Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Dự kiến có 20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh

Dự thảo Nghị định về độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại dự kiến có 20 ngành nghề cấm tư nhân tham gia kinh doanh...

Dự kiến có 20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh
Vàng miếng là một lĩnh vực độc quyền nhà nước.
BẠCH DƯƠNG
Được giao làm đầu mối, Bộ Công Thương vừa công bố Dự thảo Nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Theo đó, dự thảo được xây dựng nhằm lấp các khoảng trống pháp lý, mà các văn bản pháp luật liên quan trước đó với 20 ngành nghề, nhà nước sẽ độc quyền. 

Lĩnh vực độc quyền nhà nước do doanh nghiệp mà nhà nước nắm 100% vốn, và giữ quyền chỉ định thành lập doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm 100% vốn tại các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xuất bản, thuỷ nông, bảo đảm an toàn giao thông, xổ số kiến thiết, khai thác hạ tầng, cảng hàng không, cảng biển loại 1. 

Bộ Công Thương cho biết, danh mục trên được xây dựng dựa trên chủ trương và chính sách của Nhà nước. Trong đó quy định doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, an sinh xã hội, doanh nghiệp nhà nước hoạt động về an ninh quốc phòng, truyền tải điện, nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn, đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân hay hoạt động in đúc tiền, xổ số kiến thiết…

Danh mục cũng được xây dựng trên cơ sở đóng góp của các bộ ngành, cơ quan địa phương, hiệp hội… Tuy nhiên, nhiều nội dung trong dự thảo vẫn tồn tại các quan điểm trái chiều. 

Chẳng hạn ngay ở khái nhiệm độc quyền, Bộ Tư pháp cho rằng dự thảo đang thiết kế theo hướng độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại hay hoạt động thương mại độc quyền nhà nước chỉ do cơ quan nhà nước có quyền hoặc các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. 

Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy các hoạt động thương mại độc quyền nhà nước có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp được nhà nước giao thực hiện, tức là không giới hạn ở doanh nghiệp nhà nước. Điều này được thể hiện trong Điều 17, tại Hiệp định GATT của WTO khi Việt Nam tham gia. 

Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Công Thương giải trình rõ quy định "địa bàn là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam” vì không có ý nghĩa về mặt pháp lý, vì văn bản của Chính phủ cũng có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ.

Về việc bổ sung, bãi bỏ các ngành nghề vào danh mục, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công Thương cần phải làm rõ hồ sơ, trình tự thời gian, thủ tục, xem xét, giải quyết. Dự thảo có nhắc đến việc Bộ Công Thương là đơn vị chịu trách nhiệm việc sửa đổi, bổ sung danh mục, song, việc bãi bỏ các ngành nghề trong danh mục vẫn bỏ ngỏ. 

Bộ Tư pháp nhấn mạnh đưa ngành nghề thuỷ điện đa mục tiêu vào danh mục với lý do gắn với an ninh, quốc phòng, an sinh thì sẽ còn nhiều trường hợp khác nữa cần liệt kê vì cứ gắn với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, cân nhắc độc quyền trong lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh hiện nay. 

Song Bộ Công Thường cho biết, hai ngành nghề trên được xây dựng phù hợp với Luật Điện lực và Luật Xuất bản. Về xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền Thông khi được hỏi ý kiến và đã đồng ý với chủ trương độc quyền nhà nước trong xuất bản. 

Đặc biệt, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch còn đề nghị bổ sung lĩnh vực sản xuất phim tài liệu khoa học và quay tư liệu dự trữ quốc gia vào danh mục. Theo đó duy trì 100% vốn nhà nước và xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với Công ty TNHH MTV Hãng phim tài liệu khoa học Trung ương. 

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết đề xuất trên không phù hợp với quy định trong Luật Điện ảnh khi cho phép mọi thành phần kinh tế đều có quyền được sản xuất phim tài liệu, tư liệu dự trữ quốc gia. 

Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất đưa đưa vàng nguyên liệu, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng vào danh mục, Bộ Công Thương đã tiếp thu và cho vào danh mục. 

Song, giới chuyên gia cho rằng điều này không phù hợp khi vàng nguyên liệu là nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng các hoạt động đa dạng khác chứ không phải chỉ sản xuất vàng miếng. 

TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng thời điểm hiện nay, cho ra đời một nghị định hướng dẫn về độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại là phản thị trường, cản trở cạnh tranh, đi ngược lại xu thế cải cách. 

“Trong bối cảnh hiện nay không thể có một nghị định mà ngay từ tên gọi đã rõ ràng là quy định cái gì nhà nước nắm quyền. Những quy định trong Luật Thương mại đã lỗi thời thì phải loại bỏ, phải thay đổi”, ông Cung nêu quan điểm.

Giữa năm 2015, Bộ Công Thương cũng công bố dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại nhưng lúc đó chỉ có 16 ngành nghề thuộc danh mục.  

Dưới đây là danh mục 20 ngành nghề trong dự thảo mà nhà nước giữ độc quyền:

1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định chi tiết).
2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
3. Sản xuất vàng miếng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
5. Phát hành xổ số kiến thiết.
6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)
7. Hoạt động dự trữ quốc gia.
8. In, đúc tiền.
9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam.
10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan.
11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân.
12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng.
13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải.
14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.
15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư.
16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch.
17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế).
18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành).
19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng.
20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

Không có nhận xét nào: