Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 5)



Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:

>

>

>

>

Sau sai lầm của cải cách ruộng đất, uy tín của Tướng Giáp rất cao vì ông ít dính dáng đến các hệ lụy do chính sách cực tả rập khuôn mô hình Trung Quốc; Võ Nguyễn Giáp được giao trách nhiệm thay mặt chính phủ đứng ra xin lỗi nhân dân…

Thế tại sao ông Hồ Chí Minh đã không chọn Võ Nguyên Giáp thay thế Trường Chinh vào chiếc ghế TBT Đảng Lao động Việt Nam. Trên mạng có lưu truyền một số tài liệu cho rằng: Ông Hồ Chí Minh đã có lúc định chọn Tướng Giáp thay thế vị trí TBT của Trường Chinh nhưng do Trung Quốc không tán thành; Trung Quốc gợi ý nên chọn Lê Duẩn ?
Có đúng lúc đó ông Hồ Chí Minh chịu sự áp đặt của Trung Quốc trong việc chọn người thay thế Trường Chinh ? Theo người viết bài này thì chưa hẳn…
Việc chọn Lê Duẩn vào vị trí của Trường Chinh nằm trong toan tính toàn diện trong ván cờ nhân sự của ông Hồ Chí Minh: Nếu chọn Tướng Giáp thì vô tình vẫn phải bị chi phối bởi đường lối, ảnh hưởng của nhóm Trường Chinh không có Trường Chinh…
Dù là người làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, thế nhưng Tướng Giáp về vai vế vẫn là “ đàn em” của Trường Chinh, khó lòng thoát khỏi cái bóng của Trường Chinh. Điều này giống như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng sau đại hội XII không chọn Võ Văn Thưởng và lại bố trí Đinh La Thăng vào TP Hồ Chí Minh ?
Vì nếu để Võ Văn Thưởng ở lại TP Hồ Chí Minh thì vô tình chấp nhận ảnh hưởng của Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang tại địa bàn chiến lược này; Võ Văn Thưởng vốn là đàn em của Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang…
Ông Hồ Chí Minh sau khi cân nhắc đã quyết định điều Lê Duẩn, mặc dù có chân thường vụ trong nhiệm kỳ 1937-1938 sau đấy bị bắt và bị đày đi Côn Đảo nhưng ảnh hưởng của Lê Duẩn không quá lớn đối với các “đầu lĩnh” trong Ban chấp hành TW khóa 2 so với Trường Chinh trong giai đoạn 1945-1955…
Cách mạnh tháng 8 thành công phần lớn nhờ vào nòng cốt là những đảng viên dưới quyền của Trường Chinh; Công trạng lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng chống ách đô hộ của thực dân Pháp và phatsxit Nhật đỉnh cao ở cách mạng tháng tám…
“Nhiều cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và học giả trong nước đánh giá cao ông ( Trường Chinh) , là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chính ông là người sớm chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tháng 3 năm 1945 và tác giả tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" tập hợp những bài viết của ông đăng trên báo "Sự thật" từ số 70 (4.3.1947) đến số 81 (1.8.1947). Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết "Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh".[10]. ( WikiPedia )
Mặc dù được  coi là vị “ tổng tư lệnh” của cách mạng tháng 8 năm 1945, thế nhưng năm 1997, khi gia đình Trường Chinh  đã cho ra mắt bộ sách 2 tập do ông Trường Chinh viết, Hà Xuân Trường viết giới thiệu, xuất bản tại Nhà xuất bản Văn học; hồi ức lại lại giai đoạn nổ ra cách mạng tháng 8 ?
2 tập sách này đã không được xuất bản tại Nhà xuất bản Sự thật ( NXB Chính trị quốc gia)…Chi tiết này cho thấy: cho đến năm 1997, mặc dù lúc đó ông đã mất gần 10 năm, Lê Duẩn cũng không còn và một thời gian ngắn trước đó Trường Chinh đảm trách Chủ tịch Hội đồng nhà nước kiêm Tổng bí thư ?
Điều nay cho thấy: Cho tới năm 1997, vai trò lịch sử của Trường Chinh đối với Cách mạng tháng 8 vẫn chưa được chính thống thừa nhận ? Và có nghĩa sự xuất hiện của Lê Duẩn sau năm 1957 để leo lên chiếc ghế Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW khóa 3 đã đẩy Trường Chinh vào cánh gà của lịch sử…
Trong 2 nhân vật bị lu mờ sau khi ông Lê Duẩn nắm chiếc ghế Bí thư thứ nhất đó là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Về trường hợp Võ Nguyên Giáp, để vô hiệu hóa vị tướng nổi tiếng hơn cả mình, Lê Duẩn đã chia Bộ Quốc phòng ra 2 bộ: Bộ Quốc phòng và Bộ tổng tham mưu.
Danh nghĩa Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu của Bộ quốc phòng nhưng khi Lê Duẩn trở thành Bí thứ thứ nhất thì nắm, điều binh khiển tướng trực tiếp Bộ Tổng tham mưu do Tướng Văn Tiến Dũng cầm cờ.
Với cách nắm người, nhân sự kiểu này, Lê Duẩn đã đẩy tướng Giáp váo cái vị thế ngồi chơi xơi nước. Tương tự với vị trí Chủ tịch Quốc hội, thời Lê Duẩn ông Trường Chinh gần như chỉ nắm vai trò lễ nghi, hợp thức các quyết sách của Đảng…
Ông Hồ Chí Minh với thâm ý điều Lê Duẩn ra để tạo thế chân vạc cho ngôi vị độc tôn của mình; không ngờ “ bài toán” này đã nhanh chóng bị Lê Duẩn cao tay vô hiệu làm teo tóp các chân kiềng phù trợ, khống chế Lê Duẩn. Người có công giúp Lê Duẩn thành công trong việc xoay chuyển thế cờ nhân sự của Hồ Chí Minh đó chính là “ cáo già” Lê Đức Thọ tham mưu số 1 của Lê Duẩn trong việc lật ngược thế cờ nhân sự Hồ Chí Minh…
Sau Đại hội 3, với sự phò tá đắc lực của Lê Đức Thọ, Lê Duẩn dần dần thao túng và nắm chắc quyền khuynh loát bộ máy công quyền Hà Nội; Lê  Duẩn nhanh chóng đẩy 2 nhân vật lững lẫy một thời là Trường Chinh: “tư lệnh” của cuộc cách mạng tháng 8 và “kiến trúc sư trưởng” của đường lối trường ký kháng Pháp nhất định thắng lợi và Võ Nguyên Giáp “tư lệnh” của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vào cánh gà…
Còn ông Hồ Chí Minh sau Đại hội 3, do tuổi tác và sức khỏe, do sự hụt hẫng nhiều mặt trước những nhiệm vụ nặng nề xây dựng lại một nền kinh tế kiệt quệ từ bàn tay không cả về vốn liếng, kinh nghiệm và mô hình XHCN dở hơi…Chưa kể, ông Hồ đang đau đáu tâm nguyện làm vua một nước Việt Nam thống nhất không còng cách nào khác là phải phát động chiến tranh, hy sinh sức người, sức của…
Trước những gánh nặng và thách thức lịch sử đó, buộc lòng ông Hồ phải giương ngọn cờ đoàn kết trong Đảng, còn ông chấp nhận ngồi vào cái vị thế “ trị vì ” của một ông vua tập thể…
Sau khi đọc xong 2 tập hồi ức của Trường Chinh, tôi đã hỏi anh Đặng Việt Bích, con ông Trường Chinh: vì sao cụ Trường Chinh chỉ viết hồi ức riêng đoạn cách mạng tháng tám mà không viết gì về giai đoạn sau này, giai đoạn chiến tranh chống Mỹ. Đó là giai đoạn luôn thấy ông Trường Chinh xuất hiện sau Lê Duẩn…
Anh Đặng Việt Bích cho biết: Ông Trường Chinh không viết về giai đoạn sau vì ông cho rằng công lao chính là của ông Lê Duẩn; ông chỉ nhận công của mình ở giai đoạn cách mạng tháng tám…
P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Cuộc sống xiềng xích của cô bé “ma cà rồng” thích ăn chuột sống ở Thanh Hóa

Lúc quay lại đã thấy con “trần như nhộng”, miệng thì nhai nhồm nhoàm, dưới nền nhà thì quần áo tả tơi
“Nhìn con cầm chuột sống cho vào miệng rồi nhai ngấu nghiến mà lòng tôi quặn thắt… Cùng là kiếp người sao con bé lại khổ đến thế hả trời”, chị Quách Thị Thúy nghẹn ngào khi nhắc tới đứa con gái bé bỏng.
Sự nghiệt ngã của số phận
Căn nhà siêu vẹo và chỉ chực đổ ụp xuống của gia đình chị Thúy nằm nép bên sườn đồi, quay mặt ra cánh đồng làng Cán Khê (huyện Như Thanh, Thanh Hóa). Gọi nhà cho “oai” chứ đó là túp lều ọp ẹp, chẳng đủ che mưa che nắng, được dựng lên từ những tấm phên nứa và bùn đất. 
Chị Thúy là cả trong gia đình nông dân nghèo có 5 người con. Ngay từ nhỏ chị đã phải bươn chải kiếm sống và giúp đỡ bố mẹ nuôi các em. Đến năm 2005, khi vừa tròn 22 tuổi chị lập gia đình với anh Lưu Huy Dũng (SN 1980) cùng xã. Gia đình anh Dũng có 8 miệng ăn nên kinh tế chẳng lấy gì làm khá giả. Vợ chồng được gia đình cho ra ở riêng với mảnh đất nhỏ, căn nhà lụp xụp và 14 thước ruộng. 
Mấy tháng sau khi cưới, biết tin chị Thúy có thai đôi, cả hai bên nội ngoại đều vui mừng. Nhưng hơn hết đó là nỗi lo cơm áo gạo tiền. “Cả 2 vợ chồng tôi đều không nghề nghiệp, lại chỉ có mấy thước ruộng nên mùa màng xong chúng tôi tranh thủ đi phụ hồ hoặc ai thuê gì thì làm. 
Từ lúc có bầu, sức khỏe yếu phải nghỉ ở nhà, mọi gánh nặng đều đè lên vai anh Dũng. Anh ấy nói trước có 2 vợ chồng thì sao cũng được có no ăn no, đói ăn đói nhưng giờ thì khác anh phải cố gắng làm để dành dụm chút ít cho con. 
Đời mình đã khổ nên không thể để con tủi như mình. Nhìn thấy chồng vốn đã “thấp bé nhẹ cân” nay gầy gò, ốm yếu hơn tôi thật không đành. Nhưng chẳng thể đỡ đần gì cả”, chị Thúy thở dài.
Chị kể tiếp: “Anh ấy làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt nhưng số tiền kiếm được chẳng là bao. Vợ chồng chủ yếu ăn rau ăn cháo, còn ít đồng làm thuê,  để dành đến khi sinh con. 
Mấy lần đi siêu âm thấy cân nặng của thai nhi quá thấp, bác sỹ khuyên tôi về nhà cố gắng bồi bổ để các cháu sinh ra được khỏe mạnh. Nghe bác sĩ nói, cả đêm anh trằn trọc không ngủ, muốn có thêm con cá, con cua để vợ tẩm bổ.
Có hôm anh về người đầm đìa mồ hôi, mặt mũi lấm lem xách con cá chép hớn hở về để tẩm bổ cho vợ. Khi tôi gặng hỏi, anh mới nói sau khi tan làm, tranh thủ ra chợ bốc vác thuê cho người ta để kiếm thêm.”
1486709110_ma-ca-rong2

 Cuộc sống của gia đình anh Dũng đang đối diện với vô vàn khó khăn chồng chất

Rồi cái ngày mà cả vợ chồng và 2 bên gia đình mong đợi cũng đến. Chị Thúy sinh đôi một gái, một trai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang khi cả 2 bé chỉ nặng hơn 3kg và hơi thở đều rất yếu ớt. Riêng bé Hằng còn không hề cất tiếng khóc cũng không chịu bú mẹ. Điều bất thường ấy như báo trước với gia đình chị Thúy những chuyện chẳng lành.
Cuộc sống xiềng xích
Nước mắt lã chã rơi khi chị Thủy kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời khốn khổ của đứa con gái đầu lòng Lưu Thị Hằng. “Hơn 1 tuổi, vợ chồng tôi phát hiện hàm trên của cháu có 2 chiếc răng nanh nhọn, dài, mọc ngược lên phía trên, xuyên thủng lớp da môi đâm ngược ra ngoài. 
Ngày ấy, lũ trẻ trong xóm và những người ác miệng gọi nó bằng cái tên “ma cà rồng”. Mỗi lần tình cờ nghe người ta gọi con mình bằng cái tên quái quỷ ấy, tôi quặn thắt vì thương con và buồn tủi”, chị Thúy sụt sùi kể.
Bị thiếu cân, suy dinh dưỡng ngay từ lúc mới sinh nên Hằng cứ ốm quặt quẹo. Anh Dũng kể: “Khi được gần 2 tuổi, 1 lần khi tôi đang đút cơm cho cháu ăn thì đột nhiên chân tay cháu co quắp lại, toàn thân tím ngắt rồi nằm lăn ra đất và bắt đầu giật từng cơn liên hồi. 
1486709365_ma-ca-rong1

 Từ khi biết đi cuộc sống của Hằng đã gắn liền với xiềng xích

Nhìn thấy con như vậy, vợ chồng tôi vội vay mượn để đưa con xuống bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị. Được các bác sỹ tận tình cứu chữa, sau 3 ngày 3 đêm cháu cũng qua cơn nguy kịch, nhưng rồi bác sỹ lại bảo cháu bị bại não. Sau đó, thỉnh thoảng những cơn co giật lại hành hạ Hằng”.
Cuộc sống của gia đình chị Thúy chưa một ngày bình yên. Khi em trai đã được bố mẹ cho đi học lớp vỡ lòng thì Hằng mới bắt đầu chập chững tập đi. Giờ đã hơn 8 tuổi, đứa em trai sinh đôi đã học lớp 2, vậy mà Hằng thì chưa biết cất tiếng gọi mẹ. Khi đói không biết đòi ăn, cho ăn không biết lúc nào no. 
Còn quần áo bố mẹ mặc lên người chưa đủ ấm thì đã bị em xé tả tơi rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiến. “Có lần bác hàng xóm đến chơi, thấy trời lạnh mà Hằng lại không có quần áo mặc nên bác vội chạy về nhà lấy bộ quần áo cũ của cháu mình sang rồi giục tôi mặc cho cháu đỡ lạnh. 
Mặc xong cho cháu, tôi quay ra rót nước mời khách nên không để ý, lúc quay lại đã thấy con “trần như nhộng”, miệng thì nhai nhồm nhoàm, dưới nền nhà thì quần áo tả tơi. Chứng kiến cảnh đó, bác hàng xóm chỉ biết đứng lắc đầu”, anh Dũng buồn rầu kể.
Hằng có “sở thích” đáng sợ là ăn thịt sống. Chị Thúy nói trong nước mắt: “Cách đây ít hôm em để cháu trong nhà rồi ra vườn dọn dẹp. Được một lúc em nghe tiếng gà kêu, chạy vào trong nhà thấy con gái đang cầm con gà nhai ngấu nghiến. Thì ra lũ gà con chạy vào trong nhà nên bị cháu tóm được.
Chứng kiến cảnh tượng đó tôi chỉ còn biết chạy vào ôm lấy con mà khóc. Giờ không xích cháu lại, cứ thả ra, lơ đãng chút thôi là cháu lao xuống bếp rình bắt gà, chuột, thậm chí cả cóc để ăn. Thương con nhưng tôi đành phải xích nó lại.” 
1486709154_ma-ca-rong3

 Ước vọng lớn nhất của vợ chồng chị Thúy là đứa con gái bé bỏng không còn bị những cơn co giật hành hạ

Từ khi Hằng biết đi, chiếc dây xích đã trở thành vật bất ly thân của cô bé tội nghiệp. Biết dùng xích sắt để giữ con gái với cái cột nhà là nguy hiểm nhưng dường như chị Thủy không còn lựa chọn nào khác. 
Tuy nhiên sợi dây xích cũng chỉ giúp được chị giữ con trong nhà chứ không tránh khỏi những hành động vô thức nguy hiểm của Hằng. “Chỉ cần không để ý là nó lại đưa xích lên miệng cắn, có lần còn sứt cả răng. 
Rồi cả chuyện sau khi cháu đi vệ sinh xong mà tôi chưa kịp dọn thì nó lại nhặt lên cho vào miệng. Vậy nên dù đã xích con nhưng vợ chồng tôi vẫn phải cử riêng ra một người túc trực và chăm sóc cháu”.
Vì thương con nên nhiều lần chị Thúy cũng tháo xích để Hằng được thoải mái trong sinh hoạt. Tuy nhiên, mỗi lần “xổng xích” Hằng càng trở nên khó kiểm soát. “Chỉ cần tôi tháo xích ra là nó quay cuồng chạy khắp vườn vồ gà, vịt, chuột… để ăn. 
Có lần nó xé rào chạy ra đường và lao thẳng vào chiếc ô tô đang chạy tới. May mắn thay chiếc xe tải kịp giảm tốc độ, lách sang lề đường để tránh nó nên mới không sao. 
Rồi có lần tự nhiên nó nhảy xuống ao, may có người hàng xóm nhìn thấy nên nhảy xuống cứu không thì… Sau những lần đứng tim như vậy nên dù có thương con đến mấy tôi cũng không dám tháo xích ra nữa”. 
Nhiều lần chị Thúy mang con đến trường mầm non với hy vọng bên cạnh những đứa trẻ cùng trang lứa Hằng sẽ có những tiến triển. Nhưng những cơn co giật bất thường xảy ra với Hằng khiến chị Thúy thường xuyên phải đón con về nhà sớm. Do cũng không ý thức được hành vi của mình nên Hằng thường cắn, xé, cào các bạn khiến nhà trường không dám nhận em.
Nhìn thấy cánh tay anh rớm máu chúng tôi hỏi anh sao không băng bó, anh cho biết đó là vết cắn trong lúc Hằng ngủ say. “Khi cháu cắn, tôi và vợ chỉ biết nằm im, nếu phản ứng cháu sẽ cắn mạnh hơn mà không chịu nhả ra, cháu đã cắn là phải bật máu mới chịu nhả ra”. 
Vừa rồi, cháu Hằng được gia đình đưa đi viện để nhổ 2 chiếc răng nanh mọc xuyên ra ngoài. Giờ không còn ai gọi em là “ma cà rồng” nhưng cuộc sống bên chiếc xích sắt vẫn gắn liền với cô bé tội nghiệp. 
Ông Nguyễn Ngọc Lương, chủ tịch UBND xã Cán Khê cho biết: “Gia đình anh Dũng rất khó khăn và bất hạnh. 2 vợ chồng thường xuyên ốm đau, lại còn cô con gái tật nguyền. Xã đã có những chính sách hỗ trợ, thăm hỏi động viên nhưng vì xã cũng đang thuộc diện khó khăn nên chỉ giúp đỡ được phần nào”.
Video: Dựng tóc gáy với dị nhân thích ăn Bạch Hổ hoạt lạc cao

Nguồn: Tâm sự gia đình

QUAN ĐIỂM “PHÒ HÁN “CỦA GIÁO SƯ PHAN HUY LÊ, HỢP THỨC CHO VIỆC TRUNG QUỐC CHIẾM HOÀNG SA-TRƯỜNG SA ?

Phạm Viết Đào.

Sáng 22.2 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử VN” do GS-NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử VN - trình bày. Blog Phạm Viết Đào xin lưu ý quý vị quan điểm vô cùng phản động, bán chủ quyền lãnh hải cho Trung Quốc dưới đây của GS Phan Huy Lê:
“Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hợp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.
Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng.
Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó.
…Nếu xác lập quan điểm lịch sử mới này, chúng ta sẽ tìm được giải pháp xuyên suốt cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Nam Bộ…”
Theo quan điểm này của GS Phan Huy Lê thì hiện nay Hoàng Sa và một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã bị Trung Quốc sử dụng lực lượng hải quân để cưỡng chiếm, bồi đắp, xây dựng các căn cứ quân sự, kho tàng, xây dựng sân bay, đặt cơ sở ngân hàng, du lịch…; tóm lại là họ đang quản lý phi pháp các hòn đảo đó.
Theo quan điểm của GS Phan Huy Lê thì: do những hòn đảo đó hiện tại không còn lãnh thổ của Việt Nam quản lý nên các nhà sử học Việt Nam nên tránh không nên đụng bút tới; dân không nên biểu tình phản đối còn chính quyền thì không nên kiện tụng gì làm mất lòng " ông bạn vàng" Trung Cộng ?
Đây là một quan điểm phản động, phò Hán lộ liễu nhân danh sử học cần phải bị tẩy độc của GS Phan Huy Lê…
Xin đưa lại bài viết trên Tuổi trẻ ghi lại những “ lời vàng ý ngọc” phò Hán lộ liễu của GS sử học Phan Huy Lê…

GS Phan Huy Lê cho rằng nhìn nhận lịch sử phải hết sức khách quan - Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

GS Phan Huy Lê đề nghị phải ghi nhận công lao của nhà Nguyễn

   Sáng 22.2 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử VN” do GS-NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử VN - trình bày.
GS Phan Huy Lê đã nêu những thành tựu nổi bật mới trong nghiên cứu suốt chiều dài lịch sử VN. Theo đó, bên cạnh văn hóa Đông Sơn thì việc nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo đã đạt được nhiều thành tựu. Ba nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo tồn tại ở ba miền Bắc, Trung, Nam đều phát triển rực rỡ và bổ sung cho nhau.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, đã có thêm những cơ sở để khẳng định cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan kéo dài gần tròn 10 năm (713-722) chứ không phải chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bùng nổ và thất bại trong năm 722. Điều đặc biệt, cuộc khởi nghĩa không chỉ quy tụ nhân dân trong nước mà còn liên kết với nhiều quốc gia xung quanh như Chân Lạp, Chăm Pa...
Ghi nhận công lao nhà Nguyễn
GS Lê nhấn mạnh: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ - không gian sinh tồn của nước VN. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”.
Tuy nhiên, GS Lê cũng nhắc lại hai tội lớn của nhà Nguyễn là để mất nước vào tay quân Pháp và quá bảo thủ, từ chối tất cả các đề nghị canh tân đất nước của nhiều nhà trí thức tiến bộ.
“Nhìn nhận về lịch sử phải hết sức khách quan và cái gì khách quan của lịch sử mới tồn tại lâu dài được. Còn cái gì mà trong một tình thế thời sự nào đó ta phải tôn vinh hoặc hạ thấp thì nó chỉ tồn tại trong một điều kiện nhất định nào đó. Sử học đành rằng phải làm tròn trách nhiệm công dân nhưng sứ mạng cao cả nhất của sử học là làm thế nào để tạo nên được những trang sử bằng cứ liệu lịch sử khách quan, trung thijtti

Những khoảng trống lịch sử

Phần thứ hai của bài thuyết trình, GS Phan Huy Lê thẳng thắn chỉ ra nhiều khoảng trống lịch sử nguy hiểm trong tư duy, nhận thức về lịch sử VN hiện nay.
Ông cho rằng nhận thức về lịch sử VN hiện nay vẫn xuất phát từ truyền thống thời quân chủ, đó chủ yếu là lịch sử của các vương triều, của nhà vua, các triều thần, còn lịch sử nhân dân rất mờ nhạt. Lịch sử của các dân tộc thiểu số không được nhắc đến. Sử học hiện đại VN trong một thời gian dài cũng chỉ trình bày nặng về lịch sử người Việt.
“Vì vậy, trên cả nước thì chỉ có lịch sử miền Bắc là được trình bày có ngọn nguồn từ thời nguyên thủy đến thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Bắc thuộc đến thời phong kiến, cận đại, hiện đại. Còn lịch sử của Nam Trung Bộ chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16, lịch sử Nam Bộ chỉ bắt đầu từ thế kỷ 17.
Trước đó lịch sử ở hai vùng đất này ra sao thì chúng ta bỏ trống. Đó là một khoảng trống lịch sử cực kỳ nguy hiểm. Vì từ khoảng trống này đã làm nảy sinh nhiều nhận thức tùy tiện, bất lợi cho chủ quyền lãnh thổ VN hiện nay.
Tôi nhớ mãi là sau năm 1975 khi chúng tôi vào miền Nam, nhiều trí thức trong đó đã nói rằng họ rất băn khoăn khi nhân dân hỏi thì không biết trả lời thế nào về lịch sử Nam bộ trước khi người Việt vào khai phá. Nếu lấy từ thế kỷ 17 người Việt vào khai phá Nam bộ thì người ta sẽ đặt câu hỏi ngược lại vậy lịch sử của Nam bộ, của Sài Gòn trước đó thế nào? Không lẽ từ trên trời rơi xuống? Rõ ràng đây là nhận thức phiến diện tạo thành một khoảng trống lịch sử.
Vì sao nước ta có 54 dân tộc mà chỉ có tôn vinh lịch sử của người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác ra ngoài?” - ông Lê trăn trở.

Xác lập quan điểm lịch sử mới

Lời giải mà GS Phan Huy Lê đưa ra để san lấp các khoảng trống lịch sử đó là cần phải xác lập một quan điểm, nhận thức mới về lịch sử VN. “Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hợp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.
Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng.
Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”.
GS Lê lấy ví dụ Trung Quốc trước đây cũng viết lịch sử đất nước chủ yếu là của người Hán, nhưng bước sang đầu thế kỷ 21 thì quan điểm đó đã thay đổi, bây giờ họ trình bày lịch sử của Trung Hoa bao gồm nhiều tộc người như người Hán, người Mãn Thanh, người Mông và cả các vương triều phi Hán như nhà Nguyên, nhà Thanh...
Nếu xác lập quan điểm lịch sử mới này, chúng ta sẽ tìm được giải pháp xuyên suốt cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Nam Bộ.
“Lãnh thổ VN hiện nay đã được nhiều tổ chức quốc tế công nhận - tức là một lãnh thổ hợp pháp, nên tất cả những gì diễn ra trên lãnh thổ này, kể cả đất liền, hải đảo và hải phận đều là một bộ phận của lịch sử và văn hóa VN.
Như vậy, lịch sử VN không chỉ là lịch sử của một bộ phận người Việt mà là lịch sử của tất cả các dân tộc nằm trong đại gia đình các dân tộc VN, trong đó bao gồm cả các dân tộc trước đây đã từng có nhà nước riêng như người Chăm, người Khmer... Tất cả các nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ VN đều là di sản của văn hóa VN, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa VN” - GS Lê nêu quan điểm mới về nhận thức lịch sử VN.
Cũng từ nguyên tắc này, với cuộc kháng chiến chống Pháp thì cần nghiên cứu trình bày cả vùng chiếm đóng của Pháp, trong đó bao gồm cả Hà Nội thời kỳ Pháp chiếm đóng, cả quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại.
Tương tự, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) cũng cần nghiên cứu sâu hơn về những vùng tạm chiếm ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, và cả lịch sử của VN cộng hòa. GS Lê nói rõ hơn: “Trước đây ta vạch ra ranh giới của địch và ta và chỉ trình bày phía ta đã làm mất đi căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền với lãnh thổ VN. Quan điểm lịch sử mới này vừa là thực tế lịch sử vừa là bộ phận có tính chất khách quan trung thực và là căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền VN trên bộ, đặc biệt là 
trên biển, hải đảo”.

           Nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học bảo vệ đất nước

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương - chia sẻ những vấn đề mà các nhà sử học băn khoăn, trăn trở cũng là những vấn đề mà những người làm công tác tuyên giáo đang phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Dù lịch sử có liên quan rất lớn với chính trị, nhưng các cơ quan lãnh đạo luôn nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học về xây dựng, bảo vệ đất nước.
GS-TS sử học Nguyễn Quang Ngọc cũng cho rằng việc trình bày lịch sử ở từng khu vực trong lãnh thổ VN không nhất thiết cứ phải dựa trên mối quan hệ là sự đoàn kết mà có khi sự mâu thuẫn, đối lập, chiến tranh... trong từng giai đoạn lịch sử cũng là những mối quan hệ cần trình bày khách quan.
“Nói về VN mà lại không có các vương triều phía nam thì không đảm bảo tính toàn vẹn. Không thể nói vấn đề các vương quốc phía nam là vấn đề “nhạy cảm”, không nên nói. Vua Gia Long với sự cố gắng hết sức của mình đã đem lại sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta như hôm nay thì sao không đưa ông ấy vào lịch sử?” - GS Ngọc đặt câu hỏi.
PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, còn trăn trở thêm là chúng ta chưa được đọc các công trình viết một cách kỹ lưỡng về nhiều vấn đề thời hiện đại như cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, hợp tác hóa nông nghiệp...
“Chúng tôi viết khách quan trung thực về những sự kiện lịch sử đã xảy ra nhưng xuyên suốt vẫn vì lợi ích của dân tộc, đất nước” - PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định.

Theo Vũ Viết Tuân/Tuổi Trẻ

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA VÀ TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT

Tam Quốc: Triết lý nhà Phật thâm sâu tạo nên kiệt tác khiến lòng người bừng tỉnh sâu sắc

Gia Cát Lượng biết rõ rằng dẫu mình có công với xã tắc nhưng đã giết người quá nhiều ắt sẽ bị tổn dương thọ, do đó khi Ngụy Diên lao nhầm vào “Nhưỡng Tinh Đàn” (Đàn dâng sao) khiến ông không thể kéo dài dương thọ, ông cũng không hề trách tội Ngụy Diên, bởi lẽ đó là ý trời. 
Cổn cổn Trường giang Đông thệ thủy,
Lãng hoa đào tận anh hùng.
Thị phi thành bại chuyển đầu không.
Thanh sơn y cựu tại,
Kỷ độ tịch dương hồng.
Bạch phát ngư tiều giang chử thượng,
Quán khán thu nguyệt xuân phong.
Nhất hý trọc tửu hỷ tương phùng.
Cổ kim đa thiểu sự,
Đô phó tiếu đàm trung.
Tạm dịch
Dòng Trường Giang nước cuồn cuộn đổ về Đông không quay đầu trở lại,
Làn sóng bạc tiễn đưa bóng anh hùng.
Thị phi thành bại ngoái đầu lại đều là hư vô.
Núi xanh vẫn còn đó, mặt trời hồng hàng ngày vẫn mọc vẫn lặn mấy lần.
Ngư ông tóc trắng ẩn cư nơi sóng nước,
Quen nhìn trăng thu với gió xuân.
Một bình rượu đục vui lúc tương phùng.
Cổ kim biết bao chuyện, đều chỉ là chuyện vui khi tán ngẫu.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một phần trong tinh hoa văn hóa Trung Quốc, tác giả La Quán Trung đã mở đầu bằng khúc “Lâm Giang Tiên” này không chỉ khái quát toàn bộ câu chuyện giữa ba nước, mà thể ngộ tĩnh lặng sâu sa của ông còn cô đọng cả kiếp nhân sinh. Có người nói rằng La Quán Trung là một cư sỹ Phật giáo, điểm này có thể nhìn thấy được trong sự gợi mở và trầm tư mà “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mang tới cho con người. Nếu không có sự nghiên cứu sâu sa về Phật giáo và tự mình trải nghiệm thì rất khó có thể viết nên một kiệt tác khiến lòng người bừng tỉnh sâu sắc như vậy. Một tác phẩm hay ngoài việc hợp khẩu vị của độc giả ra, điều quan trọng hơn là dẫn dắt con người suy ngẫm về cuộc sống và kiếp nhân sinh, lắng đọng lại những tạp chất trong lòng mình, khiến cảnh giới của mình được thăng hoa, khiến độc giả và tác giả có sự cộng hưởng, tác dụng của nó cũng không kém gì sự gợi mở của triết học đối với con người.
Thuận duyên thì an, thuận theo đạo trời
Phật giáo giảng về nhân quả, có nhân thì sẽ có quả, gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Văn hóa cổ xưa của Trung Quốc lại càng coi trọng nhân quả báo ứng, thường nghe thấy người già nói hãy tích chút đức cho con cháu, đức này chính là gieo nhân để tương lai đắc được thiện báo. Nhân quả báo ứng rất phức tạp, có người báo ngay tại đời này, cũng có người báo vào đời sau; có người bị báo ứng lên chính bản thân mình, lên người thân của mình, cũng có người bị báo ứng lên con cháu.
Thử nhìn lại Tào Tháo thuở đầu khi còn nắm quyền bính trong tay, thân dưới một người mà trên vạn người, y bá đạo ngang ngược, lấy danh nghĩa của thiên tử mà đè nén chư hầu, ngông cuồng phóng túng, xem thường người khác, nên mới bị người đời gọi là gian hùng. Tiếc rằng Tào Tháo không tin nhân quả, y quyết không thể nào lường trước được rằng sau khi họ Tào xưng đế, họ Tư Mã lại dùng thủ đoạn y như vậy đối đãi với con cháu của mình.

Vào thời niên thiếu tôi cũng đã đọc “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, lúc đó chỉ là đọc cho vui, mãi sau này khi đã trưởng thành, xem bộ phim truyền hình dài tập do Đài truyền hình Trung ương sản xuất, tôi mới thấy được công sức diễn xuất của diễn viên đã triển hiện cho khán chân lý nhân quả vô cùng hoàn mỹ. Mỗi lần như vậy phải chăng sẽ có người liên tưởng tới bản thân mình, phải chăng sẽ cảm thấy khiếp sợ vì những việc ác, niệm ác của mình? Bởi vì quả báo sớm muộn cũng sẽ tới, không phải là không báo, chỉ là chưa đến lúc. Đây chính là điều La Quán Trung muốn mượn câu chuyện Tào Tháo để nhắc nhở mọi người nên chân thành sám hối để được tiêu giảm tội nghiệp.
Người tu hành Phật Đạo có một điểm rất quan trọng chính là coi nhẹ danh lợi. Thuận duyên thì an, thuận theo đạo trời, con người vĩnh viễn không thể nào đối nghịch được với quy luật tự nhiên. Ngoài Phật Pháp ra thì văn hoá Nho gia cổ xưa của Trung Quốc cũng đề xướng “Thuận thiên giả xướng, Nghịch thiên giả vong” (Thuận ý trời thì phất, Nghịch ý trời thì vong). Con người là một phần của tự nhiên, đương nhiên cũng phải tuân theo quy luật tự nhiên, đừng cố chấp vào những kiến giải của bản thân, bởi vì tất cả đều là hư vô, sự cố chấp ngoài việc mang tới đau khổ ra thì chẳng đạt được thứ gì.
Gia Cát Lượng có thể được coi là điển hình về sự “Cúc cung tận tuỵ, tử nhi hậu kỷ” (Cúc cung tận tuỵ, Tới chết mới thôi), đến nỗi khiến người đời sau vẫn còn lưu lại lời cảm thán rằng: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, Thường sử anh hùng lệ mãn khâm” (Xuất binh chưa thắng trận mà thân đã mất, Thường khiến anh hùng lệ đẫm tay áo). Nhưng “Lục xuất kỳ sơn” (Sáu lần xuất quân đánh Kỳ Sơn diệt Tào Nguỵ) của ông đã trái với ý trời nên cuối cùng đã kết thúc trong thất bại.
Khi vận mệnh của nhà Hán sắp tận thì bất kỳ ai cũng không thể cứu vãn được sự diệt vong của nó. Đây cũng chính là lý do vì sao khi Lưu Bị ba lần lui tới nhà cỏ tìm Gia Cát Lượng mà không gặp, lại tình cờ gặp được Thôi Châu Bình, Lưu Bị khẩn khoản thỉnh mời ông xuất sơn phục hưng nhà Hán, Thôi Châu Bình đã cự tuyệt. Thôi nói thẳng rằng vận mệnh của nhà Hán sắp tận, sức người không thể cứu vãn được và khuyên Lưu Bị hãy thuận theo ý trời. Nhưng Lưu Bị ôm chí lớn, không cách nào buông bỏ được lý tưởng phục hưng nhà Hán, do đó ông đã thành khẩn thỉnh mời Gia Cát Lượng xuất sơn.
Gia Cát Lượng vì muốn báo đáp hơn tri ngộ nên đã dốc hết sức cống hiến tài năng của bản thân mình. Nhưng thứ gọi là “Vận trù duy ác chi trung, Quyết thắng thiên lý chi ngoại”(Hoạch định chiến lược trong bản doanh, Quyết định thắng lợi nơi xa trường ngàn dặm), khinh thời đại bách chiến bách thắng đã khiến Tào Tháo nghe tin mà mất mật, khiến Chu Du đang lúc tráng niên đã sớm lìa đời; nhưng dẫu cho Gia Cát Lượng trên tinh thiên văn, dưới tường địa lý, tính toán như thần thì khi hành sự trái với ý trời thì cũng không thể cứu vãn nổi vận mệnh thất bại.
Thực ra Tiều Chu vẫn luôn trình tấu lên hậu chủ Lưu Thiện rằng theo kết quả quan sát thiên tượng buổi đêm là nhà Nguỵ vẫn chưa tuyệt mệnh, lúc này mà đánh về phương Bắc sẽ không thuận lợi. Gia Cát Lượng trí huệ hơn người, lẽ nào lại không biết thiên tượng, nhưng vì muốn báo đáp trọng trách Lưu Bị gửi gắm con trai cho mình mà ông đành phải hành sự trái với thiên đạo, dẫu biết rằng sẽ thất bại nhưng ông vẫn phải làm theo ý nguyện của mình. Ân tình đó thật đáng ca ngợi. Nhưng bất cứ thứ gì cũng không là mãi mãi, gồm cả sinh mệnh của con người. Do đó về mặt lý trí thì việc theo đuổi những truy cầu đó cũng không có nghĩa lý gì. Gia Cát Lượng chịu đựng muôn vàn khó khăn gian khổ, dùng nhiệt huyết tuổi tráng niên để xây dựng nước Thục, nhưng cuối cùng vẫn phải để Lưu Thiện cúi đầu nhượng lại cho nước Nguỵ, Công danh của Gia Cát Lượng giờ ở nơi nao? Hay chỉ lưu lại vô vàn cảm thán cho hậu thế! Là do thời thế chăng? Hay do vận chăng? Hay vẫn là do số mệnh?
Có xả mới có đắc
Phật giáo giảng “Xả đắc”, có xả bỏ thì mới đắc được, xả ít thì đắc được ít, xả nhiều thì đắc được nhiều, không xả thì cũng không đắc được gì, đồng thời cũng chỉ dạy chúng sinh xả bỏ tự tư tự lợi, lấy đức làm gốc. Cổ ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ” (Người đắc được lòng dân thì sẽ có được cả thiên hạ), “Dân khả tải chu, diệc khả phúc chu” (Người chở thuyền là dân, người lật thuyền cũng là dân). Lưu Bị cũng hiểu rõ đạo lý này. Trong ba nước Nguỵ Thục Ngô thì thế lực của Lưu Bị là yếu nhất, nhưng cuối cùng ông cũng đạt được kết quả “Tam phân thiên hạ hữu kỳ nhất”(Đắc được một phần ba thiên hạ).
Ngoài lòng trung thành son sắt và tài đoán biết sự việc như Thần của Gia Cát Lượng ra, thì đức hạnh của Lưu Bị cũng có quan hệ rất lớn. Ông có thể làm được việc: “Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng” (Dùng người thì không nghi ngờ, nghi ngờ thì không dùng). Giả dụ Lưu Bị nghi ngờ Gia Cát Lượng thì dẫu rằng Gia Cát Lượng có mưu trí đến đâu cũng khó có cơ hội thi triển. Khi Lưu Bị hỏi tới việc Gia Cát Lượng có tài mưu lược tới đâu, Gia Cát Lượng đáp rằng: “Chủ công hữu đa đại đảm lược, Lượng tựu hữu đa đại mưu lược.”(Chúa công có gan thao lược lớn tới đâu, Lượng tôi đây có tài mưu lược lớn tới đó.) Lưu Bị ngay lúc đó không hề do dự đã giao cho Gia Cát Lượng thanh bảo kiếm mà mình vẫn luôn mang theo bên mình. Hành động tầm cỡ này liệu một người lòng dạ hẹp hòi có thể làm được hay không?
Hơn nữa, Lưu Bị có tấm lòng nhân nghĩa, lấy bách tính làm trọng, không muốn vứt bỏ bách tính. Khung cảnh ông dẫn theo dân chúng vượt sông khiến lòng người xúc động sâu sắc. Mặc dù Lưu Bị không có được thiên thời và địa lợi, nhưng ông lại có được nhân hoà. Câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa tại vườn đào, nghĩa khí bừng bừng ngút trời xanh vẫn còn được truyền tụng từ thời thiên cổ, tới nay cũng không ai có thể vượt qua. Tấm lòng như vậy mà không thành đại sự, cũng là do không hợp với thiên đạo.
Về phương diện khác, tấm lòng nhân đức của Lưu Bị ai ai cũng biết. Khó khăn lắm ông mới có được mưu sỹ là Từ Thứ, nhưng khi biết được mẹ của Từ Thứ bị giam tại doanh trại của Tào Tháo, trong tình huống Từ Thứ biết được rất nhiều chuyện cơ mật quân sự như vậy, ông vẫn không hề do dự để Từ Thứ tới thăm mẹ. Tấm lòng cỡ này không phải là hành động mà người thường có thể làm được. Do đó mới có câu chuyện Từ Thứ “Hồi mã tiến Gia Cát” (Cưỡi ngựa trở về tiến cử Gia Cát Lượng) và “Tiến Tào doanh nhất ngôn bất phát”(Vào doanh trại của Tào Tháo mà không hé răng nói một lời). Chính là vì Lưu Bị đã xả bỏ Từ Thứ nên mới đắc được Gia Cát Lượng, nhân đức thâm sâu quả thực có thể cảm động trời đất, huống chi là con người?
Thiên nhân cảm ứng
Con người nếu không tu hành thì vinh nhục hoạ phúc cả một đời đều do nghiệp khống chế, bản thân mình hoàn toàn không thể làm chủ được điều gì. Trên bề mặt những thứ thông qua sự phấn đấu của bản thân mà đạt được, kỳ thực vẫn là thứ trong mệnh người ấy nên có, nếu trong mệnh không có thì dù thế nào cũng không tranh được. Nghiệp chướng vô hình không thể đoán được thông qua phân tích logic, cổ nhân đọc “Tứ thư ngũ kinh”, tôn kính trời đất, tự mình đã có cảm ứng giữa trời và người, cũng chính là tiềm ý thức được giảng ngày nay. Con người hiện đại không tin vào số mệnh, không tin Thần, chỉ một mực tin vào khoa học nên có rất ít người có thể xuất hiện cảm ứng giữa trời và con người.
Nhưng ngày xưa thì lại có rất nhiều. Bàng Thống đi tới “Dốc Lạc Phượng” đã cảm nhận được rằng đây là chính nơi mình sẽ nằm lại. Gia Cát lượng sau khi “Thất cầm Mạnh Hoạch” (Bảy lần bắt Mạnh Hoạch) đã biết rằng dẫu mình có công với xã tắc, nhưng đã giết quá nhiều người, ắt sẽ phải tổn dương thọ. Do đó khi Nguỵ Diên lao nhầm vào “Đài dâng sao” khiến Gia Cát Lượng không thể kéo dài thọ mệnh, nhưng ông không hề trách tội Nguỵ Diên, bởi đó là ý trời. Từ cái chết của Lã Bố cũng có thể thấy được tác dụng của số trời. Lã Bố dũng mãnh thiện chiến, ông từng buộc con gái trên lưng, đơn thương độc mã đột phá vòng vây, vì cớ gì cuối cùng lại bị Tào Tháo bắt được? Bởi vì ông ta không có sỹ khí, khách quan mà nói, bản thân ông nếu muốn trốn thoát, thì với năng lực của mình ông vẫn có thể thoát ra được, quan trọng là bản thân ông cho rằng mình đã không được nữa rồi, từ hành vi nhất quán của ông là có thể nhìn thấy được rằng ông không có định lực. Nếu tự mình cho rằng mình không ổn, thì người khác sao có thể cho rằng bạn vẫn ổn, có làm vậy cũng chỉ là vô dụng. Nếu nghiên cứu kỹ cái lý này thì đây chính là tác dụng của nghiệp chướng, nếu mệnh đã tới lúc vong thì dẫu không có điều kiện khách quan thì đứng tại quan niệm chủ quan cũng sẽ khiến tự mình diệt vong. Đây chính là điều mà Pháp sư khi giảng kinh đã nói, người khác không gây chuyện cho bạn, thì bạn cũng sẽ tự mình gây chuyện cho mình.
Chia cắt lâu ngày ắt sẽ hợp lại, hợp lại lâu ngày ắt sẽ phân ly, đây chính là điều mà Tam Quốc Diễn Nghĩa gợi mở cho chúng ta. Thế sự chẳng phải cũng thế sao? Con người cũng đều tuần hoàn như vậy mãi cho đến vô cùng vô tận, cớ chi cứ phải so đo đúng sai, thành bại? Bởi lẽ chỉ trong chớp mắt nó đã trở thành hư vô. Cổ nhân vì công phá thành trì, cướp đoạt đất đai mà phấn đấu mà tàn sát, cuối cùng lại trở thành chuyện cười cho hậu thế. Trong lời kết “Phân phân thế sự vô cùng tận, Thiên số mang mang bất khả đào” (Thế sự rối ren vô cùng tận, số trời mênh mang không thể thoát) mà La Quán dành cho Tam Quốc Diễn Nghĩa đã gợi mở cho con người đời sau rằng hãy thuận theo đạo trời, coi nhẹ mọi chuyện trên thế gian.
Hiểu Liên biên dịch
Xem thêm: