhật Bản trong thời gian tới đây là quyết tâm chế tạo một loại chiến đấu cơ không người lái trong vòng 20 năm sắp tới, theo hai bước : 10 năm đầu hoàn thanh kiểu máy bay trinh sát không người lái, và 10 năm sau đó, chuyển qua việc phát triển một chiến đấu cơ không người lái.
Đó tuy nhiên là hướng lâu dài. Còn trước mắt, quốc phòng Nhật Bản phải quan tâm đến hai nhân tố Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Mục tiêu đối phó với hiểm họa đến từ Bắc Triều Tiên được thể hiện rõ qua dự kiến chi khoảng 1 tỷ đô la (100 tỷ yen) để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, cho phép mở rộng gấp đôi tầm hoạt động của hệ thống này lên thành hơn 30 km.
Điều này cần phải được mau chóng tiến hành nhằm đối phó với việc Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa gần đây, và đã khoe rằng họ đã thu nhỏ thành công đầu đạn nguyên tử.
Nhân tố Bắc Triều Tiên cũng thể hiện rõ trong khoản chi tiêu dành cho việc sản xuất phiên bản Block IIA của hệ thống tên lửa Standard Missile-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển để có thể bắn hạ tên lửa của đối phương ở tầm cao hơn.
Đáng chú ý hơn cả tuy nhiên lại là những khoản chi nhằm chống Trung Quốc.
Nhật báo Yomiuri đầu tuần này đã tiết lộ việc Tokyo sẽ cho chế tạo một loại tên lửa địa đối hải, có tầm bắn 300 km nhằm tăng cường việc bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía nam, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong kế hoạch chi tiêu được báo chí tiết lộ ngày 19/08, Tokyo cũng sẽ dành một khoản ngân sách lớn cho việc mua phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.
Việc tăng cường hiệu năng của lực lượng không quân rất cần thiết trong bồi cảnh trong thời gian gần đây, Bắc Kinh không ngần ngại pho trương uy lực không quân của họ trên Biển Đông, đồng thời cho phi cơ thâm nhập vùng không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay áp sát không phận Nhật Bản.
Trên bộ, ngân sách mới của Nhật Bản cũng sẽ chú ý đến việc tăng cường năng lực cho lực lượng tuần duyên tại khu vực quần đảo Miyakojima và Amami Oshima ở phía Nam, mục tiêu cũng nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
( RFi )

Nhật tăng ngân sách kỷ lục cho quốc phòng

000_DT757.jpg
Một nhiếp ảnh gia từ các lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong buổi lễ chào đón Bộ trưởng Quốc phòng mới của họ, Tomomi Inada, tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, ngày 4 tháng 8 năm 2016.
 AFP photo
Chính quyền Nhật Bản sẽ đề nghị ngân khoản kỷ lục dành cho quốc phòng khi mà mối nguy Bắc Hàn và căng thẳng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc gia tăng.
Hãng tin Jiji dẫn nguồn không nêu danh của chính phủ Tokyo nói rằng bộ quốc phòng nước này quyết định yêu cầu ngân khoản tương đương 51 tỷ rưỡi đô la cho tài khóa tới bắt đầu từ tháng 4 sang năm. Mức này tăng 2,3% so với ngân sách ban đầu.
Nếu quốc hội Nhật Bản chuẩn thuận thì ngân khoản vừa nói sẽ ở mức kỷ lục tính đến nay và là năm thứ năm liên tiếp ngân sách quốc phòng của Xứ Phù Tang được tăng lên.
Ngân khoản quốc phòng mới sẽ có mục dành để củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa liên lục địa cũng như phát triển một loại tên lửa đất đối hạm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ khu vực miền nam Xứ Phù Tang.
( RFA )

Tổng thống Indonezia thề giữ từng tấc đất, tấc biển


Về câu thứ 4: -Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách(Canh Dần-Tân Mão) sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh:trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến…);
Về câu thứ 5: – Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)…

Xem thêm: bài của Phạm Viết Đào viết cho BBC:\

>Ý kiến: 'Từ Tam Quốc tới Biển Đông' – Anle20's Blog

https://anle20.wordpress.com/2015/.../y-kien-tu-tam-quoc-toi-bien-dong/


Không có nhận xét nào: