Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

TRẬN LÃO SƠN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG – VIỆT NĂM 1984

Trần Trung Đạo dịch và gửi cho blog Phạm Viết Đào

Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ về trận 12/7/1984...

Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984.
Lính Trung quốc bị bắn gục khi đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984.

Lời người dịch:

Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất xảy ra từ năm 1979 đã chấm dứt. Cả hai bên, vì những lý do khác nhau, đều hạn chế không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết về những sự thật của cuộc chiến này.
Sau năm 1979, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra.
Bài viết dựa theo lời kể của một Trung đoàn trưởng pháo binh Tàu. Mặc dù trong nhiều đoạn, người kể không che giấu được tính khoác lác, cường điệu, song qua những dữ kiện do viên Trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Tàu chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ.
Gửi bác bài dịch về trận Lão Sơn, trong đó người lính Tàu có đề cập đến Sư đoàn 356 của em bác.
Hy vọng bài viết trên giúp bác Đào có thêm một chút thông tin về cái chết hào hùng của em trai bác và những đồng đội của anh ta mà tôi đã đọc bài do bác viết trên Hnv.vn và trên blog của mình.
Là một người VN tôi xin cảm tạ sự hy sinh của anh ta để bảo vệ tổ quốc cũng như tri ân gia đình bác và các gia đình đã có các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương phía bắc…

Ngày 12 tháng 7 ( 1984) , địch quân phản kích

Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắc chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị trinh sát được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren ( Lí Hải Nhân ) chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.
Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị quân địch . Theo sự ước tính của chúng tôi, quân địch gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.
Chúng tôi quả quyết quân địch sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa đêm, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của quân địch và ra lệnh khai hỏa vào các vị trí đó.
Sau đợt pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy quân địch khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía Bắc của dòng sông.
Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. Tư lệnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lệnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lệnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sĩ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay.
Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, quân địch đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rỉ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được.
Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Quân địch cũng rất giỏi dấu tung tích. Họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.
Ngay khi quân địch tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân ta. Bộ chỉ huy ra lệnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị do thám, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.
Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều quân địch, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên đạn pháo.
Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lệnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta tỏ ra không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chặn được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.
Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lệnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lệnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu.
 Các ống phóng tên lửa
Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa.
Thông cáo đặc biệt của Trung Quốc cho phép phiá Việt Nam ta được phép đi lấy xác bộ đội ta trên chiến trường...
Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. 
Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa.”...

“THÔNG CÁO BÁO CHÍ DỰ THẢO KLTT ĐẤT ĐỒNG TÂM” ĐÃ VI PHẠM LUẬT THANH TRA 56 VÀ THÔNG TƯ 08/2015 CỦA BỘ CÔNG AN VỀ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ?

Phạm Viết Đào.

Xem thêm bài của P.V.Đ:

>


Văn bản Thông cáo báo chí này đã vi phạm Thông tư số 08/2015/TTBCA ngày 27 tháng 1 năm 2015 Quy định danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Thanh tra; Thông tư 08 đã xếp Dự thảo kết luận thanh tra vào danh mục bí mật nhà nước tại Điều 1. Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Thanh tra bao gồm những tin, tài liệu sau::
2. Kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; dự thảo kết luận thanh tra, dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, dự thảo kết luận nội dung tố cáo; các tin, tài liệu khác trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng khi chưa công bố hoặc không công bố.”

Thông cáo báo chí vi phạm Luật Thanh tra 56/2010/QH12, Nghị định  Số: 86/2011/NĐ-CP và Thông tư số 05: 05/2014/TT-TTCP

Điều 5. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 quy định “Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước”:
“Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời…
Cụ thể điều luật này, Thông tư số 05: 05/2014/TT-TTCP quy định tại Điều 3 Nguyên tắc tổ chức Đoàn thanh tra, tiến hành một cuộc thanh tra:
4. Hoạt động của Đoàn thanh tra phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
5. Việc tiến hành thanh tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian theo quyết định thanh tra; tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật thanh tra, các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thanh tra và Thông tư này…
Một cuộc thanh tra đúng pháp luật là phải tuân thủ theo đúng quy trình được quy định tại Luật Thanh tra số 56/2010/QD 12; của Nghị định Số: 86/2011/NĐ-CP và Thông tư số: 05/2014/TT-TTCP…

Ngày 7/7/2017 vừa qua, Thanh tra Hà Nội đã tổ chức ra “Thông cáo báo chí Dự thảo kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng khu đất sân bay Miếu Môn thuộc xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội”… là một thao tác nghiệp vụ thanh tra sai quy trình, không nằm trong các quy định của Luật Thanh tra số 56, Nghị định 86 và Thông tư số 05…đã ban hành…
Điều 39  Luật Thanh tra quy định công bố công khai Kết luận thanh tra chứ không quy định công bố công khai hay Thông cáo báo chí về dự thảo kết luận thanh tra ?
“Điều 39.“Công khai kết luận thanh tra”:
“1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;”
Kết luận thanh tra phải do người ký quyết định thanh tra ký và văn bản kết luận này phải theo Mẫu số 34-TTr ban hành kèm theo Thông tư 05…
Về phương diện pháp lý thì “Thông cáo báo chí Dự thảo kết luận thanh tra" do Thanh tra Hà Nội công bố ngày 7/7/2017 là văn bản không nằm trong khuôn khổ hiện hành của pháp luật thanh tra ?
Đáng tiếc chủ trì việc công bố một văn bản đang vào diện “ bí mật nhà nước” do Bộ Công an ban hành là Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, nguyên GĐCA Hà Nội; có đại diện Thanh tra Chính phủ thế mà hành vi vi phạm pháp luật thanh tra, bí mật nhà nước lại được tiến hành công khai trươc các cơ quan báo chí ?

P.V.Đ.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Hà Nội muốn đổi 6.000 ha đất lấy đường sắt đô thị, hạ tầng giao thông

Bạch Dương | 

Hà Nội muốn đổi 6.000 ha đất lấy đường sắt đô thị, hạ tầng giao thông

Văn phòng Chính phủ vào hôm 27/6 vừa qua đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xâu dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước để lấy ý kiến về việc đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã có tờ trình Thủ tướng về phương án đầu tư, giải pháp và cơ chế thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Để có cơ sở trình Thủ tướng xem xét về các đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành cho ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
40 tỷ USD xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị
Theo quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 417,8 km, trong đó 342,2 km sử dụng cầu cạn và cầu cạn kết hợp đi bằng, 75,5 km đi ngầm.
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,056 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn đầu tư từ 2017 - 2020 là 7,55 tỷ USD; từ 2021 - 2025 là 7,6 tỷ USD; từ 2026 - 2030 là 3,56 tỷ USD; sau năm 2031 là 21,3 tỷ USD.
10 tuyến đường sắt đô thị được Hà Nội quy hoạch gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông - kéo dài đến Xuân Mai), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà), tuyến số 5 (Văn Cao - Hoà Lạc), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Hà Đông), tuyến số 8 (Sơn Đồng - Mai Dịch - Dương Xá), tuyến Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai.
Trong đó, tuyến có chiều dài nhất là tuyến số 4 với chiều dài 54 km.
Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư tuyến số 1, nhánh số 2 đoạn từ Ngọc Hồi - ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên, có chiều dài 26 km, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản.
Với tuyến số 2 (Cát Linh - Ngã tư sở - Hà Đông) có chiều dài 14 km, sử dụng ODA Trung Quốc, hiện vẫn đang thi công, đã hoàn thành 90% khối lượng xây lắp. Dự án dự kiến đưa vào vận hành thử cuối năm 2017, khai thác vào cuối quý 2/2018.
UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, chiều dài là 11,5 km, sử dụng ODA của Nhật Bản. Dự án đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật, đang hoàn thiện thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 35.587 tỷ đồng. Dự án đã sơ tuyển 5 gói thầu xây lắp, hoàn thành quy hoạch nhiều hạng mục. Giải phóng mặt bằng được khoảng 75%. Dự án dự kiến xây lắp năm 2018, đưa vào hoạt động năm 2024, chậm tiến độ 4 năm so với kế hoạch.
Tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội, có chiều dài 12,5 km đi trên cao, sử dụng vốn vay ODA Pháp. Tổng mức đầu tư là 32.910 tỷ đồng. Dự án hiện đã thi công, hoàn thành 30% khối lượng xây lắp. Dự kiến hoàn thành tuyến đường năm 2021, chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu là 3 năm.
Các tuyến đường đang làm thủ tục báo cáo nghiên cứ tiền khả thi gồm có tuyến số 2 giai đoạn 2 đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Thượng Đình có tổng vốn đầu tư 23.023 tỷ đồng, dài 5,9 km. Dự án đang lập báo cáo tiền khả thi trình Chính phủ. Nguồn vốn được xác định là ODA Nhật Bản.
Tuyến số 3 giai đoạn 2 đoạn từ Hà Nội đến Yên Sở có chiều dài 7,3 km có tổng mức đầu tư là 25.800 tỷ đồng. Hiện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đang tài trợ để lập báo cáo tiền khả thi trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt. Hà Nội đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất sử dụng ODA của ADB và kêu gọi một số nhà tài trợ khác thực hiện.
Tuyến số 8 đoạn Sài Đồng - Hoài Đức - Mai Dịch, dài 12 km, tổng mức đầu tư 21.120 tỷ đồng. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng từ Mai Dịch - vành đai 3 - Dương Xá có chiều dài 27,1 km với tổng vốn đầu tư lên tới 87.890 tỷ đồng. Dự án do Koika Hàn Quốc đăng ký cung cấp hỗ trợ kỹ thuật lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi, nhưng Koika vẫn chưa được phê duyệt.
Các tuyến còn lại, UBND thành phố Hà Nội cho biết vẫn chưa thực hiện.
7 doanh nghiệp muốn làm đường sắt đô thị
Trong bối cảnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng ưu tiên bố trí nguồn vốn ODA thực hiện các dự án có kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020, giai đoạn 2020 - 2025 và các năm tiếp theo.
Phương án hai được Hà Nội đề xuất là ưu tiên vốn cho tuyến số 2 và tuyến số 3 với tổng đầu tư khoảng 2,344 tỷ USD. Hiện Chính phủ Nhật Bản và ADB và một số nhà tài trợ khác đang quan tâm đến việc tài trợ cho hai dự án này.
"Trường hợp được Chính phủ bố trí nguồn vốn ODA, Hà Nội cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án”, báo cáo của Hà Nội nêu và nhấn mạnh việc đầu tư theo đối tác công tư (PPP) đối với các dự án giai đoạn 2017 - 2030 và sau năm 2030.
Nếu đầu tư theo hình thức PPP, các doanh nghiệp được chọn làm nhà đầu tư sẽ bỏ vốn cho việc lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thuê tư vấn lập hồ sơ dự án, thực hiện giải phóng mặt bằng, đào và xây dựng đường hầm, nhà ga, xây dựng các tuyến đường trên cao, đề pô và đường ray. UBND thành phố Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục còn lại như đầu máy, toa xe, thiết bị vận hành, an toàn, hệ thống điều khiển, quản lý vận hành, khai thác thống nhất trên toàn hệ thống.
Hà Nội cho biết, có 5 nhà đầu tư trong nước và 2 nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư các dự án đường sắt đô thị, gồm Vingroup, Xuân Thành, Lũng Lô 5, Mosmetrotroy (Nga), Tân Hoàng Minh, liên danh Licogi - MIK, Lotte (Hàn Quốc).
Để thực hiện phương án này, Hà Nội đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội uỷ quyền cho Chính phủ và Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư các dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Đối với hai tuyến được đề xuất xây dựng bằng vốn ODA, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành cùng lên tiếng kêu gọi ODA từ các nhà tài trợ.
Đổi 6.000 ha đất lấy đường sắt đô thị, hạ tầng giao thông
Đối với các tuyến đường sắt đô thị còn lại, UBND thành phố Hà Nội đề xuất chủ trì, phối hợp với các bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng lựa chọn, báo cáo Thủ tướng quyết định chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP, cho đổi đất lấy hạ tầng, thực hiện ngay từ khâu lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thuê tư vấn lập hồ sơ dự án, ứng tiền giải phóng mặt bằng…
Các nhà đầu tư tham gia phải đảm bảo về năng lực tài chính, quản trị dự án, có kinh nghiệm trong việc xây dựng công trình ngầm hoặc đã thực hiện các dự án đầu tư nhóm A hiệu quả.
Hà Nội cũng kiến nghị ưu tiên các doanh nghiệp trong nước tham gia các dự án đường sắt đô thị, trong đó có việc ứng trước vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng dự án, không tính lãi suất hoặc tính lãi suất thấp...
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, UBND Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư được lựa chọn hoàn thiện báo cáo tiền khả thi trình Chính phủ trước ngày 30//8/2017, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm 2017.
Đặc biệt, Hà Nội kiến nghị bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 6.000 ha đất, với tổng giá trị sử dụng đất khoảng 300.000 tỷ đồng, để làm quỹ đất đối ứng cho các nhà đầu tư và đấu giá quyền sử dụng đất tại vốn thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông theo hình thức PPP, trong đó có các dự án đường sắt đô thị.
Tiếp tục rà soát, thống kê quỹ nhà đất chuyên dùng, nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, trụ sở cơ quan, đơn vị dôi dư cho đấu giá bán, cho thuê, dự kiến thu về 15.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hà Nội còn kiến nghị Chính phủ cho thành phố được hưởng cơ chế tài chính là thưởng vượt thu và đầu tư trở lại cho thành phố tương ứng toàn bộ số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn thành phố, đồng thời được phép sử dụng toàn bộ vốn cổ phần hoá giai đoạn 2016 - 2020 (khoảng 22.500 tỷ đồng) cho các dự án đường sắt đô thị và giao thông.
“Việc thực hiện xây dựng tuyến đường sắt đô thị theo hình thức PPP là mô hình mới, cần phải lập ban chỉ đạo quốc gia về đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, trưởng ban là Thủ tướng, thành viên là các lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội”, Hà Nội kiến nghị lên Thủ tướng.
theo VnEconomy

NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÓM LỢI ÍCH ĐANG THÁCH THỨC CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC ( Bài 2)

Phạm Viết Đào.

“Nhóm lợi ích đầu tư công”  thao túng, lũng đoạn không được thì "lãn công"…

Bài liên quan:

-

Một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự thành công, được việc, hiệu quả quản lý, điều hành của một Chính phủ đó là: tỷ suất tăng trưởng GDP cuối năm của một năm nhiệm kỳ công vụ…
Để đạt được tỷ suất tăng trưởng GDP hàng năm theo kế hoạch, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ bộ máy hành chính nhà nước, sự đồng thuận của cả thống chính trị, ban ngành, chung tay đấu cật của tất cả các thành phần kinh tế và còn phải kể đến ông trời không ác gây thiên tai, bão lũ quá mức…
Một trong những mũi chủ lực, binh đoàn kinh tế chủ lực đám bảo tỷ suất tăng trưởng GDP đúng kế hoạch đó là lĩnh vực đầu tư công mà “nhạc trưởng” là Chính phủ…
 “Đầu tư công” theo Viện trưởng Viện kinh tế Trần Đình Thiên:” Là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo ...
Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ…
Nguồn vốn đầu tư công do Chính phủ vào các cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội sẽ tác động tới các chỉ số được sử dụng để đánh giả tỷ suất tăng trưởng GDP hàng năm. Một nghịch lý ở đây là: tỷ suất tăng trưởng GDP hàng năm tuy có đạt nhưng rất trầy trật, phập phù trong khi nguồn vốn đầu tư công giải ngân không hết.
Trong vài năm gần đây cho thấy nguồn vốn đầu tư công của Chính phủ không thiếu nhưng thường lại giải ngân chậm, giải ngân không hết số lượng và định lượng phân bố theo kế hoạch ? Hành vi này tất yếu làm ảnh hưởng tới tốc độ và tỷ suất tăng trưởng của nền kinh tế, của GDP, làm khó Chính phủ ?
Còn Chính phủ Việt Nam lại không gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư công? Thế thì tại sao lại không chịu xắn tay, chung lưng đấu cật vào làm ăn, để cho đất nước “không chịu phát triển” như lời của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan…Để làm sáng tỏ vấn đề này xin được đưa ra một vài cứ liệu, dữ liệu, một vài nét chấm phá của cái bức tranh đầu tư công hiện nay:
“Theo báo cáo ban đầu, kết quả giải ngân 11 tháng năm 2016 đã được cải thiện sau khi có sự hối thúc của Chính phủ, đạt gấp 1,9 lần so với 7 tháng năm 2016; một số bộ, ngành Trung ương và địa phương đã cơ bản giải ngân hết kế hoạch vốn được giao.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Nhà nước chỉ đạt 70,2% kế hoạch, trong đó vẫn còn 12 bộ, ngành Trung ương và 1 địa phương giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn ngân sách; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt kết quả rất thấp, chỉ đạt 46,6% so với kế hoạch, trong đó có 2 bộ và 15 địa phương giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ.”
Bức tranh lem nhem của đầu tư công 6 tháng đầu năm 2017 cũng không khá hơn 2016:
“Tổng vốn đầu tư năm 2017 là 66.485 tỉ đồng, trong đó có 50.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2017 và trên 16.458 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư năm 2016 được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2017. Như vậy qua 6 tháng, Bộ KH&ĐT mới giao được 5.197,3 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2017, chiếm 10,4%. Còn vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn mới giao được hơn 6.200 tỉ đồng.
Như vậy vốn trái phiếu Chính phủ chưa giao vẫn còn gần 55.000 tỉ đồng…
Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Tài chính thì kết quả giải ngân trong 6 tháng đầu năm rất thấp, đạt xấp xỉ 91.400 tỉ đồng, bằng 25,6% kế hoạch Quốc hội quyết định (trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 26,8%).
Ngoài ra, theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, sau nửa năm đã phát hành được 3/4 số lượng trái phiếu Chính phủ để huy động vốn thực hiện các công trình, dự án, nhưng việc giải ngân đang chậm trễ
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, nguyên nhân giao chậm trễ vốn trái phiếu Chính phủ là do chế độ quy định điều kiện để bố trí kế hoạch đầu tư công hằng năm cho dự án khởi công mới phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày 30-10 của năm trước năm kế hoạch…”
 “Trước thực trạng trên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ không đồng tình với tiến độ giao và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2017 khi cho rằng: “Đã làm ảnh hưởng rất tiêu cực tới việc làm, thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn”;Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tổ trưởng tổ công tác Chính phủ yêu cầu bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể, báo cáo Thủ tướng trước 30-7… ( tuổi trẻ )
Qua ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phiên họp ngày 4/7/2017 và ý kiến của Bộ Kế hoạch đầu tư cho thấy Chính phủ đã rất sốt ruột, đã rất cáu với công tác đầu tư công trễ nải, không hoàn thành đúng tiến độ, trong khi đó thì sự giải trình của Bộ Kế hoạch Đầu tư lại rất hời hợt.
Vì sao có thực trạng trên: Chính phủ cần nhưng bộ chưa vội, Bộ lại còn đủng đỉnh đổ cho thủ tục hành chính ? Vậy thực chất của cái thực trạng trên là gì ?
Người viết bài này đã có thời là Trưởng Phòng thanh tra hành chính và chống tham nhũng của Bộ Văn hóa, có một lần dự lớp tập huấn do Bộ KH-ĐT tổ chức cho thanh tra các bộ, ngành về công tác đầu tư. Tại cuộc tập huấn này, một quan chức của Bộ KH-ĐT hàm vụ trưởng đã huỵch toẹt về thực trạng của công tác đầu tư công hiện nay. Theo ông này, mỗi khi có một dự án đầu tư công thì Bộ bán cho Sở, Sở bàn cho huyện, huyện bán cho các phòng ban…các phòng ban đem bán cho các đội, các công ty…Do vậy, một dự án đầu tư công từ khi được xét duyệt cấp vốn cho đến khi triển khai dự án dứt khoát phải qua cái “quy trình” đó; không qua, chưa xong cái quy trình “buôn bán lòng vòng” này này thì Chính phủ có dục, có dọa kỷ luật cùng kệ, để chúng em bán được hàng có cái dắt lưng cái đã…
Cái chuyện buôn bán lòng vòng của cái “chợ trời” dự án đầu tư công ngày càng trở nên khốc liệt vì anh nào cũng muốn đút túi phần mình nhiều; trong lúc nguồn vốn, định mức thì có mức độ…
Rất nhiều các nhà thầu thi công trước đây cứ đem tiền rải bừa đi miễn là mua được dự án, sau đó triển khai qua quýt kết quả công trình làm xong xuống cấp ngay hoặc không hiệu quả; do các bố xơi dữ quá…
Hiện nay các nhà thầu nhận dự án thi công cũng bắt đầu tỉnh ra vì: nếu làm quấy quá thì họ phải bán nhà đi mà đền, hoặc phải đi tù…Cái dự án đóng tàu đánh cá vừa làm xong đả rỉ sét, lặp đặt máy lởm là hệ lụy của kiểu mánh mung đầu tư công này…
Do vậy các nhà thầu thi công bắt đầu không dám nhận ẩu, không dám hạ giá thành và rải tiền vô tội vạ kết cục cuối cùng họ phải lãnh mọi hậu quả…Còn các quan trong đường dây ngồi mát ăn bát vàng, các đại lý buôn bán dự án khi xong việc, xong nhiệm kỳ rối là họ bùng, tiền đã phi tang…
Biệt thự của GĐ Sở KH-ĐT Yên Bái
Vụ dự án cấp nước cho Hà Nội mà Phí Thái Bình can dự, các dự án ăn nhanh, nhà cho người thu nhập thấp của đại gia Lê Thanh Thản ( Điếu Cày) đang rơi vào tình cảnh này…
Họ có thể chạy, mua được cái đường dây đương chức đương quyền, cánh này ăn xong bùng, hạ cánh an toàn rồi để lại mọi hậu quả cho kẻ đầu têu hứng chịu…Vì nếu bật lòi ra sai sót thì các cánh sau nó lại vào " xơi thịt" anh...
Đó chính là nguyên nhân các dự án đầu tư công chậm là do các nhà thầu thi công hiện nay không còn dám nhận bừa nhận ẩu dự án;  trong khi cái đám “ ngồi mát ăn bát vàng” thì ngày càng trở nên tham lam vô độ, ăn không từ một thứ gì thành ra Chính phủ có tiền đầu tư nhưng mà giải ngân không được, giải ngân chậm dự hục hặc, tranh ăn lẫn nhau của cái đường dây đầu tư công.
Các dự án chậm, không đạt tiến độ theo kế hoạch là do bọn chúng chưa thỏa thuận được với nhau, chưa tìm được khách hàng ưng ý và bán được giá nên chính phủ có dọa kỷ luật thì chúng cứ ỳ ra đấy ?!
biệt thự quan chức, biệt phủ, Sơn La, Hoàng Quốc Khánh
Chủ sở hữu tòa lâu đài là em trai ông Hoàng Quốc Khánh; Chủ nhiệm UBKT tỉnh Sơn La
Ngôi nhà được cho là của chủ nhiệm UBKT tỉnh
Lâu đài của một quan chức Sơn La? Một tỉnh đang xin cứu trợ đói
Phải chờ chúng ăn chia xong đã ?! Đám quan chức trong guồng máy nhà nước giàu lên nhanh chủ yếu dựa vào chiếc bánh " đầu tư công" này; chứ nuôi gà, nuôi lợn nấu rượu...làm sao đủ tiền xây biệt phủ, lập trang trại...

P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Ghi chú: Các bài trên blog Phạm Viết Đào đều được chia sẽ trên Facebook của Phạm Viết Đào- https://www.facebook.com/dao.phamviet.3

Trước Đại hội 19, “Tập – Giang – Tăng” sẽ có một trận quyết chiến sinh tử

Sau khi Tập Cận Bình trở về từ chuyến thăm Hong Kong, thì Hội nghị Bắc Đới Hà, Đại hội 19 của ĐCSTQ sắp tới là những sự kiện chính của Trung Quốc thu hút được sự quan tâm của thế giới.

Tap Can Binh, Giang Trạch Dân, da hổ,
Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân sẽ có một trận quyết chiến sinh tử. (Ảnh: Pinterest)
Nguyên giáo sư Viện quân sự Trung Quốc, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc, ông Tân Tử Lăng cho rằng, việc Vương Kỳ Sơn có được giữ lại hay người mới nào sẽ gia nhập danh sách lãnh đạo nòng cốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là những điểm quan trọng nhất.
Từ Đại hội 18 cho đến nay ông Tập Cận Bình vẫn đang kiên quyết ngăn chặn việc các cựu lãnh đạo tham gia vào chính sự, vì thế nên hội nghị Đới Bắc Hà năm này, hội nghị hàng năm của các lãnh đạo đã nghỉ hưu sẽ không còn mang tính quyết định như trước nữa. Trước Đại hội 19 Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân sẽ có một trận quyết chiến rất quan trọng.
Vấn đề Vương Kỳ Sơn có được giữ lại hay không?
Ông Tân Tử Lăng tiếp nhận phỏng vấn của Epoch Times, cho rằng trọng tâm nhất của Đại hội 19 là việc bố trí nhân sự: “Đầu tiên là việc Vương Kỳ Sơn có thể được giữ lại hay không, Vương Kỳ Sơn luôn thu hút được sự quan tâm của giới quan sát chính trị quốc tế. Theo tôi thì Vương Kỳ Sơn sẽ không thoái lui, bởi vì nếu Vương Kỳ Sơn thoái lui, thì chẳng khác gì Tập Cận Bình thừa nhận chiến dịch phòng chống tham nhũng, đả hổ là sai lầm. Hiện tại trong nội bộ ĐCSTQ có những người muốn lật lại các bản án của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, dừng chiến dịch phòng chống tham nhũng, đả hổ, đóng tất cả các bản án đang thẩm tra lại”.
(Theo quy tắc ngầm của ĐCSTQ thì cán bộ từ 68 tuổi trở nên sẽ không được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ mới, nếu ông Tập Cận Bình muốn giữ lại Vương Kỳ Sơn thì phải pháp vỡ quy tắc ngầm này).
Ông Tân Tử Lăng nói: “Đại hội 19 là lấy Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn làm hạt nhân, đương nhiên sẽ còn rất những người khác nữa, ví như Lật Chiến Thư, Vương Dương bọn họ rất có thể sẽ trở thành Thường ủy Bộ chính trị. Hàng ngũ của ông Tập Cận Bình sẽ được mở rộng, nhưng hạt nhân này sẽ không thay đổi. Nếu như cái này thay đổi, trung thực mà nói thì tương đương với từ Đại hội 18 đến nay Tập Cận Bình thất bại toàn diện, thất bại trên tất cả các tuyến. Tình thế hiện tại của Tập Cận Bình là rất tốt, nên không thể nào thất bại được”.

Hội nghị Bắc Đới Hà, các lão thành can thiệp vào chính trường sẽ không có tác dụng
Có thông tin rằng một số cựu lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại đã có mặt tại Bắc Đới Hà rồi, hội nghị Bắc Đới Hà xưa nay vẫn luôn là cuộc trận chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ. Nhưng trong tình thế hiện nay thì hội Bắc Đới Hà sẽ có sức ảnh hưởng không lớn. Trong Đại hội 18 Hồ Cẩm Đào cũng được ngoại giới hình dung như đã “xây dựng lô-cốt”, triệt để ngăn chặn cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tham gia vào chính sự.
Tap Can Binh, Giang Trạch Dân, da hổ,
Cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc – ông Tân Tử Lăng. (Ảnh: Reminbao)
Ông Tân Tử Lăng cho biết: “Khả năng Giang Trạch Dân đến Bắc Đới Hà năm này không lớn, bởi vì sức khỏe của ông ta hiện đang có vấn đề, không thể rời khỏi bệnh viện. Giang Trạch Dân không thể mang theo bình dưỡng khí đến Bắc Đới Hà! Tôi nghĩ khả năng này là không lớn. Một tin đồn sức khỏe của Giang vẫn còn rất tốt, không xảy ra vấn đề gì, là do phe Giang cố tình tạo ra để che mắt dư luận. Động tác này chính là phe Giang tung ra để trấn an những người ủng hộ của mình”.
Ông nhấn mạnh: “Hiện tại hội nghị Bắc Đới Hà cũng vậy, Đại hội 19 cũng vậy, có thể nói Tập Cận Bình hoàn toàn giữ quyền chủ động, quyền chủ đạo. Các cựu lãnh đạo tham gia vào chính sự? Lên tiếng vài câu là có thể loại bỏ ai đó? Đây là chuyện không thể. Hiện tại phản Vương Kỳ Sơn trên thực tế là phản Tập Cận Bình, Tập – Vương và Lý Khắc Cường chính là một thể thống nhất”.
Ông Tân Tử Lăng giải thích cặn kẽ hơn: “Ly gián Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, Lý Khắc Cường đã không phải là chuyện mới xảy ra. Từ Đại hội 18 đến nay, có không ít mưu đồ phá vỡ bộ ba này nhưng vẫn bất thành”.
Trước Đại hội 19, Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng sẽ có một trận quyết chiến sinh tử
Không ít chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, những quan sát viên cục diện chính trị Bắc Kinh đều cho rằng Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng hiện tại đã là công khai ngả bài, trước Đại hội 19 sẽ có một trận quyết chiến sinh tử.
Tân Tử Lăng cho biết: “Tôi trước đây luôn nói như vậy, trước Đại hội 19 sẽ là một trận quyết chiến. Bởi vì nếu không giải quyết vấn đề Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, vấn đề bức hại Pháp Luân Công, thì Tập Cận Bình sẽ không thể nào có một Đại hội 19 thành công. Hiện tại vẫn có các ý kiến khuấy đảo như, phòng chống tham những, đả hổ là sai lầm, là làm xấu hình ảnh của đảng. Vậy thì sai lầm ở chỗ nào? Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang là sai lầm sao bị bắt? Hoàn toàn không có sai lầm nào hết”.
Ống nhấn mạnh: “Hai cái đầu của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng sẽ xử lý ra sao? Nhất định phải giao nộp cho nhân dân cả nước, mới có thể khai mở một Đại hội 19 thành công tốt đẹp. Nếu ngược lại thì là tương đương với chiến dịch phòng chống tham nhũng, đả hổ bị bỏ nửa chừng. Tôi nghĩ Tập Cận Bình là đã có tính toán cho tất cả, Tập Cận Bình hành sự rất cẩn thận, không làm thì thôi, làm tất sẽ thắng, sẽ không dang dở. Mọi người hãy chờ, tình thế vẫn đang tiến triển”.
“Hiện tại Tập Cận Bình vẫn đang nắm giữ quân đội, nắm giữ cảnh sát vũ trang, cũng như nắm giữ hết quyền lực trong Bộ Công an, Bộ An ninh. Vì thế người phản khánh muốn dựa vào ‘lão thành tham dự chính sự’ để tạo ra sự biến đổi, nhưng các lão thành hiện tại là hoàn toàn không có quyền lực?
Cho dù tình thế rất loạn, rất phức tạp, có thể chỗ này sinh chuyện, chỗ kia xảy ra vấn đề, nhưng tình thế là không thể đảo ngược được nữa. Lịch sử vẫn tiếp tục tiến tới, vẫn đang đi theo lộ trình mà Tập Cận Bình vạch ra, tổ chức Đại hội 19 thành công, giải quyết các vấn đề còn lại của chiến dịch phòng chống tham nhũng, đả hổ”.
Lê Hiếu biên dịch