Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

NGƯỜI VIỆT BẮT ĐẦU THAM GIA LỰC LƯỢNG KHỦNG BỐ XUYÊN QUỐC GIA ?; Kim Jong-nam: Những câu hỏi về cái chết chưa có giải đáp

Hào Song Trần đã thêm 3 ảnh mới — cùng với Huynh Ngoc Chenh và 4 người khác tại Sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

SÁT THỦ ĐẦU ĐỘC KIM JONG NAM: NỮ ĐẶC VỤ NGƯỜI VIỆT?
1) Tối nay, 19:18', giờ Hongkong, CNN đưa tin Uỷ ban Tình báo Hàn Quốc thông báo đã bắt được 2 phụ nữ Châu Á, là nghi phạm (Suspects) đầu độc Kim Jong Nam (cháu nội đích tôn "đồng chí Kim Nhật Thành").
"Một phụ nữ đã bị bắt giữ liên quan đến cái chết của người em trai Kim Jong Un, cảnh sát Malaysia cho biết.
Bà bị bắt giam hôm thứ tư tại Phi trường Kuala Lumpur International Airport 2 của Malaysia và mang theo một hộ chiếu du lịch Việt Nam".....
http://edition.cnn.com/…/kim-jong-nam-murder-mal…/index.html
2) Thông báo của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia: "một trong 2 người bị bắt là Đoàn Thị Hương, sinh 1988 tại Nam Định (hình 2).
Đoàn Thị Hương được xác định từ 1 đoạn phim CCTV ở phi trường Kuala Lumpur và khi bị bắt đang là 1 mình.
Không rõ Đoàn Thị Hương có liên quan gì Hoa Nam tình báo Cục mà bị phát hiện qua đài CCTV ?
http://www.channelnewsasia.com/…/woman-detaine…/3521582.html
3) Bình lực của tui:
Các bố quốc tế, đừng đùa với đặc vụ người Việt à nha. Được bảo vệ như Tướng Công an Phạm Quý Ngọ & Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh mà còn bị "NHIỄM.... ĐỘC" "ung thư gan cấp tính" khi đang sung sức nữa là, cu cháu nội Kim! Hu hu...
Việt Nam xuất khẩu sát thủ được rồi đó nghe mấy cha!
P/S: Chuyện ni mà xảy ra hồi trước, thế nào báo miền Bắc cũng giật tít: "Chiến công thâm lặng của nữ tình báo Việt Nam ở nước ngo
ài" (?). Síc
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Trong hình ảnh có thể có: văn bản


Người được cho là ông Kim Jong-nam tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 11 tháng Hai năm 2007. Ảnh: AFP/AFP/Getty Images
Người được cho là ông Kim Jong-nam tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 11 tháng Hai năm 2007. Ảnh: AFP/AFP/Getty Images

 Nó có vẻ giống như một vụ ám sát được sắp đặt hoàn hảo, từ một trang tiểu thuyết trinh thám: Ông Kim Jong-nam, người đang sống lưu vong và cũng là anh em cùng cha khác mẹ với lãnh tụ tối cao của Bắc Hàn, ông Kim Jong-un. Ông Kim Jong-nam bị mệt tại một sân bay Malaysia và phàn nàn là bị phun hóa chất vào mặt và sau đó đột ngột qua đời.

Vụ việc đang khiến nảy sinh khá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp trong khi các viên chức đang cố tìm cách chắp nối các sự kiện để tái tạo lại điều gì thực sự đã xảy ra trong một vụ ám sát kỳ bí nhất trong lịch sử châu Á thời hiện đại.

Tại sao là lúc này?

Câu hỏi lớn nhất: Động cơ.

Ông Kim Jong-nam, một người vui tính, quá cân, thích đánh bạc và chơi bời đã từng khiến Bình Nhưỡng phải lúng túng khi ông tìm cách lén vào Nhật mà ông nói là định đến Disneyland ở Tokyo. Ông cũng là người đã chỉ trích người em trai cùng cha khác mẹ, ông Kim Jong-un – tuy nhiên ông vẫn thường bị nhìn nhận là chỉ là một nỗi khó chịu chứ không phải là một mối đe dọa cho sự ổn định của Bắc Hàn.

Liệu có chuyện ông Kim Jong-un có thể đã tốn công sức như vậy – mà nó lại có thể gây rắc rối – để dựng một vụ ám sát đầy nguy hiểm đối với một người cùng dòng máu ở nước ngoài?

Khỏi cần diễn giải gì nhiều, cơ quan tình báo của Nam Hàn cho biết hôm thứ Tư rằng Bắc Hàn đã tìm cách giết ông Kim Jong-nam cả năm năm nay. Các nhân viên tình báo đưa ra một động cơ duy nhất không có gì vững chắc về cái chết của ông này: Đó là ông Kim Jong-un cảm thấy “lo lắng thái quá” đối với ông anh.


h1
Kim Jong Nam và Kim Jong-un. Nguồn: TOSHIFUMI KITAMURA
 Tuy nhiên Cơ quan tình báo Quốc gia Nam Hàn vốn có lịch sử từ lâu về tin tình báo thiếu chính xác và cũng từ lâu tìm cách thể hiện giới lãnh đạo Bắc Hàn là tâm thần bất ổn.

Một số tại Nam Hàn đặt câu hỏi liệu có phải ông Kim Jong-un có thể đã tức giận khi một tờ báo Nam Hàn đưa tin tuần trước là ông Kim Jong-nam tìm cách đào tẩu sang Nam Hàn hồi năm 2012. Cơ quan tình báo Nam Hàn bắc bỏ điều này nhưng vẫn còn câu hỏi mở: Liệu tin về một thành viên của đại gia đình họ Kim muốn đào tẩu sang miền Nam đã khiến ông Kim Jong-un hạ lệnh sát hại người anh em cùng cha khác mẹ của mình?

Tại sao lại ở sân bay của Malaysia?

Đây dường như có vẻ là một nơi dễ dàng hơn, ít công khai hơn với một đối tượng nổi tiếng như vậy.

Một giải thích nữa (cũng do Cơ quan tình báo Nam Hàn đưa ra) có thể là: Trung Quốc bấy lâu nay bảo vệ ông Kim Jong-nam và gia đình ông này tại Macau. Các phân tích gia vẫn nhìn nhận chính phủ Trung Quốc coi ông Kim Jong-nam là một nhà lãnh đạo có tiềm năng nếu chính quyền tại Bắc Hàn sụp đổ.

Với an ninh, vốn được cho là do Trung Quốc thực hiện, rất chặt chẽ tại Macau, liệu đã có một lỗ hổng về an ninh tại Malaysia khiến những sát thủ Bắc Hàn có cơ hội mà họ đã không thể có được ở những nơi khác chăng?

Những phụ nữ bí hiểm này là ai?

Các chi tiết về những kẻ thực hiện vụ ám sát này cũng rối như canh hẹ.

Ông Kim nói với các nhân viên y tế rằng ông bị phun hóa chất, khiến người ta nghĩ ngay tới những vụ tấn công trong quá khứ dùng kim tiêm có thuốc độc liên quan tới các sát thủ Bắc Hàn.

h1
Một trong những người bị cho là nghi phạm – hình ảnh từ CCTV tại sân bay ở Malaysia. Ảnh: CCTV KL Airport
 Cơ quan tình báo Nam Hàn nói hai phụ nữ được cho là các nhân viên tình báo của Bắc Hàn đã tấn công ông Kim. Họ sau đó có tin đã bỏ trốn. Truyền thông Nhật Bản trích thuật chính phủ tại Tokyo nói rằng những phụ nữ này có thể đã chết nhưng điều này chưa được khẳng định.

Điều càng khiến mọi sự thêm rối rắm là việc cảnh sát Malaysia cho biết hôm thứ Tư, họ đã bắt giữ một phụ nữ mang giấy tờ tùy thân là người Việt tại sân bay có liên quan tới cái chết của ông Kim. Vai trò chính xác của phụ nữ này là còn chưa được rõ.

Để tìm ra những phụ nữ này là ai và ai thuê họ sẽ còn là một quá trình dài mới có thể giải đáp được những bí ẩn này.


Tiếp theo là gì?

Bắc Hàn không chính thức tuyên bố gì về cái chết này nhưng đó cũng không có gì là bất thường. Trung Quốc có thể tức giận về việc giết hại một mối liên lạc thân cận với Bắc Hàn và vì thế có thể sẽ có một số phản ứng nào đó mà có lẽ là ở hậu trường, và từ Bắc Kinh.

Nhưng một sự trừng phạt cụ thể hơn có lẽ sẽ đến từ Washington.

Ông Cheong Seong-chang, một phân tích gia Nam Hàn, nói rằng vụ ám sát này có thể khiến Quốc hội Mỹ đưa Bắc Hàn trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ cho nạn khủng bố, và như vậy càng cô lập thêm nữa đất nước vốn đã bị rất cô lập rồi.

(BBC)

 



Cảnh sát Malaysia cho biết đã bắt giữ một phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam do bị tình nghi liên quan đến vụ ám sát người anh trai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Kim Jong-nam đã tử vong hôm 13/2/2017 sau khi bị hai phụ nữ đầu độc tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur - KLIA 2  ở Malaysia. 

Một trong hai nghi phạm đã bị bắt giữ vào lúc 9 giờ sáng ngày 15/2/2017 cũng tại sân bay này khi đang chuẩn bị bắt chuyến bay về lại Việt Nam.

Theo báo TheStar, nghi phạm được nói là một phụ nữ mang quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988 và quê tại Nam Định. 

Cảnh sát Malaysia cho biết, nghi phạm vừa bị bắt giữ là một trong hai phụ nữ đã đi cạnh ông Kim Jong-nam do camera an ninh sân bay ghi lại. 

Trước khi qua đời, nạn nhân nói rằng ông đã bị một phụ nữ dùng khăn vải có chứa chất lỏng ụp vào mặt gây bỏng mắt. 

Theo lời cảnh sát Malaysia, một trong hai người phụ nữ này đã lên xe taxi và rời khỏi hiện trường sau vụ việc. 

Nghi phạm được nói là một phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam
Hiện tại, nghi phạm đã bị đưa về thẩm vấn tại trụ sở cảnh sát Selangor để thẩm vấn. Quan chức cảnh sát Malaysia, ông Tan Sri Noor Rashid Ibrahim cho biết cơ quan này hiện đang làm việc qua đường ngoại giao với cả Triều Tiền và Việt Nam để xác nhận nghi phạm có đúng là người Việt Nam hay không.

Ngoài ra, cảnh sát cũng đang truy lùng thêm 4 người đàn ông khác do có liên quan đến vụ ám sát anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tại thời điểm xảy ra vụ việc, ông Kim Jong-nam dùng hộ chiếu giả mang tên Kim Chol và đang chuẩn bị bắt chuyến bay trở lại Macau – nơi ông đã sống lưu vong nhiều năm kể từ khi bị thất sủng.

Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ông đã bị thất sủng sau khi người em cùng cha khác mẹ là Kim Jong-un được chọn giữ quyền thừa kế vị trí lãnh đạo tối cao tại nước độc tài cộng sản khép kín này.

Từ đó trở đi, ông đã phải liên tục sống lưu vong ở Macau và một số nước Đông Nam Á. Ông cũng từng lên tiếng chỉ trích Kim Jong-un không có khả năng lãnh đạo, phản đối chế độ cha truyền con nối và kiến nghị cần cải cách kinh tế tại Triều Tiên,

Năm 2012, một gián điệp Triều Tiên thừa nhận đã được chỉ đạo tổ chức ám sát ông Kim Jong-nam bằng xe hơi, nhưng bất thành.

Ông được nói có mối quan hệ tốt đối với giới quyền thế Trung Cộng và luôn được Bắc Kinh bảo vệ chặt chẽ.

CTV Danlambao


Nghi phạm giết Kim Jong-nam  hai nữ gián điệp quốc tịch Việt Nam (Ảnh)

© REUTERS/ Lim Se-young/News1
CHÂU Á
URL rút ngắn
Anh trai chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un bị ám sát tại thủ đô Malaysia (9)
8320991233

Nghi phạm giết Kim Jong-nam  hai nữ gián điệp quốc tịch Việt Nam

NGHI PHẠM GIẾT KIM JONG NAM LÀ 2 NỮ GIÁN ĐIỆP CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

MOSKVA (Sputnik) - Theo Orientaldaily (Malaisia), các nghi phạm ám sát Kim Jong-nam là hai nữ gián điệp có quốc tịch Việt Nam.

Tham gia vụ ám sát Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un hôm 13 tháng 2 tại Kuala Lumpur là hai nữ đặc nhiệm có quốc tịch Việt Nam. Hôm thứ Tư, báo Malaysia Orientaldaily (bằng tiếng Trung Quốc) trích dẫn một nguồn tin cảnh sát cho biết.
Theo nguồn tin, sau khi nghiên cứu băng camera theo dõi gần sân bay, nơi xảy ra vụ ám sát, cảnh sát đã bắt giữ tài xế taxi, được cho là đã lái chiếc xe đưa các nữ sát thủ chạy trốn. Cuộc điều tra cho thấy các nữ nghi phạm không phải công dân CHDCND Triều Tiên hoặc Hàn Quốc, mà là người có quốc tịch Việt Nam.
Nguồn tin cho biết rằng hiện nay trên toàn thành phố đang tiến hành hoạt động chặn bắt hai nữ gián điệp đã trốn thoát khỏi hiện trường gây án. Nguồn tin ghi nhận rằng cảnh sát đang xem xét các phương án xảy ra vụ ám sát theo đơn đặt hàng.
Hôm thứ Hai, Kim Jong-nam — con trai cả của nhà cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đột nhiên bị trúng độc tại Malaysia và chết. Reuters đưa tin Hoa Kỳ cho rằng Kim Jong-nam đã bị cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên bí mật ám sát.

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 3)

Phạm Viết Đào.


Bài liên quan:

>

>


Khi thực dân Pháp đưa quân trở lại gây hấn, tìm cách khôi phục lại chế độ thuộc địa tại Đông Dương, trong nội bộ Đảng CS Đông Dương đã hình thành 2 khuynh hướng đối sách: Một nhóm chủ trương hòa hoãn, nhượng bộ Pháp để tránh một cuộc chiến tranh không cân sức; Phái khác chủ trương “trường ký kháng chiến, nhất định thắng lợi”, quyết chiến đến cùng với thực dân Pháp; Phái chủ chiến này do Trường Chinh đứng đầu…
Kết cục lịch sử đã diễn tiến đúng như tiên liệu, lập trình của phái chủ chiến. Thực dân Pháp đã không chịu thương lượng, không chịu xuống thang và kết cục một cuộc chiến đẫm máu kéo dài 9 năm gây tổn thất to lớn cho cả 2 dân tộc Việt-Pháp…
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả, sự quả cảm của sự hy sinh to lớn của hàng vạn con em nông dân yêu nước Việt Nam; họ được đường lối trường ký kháng chiến nhất định thắng lợi động viên, khích lệ, ép buộc phải xả thân vượt qua bao hy sinh, gian khổ quyết chiến đến cùng với đội quân nhà nghề, viễn chinh Pháp…
Để đạt được thắng lợi này, ngoài sự góp sức người, con em những người nông dân phải xả thân ngoài chiến trường, cả gia đình của họ ở hậu phương cũng  đã phải vét đến những hạt thóc cuối cùng, đồng tiền giành giụm cuối cùng để đổ vào chiến tranh…
Còn nhớ vào giai đoạn đầu năm 1954, có một loại thuế gọi là thuế khả năng;  Chính quyền địa phương đã áp thuế, buộc những gia đình khá giả phải gánh chịu một mức thuế dựa vào tài sản mà nghi họ có.
Mẹ tôi kể: gia đình ông bà ngoại tôi ở Đồng Bích Trung Sơn, Đô Lương chỉ có 6 mẫu ruộng, thế nhưng phải chịu mức thuế 300 tạ thóc, hẹn trong 3 ngày phải đóng đủ, nếu không đóng phải bị tịch thu nhà. Mẹ tôi đã phải đôn đáo chạy vay huy động khắp họ hàng để cứu ông bà ngoại không bị thu nhà…
P.V.Đ dưới chân Đồi A 1 Điện Biên Phủ
Tôi đã lên thăm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, tôi không khỏi ngậm ngùi trước hàng vạn nấm mồ liệt sĩ vô danh; Tại khu vực di tích Đồi A1, tên tuổi của các liệt sĩ được ghi lại và được liệt kê theo các tỉnh. Tôi thấy số liệt sĩ hy sinh ở chiến dịch này đông nhất là Nghệ An, đến Hưng Yên, Thanh Hóa…Riêng cứ điểm Đồi A 1 có 720 liệt sĩ đã hy sinh trong các trận đánh công kiên tại khu vực này.
Kết cục chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đầu tháng 5-1954 đã mang lại vinh quang cho phái chủ chiến của Trường chinh và Tướng Võ Nguyên Giáp. Sau chiến thẳng Điện Biên Phủ, uy tín của Tổng Bí thư Trường Chinh rất cao đe dọa làm lu mờ, thách thức vị trí chủ soái độc tôn của ông Hồ Chí Minh…
Sau chiến thắng này, đã xuất hiện bài hát được phổ biến rộng rãi: “Hoan hô anh Cả Trường Chinh”; Bài hát này người viết hiện chưa tìm được tác giả là ai nhưng đã được lưu hành một thời gian…
Sau Hiệp định Giơnevơ ký kết, Chính phủ Hồ Chí Minh về tiếp quản Hà Nội và miền bắc Việt nam từ vĩ tuyến 17 trở ra…và một biến cố kinh thiên động địa xảy ra đó là cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành đồng loạt tại nhiều tỉnh thành trong 2 năm 1955-1956…
Người nông dân sau mấy năm vật vã với thực dân Pháp ngoài chiến địa quay lại đấu tổ lẫn nhau một cách tàn khốc; nhiều địa chủ thực chất họ vẫn là những nông dân nhờ cày sâu cuốc bẫm mà có của ăn của để; nhiều người đã đóng góp cho kháng chiến cả gia tài điền sản nhưng vẫn bị quy thành địa chủ bóc lột, nhiều người bị xử bắn trong đó điển hình là bà Nguyễn Thị Năm…
Năm 1956 cải cách ruộng đất bắt đầu nổ ra tại Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức năm 1956, năm đó tôi vừa 5 tuổi và đã biết ít nhiều. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa quên nỗi hoảng sợ vào mỗi buổi sáng, nghe dân quân hô từ ngoài ngõ rất to, vừa hô, vừa xông vào lấy giây thừng trói cánh khuỷu thằng M. tên ông nội đưa ra đình đấu tố. Dân quân là mấy thanh niên người trong họ…
Ông nội tôi bị đẩy xuống một cái hổ sâu ngang thắt lưng và chịu sự xỉa xói đấu tổ của những nông dân khác phần lớn cũng là người trong họ.
Tài sản ông nội tôi chỉ có 2 mẫu ruộng, theo quy định mỗi khẩu bình quân mỗi khẩu trên 8 sào mới bị quy địa chủ. Gia đình ông nội tôi có 4 khẩu, tính ra chưa đủ 8 sào nhưng do có thêm nghề buôn bán chạy chợ nên cũng khá giả…Vào thời điểm đó, bố mẹ tôi đã ở riêng, nhà kế cạnh ông nội, bố tôi đang ở bộ đội nhưng gia đình bố mẹ tôi vẫn bị xếp thành phần trung nông…
Ông nội tôi bị xếp vào thành phần có nợ máu với nhân dân; mặc dù ông nội chưa hề cấm dao, cầm gậy đánh chết ai. Ông nội tôi bị một số người ghét vì sau 1945 có tham gia chính quyền cấp thôn, có một số đợt cứu tế của trên mang về, ông nội tôi tham gia việc chia và đã quyết định cắt một số phần của một số người mà ông nội tôi cho là lười nhác nên nghèo…
Từ việc này mà trở nên bị mang thù oán…Kết cục nhà cửa ruộng vườn, công cụ sản xuất, trâu bò đều bọ thu sạch...Sau cải cách được hạ xuống thành phần trung nông nhưng tài sản chỉ được trả lại 1/2 ngôi nhà đủ ở...
Trong xã của tôi có ông C. người phụ trách khoản cứu trợ này đã bị xử bắn, mặc dù không phải là địa chủ. Nguyên nhân vì chuyện chia chác quà cứu trợ của chính phủ không vừa ý nhiều người nên bị quy là phản động và bị xứ bắn.
Ông T. chủ tịch xã cũng bị xử băn vì bị quy là quốc dân đảng, nợ máu với nhân dân; Sau này cả 2 ông T. và C, đều được quy sai và được xóa an nhưng mạng thì không còn…
Ông ngoại tôi thì may mắn chị bị quy là phú nông, do đông con, bình quân chưa đến 6 sào/người; gia đình có ông cậu tham gia lực lượng công an võ trang…
Có thể nói cuộc cải cách ruộng đất là một tại họa gieo xuống đầu hàng vạn người nông dân vô tội; Tai họa này con di họa hàng chục năm trời sau đó. Cải cách ruộng đất là một cuộc diệt tộc tàn khốc: đã tiêu diệt, hạ gục những người nông dân có khả năng tạo ra của cải cho xã hội, họ thật sự là những động lực thúc đẩy nông thôn phát triển… Cùng với chính sách Hợp tác xã nông nghiệp sau đó, Đảng đã nhổ tận gốc rễ những mầm mống có khả năng gieo trồng một nền nông nghiệp phát triển…
Cuộc cải cách khởi đầu và thí điểm năm 1953 giống như 1 liều doping kích thức sự xả thân của những người lính nông dân trên chiến trường kháng Pháp… Bởi năm 1953 là năm bản lề chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công năm 1954 tại chiến trường Điện Biên Phủ.
NQTW 4 khóa 12 với Cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam ký ban hành tháng 11/1953 và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 1953 tại Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng Lao động VN với các nội dung mang đầy “tính chất doping” với những người lính là con em nông dân…
Xin trích Cương lĩnh và Nghị quyết của hội nghị này phần nói về quyền sở hữu đất đai:
” Để cải thiện đời sống của nông dân, để đẩy mạnh kháng chiến,  đánh  đuổi  đế quốc Pháp, can thiệp Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền, hoàn  toàn  giải phóng dân tộc.
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất  nông  nghiệp,  mở đường cho công thương nghiệp phát triển,  lợi  cho  kháng chiến và kiến quốc.
Cần phải xoá bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc ở  Việt  Nam,  xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của  giai  cấp  địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông  dân, thực  hiện khẩu hiệu người cày có ruộng…”
(CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 11/1953)
(http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-110620159142646/index-21062015912154614.html)

“Cǎn cứ vào nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, cǎn cứ vào yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến, Hội nghị lần thứ tư của Trung ương quyết định:
Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng: tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân…”( NQ hội nghị 4 BCHTWĐLĐVN khóa 2)…
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van-kien-dang-toan-tap/doc-11014201511354246.html )
Chính những “liều doping” này đã thúc đẩy sự xả thân, liều chết của những người lính xuất thân là nông dân; Thế nhưng cũng với chính sách này áp dụng năm 1955-1956 đã làm cho Trường Chinh, từ đỉnh cao vinh quang bị mất chức TBT và hàng chục năm sau đó bị đẩy vào bóng tối chính trường…
Thảm họa cải cách ruộng đất phải chăng là do tội lỗi của Trường Chinh hay Trường Chinh cũng chỉ là kẻ giơ đầu chịu báng ?
Uẩn khúc nào sau việc Trường Chinh bị hạ bệ hay buộc phải chấp nhận từ chức Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam năm 1956, mặc dù trước đó đã được suy tôn là “anh Cả”?
Phải chăng Trường Chinh bị hạ bệ là kết cục tất yếu của miếng võ “nốc ao” trong cuộc đua tranh giành ngôi vị chủ soái với cao thủ võ lâm Hồ Chí Minh ?
Sẽ bàn thêm chủ đề này vào bài sau…

P.V.Đ.

( Còn nữa..)

Nguy cơ ‘chiến tranh thương mại’ Việt – Mỹ?

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 14/12/2016, hơn một tháng sau khi tỷ phú bất động sản đắc cử.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 14/12/2016, hơn một tháng sau khi tỷ phú bất động sản đắc cử.
Một viện nghiên cứu chính sách có tiếng ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 14/2 đưa ra các đề xuất về “chiến lược kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương” cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh xuất hiện nhận định rằng Việt Nam có thể là mục tiêu tiếp theo trong một cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ.

Việt Nam xuất hiện nhiều lần trong văn bản tổng kết dài gần 50 trang về cuộc nghiên cứu trong hơn một năm do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) khởi xướng, nhất là liên quan tới các vấn đề như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), biển Đông và sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Đề cập tới việc chính quyền của ông Trump rút khỏi TPP, dù nhiều quốc gia, nhất là Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào những lợi ích mà hiệp định này sẽ mang lại, ông Jon Huntsman, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, và là đồng chủ tịch ủy ban tiến hành cuộc nghiên cứu của CSIS, vẫn cho rằng sẽ xuất hiện một mô hình nào đó của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Đối với Hoa Kỳ, TPP mang ý nghĩa vượt quá cả một công cụ kinh tế. Nó cho thấy sự cam kết chiến lược đối với khu vực [châu Á]. Nó có thể không hoàn hảo ngay lúc này, nhưng về lâu dài, nó là công cụ thúc đẩy tăng trưởng. Tôi đoán rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ xem xét và đi tới việc tạo ra một cách thức trao đổi kinh tế nào đó với khu vực. Có thể là một hình thái khác của TPP. Ông Trump sẽ nghĩ ra một thứ gì đó.
Ông Jon Huntsman, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

Ông nói thêm: “Đối với Hoa Kỳ, TPP mang ý nghĩa vượt quá cả một công cụ kinh tế. Nó cho thấy sự cam kết chiến lược đối với khu vực [châu Á]. Nó có thể không hoàn hảo ngay lúc này, nhưng về lâu dài, nó là công cụ thúc đẩy tăng trưởng. Tôi đoán rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ xem xét và đi tới việc tạo ra một cách thức trao đổi kinh tế nào đó với khu vực. Có thể là một hình thái khác của TPP. Ông Trump sẽ nghĩ ra một thứ gì đó”.

Trong cuộc tranh cử hồi năm ngoái, ông Trump nhiều lần lên tiếng đả kích các hiệp định thương mại tự do Mỹ đã ký kết như TPP, gây quan ngại cho nhiều nước, theo các nhà quan sát. 

Ứng viên của Đảng Cộng hòa năm ngoái cũng chỉ trích các quốc gia như Việt Nam “đánh cắp” việc làm của người Mỹ. Khi được hỏi liệu những tuyên bố cứng rắn như vậy tác động gì tới quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, ông Murray Hiebert, Cố vấn Cấp cao và Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, nói rằng hiện “vẫn chưa rõ”.

Ông nói thêm: “Ông ấy chưa nói lại việc đó kể từ khi nhậm chức. Một số tuyên bố đó nhằm mục đích kiếm phiếu của các cử tri trong cuộc bầu cử. Tôi nghĩ rằng, nhìn chung, ông ấy đã dịu giọng hơn nhiều. Tôi nghĩ rằng khi ông ấy hiểu rõ Việt Nam hơn, việc Việt Nam là một khách hàng lớn mua các mặt hàng nông nghiệp, và chuyện Mỹ mua nhiều thứ của Việt Nam như thủy sản, hàng may mặc mà Mỹ không còn sản xuất, ông ấy sẽ thấy có nhiều cơ hội với Việt Nam. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở Việt Nam sẽ mua các mặt hàng tiêu dùng sản xuất tại Mỹ. Chúng ta cần phải chờ đợi xem chính sách đối với Việt Nam như thế nào”.

Theo Bloomberg, xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hải sản, sang Hoa Kỳ tăng gấp đôi kể từ năm 2010.
Theo Bloomberg, xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hải sản, sang Hoa Kỳ tăng gấp đôi kể từ năm 2010.
Việt Nam trong tầm ngắm?

Nhận xét của nhà nghiên cứu kỳ cựu này được đưa ra hai ngày sau khi hãng tin Bloomberg cho rằng một số quốc gia châu Á như Việt Nam có thể trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến thương mại sắp tới, và một trong các lý do là các nước này hưởng thặng dư trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

Phát biểu tại Đại học Stanford, Mỹ, tháng Chín năm 2016, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Ted Osius, nói rằng các doanh nghiệp nước mình "đang kinh doanh ngày càng nhiều với Việt Nam trong bối cảnh thương mại hai chiều hàng năm đã tăng từ 500 triệu đôla lên 45 tỷ đôla”.

Theo Bloomberg, thặng dư mậu dịch của Việt Nam với Mỹ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng của nền kinh tế Việt Nam, và xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng gấp đôi kể từ năm 2010 vì nhiều nhà máy của Trung Quốc chuyển hướng sang Việt Nam vì nguồn nhân công rẻ. 

Ngoài Việt Nam, hãng này còn đăng danh sách các quốc gia châu Á khác mà Mỹ đang có thâm hụt thương mại lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia…

... Một khi Tổng thống Trump nắm được vai trò của Việt Nam trong thương mại quốc tế, tôi không chắc là ông ấy sẽ nhắm mục tiêu vào Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ông ấy hiện quan ngại về các nước như Mexico và Trung Quốc hơn là Việt Nam vì thông thương giữa Việt – Mỹ không quá lớn.
Nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Murray Hiebert nói.

Khi được hỏi về đánh giá của hãng tin tài chính của Mỹ, nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Murray Hiebert nói: “Mỹ đúng là có thâm hụt mậu dịch thương mại lớn với Việt Nam, nhưng đồng thời nó cũng là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất cho các mặt hàng của Mỹ ở châu Á. Những năm qua, khối lượng hàng hóa Việt Nam mua của Mỹ đang gia tăng. Vậy nên, một khi Tổng thống Trump nắm được vai trò của Việt Nam trong thương mại quốc tế, tôi không chắc là ông ấy sẽ nhắm mục tiêu vào Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ông ấy hiện quan ngại về các nước như Mexico và Trung Quốc hơn là Việt Nam vì thông thương giữa Việt – Mỹ không quá lớn”.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế này cho rằng trong một vài tháng tới, ông “không nghĩ chính quyền của Tổng thống Trump sẽ chú tâm tới Việt Nam”, mà “ông chủ” Nhà Trắng sẽ hướng tới các quốc gia láng giềng, hay những nước lớn.

Ông Hiebert cho rằng “mọi thứ vẫn còn quá sớm”, và rằng việc Việt Nam theo đuổi cách tiếp cận “chờ xem” là điều “không ngoan”.

Nhà nghiên cứu này còn cho biết rằng theo các nguồn tin, Việt Nam “rất muốn” ông Trump tới dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam, nhưng “chúng ta chưa biết ông ấy [Tổng thống Trump] nghĩ gì về APEC”.

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Peru cuối năm 2016.
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Peru cuối năm 2016.
Về việc nhà lãnh đạo Mỹ tham dự diễn đàn kinh tế này, ông Matthew Goodman, Cố vấn Cấp cao về Kinh tế Châu Á tại CSIS, nói rằng với vị trí chủ tịch của APEC trong năm 2017, Việt Nam là một quốc gia quan trọng về mặt chiến lược để hợp tác.

Ông nói thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là Tổng thống [Trump] nên tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC tại Việt Nam, tận dụng diễn đàn này để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế”.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh thời gian qua nhiều lần bày tỏ hy vọng rằng ông Trump sẽ tới thăm và tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, vào cuối năm nay ở thành phố Đà Nẵng.




Viễn Đông

(VOA)