Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Một tài liệu không thể quên được về tội ác của Tàu trong cuộc chiến Việt - Trung năm 1979


chiến tranh biên giới việt trung 1979
Một nữ tù binh Việt Nam còn mặc quần áo bệnh xá, bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể,chúng đang gọi điện báo cho đồng bọn đến tiếp tục cưỡng dâm. Người nữ tù binh này được giải vây và cứu thoát. Ảnh: NF3.86.

Những hình ảnh tài liệu trong bài này chắc chắn gây chấn động mạnh cho độc giả vì nó vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài này thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.

Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói và ô nhục
Đêm 4/12/1987, pháo binh Việt Nam tăng cường lửa cối pháo trong vòng 43 phút, rót xuống đầu binh lính Trung Quốc. Toàn vùng biên giới Lão Sơn tràn ngập một màu lửa đỏ cháy ngùn ngụt, khốc liệt. Cùng vào thời điểm này, pháo binh Việt Nam bất ngờ đánh trúng vào kho đạn của núi 277, thuộc Sư đoàn 199 Trung Quốc, kéo theo hàng loạt đạn pháo liên tục nổ ầm ì, trên mức độ bình thường; đạn cày tung toé đất đá, bụi, khói lửa bay mịt mù. Đứng giữa chiến trường ngơ ngác trước cảnh điêu tàn chưa bao giờ thấy, binh lính Trung Quốc chui rúc xuống giao thông hào sâu trong lòng đất, chỉ để lại trên mặt đất những tên lính thủ chiến. Bọn họ đã trở thành một loài côn trùng lớn bé lúc nhúc đi tìm chỗ dung thân, nhưng tất cả hầu như bị hủy diệt vì lửa đạn.

Đạn pháo rung chuyển mạnh, từng phút một, đã đánh thức cả vùng biên giới núi Lão Sơn. Quân đội Trung Quốc từ lâu vẫn xay mê với chiến thuật biển người. Lần này chiến binh Việt Nam dùng pháo binh mạnh, đàn áp chiến lũy Trung Quốc và cho họ một bài học chiến sự. Quả nhiên những tên bành trướng Trung Quốc đã tỉnh ngộ không còn xem thường hỏa lực tác chiến của chiến binh Việt Nam.

Hiện thời Sư đoàn 199 và 67 vẫn ra sức cố thủ để còn đất dung thân, tất yếu phải thay đổi chiến thuật, không tin tưởng nhiều vào mật danh do những tình báo Hoa Nam cung cấp và những tên phản dân tộc Việt Nam đang bị bộ máy chiến tranh Trung Quốc nghi ngờ. Có thể uy tín của họ đang xuống thấp, bởi trận mưa cối pháo vừa rồi, do pháo binh Việt Nam tự phát, cho nên tình báo Hoa Nam không có sự kiện để đưa vào kế hoạch chiến trường Lão Sơn.

Cùng ngày, quân đội Việt Nam ngừng bắn pháo trước một giờ, tạo cơ hội thuận lợi cho những đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển đến vị trí phòng thủ mới, và bệnh xá Tập đoàn 25 đồng di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Những quân đoàn Trung Quốc, hối hả tổ chức lại kế hoạch phòng ngự, lệnh tiến hành cố thủ 45 đỉnh núi thuộc vùng núi Lão Sơn, bảo đảm kiên cố chiến lược, mặt khác kết nối toàn vùng, bao vây quân địch (Viêt Nam), cho đến chiến thắng cuối cùng.

Trong cảnh hỗn mang rối loạn hàng ngũ tại bệnh xá Tập đoàn 25, những thi thể của những nữ tù binh Việt Nam bất ngờ bị phơi bày. Trên lý thuyết, những nữ tù binh đến đây điều trị thương tích nhưng không may cho họ vào thời điểm này, họ lâm vào cảnh ngộ vô cùng bi đát và thảm khốc. Nữ tù binh Việt Nam không chết vì súng đạn, mà chết vì bị hãm hiếp. Những xác chết này nằm lăn lóc, thân thể trần trụi, chết trong căm hờn tủi nhục, đôi môi mím chặt đau đớn, phá tan tất cả thân xác của phụ nữ Việt Nam. Không ai có thể ngờ ở chốn chiến trường lại có cảnh tượng thô bạo như vậy, khó ai tin được người lính Trung Quốc dã man đến thế!

Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:
‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.

cuộc chiến biên giới việt trung 1979
Bệnh xá Tập đoàn 25 của Trung Quốc, theo kế hoạch di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Ảnh: NF3.86.

Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn.

lich su viet nam, chiến tranh biên giới việt trung 1979
Thi thể của nữ tù binh Việt Nam bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, sau đó cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng, đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt. Thi thể tại hiện trường đang nằm trên băng ca cứu thương của bệnh xá Tập đoàn 25. Ảnh: NF3.86.

Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục trên đất Việt quê hương của mình, chính mình bị làm tù binh chiến tranh dưới tay quân đội Trung Quốc. Họ xem nữ tù binh Việt Nam như một món vật mua vui sinh lý. Những ca hãm hiếp, chôn vùi thi thể nữ tù binh không chỉ xảy ra một lần. Những cấp chỉ huy Trung Quốc vờ không biết, và ém nhẹm nội vụ nữ tù binh Việt Nam bị chôn vùi dưới lòng đất lạnh, mộ phần vĩnh viễn vô danh. Hãi hùng hơn nữa, đảng CS Việt Nam không hề lên tiếng và bày tỏ tri ân và thương tiếc người lính xấu số đã hy sinh mạng sống trên chiến trường! Quả thật vô cùng bất hạnh khi con người sinh rồi mất tích không ai biết xác chôn nơi nào để người thân cầu siêu.

Trên chiến trường, cả hai bên Việt Nam-Trung Quốc đều có tù binh. Phía Việt Nam luôn luôn ưu đãi các tù binh chiến tranh Trung Quốc. Trái lại tù binh Việt Nam, nhất là nữ tù binh, đã bị Trung Quốc đối xử tàn nhẫn, xem đây một thứ rác phế thải không tái chế. Trung Quốc chưa bao giờ tôn trọng theo lời cam kết “không hành động tàn bạo hay gây sốc đối với tù binh nữ giới”. Những ai có đến hiện trường tìm hiểu và chứng thực quân đội Trung Quốc vô nhân đạo, đối xử với nữ tù binh rất tàn ác. Cộng sản Trung Quốc dàn cảnh chụp hình những nữ tù binh Việt Nam ở trong trại giam được đối xử tử tế, nhưng người biết chuyện thấy rõ đây chỉ là trò trình diễn nhân đạo có tính toán chính trị.

chiến tranh biên giới việt trung 1979
Nữ tù binh Việt Nam, sau khi bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, và ức bách cho đến chết, áo ngược bị xé rách toang từng mảnh, cho thấy cự tuyệt thất vọng, thi thể vứt bỏ tại bìa rừng núi 227, cách bệnh xá Tập đoàn 25, 2 km. Ảnh: NF3.86

Trên hành trình di chuyển đến điểm núi 255, trong tôi có lắm suy nghĩ cuồng kháng, muốn hét lên một tiếng thật lớn để phá tan những uất hận cho những oan hồn của những nữ tù binh bị hãm hiếp đến chết. Tiếng kêu uất nghẹn, không thành lời. Tôi vẫn chưa hình dung được một phóng sự nào nói về nữ tù binh Việt Nam, mà tôi đã gặp trên đường đi. Hình ảnh những tử thi của nữ tù binh vẫn còn dán cứng vào mắt, trong tim, càng suy nghĩ nhiều càng rối rắm không đầu đuôi sự kiện, cứ thế theo bước chân hối hả. Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.

Hải Âu DF-1, F67, tò mò, muốn biết vì sao có thi thể người phụ nữa ở giữa núi rùng đang có chiến tranh, khi dỡ tấm nilon ra, thấy một phần cây tròn đâm sâu vào trong cửa mình người phụ nữ, máu chảy ra nhiều đã đông đặc tự bao giờ, mồm còn hả to, có lẽ van xin sự sống, hai cánh tay sải rộng cho thấy đau đớn tận cùng vào lúc chết buông xuôi, xác đã lạnh, với những vết bầm tím vắt ngang dọc cả thân người, nơi bắp đùi có vết thương, những thanh nẹp băng bó vải thưa, gấp chữ V còn mới.
Hải Âu DF-1, F67 khẳng định:
– Chính thi thể nữ tù binh Việt Nam đang điều trị tại bệnh xá của Tập đoàn 25.
Riêng tôi đoan quyết:
– Nữ tù binh này người Việt Nam, vì trên nét mặt rất Việt.
Tôi điềm tĩnh lại, muốn làm một cử chỉ nhỏ, rồi tự hỏi:
– Có nên thực hiện một việc nhẹ mà lại vô cùng nặng “tình lý” không, và cũng có nhẽ hổ thẹn với đời chăng?

Tôi lấy quyết định vì đồng tộc Việt, tự khom lưng xuống, đôi tay rút thanh cây gỗ tròn từ trong cửa mình người phụ nữ, máu ứ động trong người phun ra thành vòi đã ngã màu đỏ bầm. Mọi người trố mắt nhì nhau, ngạc nhiên thấy thanh cây gỗ tròn, bán kính 0,5 mm, đầu hơi nhọn, dài 2 m, đâm sâu vào người gần 4 mm, cả người tôi toát mồ hôi lạnh.

Nhân tiện có sẻng cá nhân, chung nhau đào huyệt, 15 phút sau hoàn tất, bắt tay vào tẩm liệm, tiễn người nữ tù binh xấu số xuống lòng đất quê hương. Trên phần mộ có cắm sâu cột gỗ 1,5 mét. [1]
Hải Âu DF-1, D350, cho biết:
– Trước đây vài giờ nhận được tin, bệnh xá Tập đoàn 25, chuyển thương binh đến nơi an toàn, không ngờ lại có sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp đến thế này!

chiến tranh biên giới việt trung 1976
Nữ tù binh Việt Nam, sau khi bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, và hành hung cho đến chết, thi thể vứt ném sau giao thông hào, chỉ phủ lên một lớp nilon của bệnh xá Tập đoàn 25. Ảnh: NF3.86.

Tại mặt trận biên giới Tây Bắc Việt Nam từ 1979-1987, đảng CS Việt Nam biết rõ những sự kiện này, nhưng đã im lặng, giấu nhẹm không hề công bố về số phận của những nữ tù binh bị hãm hiếp, quằn quại trên chiến trường, đối mặt với những tên lính vô cảm của Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã từng vấy máu tanh, tấn công bệnh xá của Việt Nam, cướp đi những nữ  thương binh và cả nữ y tá, chỉ để làm một việc bất nhân hãm hiếp, rồi sau đó thủ tiêu. Quân đội Trung Quốc không thua gì thảo khấu, cực kỳ tàn nhẫn.

Chúng tôi tiếp tục lên đường, từ xa, ở phía trước lưng núi 221, đã có tiếng cầu cứu quen thuộc “Cứu tôi, cứu tôi”, bằng ngôn ngữ Việt, dù biết kêu vô vọng bởi không còn ngôn ngữ nào khác, âm ngữ của mẹ Việt bao dung, làm động cơ thôi thúc thành lời, đang vang động trời đất bao la. Tiếng kêu vào không trung tuyệt vọng, hay tiếng kêu cứu trong hy vọng mong manh.
Phát hiện trong tiếng “Cứu tôi, cứu tôi” có âm lượng thân thương, từ xa đã rót vào tai, phản ứng tự nhiên tay làm hiệu nhờ những Hải Âu tiến đến điểm có tiếng âm thanh người Việt Nam.

Không sai người nữ chiến binh rơi vào tay lực lượng quỉ râu xanh Trung Quốc, lúc chạm mặt, bọn chúng cả thảy nửa Tiểu đội lật bật mặc quần, và chạy xuống núi, chỉ còn lại một tên Hán vẫn lõa lồ chưa kịp mặt quần, đang gọi điện báo, riêng nữ tù binh Việt Nam thân thể xòa dài dưới đất, thân lết bết khó nhọc, tay túm lấy chiếc váy để che hạ thể, do bệnh xá cấp, ể oải ngồi dậy với tư thế sợ hãi.

Tôi hỏi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thân yêu:
– Em, thể nào, cho anh biết, vì cớ nào lại có mặt ở đây?
Trên khuôn mặt của cô ta, có cả hai nét mặt, vừa mừng, vừa sợ, cô nói:
– Em muốn biết quý anh là ai ?
– Em đừng sợ, ở đây không tiện tỏ hết lời. Em tự nhiên theo các anh thì may ra sống.
Tôi ra hiệu, nhờ Hải Âu trừng trị tên Hán, không ngờ Hải Âu rút súng ra chuẩn bị bắn, tôi ngăn cản lại kéo Hải Âu ra xa nói nhỏ:
– Anh phải lấy thẻ số quân, tên tuổi, đơn vị, rồi tặng cho y vài cú đạp mạnh, sau đó cài một quả lựu đạn cho nổ máy điện đàm, tiếp theo bắng dưới chân để y chạy thoát, cho y sống sau này sẽ làm nhân chứng tội ác chiến tranh, những tên khả ố này phải treo tội ác lơ lửng trên đầu, không thể tha thức để chúng nó ung dung sống trong trạng thái bình an ngoài vòng pháp luật. Hải Âu có đồng ý phương thức giải quyết này không?
– Vâng, thưa anh, thượng sách, tôi thực hiện theo ý của anh.
Giải quyết nhanh tay, tên Hán chạy mất dạng, chúng tôi lên đường, nói:
– Mời cô em, cùng đi với chúng tôi.
– Thưa, em không thể đi được vì bên hông trái trúng thương nặng, và bị 6 thằng lính Trung Quốc hãm hiếp hơn 3 giờ liền, em không còn sức để đứng lên, các anh cứ đi, em chết ở đây cũng toại nguyện lắm rồi, và tạc dạ nhớ ơn của quý anh cứu sống, em xin cúi đầu bái tạ ân nhân cứu mạnh, đa tạ quý anh.

Cô ấy vái lạy như tế sao, như người lên “đồng cô” tại Điện Hòn Chén, đối diện lăng Vua Minh Mang, Huế. Vội vã đỡ cô ấy, nói:
– Chúng tôi xin cô đừng xá nữa.
Cùng lúc tôi nhờ những Hải Âu thi nhau cõng cô ấy, với sức nặng 50 ký ngoài, không là bao, tuy nhiên đi đường xa có vấn đề, trên đường đi nhân tiện hỏi về thân thế và sự nghiệp của cô ấy:
– Em có thể cho biết quý danh để tiện mồm được không?
– Dạ, em tên Trần Thị M…..thuộc đơn vị E81, F365, QK2. Quân hàm Thiếu úy, bị thương đêm 28/11/1987, sáng 29/11/1987, em bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh. Quê quán thị xã Lào Cai, địa chỉ số: 74, đường……….
Đã đi được 1 giờ đường, tôi nhờ Hải Âu DF-1, F138 tiếp sức cõng cô M…..1 giờ nữa đến căn cứ 255 của Sư đoàn 138 thuộc Quân đoàn 46 Trung Quốc. Thấy cô M…..ngủ say, vô tư trên lưng của Hải Âu, có dáng mệt mỏi. Tôi đề nghị Hải Âu:
– Nhờ anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô này đến bệnh xá Quân đoàn 46 để điều trị, khai báo theo thủ tục tù binh, tùy anh ứng biến.
– Vâng, tôi hiểu phải làm thủ tục như thế nào rồi.
– Cũng nhờ anh thường xuyên đến bệnh xá thăm cô ấy, sau đó anh liên lạc với bệnh xá hỏi họ sẽ đưa cô này đến trại tù binh nào, nhớ anh cho tôi biết địa chỉ để đến thăm cô ấy nhé.
– Vâng, đúng thế phải làm thủ tục nhập trại tù binh, theo qui chế chiến tranh.
Cô M….vừa tĩnh dậy hỏi:
– Thưa, quý anh đã đến nơi chưa?
– Chỉ còn 5 phút nữa là chúng ta chia tay, anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô đến bệnh xá Quân đoàn 46, còn chúng tôi tiếp tục hành trình, sau khi cô ổn định thủ thục tù binh, tôi đến trại thăm cô và những anh em tù binh đồng hương.
Đến đây chúng tôi và cô M….. tạm biệt đi hai hướng, cô M….hỏi:
– Thế thì anh tên gì để báo ân?
– Không tiện sẽ có ngày gặp lại, chào tạm biệt cô M…..

Trên đường đi tôi suy nghĩ nhiều về thân phận làm người phụ nữ Việt Nam quá gian nan, phải tiếp nhận những ngỡ ngàn trong chiến tranh phức tạp. Nhờ tiếp cận mới nhận diện bộ mặt thật của đảng CS Việt Nam và Trung Quốc, nay đã hiện rõ về họ. Chính họ am tường những tội phạm chiến tranh, biết những trường hợp hãm hiếp nữ tù binh, thế nhưng vẫn làm ngơ không can thiệp, trái lại còn khuyết khích đối xử tồi bại hơn, xâm phạm tiết hạnh của nữ tù binh, hai đảng CS không hề có cảm giác xấu hổ đối với hai dân tộc, cho đến nay hồ sơ hãm hiếp tù binh vẫn bí mật khép kín.

Rõ ràng đảng CS Việt Nam đã đồng lõa trong nội vụ này, và không lên tiếng phản kháng Trung Quốc về sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp. Đảng CS Việt Nam đã để lộ “lề thói” chư hầu, coi như đã hết thuốc chữa trị. Họ sống ung dung, vô trách nhiệm trước dân tộc Việt Nam. Hy vọng một ngày, sự kiện về nữ tù binh Việt Nam được bạch hoá, về mọi hành vi dã man, kinh tởm sẽ có lúc hiển thị, thay lương tâm nhân loại, công bố cáo bạch.

Người nữ tù binh Việt Nam còn phải chịu đựng quá nhiều nghịch cảnh bi thương khác, như trường hợp nữ tù binh bị hãm hiếp mang thai, giam hãm nơi bệnh xá bí mật, họ bị đem ra trừng phạt bằng phẫu thuật cắt bỏ tứ chi, chôn sống và ức bách. Có những trường hợp bị tiêm thuốc tuyệt tiêu khả năng sinh đẻ! Tại chiến trường Lão Sơn, CS Trung Quốc đã có sẵn kế hoạch bẩn thỉu vừa hãm hiếp tập thể vừa trừng phát. Có một số nữ tù binh Việt Nam sống không bằng chết, đành quyên sinh để đổi lấy trinh tiết. [2]
Cảnh tượng hãm hiếp không đơn lẻ nhưng được thi hành rộng rãi tại chiến trường Lão Sơn. Trong cuộc chiến biên giới Việt –Trung, cả hai đảng đều có cùng một mẫu số hèn hạ, tạo ra quá nhiều bạo lực, và phủ nhận hành vi tội ác trước hai dân tộc Việt-Hán.

Vẫn chưa hết, nữ từ binh Việt Nam gặp phải trăm ngàn hung thủ gian ác Hán bao quanh, chúng muốn sự thống khổ của người phụ nữ Việt Nam kéo dài lê thê suốt cuộc đời bằng những sĩ nhục về tinh thần lẫn thể xác. CS Trung Quốc không những làm ngơ mà lại khuyến khích cho phép binh sĩ chà đạp thân thể của người phụ nữ Việt Nam. Họ Đặng là thủ phạm nhưng không ai có thể quy trách nhiệm lên nhà tổ chức chiến tranh họ Đặng này. Đúng là một bè lũ ký sinh hoại loạn. Họ dùng 107 nữ tù binh Việt Nam làm trò giải trí vài lần hãm hiếp tập thể để phục vụ chiến trường.[3]

Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Đảng CS Việt Nam thành công tước đoạt quốc gia Việt Nam. Việc nước đại sự biến thành của riêng họ không một người dân nào được đụng vào! Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam.
Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 cho đến nay đã trải qua 34 năm, đảng CS Việt Nam vẫn bí mật ém nhẹm không công bố thống kê, tổn thất chiến tranh, tài sản nhân dân, tài sản quốc gia, biên giới lãnh thổ mất bao nhiêu cây số, quân số tham chiến, tử vong, thương binh, tù binh nam nữ được trao trả, mất tích, địch đối xử thế nào với tù binh Việt Nam. Sau cuộc chiến đảng CS Việt Nam chưa hề có ưu đãi xứng đáng nào đối với thương binh, gia đình tử sĩ, v.v…

Đảng CS Việt Nam có thể bóp méo suy nghĩ người dân Việt Nam được một ngày, chứ không thể thay đối vĩnh viễn, bởi những hành động dối trá và lừa bịp không thể tồn tại lâu dài. Nếu lịch sử là một chuỗi dài những kịch bản trên sân khấu, đảng CS Việt Nam chỉ là một kịch bản tồi dở, màn hạ xuống là hết. Nhân dân Việt Nam không phải là con rối để mọi khuynh hướng chính trị đùa cợt.

Nước Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay là nhờ ở một hằng số bất biến: chống xâm lược phương Bắc. Dân tộc Việt Nam có phương thức dựng nước bẳng “tình nghĩa đồng bào” sẽ đối phó quyết liệt như lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng bao lần thể hiện. Gần đây Trung Quốc đã xua quân mở những cuộc chiến tranh cướp biên giới đất liền và biển đảo của Việt Nam vào những năm 1956, 1972, 1974, 1979, 1984 và 1989, đó là chiến tranh bi thảm đến từ phương Bắc, khơi lại lên vết thương lịch sử dân tộc Việt Nam khó thể quên được.

Dân tộc Việt Nam không thể quên những lời truyền dạy năm 1978 của Đặng Tiểu Bình: “Ta muốn chiến thắng Việt Nam hãy thực hiện giết sạch, đốt sạch, hãm hiếp sạch. v.v…” [4]
Lời tuyên bố phi nhân của họ Đặng, chống nhân loại, chỉ thị cho quân đội Trung Quốc nổi sóng gió máu tanh, hằng ngàn người Việt vô tội, dân lành bị hành hạ tại các tỉnh biên giới, như thị trấn Đồng Chúc, Hưng Đạo, Thanh Thủy, Vị Xuyên.

Những tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, người chết trôi sông, thi thể mất đầu, và thê thảm hơn nữa thân thể phụ nữ loã lồ, cây thọc vào cửa mình, trẻ em vô tội xác lìa hai nơi, chưa kể về những cảnh chết của người du kích địa phương v.v…

Trung Quốc khuyến mại hận thù trên tầm quyết sách. Khi có điều kiện, binh lính Hán triều không cần suy nghỉ, sẵn sàng vấy máu trên mười đầu ngón tay. Tính khoan dung, hiền hòa nhường cho chỗ thú tính man rợ, tàn ác. CS Trung Quốc chưa bao giờ biết tôn trọng nhân phẩm con người, chỉ biết giết, giết và CS Việt Nam, đệ tử thân tín của đàn anh phương Bắc cũng dùng quỉ-thuật giết người đôi khi còn tàn bạo hơn cả CS Trung Quốc.
Giết người cũng cần có đồng minh, cho nên CS Việt Nam và CS Trung Quốc phải kết bè bọn, cao giọng tung hô phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai”, và tinh thần 4 tốt, “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Thực chất, Trung Quốc đã cài lưới điện vào hai cụm từ trên, đều nằm trong chiến lược đô hộ Việt Nam lâu dài.

Nhân dân Việt Nam không thể tiếp nhận người bạn xấu phương Bắc bằng ngôn ngữ anh em, cần xét lại quan hệ với Trung Quốc, và đặt các vấn đề hậu chiến tranh từ năm 1956 cho đến năm 1989, từ biên giới đất liền cho đến biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến năm 1989, binh sĩ Trung Quốc đã hãm hiếp không biết bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam, để lại những vết thương không tẩy xóa được trong tâm não của nữ tù binh đáng thương. Họ mang trong lòng mặc cảm tủi nhục và tuyệt vọng. Họ đã mất hết niềm tin vào tình người, cuộc đời trở nên vô nghĩa, rơi vào tình cảnh trầm cảm khôn nguôi, thân tâm luôn cảm thấy đau đớn. Họ không được bảo vệ theo đúng qui ước chiến tranh. Cả hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau thi thố xem ai tàn ác hơn ai trong cuộc chiến này, xô đẩy toàn dân đến chỗ diệt vong về tinh thần và vật chất. Họ đã vi phạm trắng trợn qui ước chiến tranh và đã xúc phạm đến nhân phẩm của người thất trận, thay vì tạo ra tâm lý bình yên. Trung Quốc đã vi phạm quy ước quốc tề về tù binh, gây tội ác chiến tranh, nhân loại sẽ không tha thứ. Lưới trời tuy thưa, nhưng khó lọt, những kẻ gây tội ác chiến tranh tại biên giới Việt Trung không thể thoát khỏi phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống nhân loại.

Huỳnh Tâm
http://truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_ptpnvnhd_tai-lieu-quy-gia-cuoc-chien-viet-trung-1979.html

Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc


Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988.

(TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988.

Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc - ảnh 1
Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma
Bị Trung Quốc bắt giữ
Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo.
“Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại.
Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc).
“Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại.
Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt.
Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng
Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam.
“Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói.
Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được.
Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc - ảnh 2
Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng "Con vẫn khỏe. Mọi người ở nhà yên tâm
Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc - ảnh 3
Cựu binh Lê Minh Thoa
Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc.
Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng.
Hội ngộ sau nhiều năm xa cách
Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thoa về Quy Nhơn…
Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau.
Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc - ảnh 4
Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc 
Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo.
Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong.
Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc.
Bài, ảnh: Trung Hiếu

Hết thời hưng thịnh, xe tải Trung Quốc xếp hàng "phơi nắng", chẳng ai mua

Dân trí Năm 2016, thị trường ô tô tải chứng kiến sụt sụt giảm lớn lượng xe tải nhập từ Trung Quốc khi kim ngạch và giá trị giảm hơn 50% so với cùng kỳ. Sự thay đổi này không chỉ bởi các hãng xe trong nước, liên doanh đã lớn nhanh, mạnh lên trong cuộc cạnh tranh sống còn với xe tải Trung Quốc mà bởi quan niệm mua xe của thị trường, của doanh nghiệp Việt Nam đã khác trước.
 >> Mất 4.000 tỉ vì ô tô Trung Quốc trốn thuế?
 >> Ô tô Trung Quốc, Thái Lan có cơ hội tràn vào nếu bỏ Thông tư 20?

Số liệu thực tế của Tổng cục Hải quan cho thấy, hai năm 2014 và 2015, lượng xe ô tô Trung Quốc (phần lớn là xe tải) được nhập khẩu về Việt Nam tăng nhanh từ với 13.700 chiếc năm 2014, với kim ngạch hơn 530 triệu USD. Đến năm 2015, số xe và giá trị xe nhập từ Trung Quốc tăng vọt gấp 2 lần lên hơn 26.700 chiếc, đạt kim ngạch 1 tỷ USD.
Hết thời xe tải Trung Quốc độc chiếm thị trường Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng gấp đôi so với năm trước đẩy lo ngại năm 2016, lượng xe tải nhập từ Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, thực tế con số này lại giảm nhanh trông thấy, năm 2016 khi Việt Nam chỉ còn 10.900 chiếc, giảm hơn một nửa so với năm 2015 và giảm hơn 2.000 chiếc so với năm 2014.
Một loại xe tải Trung Quốc chen kín bãi xe tại Quốc lộ 5A (đoạn từ Hưng Yên - Hải Dương) - (ảnh Nguyễn Tuyền)
Một loại xe tải Trung Quốc chen kín bãi xe tại Quốc lộ 5A (đoạn từ Hưng Yên - Hải Dương) - (ảnh Nguyễn Tuyền)
Đáng nói, trong tháng đầu tiên của năm 2017, kim ngạch nhập khẩu xe Trung Quốc tụt xuống mức thấp chưa từng thấy, chỉ còn 94 chiếc, thấp hơn 6 lần so với số xe nhập cùng kỳ tháng 1/2016 (560 chiếc) và gần 20 lần so với cùng kỳ tháng 1/2015 (1.700 chiếc).
Xe tải Trung Quốc nhập về tăng nhanh rồi giảm mạnh, cho thấy sự bất ổn trong nhập khẩu loại xe này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dù giá rẻ, nhưng về khấu hao thiết bị, máy móc nhiều người từng sử dụng, lái xe Howo, Dongfeng... cho hay, xe rất ồn, lái mệt và từ năm thứ 2 trở đi hay hỏng vặt.
"Đa số xe tải đều chở quá tải trọng, cả kể các xe nhập Nhật, Đức hay Hàn... cũng được DN tận dụng chở quá tải. Nhưng nếu các xe nước khác thì thời gian khấu hao chậm hơn, còn xe Trung Quốc đa phần "tã" nhanh hơn", anh Minh, lái xe ben tại Hải Dương cho hay.
Một doanh nghiệp (DN) từng nhập khẩu xe Trung Quốc tại Hưng Yên chia sẻ: Trước kia, bán xe Trung Quốc rất thích, họ cho nợ vốn xe khá lâu từ 6 tháng đến 1 năm, các chi phí thuê mặt bằng cũng được các DN Trung Quốc hỗ trợ đại lý.
"Các hãng xe tải Trung Quốc xem Việt Nam như thị trường mới nên họ làm thương hiệu và đổ bộ ồ ạt nhằm chiếm vững thị trường. Đại lý cam kết bán xe cho họ được hỗ trợ tài chính/đầu xe bán trong từ 6 tháng trở lên. Chính sách ký vay trả chậm xe cũng là yếu tố giúp xe Trung Quốc một thời gian tung hoành tại Việt Nam", đại diện DN kinh doanh xe tải ở Hưng Yên nói.
Tuy nhiên, thời hưng thịnh của xe tải Trung Quốc tại Việt Nam có thể nói chỉ tồn tại vài năm. Các dòng xe ben, xe chở hàng, xe đầu kéo container, thùng trọng tải lớn từ 9 - 14 tấn hiện nay có khá nhiều hãng liên doanh sản xuất. Các dòng xe nhỏ hơn từ 2 tấn đến 5 tấn cũng được các liên doanh tung ra thị trường với giá chỉ tầm 200 - 400 triệu đồng/xe như: Izuzu, Vinaxuki, Hyundai... Mức giá này cạnh tranh trực tiếp với xe Trung Quốc, điều này khiến xe Trung Quốc bị giảm cạnh tranh, dần thay thế.
"Ngán" xe Trung Quốc vì nhanh "tã"?
Đóng trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội), doanh nghiệp kinh doanh xe tải của Trung Quốc cho hay, họ đã khá vất vả cho năm 2016 khi doanh số bán xe tải hạng nặng, hạng trung của Trung Quốc giảm chưa từng thấy.
Theo đại diện DN này, trong ba tháng cuối năm 2016, cả bãi hơn 200 chiếc xe không bán được cái nào. Dù phía Trung Quốc hỗ trợ trả chậm nhưng các chi phí thuê mặt bằng, nhân công và lãi vay đang "ăn mòn" doanh thu của cửa hàng. Nếu tình trạng này, nửa năm nữa chúng tôi phải dừng nhập xe, chuyển kinh doanh xe khác.
Một dòng xe tải Đức đang mở rộng thị trường tại Việt Nam sau các hãng xe tải Hàn, Nhật và Nga (ảnh Nguyễn Tuyền)
Một dòng xe tải Đức đang mở rộng thị trường tại Việt Nam sau các hãng xe tải Hàn, Nhật và Nga (ảnh Nguyễn Tuyền)
Tại Quốc lộ 5A, từ Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương, rất nhiều bãi đỗ dành cho xe tải, xe công trình có xuất xứ từ Trung Quốc, lượng xe trưng bày ra hiện đang tồn khá nhiều. Anh Minh, đại diện một DN kinh doanh xe ô tô tải trên QL 5A Hải Dương cho hay: "Trước đây xe tải từ Trung Quốc bán rất chạy nhưng hơn 1 năm trở lại, doanh số bán xe tải Trung Quốc đã giảm nhanh, thậm chí xe bị nhốt gara, phơi nắng mưa nửa năm vẫn khó bán, dù giá giảm so với trước".
Theo lý giải của các chuyên gia, xe tải Trung Quốc bùng phát tại Việt Nam năm 2014, 2015 và giữa năm 2016 là do việc hạn chế tải trọng của Bộ Giao thông và Vận tải, điều này dẫn đến lượng xe thiết kế riêng, cơi nới tải trọng từ Trung Quốc tăng mạnh về Việt Nam. Đáng nói, thiết kế cơi nới tải trong này nhưng khung gầm của các xe vẫn là xe nguyên bản nên tuổi thọ xe giảm sút.
Đại diện một DN vận tải ở Hải Dương lý giải: Xe Trung Quốc được miễn thuế nhập khẩu 0%, giá loại này cũng rẻ hơn so với các dòng xe lắp ráp trong nước, xe nhập từ Hàn, Nhật hay Đức, Nga. Tuy nhiên, giá rẻ, đi liền với chất lượng, xe Trung Quốc có khấu hao rất nhanh, xe chạy từ 2 năm trở đi hỏng vặt rất nhiều.
"Xe tải nhập về Việt Nam có trục và tải trọng đúng quy định so với thiết kế qua mặt được cơ quan đăng kiểm. Tuy nhiên, khi về đến DN, một số xe được chủ động cơi nới thêm thùng. Việc cơi nới tải trọng khiến thiết kế và công năng xe vượt quá tải trọng, tổn hại xe rất nhanh, dẫn đến tuổi thọ xe chỉ vài năm", ông Hoà, giám đốc của công ty kinh doanh xe tại Hải Dương nói.
Theo nhiều DN, ngoài uy tín về chất lượng xe Trung Quốc khiến số đơn hàng mua giảm, lượng xe tải liên doanh giữa các hãng của Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài cũng khiến thị trường xe tải trở lại thế cân bằng hơn. Các hãng xe nhập như Hyundai (Hàn Quốc), Hino (Nhật), Kamaz (Nga) hay Shacman (Đức) cũng khiến thị trường xe tải hạng nặng tại Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn.
Nguyễn Tuyền

Chính trị và công cụ gieo rắc nỗi sợ

Mạnh Kim. Photo courtesy Tran Triet

Mạnh Kim

Gieo rắc nỗi sợ là một trong những “kỹ thuật” phổ biến để thu hút ủng hộ đám đông. “Người ta phản ứng với nỗi sợ chứ không phải tình thương” - Richard Nixon từng nói. Nỗi sợ khi được đẩy lên đỉnh điểm có thể làm tê liệt lý trí và mang lại sự tuân phục. Khi sợ hãi, người ta có khuynh hướng xích lại gần nhau. Trong một đám đông sợ hãi, người ta có khuynh hướng tin vào người nào dám thách thức nỗi sợ và có thể mang lại sự bảo vệ trước nỗi sợ. Sự sợ hãi luôn là cảm xúc cực mạnh có thể lấn át mọi cảm xúc khác. Con người luôn có khuynh hướng chú ý dữ dội vào những gì gây sợ hãi. Sự sợ hãi có thể mang đến cảm giác suy sụp tức thời và mong muốn tức thời một sự cứu giúp.

Sử dụng nỗi sợ để cai trị là một trong những cách thức quen thuộc ở các chế độ độc tài. Trung Quốc là bậc thầy về sử dụng “vũ khí” nỗi sợ. “Thế lực thù địch” là cụm từ mà Trung Quốc luôn gieo rắc vào xã hội họ. Để tối ưu hóa “vũ khí” nỗi sợ, người ta sử dụng các công cụ gán ghép, quy chụp và bôi nhọ. Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc luôn được cho là có sự kích động từ các “thế lực thù địch phương Tây”. Những người biểu tình được cho là nhận tiền từ các tổ chức nước ngoài. Những luật sư đứng lên vì người dân được cho là “thành phần nguy hiểm” chống đối chế độ.

Trong các hình thức gieo rắc nỗi sợ, thuyết âm mưu luôn là “kỹ thuật” được áp dụng triệt để. Muốn gieo cấy nỗi sợ, phải nhấn mạnh nguyên nhân mang lại nỗi sợ. Người ta kích động sự hoang mang bằng cách cho rằng có những kẻ thù trong bóng tối đang gây hoang mang và bất ổn xã hội. Người Duy Ngô Nhĩ là “kẻ thù” như vậy. Kẻ thù nguy hiểm hơn, thậm chí nguy hiểm nhất, chính là Mỹ! Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc chưa bao giờ ngưng quy chụp các vụ “bí mật phá hoại Trung Quốc” của Mỹ. Năm 2013, Đại học quốc phòng thuộc Quân đội Trung Quốc đã tung ra một bộ phim 90 phút miêu tả những nỗ lực của Mỹ trong việc thâm nhập xã hội Trung Quốc, để trà trộn, theo dõi và làm “phân hóa nội bộ”, để “tẩy não chính trị gia chúng ta” nhằm cuối cùng lật đổ đảng cộng sản Trung Quốc. Mỹ, như bộ phim miêu tả, đã dùng những công cụ như chương trình học bổng Fulbright, để đạt được “mục đích đen tối”…

Rất nhiều lần, bằng việc “quỷ sứ hóa” nước Mỹ, Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến “thiết chế chính trị bất toàn” của nước Mỹ. Mục đích nhằm chứng minh thể chế chính trị Trung Quốc là “ưu việt”. Mục đích tối thượng hơn là nhằm khẳng định chỉ một nhà nước “ưu việt” như vậy mới có thể bảo vệ người dân. Nhà nước ấy mang lại tất cả cho người dân. Chỉ nhà nước ấy mới có khả năng bảo vệ người dân trước mọi đe dọa. Nhà nước ấy là trên hết. Cho đến thời điểm này, Trung Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng vũ khí sợ hãi và vũ khí “thế lực thù địch”. Điều đó không có nghĩa chế độ Trung Quốc “ưu việt”. Điều đó cho thấy vũ khí sợ hãi chỉ là công cụ của những kẻ độc tài và cách thức đó không có đất sống trong một hệ thống báo chí tự do và cơ chế “check and balance” bằng tam quyền phân lập.

Mạnh Kim

Myanmar: Sự chuyển mình đáng kinh ngạc

Ngày nay đàn ông Miến vẫn trung thành với trang phục truyền thống
 Photo courtesy Phạm Trường Giang

Phạm Trường Giang
Chủ Nhật, ngày 12/2/2017 - 02:30

Chỉ cách nhau mấy năm giữa hai khoảng thời gian tôi đến Myanmar, khi chuyển từ chế độ quân sự độc tài sang dân chủ, đất nước này đã chuyển mình một cách thần kỳ.

Tôi đặt chân đến Myanmar lần đầu tiên đầu năm 2012, khi đó bà Aung San Suu Kyi còn đang bị quản thúc và chính quyền quân sự của tướng Than Swe vẫn đang nắm giữ chính quyền. Myanmar lúc đó vẫn được xem là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới nên việc đặt chân vào đây bao gồm cả tò mò, háo hức pha lẫn chút sợ sệt.

Căng thẳng, ngột ngạt

Dĩ nhiên, ấn tượng đầu tiên ở Myanmar là sự bất ổn với rất nhiều đoàn xe quân sự thường chạy rầm rập trên đường phố, trên xe binh lính, súng ống chĩa ra như sẵn sàng nã đạn. Mặc dù một vài người lính nhoẻn miệng cười khi tôi hướng ống kính vào họ, phần đông còn lại vẫn giữ khuôn mặt cau có hoặc mệt mỏi, căng thẳng hay chán chường khi lướt qua. Không biết họ chuyển quân đi đâu, có đụng độ quân sự hay không. Thỉnh thoảng một vài người lính, không rõ binh chủng nào một mình đeo súng chạy xe rảo trên đường, trông khá căng thẳng.

Một bầu không khí dè dặt với những du khách như tôi. Trừ những người làm việc buôn bán vốn quen tiếp xúc với du khách, những người còn lại thường nhìn tôi với ánh mắt tò mò pha lẫn sự xa lạ, dè dặt. Khi dừng chân trước một bệnh viện (BV), tôi bước vào với ý định tìm nhà vệ sinh đồng thời với việc cũng muốn khám phá bên trong. BV trang thiết bị rất nghèo nàn nhưng được cái không có chuyện một giường mấy bệnh nhân. Ban đầu tôi định chụp lại nhưng lại thôi và có lẽ điều đó đã tránh những rắc rối sau này.

Khi tôi quay ra cổng thì một nhóm người đã đứng chờ sẵn. Trong đó có ông giám đốc BV dáng cao lớn, tóc bạc, đeo kính cận và gương mặt đẹp lão của ông đang nhìn tôi đầy vẻ thiếu thiện cảm. Ông mời tôi đến bằng tiếng Anh rất dễ nghe nhưng khi tôi đến trước mặt thì ông quắc mắt, cất giọng đầy vẻ giận dữ:

- Tại sao anh vào chụp ảnh trong BV của chúng tôi?

- Thưa ông, tôi không chụp ảnh.

- Không chụp ảnh thì anh vào đây làm gì? Anh có biết việc anh làm sẽ gây rắc rối cho chúng tôi thế nào không?

- Tôi chỉ đi vệ sinh thôi.

Chắc ông ta cũng không tin nên tôi liền tháo cái máy ảnh trên vai xuống, mở hình ảnh cho ông xem: “Đây, ông có thể thấy đây là những hình ảnh cuối cùng mà tôi chụp, đều là trước BV, tôi không chụp ảnh khi vào trong BV”.

Đến đây gương mặt ông giám đốc giãn ra, nhẹ nhõm, lần này ông nói bằng giọng rất nhẹ nhàng: “Lần sau anh có thể đi vệ sinh ở đây bất kỳ khi nào anh cần nhưng đừng chụp gì cả là được, mong anh hiểu cho chúng tôi”. Tất nhiên là tôi thông cảm với nỗi lo lắng của ông. Đi qua một trường học, tôi lại vờ đi vào toilet để quan sát trường học. Nhưng lần này còn nhanh hơn, một thầy giáo trẻ đợi tôi ngay cửa nhà vệ sinh để tươi cười, vừa nói chuyện vừa kè tôi ra tận cổng để tiễn mới thôi. Chẳng lẽ học sinh cũng được căn dặn phải báo tin khi có người lạ vào trường?

Sự hiếu khách, nhiệt tình truyền thống của người Myanmar đã thay bằng sự cẩn thận, dè chừng như thế với người nước ngoài.

“Lột xác” nhanh chóng

Khi đất nước trở nên dân chủ, những quy định ngặt nghèo của chế độ quân sự bị bãi bỏ thì người Myanmar đã nhanh chóng hòa nhập và thay đổi để hớng ra thế giới. Họ vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống nhưng cũng sẵn sàng tiếp thu những cái mới và dung hòa chúng. Và họ có thể thay đổi rất nhanh, ở rất nhiều thứ.

Đàn ông Myanmar mặc váy và ăn trầu. Chuyện ăn trầu tuy có vẻ gì đó vừa lạ lùng vừa quen thuộc với người Việt nhưng mặt khác lại kéo theo một hệ lụy: Đường phố Myanmar cực kỳ bẩn vì toàn dính nước bã trầu mà người ta phun ra khi vừa đi đường vừa ăn trầu. Vỉa hè vốn đã ít được cọ rửa, nay bết lại với các lớp nước bã trầu chồng lên nhau xỉn xỉn. Những lớp màu đỏ nâu bầm lại chảy thành vệt từ vỉa hè xuống đường, thoạt nhìn như những vết máu khô, nhìn vào rùng cả mình.

Vậy mà chỉ vài năm sau tôi quay lại Myanmar, đường phố sạch sẽ hơn nhiều, vỉa hè vẫn còn nước bã trầu nhưng rất ít. Ở các TP lớn, ít gặp hơn những người đàn ông vừa đi vừa nhai trầu bỏm bẻm như trước. Ngay khi mở cửa, Myanmar đã phát động phong trào hạn chế ăn trầu và phun nước bã trầu khi ra đường, chỉ ăn trầu khi ở trong nhà, nhiều gia đình đã tập cho trẻ con không bắt chước ăn trầu. Thật khó tin là chỉ trong vài năm, người Myanmar có thể hạn chế được một thói quen có truyền thống từ rất lâu như vậy. Một khi họ được giáo dục rằng đấy là hành động mất vệ sinh, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, gây sự khó chịu cho du khách nước ngoài…, người dân Myanmar đã hưởng ứng rất nhanh chóng và rộng khắp.

Đất nước Phật giáo bình an, hướng đến làm giàu

Trong các nước ASEAN, Myanmar là đất nước có mối tương quan giai cấp xã hội bình yên nhất. Nếu ở các nước khác sự phân biệt giai tầng, căm ghét người giàu thường xuyên xảy ra và thậm chí gay gắt thì ở Myanmar người nghèo không hề ganh tị và ganh ghét người giàu. Lý do họ sùng đạo Phật và tin rằng những người giàu có là do kiếp trước họ tu nhân tích đức, làm nhiều việc thiện nên kiếp này họ được sung sướng. Vì vậy họ không ghen tị mà cố gắng sống tốt, làm việc thiện để kiếp sau được sung sướng như những người giàu kia.

Trong chuyến taxi về Hpa-an, một thị xã hẻo lánh ở vùng Đông Nam ít du khách lui tới, tôi làm quen với một hành khách bản địa đi cùng là Lin Nay Wyn, anh là một kỹ sư nông nghiệp ở Yangon, về Hpa-an để hợp tác thuê đất làm một trang trại trồng trái cây lớn bán lên Yangon và có thể xuất khẩu qua Thái Lan. Khi tôi tò mò hỏi anh là theo đạo Phật rất tốt cho tâm tính nhưng cũng có một trở ngại là đạo Phật kêu gọi diệt dục, mà khi tiêu diệt lòng tham, sống thanh bần có thể tốt cho sự an ninh xã hội nhưng về kinh tế sẽ chậm phát triển… Nay Wyn đã cười và giải thích với tôi rằng chỉ những người theo đạo Phật mà không có điều kiện mới hài lòng với cuộc sống thanh bần, còn với những người như anh, diệt dục chỉ là diệt lòng tham không đáy, thích sống xa hoa trên sự nghèo khổ của người khác mới là tội lỗi.

Theo Nay Wyn, anh muốn bản thân và gia đình được sống trong điều kiện tốt, cuộc sống tiện nghi, du lịch nước ngoài… nhưng anh không đặt mục tiêu làm giàu cho mỗi bản thân và gia đình. “Tôi luôn dành ra một phần tiền kiếm được hằng tháng để dâng tặng chùa và gửi giúp các tổ chức từ thiện. Tháng nào có nhiều tiền gửi nhiều, có ít thì gửi ít” - Nay Wyn nói.

Tôi kể cho Nay Wyn về lần đầu tiên đến Myanmar, tôi không tìm được nhiều thứ gì để mua làm kỷ niệm.Vì ngoài hàng hóa Trung Quốc, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương rất ít, cuối cùng chỉ mua được mấy con búp bê gỗ nhỏ xíu. Nhưng chuyến thứ hai, tôi không đủ sức mua vì hàng mỹ nghệ, đặc biệt là các tượng gỗ liên quan đến Phật giáo được sản xuất và bày bán rất nhiều và đa dạng cho du khách. Nay Wyn nói rằng nhiều người Myanmar đang nhạy bén hơn, họ cấp tốc học hỏi về kinh doanh để tìm cách đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế đang lên.

Myanmar đã phát triển rất nhanh chỉ trong vài năm qua, chỉ số tự do báo chí tăng hơn 40 bậc, lượng du khách tăng trung bình tới 42% mỗi năm và theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Myanmar sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 9,5% vào năm 2030, trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Phạm Trường GiangNguồn: Báo Pháp Luật

Nhà thơ Nguyễn Duy nhận "Giải thưởng Làng"

Buổi lễ tại Quảng Xá. Photo courtesy Trương Huy San

Trương Huy San

Trong những ngày này, nhà thơ Nguyễn Duy không có mặt ở Văn Miếu thả thơ lên Giời. Ông về làng Quảng Xá, hương Bố Vệ, Thanh Hóa, ngồi với dân làng. Đêm nay, 16 tháng Giêng Đinh Dậu, nhân kỷ niệm đình làng 150 năm tuổi, dân làng Quảng Xá tổ chức riêng cho ông - người con của làng - một đêm thơ.

Buổi chiều, vào lúc 16:00, Chính quyền phường Đông Vệ đã tổ chức buổi lễ trang trọng đặt trong khuôn viên phường một phiến đá quý, lấy từ quê ngoại của nhà thơ, khắc bài thơ TRE VIỆT NAM; bài thơ ông bắt đầu viết vào năm 1971. Không chỉ có nhà thơ Nguyễn Duy, dân làng và bạn bè đều rất xúc động.

Chúng tôi gọi đây là "Giải Thưởng Làng", giải thưởng cao quý nhất mà nhà thơ Nguyễn Duy nhận được. Đó là giải thưởng của nhân dân cho một người canh cánh với quê hương đất nước, một người mà ngay cả khi say sưa nhấm ly rượu làng Quảng "Ngọt ngào một chút men quê", vẫn thấy "Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng".

Vấn Đề:
 Trong khi Hội nhà văn tổ chức "ngày thơ" đầy tai tiếng tại Văn Miếu thì Quảng Xá tuy nhỏ bé, quê mùa không "sang trọng như "Văn Miếu" đã làm được điều mà các nhà thơ nên xấu hổ khi được nêu tên giữa cái chợ người Hà Nội.

Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt

LĐO XUÂN HÙNG

Chiều 12.2, tại làng Quảng Xá, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa đã diễn ra lễ khánh thành “Bia thơ kỷ niệm” khắc bài thơ “Tre Việt Nam” nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy.
Đây là sự vinh danh, tri ân của quê hương với nhà thơ, đồng thời cũng là dịp khẳng định, tôn vinh giá trị, nhân cách Việt.
Tri ân người con yêu tú
Nhà thơ Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Ông sinh ngày 7.12.1948, tại quê ngoại huyện Hà Trung, lớn lên theo cha về sống tại làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, nay là phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa. Nguyễn Duy là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang học cấp 3 trường chuyên Lam Sơn, đến nay, gia sản thơ của ông thật đáng kính nể. Trong số đó, bài “Tre Việt Nam” được chọn dạy trong chương trình phổ thông nhiều thập kỷ qua, là bài thơ nằm lòng của nhiều thế hệ, là biểu trưng bất hủ của khí chất, tâm hồn con người Việt.
Nhân kỷ niệm 150 năm di tích đình Quảng Xá, đặc biệt kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của nhà thơ và 10 năm nhà thơ đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Đông Vệ đã tổ chức khắc bài thơ “Tre Việt Nam” trên tấm bia đá xanh nặng 1,7 tấn với chiều cao 2,35m, rộng 1m. Bia có hình búp măng được tạc từ đá có nguồn gốc từ huyện Hà Trung, vùng chiêm trũng quê ngoại nhà thơ. Bia thơ kỷ niệm được đặt trang trọng trong khuôn viên công sở phường Đông Vệ, chỉ cách ngôi nhà -  nơi nhà thơ lớn lên vài trăm mét.
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 1
Bia đá khắc bài thơ "Tre Việt Nam" đặt trang trọng trong khuôn viên công sở phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa. Ảnh: X.H
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Việt Hùng – Chủ tịch phường Đông Vệ - xúc động cho hay, việc khánh thành bia kỷ niệm là hành động trân trọng, tôn vinh, biết ơn nhà thơ – người con trân quý của quê hương, đồng thời cũng mong muốn “các thế hệ hôm nay và mai sau luôn mang theo mình hành trang cuộc sống trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm của mình những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam được Nguyễn Duy khái quát trong bài thơ “Tre Việt Nam”.
Lễ khánh thành bia thơ kỷ niệm diễn ra đơn giản, mộc mạc, chân tình mà tràn đầy ý nghĩa: Không băng rôn biểu ngữ, không văn nghệ chào mừng, không rềnh rang giới thiệu, đánh bóng. Sau lễ khánh thành, nhà thơ Nguyễn Duy xúc động bày tỏ sự cảm ơn tới quê hương, chính quyền, bè bạn đã dành cho ông tình cảm sâu nặng ân tình.
“Đây là món quà bất ngờ, thật sự là vinh dự với tôi. Đây là bài thơ tôi viết kính tặng quê hương, nhân dân của mình, nay lại được quê hương vinh danh, tôi vô cùng xúc động” – nhà thơ Nguyễn Duy nói. Theo nhà thơ, bài “Tre Việt Nam” được ông ấp ủ từ lúc còn rất trẻ, khởi thảo từ năm 1969, khi đó nhà thơ 22 tuổi và đang là bộ đội thông tin, đến năm 1971 mới hoàn thành. Bài thơ đã được giải Nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ  năm 1972 – 1973.
Trả lời Lao Động,  TS Chu Văn Sơn – nhà nghiên cứu văn học, giảng viên Khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội - bày tỏ sự xúc động, tự hào sâu sắc bởi ông cũng được sinh ra trên quê hương xứ Thanh, được cùng học dưới mái trường chuyên Lam Sơn danh tiếng với nhà thơ lớn Nguyễn Duy. TS Chu Văn Sơn đánh giá cao nghĩa cử của chính quyền, nhân dân dành cho nhà thơ Nguyễn Duy. “Cả nước có hàng vạn nhà thơ, nhưng mấy ai được trân trọng, vinh danh như Nguyễn Duy và cái cách vinh danh cũng rất đáng trân trọng” – TS Chu Văn Sơn nói.
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 2
TS Chu Văn Sơn, nhà nghiên cứu văn học, giảng viên Ngữ văn ĐHSP Hà Nội bình bài thơ "Tre Việt Nam". Ảnh: X.H
Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt
Sau khi em Nguyễn Thị Trang – học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn - đọc diễn cảm, sâu lắng bài “Tre Việt Nam”, NSND Thanh Hoài đã ngâm bài thơ với tất cả sự trân trọng, ân tình. Dứt tiếng ngâm, tiếng vỗ tay còn vang mãi. Đôi lời nhận xét về bài thơ tại buổi lễ, TS Chu Văn Sơn cho hay, nếu dân tộc Nga lấy cây bạch dương để thể hiện phẩm chất, phong cách của mình thì cây tre chính là biểu trưng cho cốt cách, tâm hồn Việt.
Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn khẳng định, bài thơ “Tre Việt Nam” sở dĩ nó có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng rất nhiều thế hệ và chắc chắn còn tiếp tục sức sống ấy lâu bền hơn nữa vì nó đã thể hiện được cốt cách, tâm hồn và nhân cách Việt. Bất kỳ ai, công chức, nông dân, công nhân, văn nghệ sĩ, trí thức…, ai cũng thấy phần con người mình khi đọc “Tre Việt Nam”.
Kết thúc bài phát biểu của mình, TS Chu Văn Sơn khẳng định: “Tre hôm nay và mai sau luôn luôn là biểu trưng đầy đủ nhất cho tinh thần người Việt. Nhà thơ Nguyễn Duy đã thể hiện điều đó một cách tuyệt vời. Chừng nào tình yêu Việt còn tồn tại thì chừng ấy dân tộc Việt còn tồn tại, chừng nào dân tộc Việt còn tồn tại, chừng ấy người Việt còn thấy mình trong hình ảnh cây tre”.
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 3
Nhà thơ Nguyễn Duy đứng cạnh nghe NSND Thành Hoài ngâm bài thơ "Tre Việt Nam". Ảnh: X.H
Đây cũng là dịp hy hữu bởi dự lễ khánh thành bia kỷ niệm có nhiều nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhà văn hóa nổi tiếng. Có thể kể đến ngoài Bắc có nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên; nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình Ngô Văn Giá; nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình Ngô Thảo; nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình Đào Tuấn Ảnh; TS Chu Văn Sơn; nhà văn Nguyễn Thành Phong, NSND Thanh Hoài… Trong Nam ra có nhà báo, nhà văn Thế Thanh, nhà báo Lê Thanh Phong, nhà báo Trọng Chức, nhà thơ Nguyễn Phong Việt, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà báo Huy Đức…
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 4
Đông đảo bạn bè là các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu nổi tiếng đến chung vui cùng nhà thơ Nguyễn Duy. Ảnh: X.H
Theo đánh giá của GS.TS Chu Văn Sơn, có thể gọi buổi gặp gỡ trên xứ Thanh hôm nay là buổi gặp gỡ của những kẻ sĩ hiện đại. Những người bạn đến dự lễ hôm nay không chỉ nổi tiếng về chuyên môn, trên báo chí, văn chương mà còn nổi tiếng về nhân cách được kẻ sĩ trong nước nể trọng. Cũng theo TS Chu Văn Sơn, nhà thơ Nguyễn Duy là người rất cá tính, là một nhân cách lớn nên những người bạn có mặt hôm nay là những kẻ sĩ hàng đầu của Việt Nam.
Đêm thơ nặng ân tình
Tối cùng ngày, tại đình làng Quảng Xá diễn ra đêm thơ, nhạc cổ truyền với tựa đề “Về làng”. Ngay từ đầu tối đã có hàng trăm người làng và những người yêu thơ Nguyễn Duy tề tựu. Không gian âm nhạc truyền thống được phục dựng với sân khấu chính là hè đình. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đêm thơ nhạc như một cách bày tỏ sự kính trọng, yêu mến thơ và con người Nguyễn Duy.
Tại đêm thơ, bà con dân làng, bạn bè của nhà thơ được thưởng thức các bài thơ nổi tiếng và tiết mục chèo cổ bất hủ. NSND Thanh Hoài ngâm bài “Tre Việt Nam”, “Thời gian”; NSND Xuân Hoạch hát chầu văn bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” và hát “Xẩm ngọng”; NSND Minh Gái trình bày trích đoạn nhạc tuồng; các nghệ sĩ trình bày các trích đoạn chèo nổi tiếng như “Thị Màu”, “Thị Kính”, “Mẹ Đốp”, “Xúy Vân”; hát văn hầu đồng “Tôi và em và thánh thần”…
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 5
Các nghệ sĩ biểu diễn ngay cửa đình làng Quảng Xá. Ảnh: X.H
Với tài năng của mình, các nghệ sĩ đã đem lại không gian sân khấu nhạc cổ truyền đậm đà, giàu tình nghĩa. Cụ Nguyễn Thanh Điều (68 tuổi) cho hay: “Lâu lắm rồi tôi mới được xem một buổi ca nhạc cổ truyền hay như thế, tôi như sống lại thuở ngày xưa”.
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 6
Nhà thơ Nguyễn Duy xúc động khi đọc bài thơ "Cầu Bố". Ảnh: X.H
Nhà thơ Nguyễn Duy trình bày một số tác phẩm nổi tiếng của mình, trong đó có bài “Cầu Bố” và “Đò Lèn” như một cách tri ân quê nội cạnh cầu Bố và quê ngoại Hà Trung có đò Lèn. Khi đọc đến đoạn viết về người cha thân sinh trong bài “Cầu Bố”, nhà thơ Nguyễn Duy nghẹn ngào xúc động. Bà con dân làng liên tục vỗ tay cổ vũ, chia sẻ với nhà thơ.
Khánh thành bia thơ kỷ niệm trên quê hương nhà thơ Nguyễn Duy: Tôn vinh giá trị, nhân cách Việt ảnh 7
Đông đảo bà con đến dự đêm thơ "Về làng".
Đêm thơ nhạc đậm tình nặng nghĩa kết thúc với những cái ôm, những lời thăm hỏi và cả những hẹn hò…

Gần nửa thế kỷ hết chiến tranh Việt Nam nghèo vì cái gì?

Hình: Bữa cơm của trẻ em Trạm Tấu, Yên Bái, nguồn hình: Giáo Dục Việt Nam
Nhiều bạn thường nói: Việt Nam ta còn nghèo do vừa trải qua chiến tranh, do bị bao vây cấm vận, do thế lực thù địch ngày đêm chống phá…bla..bla.

Uh, cứ cho đó là nguyên nhân đi, nhưng các bạn có biết vì sao Việt Nam đã hết chiến tranh, hết bị bao vây cấm vận hàng chục năm, có nền chính trị ổn định nhất thế giới..mà sao đến giờ vẫn nghèo?

Để nói cho nghe này, vất hết các nguyên nhân kể trên thì Việt Nam hiện tại nghèo là do các nguyên nhân sau:

1. 70% số tiền thu được từ thuế là để dùng cho việc chi thường xuyên, trong đó chủ yếu là trả lương và phục vụ cho việc hội họp hằng ngày của hơn 3 triệu cán bộ hiện tại. (trong 3 triệu này thì có đến 30% tức là 900.000 người ngồi chơi xơi nước, 70% còn lại thì năng suất làm việc quá thấp, hiệu quả công việc là quá tệ, làm việc với phương châm: hành là chính)

2. 17% số tiền thu được từ thuế, được dùng cho đầu tư phát triển; trong đó thất thoát trong đầu tư và xây dựng của chúng ta lên tới hơn 35%. Tức là đầu tư vào lĩnh vực gì cũng có thất thoát, đội giá để ăn chia, tham nhũng…

3. Số phần trăm còn lại được dùng để trả nợ vay và viện trợ, trong đó dùng để trả các khoản nợ vay là chính. Các khoản chi này đa số được dùng để trả nợ cho những quả đấm thép như Vinashin, Vinalines, Lọc dầu Dung Quất, Bô xít Tây nguyên… mà các tập đoàn con cưng nhà nước đã tạo ra.

Đó, nghèo là do đó chứ không phải chiến tranh, cấm vận hay thế lực thù địch phá hoại gì cả. Chúng ta đã chi quá nhiều tiền cho bọn ăn rồi chỉ biết tiêu tiền, vay nợ và phá hoại. Có một đứa con phá gia chi tử là các tập đoàn nhà nước như vậy thì giàu như thằng Mỹ cũng chết chứ nói gì đến Việt Nam!

Hoàng Thế Nhân

(CTM)

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Dự kiến có 20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh

Dự thảo Nghị định về độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại dự kiến có 20 ngành nghề cấm tư nhân tham gia kinh doanh...

Dự kiến có 20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh
Vàng miếng là một lĩnh vực độc quyền nhà nước.
BẠCH DƯƠNG
Được giao làm đầu mối, Bộ Công Thương vừa công bố Dự thảo Nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Theo đó, dự thảo được xây dựng nhằm lấp các khoảng trống pháp lý, mà các văn bản pháp luật liên quan trước đó với 20 ngành nghề, nhà nước sẽ độc quyền. 

Lĩnh vực độc quyền nhà nước do doanh nghiệp mà nhà nước nắm 100% vốn, và giữ quyền chỉ định thành lập doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm 100% vốn tại các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xuất bản, thuỷ nông, bảo đảm an toàn giao thông, xổ số kiến thiết, khai thác hạ tầng, cảng hàng không, cảng biển loại 1. 

Bộ Công Thương cho biết, danh mục trên được xây dựng dựa trên chủ trương và chính sách của Nhà nước. Trong đó quy định doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, an sinh xã hội, doanh nghiệp nhà nước hoạt động về an ninh quốc phòng, truyền tải điện, nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn, đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân hay hoạt động in đúc tiền, xổ số kiến thiết…

Danh mục cũng được xây dựng trên cơ sở đóng góp của các bộ ngành, cơ quan địa phương, hiệp hội… Tuy nhiên, nhiều nội dung trong dự thảo vẫn tồn tại các quan điểm trái chiều. 

Chẳng hạn ngay ở khái nhiệm độc quyền, Bộ Tư pháp cho rằng dự thảo đang thiết kế theo hướng độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại hay hoạt động thương mại độc quyền nhà nước chỉ do cơ quan nhà nước có quyền hoặc các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. 

Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy các hoạt động thương mại độc quyền nhà nước có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp được nhà nước giao thực hiện, tức là không giới hạn ở doanh nghiệp nhà nước. Điều này được thể hiện trong Điều 17, tại Hiệp định GATT của WTO khi Việt Nam tham gia. 

Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Công Thương giải trình rõ quy định "địa bàn là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam” vì không có ý nghĩa về mặt pháp lý, vì văn bản của Chính phủ cũng có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ.

Về việc bổ sung, bãi bỏ các ngành nghề vào danh mục, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công Thương cần phải làm rõ hồ sơ, trình tự thời gian, thủ tục, xem xét, giải quyết. Dự thảo có nhắc đến việc Bộ Công Thương là đơn vị chịu trách nhiệm việc sửa đổi, bổ sung danh mục, song, việc bãi bỏ các ngành nghề trong danh mục vẫn bỏ ngỏ. 

Bộ Tư pháp nhấn mạnh đưa ngành nghề thuỷ điện đa mục tiêu vào danh mục với lý do gắn với an ninh, quốc phòng, an sinh thì sẽ còn nhiều trường hợp khác nữa cần liệt kê vì cứ gắn với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, cân nhắc độc quyền trong lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh hiện nay. 

Song Bộ Công Thường cho biết, hai ngành nghề trên được xây dựng phù hợp với Luật Điện lực và Luật Xuất bản. Về xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền Thông khi được hỏi ý kiến và đã đồng ý với chủ trương độc quyền nhà nước trong xuất bản. 

Đặc biệt, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch còn đề nghị bổ sung lĩnh vực sản xuất phim tài liệu khoa học và quay tư liệu dự trữ quốc gia vào danh mục. Theo đó duy trì 100% vốn nhà nước và xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với Công ty TNHH MTV Hãng phim tài liệu khoa học Trung ương. 

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết đề xuất trên không phù hợp với quy định trong Luật Điện ảnh khi cho phép mọi thành phần kinh tế đều có quyền được sản xuất phim tài liệu, tư liệu dự trữ quốc gia. 

Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất đưa đưa vàng nguyên liệu, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng vào danh mục, Bộ Công Thương đã tiếp thu và cho vào danh mục. 

Song, giới chuyên gia cho rằng điều này không phù hợp khi vàng nguyên liệu là nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng các hoạt động đa dạng khác chứ không phải chỉ sản xuất vàng miếng. 

TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng thời điểm hiện nay, cho ra đời một nghị định hướng dẫn về độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại là phản thị trường, cản trở cạnh tranh, đi ngược lại xu thế cải cách. 

“Trong bối cảnh hiện nay không thể có một nghị định mà ngay từ tên gọi đã rõ ràng là quy định cái gì nhà nước nắm quyền. Những quy định trong Luật Thương mại đã lỗi thời thì phải loại bỏ, phải thay đổi”, ông Cung nêu quan điểm.

Giữa năm 2015, Bộ Công Thương cũng công bố dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại nhưng lúc đó chỉ có 16 ngành nghề thuộc danh mục.  

Dưới đây là danh mục 20 ngành nghề trong dự thảo mà nhà nước giữ độc quyền:

1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định chi tiết).
2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
3. Sản xuất vàng miếng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
5. Phát hành xổ số kiến thiết.
6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)
7. Hoạt động dự trữ quốc gia.
8. In, đúc tiền.
9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam.
10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan.
11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân.
12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng.
13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải.
14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.
15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư.
16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch.
17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế).
18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành).
19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng.
20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.